CHƯƠng một nguồn gốc và HƯỚng đI : phong trào liên minh thánh tâM. Điều 101 Nguồn gốc của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm


ĐOẠN HAI SỐNG MẬT THIẾT VỚI THÁNH TÂM CHÚA



tải về 292.07 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích292.07 Kb.
#23820
1   2   3   4

ĐOẠN HAI
SỐNG MẬT THIẾT VỚI THÁNH TÂM CHÚA

Điều 504 Thánh Lễ và Dâng Mình


Thánh Lễ là trọng tâm và tuyệt đỉnh của đời sống Giáo Hội, bởi vì trong Thánh Lễ, Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội và tất cả chi thể của Người vào Hy lễ Chúc Tụng và Tạ Ơn. Hy lễ này Người đã dâng trên Thập Giá cho Chúa Cha một lần cho đến muôn đời (Giáo Lý Công Giáo số 1407) Việc tham dự Thánh Lễ hội nhập ta vào Thánh Tâm Chúa Kitô, nâng đỡ ta trong suốt cuộc lữ hành trần gian, làm cho ta thêm khát vọng cuộc sống vĩnh cữu, kết hợp ta với Giáo Hội Thiên Quốc, với Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh (nt số 1419), nên người LMTT phải ý thức và tích cực tham dự, cũng như phải để Thánh Lễ thấm nhuần cả đời sống hằng ngày của họ.
Và cũng vì thế Phong Trào LMTT nhấn mạnh đến việc đoàn viên dâng mình lên Chúa hằng ngày, qua hy lễ Chúa Giêsu, tức là mọi kinh nguyện, việc làm, vui buồn, công cuộc tông đồ, các thành công và thất bại, nói tóm lại tất cả mọi sự, mọi việc trong tay Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa, cứu rỗi nhân loại, và cho nhu cầu của Hội Thánh Chúa.
Việc Dâng Mình không những thuộc nhiệm vụ tư tế phổ quát của người tín hữu giáo dân mà đồng thời còn là một chức năng nhân chứng nữa: "Những kẻ mà Người đã cho tham dự mật thiết vào sự sống và sứ mệnh của Người, Người cũng cho họ tham dự vào chức tư tế, để họ thực hành việc phụng tự thiêng liêng hầu tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi loài người. Bởi thế, vì giáo dân đã được Thánh Hiến nhờ Đức Kitô và được Thánh Thần xức dầu, nên họ được mời gọi và được ban ơn cách lạ lùng để Thánh Thần sinh hoa kết trái nơi họ ngày càng phong phú hơn. Thực vậy mọi hoạt động, kinh nguyện và công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày. Việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, nếu họ chu toàn trong Thánh Thần, và cả đến những thử thách của cuộc sống, nếu họ kiên trì đón nhận, thì tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô, được thành kính dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Thánh Chúa khi cử hành phép Thánh Thể. Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài, bằng hành động thánh thiện khắp nơi" ( Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội, 34, CĐ Vaticanô 2)
Sống đời sống dâng mình có nghĩa là tín hữu còn thực thi chức vụ rao giảng, làm chứng nhân cho Đức Kitô trước mặt mọi người bằng sự tôn trọng sự thật. Việc lấy chính đời sống của mình làm nhân chứng bắt nguồn từ đức tin, đức cậy và đức mến là khởi thủy và là điều kiện cho tinh thần tông đồ và không thể có gì thay thế được.

a- Rước Lễ Đền Tạ


Vì Thánh Lễ cũng là một bàn tiệc, nên ngoài việc tham dự Thánh Lễ thường xuyên hay mỗi ngày nếu được, Công Đồng Vaticanô 2 còn khuyến khích việc rước Mình Chúa nguồn ơn thánh thiện, dấu chỉ của sự hợp nhất và thương yêu. Phong trào ước muốn đoàn viên tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ hằng ngày, nhưng ít nhất mỗi tháng phải tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ đền tạ.
Đoàn viên LMTT rước lễ với ý chỉ đền tạ Chúa vì sự vong ân bội nghĩa và những xúc phạm của mình và nhân loại đối với Thánh Tâm Chúa, đối với Thánh Thể Chúa.
Trong nghi thức nhập đoàn, trước khi giơ tay tuyên hứa với sự chứng kiến của linh mục chủ sự, đoàn viên thưa với Chúa: "Để yên ủi Thánh Tâm Chúa, con xin long trọng tuyên hứa cùng Chúa mỗi tháng Rước Lễ Đền Tạ ít nhất một lần."
Trong nghi thức Thủ Lãnh Dâng Mình, các thành viên trong Ban Trị Sự Đoàn, sau khi đắc cử, cũng tâm niệm với Chúa:"Chúng con không còn tham vọng nào khác, ngoài tham vọng sống chính sự sống của Thánh Tâm Chúa. Vì bí tích Thánh Thể là mạch thông sự sống ấy cho linh hồn, chúng con sẽ năng đến múc lấy sự sống ở nguồn mạch suối đó. Chúng con sẽ cổ động cho nhiều người đến dự Tiệc Thánh Chúa."
b- Dâng mình:

Dâng mình là giao kết với Thánh Tâm Chúa với mục đích: Hiến dâng chính mình cho Thánh Tâm Chúa, dâng mọi tài sản, các việc lành, các sự đau khổ, công cuộc tông đồ, và chỉ nuôi một tham vọng duy nhất là làm vinh danh Thiên Chúa và mở mang Nước Chúa ỡ trần gian.


Việc dâng mình được thực hiện bằng ba công tác sau đây:

- Dâng ngày

Mỗi buổi sáng khi thức dậy, và nhiều lần trong ngày, đoàn viên dâng mình cho Chúa bằng lời nguyện Kinh Dâng Ngày (Điều 108). Ý thức được nhiệm vụ tư tế phổ quát của mình cũng như sứ vụ rao giảng, hiệp cùng hy lễ Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, dâng mọi việc, công cuộc tông đồ, để vinh danh Thiên Chúa, cứu rỗi các linh hồn, đền tội cho nhân loại và cầu cho nhu cầu của Hội Thánh.
- Năng Dâng Mình lại

Ngoài Kinh Dâng Ngày, các đoàn viên cũng có thể dung nạp những ý nghĩ dâng mình, nhiều lần trong ngày bằng những lời nguyện ngắn, như Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, tất cả vì Chúa hay Nước Chúa trị đến.


Việc năng dâng mình như vậy có tác dụng biến các hoạt động trong ngày của họ thành một lời nguyện liên lỉ, giúp họ thánh hoá được những việc làm hy sinh lớn nhỏ, những việc tông đồ, được biến đổi thành những của lễ quý giá đẹp lòng Chúa, nhờ sự kết hợp với hy lễ Chúa Giêsu đang hiến dâng lên Chúa Cha, ở mọi nơi mọi lúc trên thế gian này.
Việc "Năng Dâng Mình Lại" còn giúp đoàn viên LMTT lướt thắng các cơn cám dỗ trong cuộc sống, đồng thời giúp họ biết phó thác mọi sự trong tay Thánh Tâm Chúa. Nhờ sự tín thác đó, tâm hồn và thể xác họ tìm được sự bình an trong mọi biến cố của cuộc đời.
- Dâng Gia Đình

Ngoài việc dâng mình, người LMTT còn dâng gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới cho Thánh Tâm Chúa. Theo lời Đức Giáo Hoàng Piô XII, dâng Gia Đình là:

- Dâng hết mọi sự, phần xác cũng như phần linh hồn, cho Thánh Tâm Chúa.

- Tôn nhận quyền ngự trị của Thánh Tâm Chúa trên gia đình bằng cố gắng và xin ơn thực hành bằng nhân đức Chúa đã dạy và đã nêu gương".


Như vậy, việc DÂNG GIA ĐÌNH cho Thánh Tâm Chúa là một việc hết sức cần thiết, nhất là trong thời đại mà hầu như nền tảng của gia đình đang bị lung lay đến tận gốc rễ. Các gia đình cần phải quay về với Chúa. Thánh Tâm Chúa sẽ giúp họ tìm ra các giá trị cao qúy của gia đình trong sự biết hy sinh cho nhau, biết sống hoà thuận thương yêu nhau như trong một tổ ấm của Tình Yêu "Duy mình Cha có thể cho họ bình an và hoan lạc. Họ hãy hướng về Cha thì họ sẽ tìm được không phải ảo mộng mà là thực tế dịu dàng." (Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu)
Việc dâng gia đình có thể thực hiện bất cứ lúc nào, trong các giờ kinh sớm tối, trong khi các dịp lễ trọng, dịp giỗ, nhất là trong khi gia đình gặp cảnh nguy biến cần được Thánh Tâm Chúa phù trợ, và nhất là trong dịp Tôn Vương.
Điều 505 Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria
Với tình con thảo, đoàn LMTT tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, là Mẹ Giáo Hội, Đấng đã mật thiết góp phần trong công cuộc cứu rỗi nhân loại. Đoàn viên phải bắt chước gương Mẹ đã hoàn toàn hiến thân như một tỳ nữ của Thiên Chúa đối với bản thân và công việc của Con Mẹ. Nhờ Mẹ là đấng trung gian, họ nên dâng mình cho Thiên Chúa. Mỗi ngày họ đọc kinh Mân Côi, ít nhất một chục và sốt sắng phó thác nhu cầu coi sóc Giáo Hội cho Trái Tim Mẹ. Họ nên quảng đại bồi dưỡng lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, đặc biệt trong kinh nguyện, và luôn luôn tâm niệm rằng, lòng tôn sùng Mẹ không làm sứt mẻ, đàng khác, còn giúp nuôi dưỡng sự kết hợp mật thiết giữa người tín hữu với Đức Kitô.

Điều 506 Cùng suy tư với Giáo Hội

Nhiệm vụ của Giáo Hội là kết hợp mọi người với Đức Kitô và với nhau, và hoàn tất công tác xây dựng thành một Thân Thể qua hy tế Thánh Thể. Mọi đoàn viên LMTT phải khích động trong họ và mọi người biết nghĩ đến Giáo Hội hoàn vũ và sẵn lòng chia sẻ qua sự quan tâm của Giáo Hội. Do đó, hàng ngày, đoàn viên phải cầu nguyện theo ý chỉ hàng tháng của Đức Thánh Cha hoặc theo nhu cầu khẩn thiết mà Ngài xin giáo dân cầu nguyện.
Đoàn viên cũng nên sẵn sàng cầu nguyện cho ý chỉ của Đức Giám Mục của Giáo phận.

Điều 507 Đời sống cầu nguyện


Cầu nguyện là đem lòng lên với Chúa, là tâm sự với Chúa. Cầu nguyện gồm các hành động thờ lạy, ngợi khen, cảm tạ, xin thương xót và tha thứ và xin ơn Chúa. Như vậy, nhờ cầu nguyện, ta sống mật thiết với Chúa. Cầu nguyện là chìa khoá mở kho tàng ân sủng của Chúa, là sức mạnh siêu nhiên đem lại kết qủa tốt đẹp cho hoạt động tông đồ của hàng giáo sĩ cũng như của giáo dân. Cầu nguyện là đòn đẩy nâng thế gian đến gần Chúa.
Phong Trào LMTT lấy tinh thần cầu nguyện làm động cơ thúc đẩy lòng nhiệt thành mở mang Nước Chúa. Phong Trào cố gắng thiết lập một mặt trận cầu nguyện sốt sắng, liên lỉ, (qua việc Dâng và Rước Lễ, nhận phép hoà giải, Dâng Ngày, Dâng Gia Đình, Rước Lễ Đền Tạ, thực hiện các Giờ Thánh Đền Tạ...) nhờ đó sẽ gây nên một luồng ân sủng mạnh mẽ, liên tục và hữu hiệu. Chúa đã hứa ban ơn riêng cho những ai hiệp nhau cầu nguyện. Càng có nhiều linh hồn hiệp nhau cầu nguyện theo một ý chỉ chung, lời cầu nguyện càng được Chúa nhận lời.
Chúng ta nhận thấy hiện nay nhân loại đang trải qua một giai đoạn lịch sử mới, bị xáo trộn bởi nhiều thay đổi sâu sa và nhanh chóng. Thế giới đang cần nhiều lời cầu nguyện sốt sắng và liên lỉ, để sau khi được Đức Kitô chịu đóng đanh và phục sinh giải phóng thoát khỏi quyền lực thần dữ, thế giới được biến đổi theo chương trình của Thiên Chúa và tiến tới sự hoàn thiện.

Do đó mà đoàn viên LMTT phải vâng lệnh truyền của Chúa " siêng năng cầu nguyện và không bao giờ thối chí" (Lc 18, 1), và nghiêm chỉnh chăm lo tập luyện thực hành việc cầu nguyện. Theo gương Giáo Hội chuyên lo việc phân phát bánh sự sống trên bàn thờ qua việc rao truyền Lời Chúa và Nhiệm Thể của Đức Kitô, đoàn viên sốt sắng chăm lo việc đọc Sách Thánh suy niệm hằng ngày hay dùng bất cứ hình thức cầu nguyện nào họ yêu chuộng. Đoàn viên tham gia những buổi tĩnh tâm giúp họ kiểm điểm hành động trong qúa khứ, lấy những quyết tâm trong tương lai dưới ơn soi sáng của Chúa ThánhThần, hầu kết hợp mật thiết hơn với Thánh Tâm Chúa.


Điều 508 Ý Nghĩa của Thánh Lễ
Thánh lễ là trung tâm và là tuyệt đỉnh của đời sống Giáo Hội; bởi vì trong Thánh Lễ, Chúa Kitô kết hợp Giáo Hội với tất cả chi thể của Ngưởi vào Hy lễ Chúc tụng và Tạ ơn. Hy lễ này Người đã dâng trên Thập Giá cho Chúa Cha một lần cho đến muôn đời ( Giáo Lý Công Giáo, số 1407). Việc tham dự Thánh Lễ hội nhập ta vào Thánh Tâm Chúa Kitô, nâng đỡ ta trong suốt cuộc lữ hành trần gian, làm cho ta thêm khát vọng cuộc sống vĩnh cửu, kết hợp ta với Giáo Hội Thiên Quốc, với Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh (Giáo Lý Công Giáo, số 1419).

Điều 509 Những Phần Chính của Thánh Lễ


Thánh lễ gồm có hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể:
1- Phụng Vụ Lời Chúa: Ngoài nghi thức Thống hối các tội lỗi để xứng đáng tham dự mầu nhiệm thánh, phần Phụng vụ Lời Chúa gồm có các lời nguyện, bài đọc, Phúc âm và chia sẻ Lời Chúa. Phần này giúp chuẩn bị cho chúng ta đi vào phần Phụng vụ Thánh Thể một cách tích cực và hữu hiệu, bằng những lời giáo huấn trích trong Thánh Kinh Cựu ước và Tân Ước tùy theo chủ điểm của ngày lễ, và được linh mục chủ tế quảng diễn trong phần giảng thuyết.
2- Phụng Vụ Thánh Thể: Trong phần này, Bánh và Rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, là Thần lương nuôi sống đời sống siêu nhiên, là Thần dược chữa lành bệnh tật linh hồn chúng ta.

Tuy Thánh lễ được chia làm hai phần, nhưng liên kết chặt chẽ đến nỗi chỉ tạo thành một hành vi thờ phượng duy nhất (Hiến chế về Phụng Vụ thánh số 36).

Noi gương cộng đoàn tín hữu đầu tiên, đoàn viên LMTT cần tham dự và tham dự tích cực và đầy đủ Thánh Lễ cả hai phần, để "chuyên nghe lời giảng dạy và tham dự việc bẻ bánh (CV 2:42).

Để nắm vững được ý nghĩa của Thánh Lễ và những lợi ích của thánh lễ đem lại cho nhân loại, đoàn viên LMTT cần nghiên cứu sâu rộng về Thánh Lễ trong những điểm sau đây:


Điều 510 Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Lễ
Trong Thánh Lễ, Chúa Giêsu hiện diện bằng nhiều cách:

- Trong chính lời của Người.

- Trong cộng đoàn tập họp vì danh Người (Mt 18,20).

- Qua thừa tác viên của Người.

- Và nhất là dưới hình bánh và hình rượu khi được thánh hiến, Người hiện diện thực sự với bản thể xác hồn và thiên tính của Người.

Vâng lời truyền " Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", Giáo hội cử hành Phụng Vụ Thánh Lễ để hiện đại hoá bữa Tiệc Ly và Hy Lễ Thập Giá mỗi giây, mỗi phút trên khắp hoàn cầu.

Trong bữa Tiệc Ly, người dâng lễ vật chính là Đức Giêsu và Lễ vật cũng chính là Người trong hình bánh và hình rượu.

Trên đồi Gôn-gô-ta, người dâng lễ vật và cũng chính là Đức Giêsu thực sự đổ máu trên bàn thờ thập giá.

Trong thánh lễ, người dâng lễ vật chính là Đức Giêsu qua các thừa tác viên là linh mục và giáo dân tham dự thánh lễ và lễ vật cũng chính là Ngài dưới hình bánh và hình rượu sẽ trở nên chính Mình và Máu Người, trong đó có các chi thể của Người, có ta trọn vẹn với xác hồn và cả cuộc đời vui buồn sướng khổ.

Điều 511 Thánh Lễ là một hành vi Tạ Ơn và Chúc Tụng Thiên Chúa


Giáo hội cử hành Phụng Vụ Thánh Lễ để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa:

- Thánh Lễ tạ ơn về việc tạo dựng, về tình thương vô bờ bến, nhất là về việc đã ban Con Một Ngài nhập thể, chịu khổ hình, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại.

- Thánh Lễ chúc tụng để danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến. (Giáo lý Công Giáo số 1359).
Điều 512 Thánh Lễ là Hành Vi tưởng niệm, loan truyền, tuyên xưng việc Chúa chịu chết và sống lại
Mỗi lần Hy tế Thập Giá được cử hành trên bàn thờ, Chúa Giêsu Chiên Vượt Qua của chúng ta chịu hiến tế thì công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện. (HC "Ánh sáng muôn dân" số 13)
Điều 513 Thánh Lễ Đền Tạ

Hy tế Thập giá trên bàn thờ cũng được dâng hiến để đền tạ tội lỗi của những người đang sống và đã chết ( Giáo lý Công Giáo số 1414). Hy tế của Đức Giêsu cũng là hy tế của các chi thể trong nhiệm thể của Người. Đời sống của chúng ta (niềm vui nỗi khổ, cần lao...) dù nhỏ bé bất xứng, nhưng nhờ kết hợp với Hy lễ Thánh đã trở nên có giá trị để đền tạ tội lỗi. ( Kinh Dâng Ngày)

Như vậy, Thánh Lễ không chỉ diễn ra trên bàn việc thánh mà còn phải được sửa soạn và kéo dài vào cuộc đời của mỗi người. Bàn thờ lưu động chính là môi trường cuộc sống của mỗi người, ( như gia đình, công việc, xã hội... mà lễ vật chính là thái độ, là cách sống của mỗi người trong môi trương đó).
Đoàn viên LMTT dâng mình khi thức giấc và thường xuyên trong ngày là sống nối dài Thánh Lễ dâng mình làm lễ vật sống kết hợp với Hy lễ Chúa Giêsu được dâng hiến mỗi giờ, mỗi phút trên thế giới để đền tạ tội lỗi vậy.

Điều 514 Thánh Lễ là Bàn Tiệc của người Kitô hữu


Khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa "Amen", là chúng ta tuyên xưng "con tin đích thực đây là Đức Kitô với trọn vẹn thân xác và linh hồn cùng thần tính của Chúa".... Con tin là " con ăn Thịt và uống Máu Chúa, để con được ở trong Người và Người ở trong con, cũng như Người đã sống vì Cha thế nào, thì khi ăn Người, con cũng được sống nhờ Người". (Gioan 6,57-58)
Điều 515 Thánh Lễ cho ta nếm trước Bàn Tiệc Thiên Quốc

Khi được kết hợp với Chúa, chúng ta càng kết hợp mật thiết hơn với nhiệm thể của Người là Giáo hội (cả với Giáo hội Thiên quốc và Luyện hình) và được nếm trước bữa tiệc thánh muôn đời trên thiên quốc. Có thể nói, đời sống Kitô hữu là để rước lễ và rước lễ để sống.

Điều 516 Thánh lễ cho ta lương thực bồi dưỡng sự sống siêu nhiên

Lương thực vật chất bồi dưỡng sức khỏe thể xác, lương thực Lời Chúa và lương thực Thánh Thể bồi dưỡng và tăng cường sự sống siêu nhiên, tha thứ các tội nhẹ và giúp tránh phạm các tội nặng.

Điều 517 Thánh Lễ ban niềm vui phục vụ

Rước Thánh Thể vào lòng khiến "tôi sống nhưng không phải tôi sống mà chính Đức Kitô sống trong tôi". (Gal 2,20) Nhờ vậy, chúng ta đối xử với tha nhân, nhất là với những anh em bất hạnh bằng chính cách sống và thái độ của Đức Kitô như Người đã đối xử với Giakêu, với Mađalêna, với những người phong cùi, câm điếc, cả với những người đã chết... Chúng ta sẽ cùng với Người dấn thân phục vụ để đem niềm vui đến mọi người. ( Kinh Hoà Bình)


Điều 518 Hy lễ đền tạ liên lỉ
Nhờ tham dự Thánh Lễ và rước lễ, nhờ dâng ngày và rước lễ thiêng liêng, đời sống của đoàn viên LMTT sẽ kết hợp với Chúa để trở nên Hy lễ đền tạ liên lỉ mỗi ngày trong suốt cuộc sống trần thế.

Để tham dự thánh lễ một cách hữu ích, người tín hữu, nhất là đoàn viên LMTT phải sạch tội, ít là sạch tội trọng. Muốn vậy, ta phải năng chạy đến Bí Tích Hoà Giải.

Cũng như về Bí Tích Thánh Thể, đoàn viên LMTT cần hiểu rành rẽ Bí tích Hoà Giải để biết lợi ích của việc xưng tội là trả lại cho ta đời sống kết hợp mật thiết với Chúa và sự bình an trong tâm hồn.
Điều 519 Lịch Sử Bí Tích Hoà Giải
Bí tích Hoà Giải do Chúa Kitô lập nên khi Người hiện ra với các Tông đồ chiều ngày Phục Sinh và nói: " Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người đó được tha tội. Anh em cầm buộc tội ai, thì người đó bị cầm buộc." (Ga 20,22-23)

Sự tha thứ các tội phạm sau khi lãnh nhận phép Rửa tội được ban cho ta nhờ Bí tích Hoà Giải, còn được gọi là bí tích của sự trở lại, của việc xưng tội, của sự xám hối.


Điều 520 Hậu quả của tội
Ai phạm tội thì gây thương tổn cho sự tôn kính và tình yêu Thiên Chúa, cho phẩm giá con người của mình vì mình được ơn gọi là làm con Thiên Chúa, và cũng gây tổn thương cho sự an vui thiêng liêng của Giáo Hội mà mỗi Kitô hữu phải là một viên đá sống động để xây dựng. (Giáo Lý Công Giáo, 1487)

Dưới con mắt của Đức tin, không có điều ác nào tai hại hơn tội lỗi, và không có gì gây những hậu quả tệ hại hơn cho bản thân các tội nhân, cho Giáo Hội và cho toàn thế giới bằng tội. (Ibid, 1488)


Điều 521 Công việc của Ơn Thánh
Trở lại hiệp thông với Thiên Chúa, sau khi đánh mất nó vì tội lỗi, là một vận động phát sinh do Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu và lo lắng cho phần rỗi của mọi người. Ta phải xin được hồng ân quý trọng này cho bản thân mình cũng như cho tha nhân.
Điều 522 Điều kiện của Ơn Tha tội
Việc vận động trả lại với Chúa được gọi là hoán cải và thống hối, gồm sự đau đớn và sự chê ghét đối với các tội mình đã phạm, cùng với một quyết tâm vững vàng về sau sẽ không phạm tội nữa. Do đó việc hoán cải liên quan đến quá khứ và tương lai và được nuôi dưỡng bằng niềm cậy trông nơi lòng từ bi của Thiên Chúa.
Điều 523 Nội dung của Bí Tích Hoà Giải
Nói tổng quát, Bí Tích Hoà Giải bao gồm ba hành vi của hối nhân và việc giải tội do linh mục. Các hành vi của hối hận là: sự thống hối, việc xưng tội và đền tội.

Sự thống hối vì lòng yêu mến Thiên Chúa là một sự ăn năn "hoàn hảo". Còn nếu ăn năn vì những lý do khác thì được gọi là "bất toàn".


Điều 524 Sự xưng tội và Thẩm quyền tha tội
Muốn được hoà giải với Thiên Chúa và Giáo Hội, hối nhân phải xưng với linh mục tất cả các tội trọng mình chưa xưng và nhớ được sau khi cẩn thận xét lương tâm.

Còn các tội nhẹ, tuy không bắt buộc phải xưng, nhưng Giáo Hội khuyên rất nên xưng.

Chỉ những linh mục đã được từ giáo quyền năng quyền giải tội mới có thể tha các tội nhân danh Chúa Kitô.
Điều 525 Việc Đền Tội

Cha giải tội thường đề ra cho hối nhân chu toàn một số hành vi của việc " đền tội" nhằm sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra và để tái lập quán tốt của người môn đệ Chúa Kitô.

Điều 526 Hiệu qủa của Bí Tích Hoà Giải
Những hiệu quả thiêng liêng của bí tích hoà giải là:

- Được hoà giải với Thiên Chúa nhờ đó hối nhân được ân sủng của Ngài.

- Được thông hiệp với Giáo hội hoàn vũ.

- Được tha hình phạt muôn đời đáng phải chịu vì các tội trọng.

- Được tha ít là một phần những hình phạt hữu hạn, hậu quả của tội lỗi.

- Được sự bình an và thanh thản lương tâm, và sự an ủi thiêng liêng.

- Được thêm sức mạnh tinh thần để lo việc chiến đấu thiêng liêng.

CHƯƠNG SÁU
CÁC SINH HOẠT CỦA PHONG TRÀO LIÊN MINH THÁNH TÂM
ĐOẠN MỘT

CÁC SINH HOẠT ĐẠO ĐỨC

Điều 601 Các Cuộc hội họp Của Phong Trào


Một hội đoàn không có sinh hoạt, hội đoàn không thể phát triển được và dần dần đi đến ngưng đọng và tan rã.
Hội họp là một trong những sinh hoạt của Phong Trào LMTT. Cuộc họp của các cấp trong Phong Trào nhằm nhiều mục đích:

a- Kiểm điểm các công tác đề ra trong kỳ họp trước để xem kết quả đã thực hiện và những khuyết điểm vấp phải hầu hướng định cho hoạt động kỳ tới.

b- Dự thảo một vài công tác cho tháng kế tiếp một cách chính xác căn cứ vào kết quả sự kiểm điểm trên.

c- Chia sẻ Lời Chúa và học tập các đề tài của Phong Trào phải được ghi vào chương trình buổi họp. Chính trong buổi họp này, cha Tuyên Úy của Phong Trào có dịp hướng dẫn các cán bộ trợ tá cho Ngài để họ có một đời sống đạo vững chắc, trở nên những chiến sĩ có chí khí can trường và làm việc tông đồ một cách hữu hiệu.

d- Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tông đồ: Các buổi hội họp cũng là dịp thuận tiện để các đoàn viên chia sẻ kinh nghiệm hoạt động tông đồ của mình để rút ra những bài học quý giá cho công tác tương lai.

Muốn cho cuộc họp thu được kết quả tốt đẹp, Ban Trị Sự cần chuẩn bị chu đáo chương trình cũng như đề tài cho buổi họp với sự phân công thật minh bạch cho mỗi thành phần trách nhiệm.

Điều 602 Tĩnh Tâm

Ngoài những cuộc họp định kỳ hàng tháng hay mỗi tam cá nguyệt hoặc mỗi năm, một hay hai cuộc tĩnh tâm, tĩnh huấn được tổ chức để nhóm thêm lửa đạo đức và lòng nhiệt thành làm việc tông đồ của đoàn viên.

Ban Thủ lãnh phải bàn thảo thật chu đáo chương trình và nội dung cuộc tĩnh tâm tối thiểu trong một ngày theo phương pháp của thánh Ignatiô, một vị danh sư trong khoa huấn luyện và phân chia công tác minh bạch để mỗi người chu toàn phận sự của mình.
Điều 603 Lễ Tuyên Hứa

a- Ý nghĩa việc Tuyên Hứa:

Việc gia nhập Phong Trào hoàn toàn có tính cách tự nguyện. Tuy nhiên một khi đã gia nhập, đoàn viên có bổn phận gắn bó với Phong Trào và làm cho Phong Trào mỗi ngày mỗi phát triển. Như vậy lễ Tuyên Hứa là một cái móc đánh dấu giai đoạn bắt đầu thực hiện những cam kết của mình đối với Thánh Tâm Chúa và với Phong Trào.
b- Thời gian Thực Hiện

Sau khi ghi danh gia nhập Phong Trào, tập sự một thời gian ít nhất ba tháng và được Ban Trị sự chấp thuận, đoàn viên phải công khai gia nhập Đoàn bằng một Lễ Nghi Tuyên Hứa được tổ chức trọng thể trong một thánh lễ, như dịp lễ Quan Thầy hoặc trong một buổi tĩnh tâm quan trọng.


c- Nội dung Việc Tuyên Hứa

Lời Tuyên Hứa bao gồm những điểm chính sau đây:

- Tuân giữ các ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.

- Giữ đức tiết độ trong lời nói và việc làm.

- Vâng phục quyền giáo huấn Giáo Hội về mọi lãnh vực đạo đức, công bằng xã hội...

- Đáp lại tình yêu bao la Thánh Tâm Chúa, bằng cách:

* Đọc kinh dâng ngày để kết hiệp với hy lễ Chúa hằng dâng trên bàn thờ.

* Tham dự và Rước lễ đền tạ ít nhất mỗi tháng một lần.

* Phục vụ cộng đoàn dân Chúa để mọi người yêu mến Thánh Tâm Chúa.
d- Chuẩn Bị

Đoàn phải xúc tiến thực hiện Lễ Tuyên Hứa một cách hết sức chi tiết, trong đó có sự nhắc nhở đoàn viên về việc:

- Dọn mình xưng tội, làm tuần tam nhật hay cửu nhật để chuẩn bị tâm hồn.

- Đọc thủ bản của Phong Trào.

- Kêu gọi các đoàn viên thực hiện bó hoa thiêng trong Đoàn để xin Chúa đổ xuống cho tân đoàn viên dồi dào ân sủng của Thánh Tâm.
e- Nghi thức lễ Tuyên Hứa

Được quy định trong Chương Tám Điều 803


Điều 604 Thủ Lãnh Dâng Mình
a- Thành Phần Tham Dự

Thành phần tham dự là các Thủ Lãnh từ cấp Toán trưởng và Toán phó trở lên. Họ chẳng những có lòng đạo đức chắc chắn, lại có tinh thần tông đồ và nhất là tư chất lãnh đạo trổi vượt, được các anh em đoàn viên chọn lựa để điều hành các cấp bộ của Phong Trào. Các Ủy viên của Đoàn cũng thuộc thành phần Thủ Lãnh.


b- Mục Đích

Mục đích nghi thức Thủ Lãnh dâng mình cốt để nhắc nhở các thủ lãnh ý thức vai trò quan trọng của mình trong guồng máy của Phong Trào.


c- Thời gian tổ chức

Hàng năm Đoàn nên thực hiện lễ nghi Dâng mình cho các thủ lãnh, nhất là trong dịp có các cán bộ mới được chọn vào hàng thủ lãnh. Lễ nghi Thủ Lãnh Dâng Mình nên được thực hiện riêng biệt vào lúc nào thuận tiện và có ý nghĩa nhất, tốt nhất là trong một buổi tĩnh tâm riêng cho các thủ lãnh của Đoàn.


d- Chuẩn bị

Lễ nghi Thủ Lãnh Dâng Mình phải được chuẩn bị thực hiện một cách chu đáo:

- Thủ lãnh phải tìm hiểu về chức vụ của mình và nhận định rằng, đây là phần vụ để phụng sự Chúa và phục vụ anh em, cũng vì lý do đó mà anh em được chọn vào hàng ngũ cán bộ lãnh đạo.

- Thủ lãnh, hơn ai hết, phải thấu triệt thủ bản của Phong Trào, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hoạt động.

- Trong ngày lễ Dâng mình, thủ lãnh phải tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng vì là ngày dâng mình và tuyên thệ trung thành với Thánh Tâm Chúa.

Trong dịp này, thủ lãnh gia trưởng cũng nên dâng gia đình lại cho Thánh Tâm Chúa.


Điều 605 Lễ Quan Thầy
a- Hai Lễ Bổn Mạng

- Phong Trào LMTT nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm Bổn Mạng và chọn ngày Lễ kính Thánh Tâm Chúa trong tháng Sáu hàng năm làm lễ mừng Bổn Mạng.

- Lễ Kitô Vua là một Lễ của Tổ Chức Công Giáo Tiến Hành được thực hiện vào tháng Mười hàng năm, nên cũng là lễ của Phong Trào LMTT.
b- Ý hướng Mừng Lễ
Trong dịp hai lễ Bổn Mạng chính:

- Các Đoàn chuẩn bị tinh thần và vật chất để các đoàn viên mừng hai lễ này một cách long trọng.

- Đây cũng là dịp Đoàn LMTT có thể tổ chức Đại hội, trong đó có cuộc tĩnh tâm, hay lễ tuyên hứa cho các đoàn viên mới.

- Đoàn viên gia trưởng cũng nên lấy ngày hôm nay để dâng gia đình cho Thánh Tâm Chúa.


Điều 606 Tôn Vương Gia Đình
a- Ảnh hưởng thế tục

Thế giới ngày nay đang trong tình trạng suy đổi về mặt đạo đức và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống còn của gia đình. Để tránh sự đổ vỡ và thăng tiến đời sống đạo đức gia đình, các gia đình công giáo cần tìm biện pháp cứu vãn.


b- Biện pháp cứu vãn gia đình

Để gia đình khỏi sa vào tình trạng đổ vỡ và được thăng tiến, người tín hữu phải dâng gia đình cho Thánh Tâm Chúa. Đoàn viên LMTT đã coi việc dâng gia đình là một bổn phận, thì lễ nghi Tôn Vương Gia Đình là khởi điểm việc Dâng Gia Đình cho Thánh Tâm Chúa.


c- Ý nghĩa việc Tôn Vương Gia Đình

Tôn Vương là chính thức công nhận quyền chủ tể của Thánh Tâm Chúa trong gia đình mình. Chúa làm chủ tể gia đình trên cả hai phương diện tinh thần và vật chất. Mọi sự vui, sự buồn của mỗi phần tử trong gia đình đều thuộc về Thánh Tâm Chúa. Khi đã Tôn Vương gia đình cho Thánh Tâm Chúa, chúng ta không còn sống trong nhà chúng ta nữa mà sống trong nhà của Chúa Giêsu; vì căn nhà nhỏ hẹp của chúng ta đã trở nên điện đền đài của Vua Giêsu ngự trị.

Với mục đích nói trên, Phong Trào thiết lập lễ nghi Tôn Vương Gia Đình và mong muốn đoàn viên cố gắng thực hiện để Thánh Tâm Chúa Giêsu sớm được ngự trị trong gia đình mình.
d- Nghi thức Lễ Tôn Vương: được quy định ở Phụ Chương (Điều 805)
Điều 607 Giờ Thánh Đền Tạ Thánh Tâm Chúa
a- Bản Chất của Giờ Thánh
- Nhớ lại và thông phần sự hấp hối của Chúa trong Vườn Cây Dầu. Vì yêu ta, Chúa đã đau khổ đến cực điểm. Không còn cách nào hơn là phải đáp lại tình yêu hải hà đó, bằng chính tình yêu của mình.

- Nhớ lại và tôn vinh sự đau khổ của Chúa, không những vì những cực hình ngoài thể xác, mà nhất là những cực hình trong tâm hồn Chúa. Ngài biết rõ đa số không đáp lại tình yêu hải hà này, kể cả chính ta.

- Đối với những tâm hồn biết đáp lại tình yêu, Chúa mời gọi họ đền tội cho những người không biết đáp lại tình yêu, những người tội lỗi, hầu làm Chúa Cha nguôi giận, xin Ngài thứ tha tội lỗi cho họ và cho họ từ bỏ tội lỗi và được trở lại, yêu thương Chúa.

- Đáp lại tình yêu này an ủi Trái Tim Chúa, và phần nào làm dịu sự đau khổ Chúa.


b- Giờ thánh là gì?
Là một giờ giáo dân dùng khẩu nguyện, tâm nguyện, hay suy niệm, để nhớ lại và thông phần sự hấp hối Chúa trong vườn dầu, theo lời yêu cầu của Thánh Tâm Chúa hiện ra cho nữ thánh Margarita, để:

- An ủi Thánh Tâm Chúa với sự yêu mến, thông cảm, và biết ơn của chính mình.

- Cầu nguyện thế, đền tội thế nhân loại bằng cách dâng những sự đau khổ Trái Tim Chúa, hiệp thông với hy lễ trên bàn thờ, làm Chúa Cha nguôi giận.

- Xin Chúa tha tội cho người tội lỗi, và cho họ tràn đầy ơn trở lại với tình yêu Chúa.


Điều 608 Các Hoạt Động Của Giáo Phận Và Giáo Xứ
Phong Trào khuyến khích Đoàn LMTT tích cực tham dự vào các dịp tổ chức sinh hoạt của Giáo Phận hay Giáo Xứ, vì Đoàn là một trong những đoàn thể nòng cốt của địa phương. Giáo xứ hay giáo phận có được lớn mạnh cũng là do sự hăng say hoạt động tích cực của các đoàn thể trong Phong Trào Công Giáo Tiến hành. Linh mục chính xứ hay linh mục phó xứ được ủy quyền làm tuyên úy của Đoàn.

Trong các dịp tổ chức khác của địa phương, nếu không được đích danh kêu gọi tham dự, vì lý do tầm tổ chức ít quan trọng, Đoàn LMTT cũng nên khuyến khích các đoàn viên tham dự trong khả năng của họ.




tải về 292.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương