Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI



tải về 2.26 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

R = max {0, (A - C)} x r


Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: gi¸ trÞ cña kho¶n nî

C: gi¸ trÞ cña tµi s¶n b¶o ®¶m

r: tû lÖ trÝch lËp dù phßng cô thÓ

Ngoµi c¸c kho¶n dù phßng cô thÓ, TCTD ph¶i trÝch thªm dù phßng chung. (i) dù phßng cô thÓ ®­îc tÝnh theo c«ng thøc trªn, (ii) dù phßng chung ®­îc trÝch b»ng 0,75% tæng gi¸ trÞ cña c¸c kho¶n nî tõ nhãm 1 ®Õn nhãm 4. C¶ 2 lo¹i dù phßng trªn ®Òu ®­îc trÝch tõ chi phÝ.

- Sö dông dù phßng:

Tæ chøc tÝn dông sö dông dù phßng ®Ó xö lý rñi ro tÝn dông ®èi víi c¸c kho¶n nî trong c¸c tr­êng hîp sau ®©y:

+ Kh¸ch hµng lµ tæ chøc, doanh nghiÖp bÞ gi¶i thÓ, ph¸ s¶n theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt, c¸ nh©n bÞ chÕt hoÆc mÊt tÝch.

+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc trong việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng:

Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể theo quy định của Quyết định 493 để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

+ Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

+ Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

+ Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.

+ Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.

+ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.



b. Tài khoản sử dụng

Tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro tín dụng được bố trí vào loại 2 thích hợp với các phương thức cho vay, và được phân thành 2 tài khoản tổng hợp cấp III:

+ Tài khoản dự phòng cụ thể (2091, 2191, 2291, 2391)

+ Tài khoản dự phòng chung (2092, 2192, 2292, 2392)

Các tài khoản này dùng đẻ phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM theo qui định hiện hành về phân loại nợ.

Các tài khoản dự phòng có kết cấu chung:



Bên Có ghi: Số dự phòng được trích tính vào chi phí

Bên Nợ ghi: - Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo qui định Số dư Có: Phản ánh số dự phòng hiện có



Hạch toán chi tiết:

+ Đối với tài khoản “Dự phòng cụ thể”: Mở tài khoản chi tiết theo các nhóm nợ vay

+ Đối với tài khoản “Dự phòng chung”: Mở 1 tài khoản chi tiết

c. Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng

- Kế toán trích lập dự phòng:

Sau khi tính toán được số dự phòng phải trích trong quí, kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822): Tổng số tiền trích

Có: TK dự phòng cụ thể: Số tiền dự phòng cụ thể

Có: TK dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung

- Kế toán sử dụng dự phòng:

Nguyên tắc khi sử dụng dự phòng là chỉ sử dụng quĩ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để xoá nợ sau khi đã sử dụng các nguồn bù đắp bằng nguồn thu từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

Nguồn ưu tiên hàng đầu là nguồn phát mại tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Khi có quyết định về chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố, thế chấp cho TCTD, kế toán ghi:

Nợ: TK TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý (387)

Có: TK Tiền thu từ việc bán nợ, TS đảm bảo nợ hoặc khai thác TS đảm bảo nợ (TK 4591)

Bút toán trên được hạch toán theo số tiền thoả thuận giữa TCTD với khách hàng. Đồng thời ghi:

Xuất: TK 994 “TS cầm cố thế chấp”

Nhập: TK 995 “Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý”

+ Khi phát mại tài sản cầm cố thế chấp, hạch toán:

Nợ: TK 1011, 4211 thích hợp: theo số tiền phát mại

Có: TK TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý (387)

Xuất: TK 995 “Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý”

Nếu có chênh lệch giữa giá trị phát mại với giá trị thoả thuận của tài sản đản bảo thì phần chênh lệch dương sẽ hạch toán vào tài khoản phải trả khách hàng, còn chênh lệch âm hạch toán vào chi phí khác.

+ Khi xử lý khoản nợ, hạch toán:

Nợ: TK Tiền thu từ việc bán các TS đảm bảo Nợ (4591)

Nợ: TK Thích hợp (nếu có bồi thường từ tổ chức, cá nhân)

Nợ: TK Dự phòng cụ thể, dự phòng chung

Nợ: TK Quĩ Dự phòng tài chính / chi phí khác

Có: TK Nợ cần xử lý thích hợp

Đồng thời ghi Nhập TK “Nợ khó đòi đã xử lý” 971: Số Nợ còn phải theo dõi để thu hồi.

* Kế toán hoàn nhập dự phòng

- Lý do hoàn nhập: Định kỳ TCTD tiến hành đánh giá lại chất lượng tín dụng và tính toán số dự phòng phải trích.

+ Nếu số phải trích lớn hơn số đã trích thì phải trích thêm

+ Nếu số phải trích nhỏ hơn số đã trích thì hoàn nhập dự phòng

Bút toán phản ánh hoàn nhập dự phòng:

Nợ: TK Dự phòng thích hợp 219, 229, 239, 249...

Có: TK 8822

Sau khi xử lý các khoản Nợ, nếu TCTD truy thu được khoản Nợ từ khách hàng sẽ hạch toán vào thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ: TK 1011/ TK thích hợp

Có: TK thu khác (79)

2. Kế toán nghiệp vụ đầu tư tài chính

2.1. Mục đích của đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính là nghiệp vụ quan trọng của các TCTD trong nền kinh tế thị trường khi thị trường tài chính phát triển. TCTD thực hiện nghiệp vụ đầu tư tài chính nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Tìm kiếm lợi nhuận: Nghiệp vụ đầu tư tài chính mang lại lợi nhuận cho TCTD thông qua 2 kênh:

+ Thông qua chênh lệch giá

+ Qua hưởng lãi nắm giữ chứng khoán

- Tăng khả năng thanh khoản: Các tài sản tài chính có 2 đặc trưng: vừa có tính lỏng lãi vừa có tính sinh lãi.

- Đa dạng hoá khoản mục đầu tư, phân tán rủi ro.

Hoạt động mua, bán chứng khoán (giấy từ có giá) của TCTD thường được phân thành mua, bán chứng khoán đầu tư và mua, bán chứng khoán kinh doanh.



* Sự cần thiết phân biệt chứng khoán đầu tư­, chứng khoán kinh doanh

TCTD mua, bán chứng khoán nhằm mục đích sinh lời thông qua 2 kênh: qua chênh lệch giá và qua lãi nắm giữ giấy tờ có giá. Hai mục tiêu trên của TCTD có ảnh hưởng tới công tác kế toán các hoạt động này. Vì khi mục tiêu là hưởng chênh lệch giá thì sự biến động giá thị trường của chứng khoản ảnh hưởng quan trọng tới thu nhập, chi phí của TCTD. Còn khi mục tiêu là lãi nắm giữ giấy tờ có giá thì sự biến động giá thị trường của chứng khoán trở nên không quan trọng, vì các giấy tờ có giá mang lại thu nhập cho TCTD từ phần lãi. Tuy nhiên trong trường hợp này TCTD phải theo dõi và tính lãi dự thu cho phần lãi phát sinh.

Vì vậy yêu cầu đặt ra trong kế toán các tài sản tài chính là phải phân loại các tài sản tài chính. Thông thường các tài sản tài chính được phân thành:

+ Tài sản tài chính để kinh doanh

+ Tài sản tài chính giữ đến ngày đáo hạn

+ Tài sản tài chính sẵn sàng để bán

+ Các khoản cho vay và phải thu

2.2. Tài khoản sử dụng

2.2.1. Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

Để phản ánh nghiệp vụ đầu tư chứng khoán của TCTD, trong hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD bố trí các tài khoản sau:



151 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

152 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Nhìn chung các tài khoản phản ánh nghiệp vụ đầu tư chứng khoán có nội dung, kết cấu như sau:

Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng khoán TCTD mua vào

Bên Có ghi: - Giá trị chứng khoán TCTD bán ra

- Giá trị chứng khoán được người phát hành thanh toán

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị chứng khoán TCTD đang quản lý

Ngoài ra kế toán nghiệp vụ đầu tư chứng khoán còn sử dụng một số các tài khoản sau:

- TK 392 - Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán

- TK 703 - Thu lãi từ đầu tư chứng khoán

- TK 159 - Dự phòng giảm giá chứng khoán

2.2.2. Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Để phản ánh nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của TCTD, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản cấp I số hiệu 14: “Chứng khoán kinh doanh”

Tài khoản 14 được phân thành các tài khoản cấp II như sau:

+ TK 141 - Mua bán trái phiếu Chính phủ có thời gian đáo hạn còn lại dưới 90 ngày

+ TK 142 - Mua bán trái phiếu Chính phủ khác

+ TK 148 - Mua bán chứng khoán khác

+ TK 149 - Dự phòng giảm giá chứng khoán



2.3. Kế toán nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

* Hạch toán các nghiệp vụ này phải thực hiện theo các qui định sau:

(1). Chứng khoán chỉ hạch toán theo chi phí thực tế mua chứng khoán, bao gồm giá mua + các chi phí mua (nếu có)

(2). Số tiền lãi sẽ được hưởng trên các chứng khoán này TCTD vẫn tiếp tục tính và hạch toán cho đến khi đến hạn được thanh toán

(3). Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi TCTD mua lại khoản đầu tư đó, TCTD phải phân bổ số tiền lãi này: Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà TCTD mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi TCTD mua lại khoản đầu tư đó thì ghi Giảm giá trị của chính khoản đầu tư chứng khoán đó.

(4). Tiền gốc (mệnh giá) của chứng khoán được thanh toán một lần khi đến hạn, tiền lãi được thanh toán theo các phương thức:

+ Thanh toán ngay khi phát hành (chứng khoán chiết khấu, hay trả lãi trước)

+ Thanh toán theo định kỳ (6, 12 tháng 1 lần)

+ Thanh toán một lần cùng gốc khi đáo hạn

TCTD phải tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về chứng khoán khi đến hạn.

(5). Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc (khi có thử nghiệm giảm giá (Impairment test) do nguyên nhân suy giảm khả năng tài chính của người phát hành) thì lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo qui định hiện hành

(6). Ngoài sổ TK chi tiết, TCTD phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đã mua theo từng đối tác, mệnh giá.

a. Trường hợp đầu tư chứng khoán trả lãi sau

- Kế toán giai đoạn mua chứng khoán:

Khi TCTD mua chứng khoán, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp hợp lệ kế toán hạch toán:

Nợ: TK 151, 152 “Đầu tư vào CK”: Giá trị CK mua vào

Có: TK 1011, 1113 (TK thích hợp thanh toán với người bán)



- Định kỳ tính và hạch toán lãi dự thu từ đầu tư chứng khoán

Mục đích chính của nghiệp vụ đầu tư chứng khoán là để TCTD hưởng lãi nắm giữ các chứng khoán. Vì vậy hạch toán nghiệp vụ này cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán dự thu, dự trả về lãi. Vì vậy định kỳ TCTD cũng phải tính và hạch toán lãi dự trả. Sau khi tính toán được số lãi dự trả tháng, kế toán căn cứ chứng từ, hạch toán:

Nợ: TK 392 - Lãi phải thu từ đầu tư chứng khoán (Lãi dự thu)

Có: TK 703 - Thu lãi đầu tư chứng khoán



- Kế toán giai đoạn nhận tiền lãi do tổ chức phát hành chứng khoán trả:

Nếu lãi nhận được bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi TCTD mua lại khoản đầu tư đó thì TCTD phải phân bổ số tiền lãi này: Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà TCTD mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi TCTD mua lại khoản đầu tư đó thì ghi Giảm giá trị của chính khoản đầu tư chứng khoán đó.

Nợ: TK 1011, (Hoặc TK thích hợp): Tổng tiền lãi

Có: TK 151, 152: Phần lãi đồn tích trước khi mua

Có: TK 392: Phần lãi phát sinh trong thời gian sở hữu

- Vào cuối kỳ kế toán đánh giá lại giá trị chứng khoán đầu tư:

+ Nếu giá thực tế của chứng khoán giảm thấp hơn giá mua thì kế toán không trích dự phòng giảm giá vì đây là chứng khoán đầu tư.

+ Chỉ khi có thử nghiệm giảm giá do suy giảm khả năng tài chính của nhà phát hành (Impairment test) thì TCTD trích lập dự phòng giảm giá CK:

Nợ: TK chi phí 8823: Phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá mua

Có: TK Dự phòng giảm giá chứng khoán 159:

- Kế toán thanh toán khi đến hạn:

Khi đáo hạn, TCTD sẽ nhận được thanh toán cả gốc và lãi. Kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ: TK 1011, (TK thích hợp): Gốc + lãi

Có: TK 151, 152: Gốc (Giá vốn)

Có: TK 392: Lãi

b. Trường hợp đầu tư loại chứng khoán chiết khấu (trả lãi trước):

Với chứng khoán chiết khấu (trả lãi trước) thì lãi của chứng khoán được tính và trả cho người mua tại thời điểm phát hành. Khi đáo hạn tổ chức phát hành chứng khoán sẽ chỉ thanh toán cho người sở hữu chứng khoán theo mệnh giá. Vì vậy trong suốt kỳ hạn của chứng giấy tờ có giá, chứng khoán được mua đi bán lại trên thị trường cấp II với giá bán nhỏ hơn mệnh giá.

- Kế toán giai đoạn đầu tư chứng khoán

Khi mua chứng khoán, TCTD hạch toán

Nợ: TK 151, 152: Số tiền thanh toán thực

Có: TK 1011, ...: Số tiền thanh toán thực tế



- Định kỳ, kế toán cũng tính và hạch toán lãi từ đầu tư chứng khoán vào TK thu nhập:

Nợ: TK phải thu về đầu tư chứng khoán (TK 392)

Có: TK Thu lãi đầu tư chứng khoán (TK 703)

- Khi đến hạn thanh toán chứng khoán:

Khi đáo hạn TCTD sẽ được nhà phát hành thanh toán với giá trị bằng mệnh giá. Kế toán hạch toán:

Nợ: TK 1011,(TK thích hợp): Mệnh giá

Có: TK 151, 152: Số tiền mua ban đầu

Có: TK 392: Phần lãi phát sinh từ thời điểm mua

2.4. Kế toán nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Hạch toán nghiệp vụ này phải thực hiện theo các qui định sau:

(1)- Chứng khoán kinh doanh đ­ược hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

(2)- Tiền lãi của chứng khoán nhận đư­ợc trong thời gian nắm giữ chứng khoán đ­ược ghi vào thu nhập lãi.

(3)- Khi TCTD bán, chuyển như­ợng chứng khoán thì bên Có tài khoản Mua bán chứng khoán phải đ­ược ghi theo giá thực tế mà tr­ước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu đ­ược. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu đ­ược với số tiền đã ghi Có tài khoản này đ­ược hạch toán vào kết quả kinh doanh (TK Thu về mua bán chứng khoán, nếu Lãi; hoặc TK Chi về mua bán CK, nếu Lỗ).

(4)- Tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình biến động giá chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khoá sổ.

(5)- Nếu chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép: định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán đ­ược đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/ lỗ thực hiện và chư­a thực hiện đ­ược ghi vào thu nhập kinh doanh ròng (đ­ưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh).

- Kế toán giai đoạn mua chứng khoán

Khi TCTD mua chứng khoán, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế mua, hạch toán:

Nợ: TK 141,142,148 - Theo giá mua

Có: TK 1011, (TK thích hợp)



- Kế toán giai đoạn bán chứng khoán

Khi TCTD bán chứng khoán, căn cứ vào giá bán chứng khoán, kế toán hạch toán:

+ Tr­ường hợp Lãi (giá bán > giá mua), kế toán ghi:

Nợ: TK 1011, (TK thích hợp) (Giá bán)

Có: TK 141, 142, 148 (Trị giá vốn/ Giá tr­ước đây đã mua CK)

Có: TK 741 (Chênh lệch Giá bán – giá vốn)

+ Trư­ờng hợp Lỗ (giá bán < giá mua), kế toán ghi:

Nợ: TK 1011 (TK thích hợp) (Giá bán )

Nợ: TK 149- Dự phòng giảm giá CK

Nợ: TK 841- Chi về mua bán CK

Có: TK Chứng khoán kinh doanh (Trị giá vốn/ Giá tr­ước đây đã mua CK)

- Đến cuối niên độ kế toán đánh giá lại giá trị chứng khoán kinh doanh

Nếu giá chứng khoán giảm nhỏ hơn giá mua, kế toán phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Căn cứ chứng từ hạch toán:

Nợ: TK 8823 - Chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán

Có: TK 149 - Dự phòng giảm giá chứng khoán



3. Kế toán góp vốn mua cổ phần, góp vốn liên doanh

3.1. Kế toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần

3.1.1. Một số vấn đề cơ bản

Góp vốn mua cổ phần thực chất là hình thức TCTD đầu tư vào các chứng khoán vốn.



Chứng khoán vốn là loại chứng khoán mà tổ chức phát hành không phải chịu những cam kết mang tính ràng buộc về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất... đối với người nắm giữ chứng khoán.

Người nắm giữ loại chứng khoán này có quyền tham gia vào Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt động của tổ chức phát hành.

Người nắm giữ chứng khoán này được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải chịu rủi ro khi tổ chức phát hành hoạt động thua lỗ, giải thể hoặc phá sản.

3.1.2. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần của TCTD, trong hệ thống tài khoản các TCTD bố trí tài khoản tổng hợp số 34 “Góp vốn, đầu tư mua cổ phần”

Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hoặc giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng góp vốn, đầu tư mua cổ phần, đưa đi liên doanh với các tổ chức khác.

Tài khoản 34 có các tài khoản cấp II và III sau:

341 - Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

3411 - Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD

3412 - Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế

342 - Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam

3421 - Góp vốn liên doanh với các TCTD

3422 - Góp vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế

343 - Góp vốn vào các công ty con bằng đồng Việt Nam

345 - Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

346 - Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ

347 - Giá trị góp vốn vào các công ty con bằng ngoại tệ

349 - Dự phòng giảm giá

Sau đây là nội dung cơ bản và kết cấu của các tài khoản chủ yếu:



+ Tài khoản 341- Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

+ Tài khoản 345- Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hay giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác với mức vốn theo quy định của pháp luật.



Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

- Khi TCTD góp vốn, mua cổ phần với các tổ chức khác, hạch toán theo giá trị thị trường tại thời điểm mua cổ phần này. Trường hợp giá mua chênh lệch so với giá thị trường thì xử lý như sau:



  • Nếu giá mua cao hơn giá thị trường thì phần chênh lệch được hạch toán như một khoản bất lợi kinh doanh (negative goodwill) và hạch toán vào tài khoản “Chi phí chờ phân bổ”, được phân bổ trong một khoảng thời gian theo quy định.

  • Nếu giá mua thấp hơn giá thị trường thì phần chênh lệch này được phản ảnh như khoản lợi thế thương mại và hạch toán vào tài khoản “Doanh thu chờ phân bổ”. Phần chênh lệch này cần được ghi nhận như thu nhập trong một khoảng thời gian theo quy định.

- Khi TCTD bán, chuyển nhượng cổ phần thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá trước đây đã hạch toán khi mua loại cổ phần này (để tất toán số góp vốn, mua cổ phần đã đầu tư ), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (TK thu nhập/ Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).

- Trường hợp TCTD góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn. TCTD không được đánh giá lại vốn góp, mua cổ phần, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá, để ghi tăng/giảm vốn góp.



Bên Nợ ghi: - Số tiền góp vốn, mua cổ phần (bao gồm cả góp, mua lần đầu

và khi bổ sung) .

Bên Có ghi: - Số tiền thu hồi về khi bán, chuyển nhượng cổ phần.

- Giảm tiền góp vốn, mua cổ phần (số thiệt hại về vốn góp tính

vào Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).

Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền tổ chức tín dụng đang góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận góp vốn, bán cổ phần.



3.1.3. Quy trình kế toán

- Kế toán giai đoạn mua:

Khi TCTD mua chứng khoán vốn (cổ phần), kế toán sẽ hạch toán phản ánh theo giá mua:

Nợ: TK Góp vốn đầu tư mua cổ phần - 341, 345: Giá mua

Có: TK thích hợp



- Kế toán giai đoạn bán:

Khi TCTD bán cổ phần, phải phản ánh vào bên Có TK 341, 345 theo giá mua để tất toán, phần chênh lệch được hạch toán vào TK Thu nhập, chi phí về hoạt động góp vốn, mua cổ phần.

+ Nếu lãi, hạch toán:

Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu

Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu

Có: TK Thu nhập: Số chênh lệch

+ Nếu lỗ, hạch toán:

Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu

Nợ: TK Chi phí: Số chênh lệch

Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu

- Thu nhập từ đầu tư tài chính dài hạn được ghi nhận khi thực tế có khoản thu (lãi cổ tức được chia của năm...)

3.2. Kế toán nghiệp vụ góp vốn liên doanh

3.2.1. Một số vấn đề cơ bản:

- Khái niệm: Góp vốn liên doanh là hoạt động đầu tư tài chính mà TCTD đầu tư vốn vào tổ chức khác để nhận kết quả kinh doanh và cùng chịu rủi ro (nếu có) theo tỷ lệ vốn góp.

- Hình thức góp vốn:

+ Góp vốn bằng tiền

+ Góp vốn bằng tài sản:

Lưu ý khi góp vốn bằng tài sản:

TSCĐ đem góp vốn nếu được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán ở thời điểm góp vốn thì khoản chênh lệch được phản ánh vào TK Chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK642).

Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị tài sản do bên liên doanh bàn giao để ghi giảm số vốn đã góp. Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được coi là một khoản chi phí.



3.2.2. Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán nghiệp vụ góp vốn liên doanh của TCTD, trong hệ thống tài khoản các TCTD bố trí các tài khoản tổng hợp cấp II và III trong tài khoản tổng hợp cấp I số 34 “Góp vốn, đầu tư mua cổ phần”



Tài khoản 342 - Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 346- Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để phản ảnh toàn bộ vốn góp đưa đi liên doanh với các Tổ chức tín dụng khác và với các tổ chức kinh tế và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh hoặc khi ngừng hoạt động liên doanh.

Nội dung hạch toán tài khoản 342, 346 giống như nội dung hạch toán tài khoản 341, 345.

3.2.3. Quy trình kế toán

3.2.2.1. Góp vốn bằng tiền


  • Khi góp vốn:

Khi TCTD đem góp vốn liên doanh bằng tiền, kế toán hạch toán:

Nợ: TK Góp vốn liên doanh - 342, 346

Có: TK thích hợp


  • Khi thu hồi vốn góp: (hạch toán ngược lại với khi góp vốn)

  • Thu nhập từ đầu tư tài chính dài hạn được ghi nhận khi thực tế có khoản thu (lãi được chia của năm...)

3.2.2.2. Góp vốn bằng tài sản

  • Khi góp vốn:

Kế toán xuất toán TSCĐ đem góp vốn liên doanh, đồng thời nếu có chênh lệch âm (hoặc dương) giữa giá trị góp vốn với giá trị còn lại của tài sản thì ghi vào bên Nợ (hoặc Có) tài khoản 642 “đánh giá lại giá trị tài sản”. Kế toán hạch toán

Nợ: TK Góp vốn liên doanh - 342, 346 : Giá trị vốn góp

Nợ: TK hao mòn TSCĐ - 305 : Giá trị hao mòn đã trích

Nợ: (Có) TK Chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định - 642 : Chênh lệch

Có: TK TSCĐ - 301 : Nguyên giá

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh như chi phí quản trị liên doanh, chi phí vận chuyển vật tư, tài sản đi góp vốn ... thì không tính vào giá trị vốn góp mà hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ: TK chi phí hoạt động kinh doanh khác

Có: TK thích hợp (1011, 4211...)



- Thu nhập được chia từ kết quả hoạt động liên doanh, kế toán ghi:

Nợ: TK thích hợp (1011...)

Có: TK thu lãi góp vốn, mua cổ phần (TK 78)

- Khi thu hồi vốn liên doanh:

Căn cứ vào chứng từ giao nhận của các bên tham gia liên doanh, kế toán ghi:

Nợ: TK thích hợp (1011, 301, 311...)

Có: TK Góp vốn liên doanh (342, 346)

Đối với số vốn thu hồi không đủ do liên doanh làm ăn thua lỗ được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ: TK Chi phí hoạt động kinh doanh khác

Có: TK Góp vốn liên doanh (342, 346)

Bài tập

Ngày 05/10/ 2005 tại NHCT Hoàn Kiếm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Khách hàng A đến xin vay 50 tr để mua ô tô, thế chấp 1 sổ tiết kiệm 120tr, thủ tục hợp lệ và NH giải quyết ngay, giải ngân bằng tiền mặt.

2. Công ty B trả Nợ và lãi vay đến hạn. Nợ gốc 100tr, lãi 10tr, trong đó NH đã hạch toán vào TK “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” 9tr, khi vay khách hàng thế chấp 1 ô tô trị giá 300tr.

3. Khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng đến hạn thanh toán lãi lần thứ 2:

+ Gốc: 50tr

+ Lãi: 0.8%/tháng

Khách hàng không trả lãi được, ngân hàng cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi. Khoản nợ này cần được chuyển vào nhóm 2 “Nợ cần chú ý”. NH đã hạch toán lãi cộng dồn dự thu hai tháng

4. Khoản vay của khách hàng D, 100tr trước đây đã hạch toán vào TK “Nợ có khả năng mất vốn”, nay được xử lý:

+ Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu TS cầm cố cho ngân hàng với giá trị thoả thuận 75 triệu. TS này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 110 triệu tại thời điểm cho vay.

+ Phát mại TS thế chấp, thu 70 tr. tiền mặt.

+ Dự phòng cụ thể của khoản vay: 20 tr. Số còn lại NH sử dụng dự phòng chung để bù đắp

5. Khoản vay của khách hàng E vừa tròn 1 tháng, kế toán tính và hạch toán lãi dự thu. Nợ gốc 200 tr., lãi suất 0.75%/ tháng, kỳ hạn 1 năm .

6. Khách hàng Y xin vay chiết khấu các giấy tờ có giá: Tổng mệnh giá 100 tr.; NH tính toán xác định giá trị hiện tại của các giấy tờ có giá là 70 tr., lệ phí hoa hồng chiết khấu là 0.2% trên mệnh giá.

7. NH mua TS về để cho thuê tài chính, giá trị TS 200tr

8. NH xuất TS trên để giao cho Công ty Z thuê tài chính theo hợp đồng đã ký kết trước đây.

9. Công ty Alpha xin bảo lãnh thanh toán để mua hàng của người bán tại Đài Loan, số tiền 300 tr., NH chấp thuận, khách hàng trích tiền gửi để ký quĩ 50 tr., phí bảo lãnh 0.25%.

10. Khoản bảo lãnh của Công ty Betta, số tiền 200 tr. đến hạn thanh toán, khách hàng không trả được nợ. Người thụ hưởng có tài khoản tại NH Công thương TP HCM, NH phải trả thay. Công ty Betta trước đây ký quĩ 60 tr., TKTG còn 50 tr.

11. NH bán một khoản nợ của Công ty Bình Minh cho NHNo Hà Nội; Nợ gốc 200 tr., Lãi dự thu 5tr, giá bán 210 tr.

12. NH góp vốn cho vay đồng tài trợ với ngân hàng đầu mối qua TK tiền gửi tại NHNN, số tiền 5 tỷ đồng, trong ngày đã nhận được thông báo giải ngân 2 tỷ từ NH đầu mối.

13. Khoản cho vay công ty Minh Tâm trước đây khách hàng không trả được Nợ và lãi đúng hạn, được NH phân loại vào nhóm 3. Nay khách hàng đã trả đầy đủ gốc và lãi đến hạn, trong đó gốc 50 triệu, lãi 3 triệu (đang hạch toán ngoại bảng), gốc còn lại là100 triệu được ngân hàng đánh giá là nợ tốt chuyển về nhóm 1.

14. Ngân hàng mua về nhập kho 60 triệu chứng khoán đầu tư loại trả lãi sau.

15. Ngân hàng cũng mua một số chứng khoán kinh doanh, giá mua 80 triệu, chi phí môi giới 2 triệu.

16. Ngân hàng bán một số chứng khoán loại sẵn sàng để bán: giá bán 40 triệu, giá mua vào trước đây 37 triệu.

17. Lãi được thanh toán trên các giấy tờ có giá ngân hàng đang nắm giữ là 7 triệu, trong đó số lãi ngân hàng đã tính dự thu từ khi mua chứng khoán là 3 triệu.

18. NH đem góp vốn liên doanh bằng TSCĐ: nguyên giá 300 triệu, đã khấu hao 50 triệu, giá trị đánh giá lại 255 triệu.

19. Một số chứng khoán đầu tư loại trả lãi sau đến ngày đáo hạn được nhà phát hành thanh toán: Mệnh giá 65 triệu, lãi 7 triệu trong đó số lãi Ngân hàng đã tính dự thu từ khi mua chứng khoán là 6 triệu.

Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Chương iV
Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt



  1. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

    1. Những vấn đề chung về nghiệp vụ ngân quỹ

      1. Nội dung nghiệp vụ ngân quỹ

Nghiệp vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt.

Mức tồn quỹ tiền mặt ở mỗi tổ chức tín dụng phụ thuộc vào qui mô hoạt động, vào tính chất th­ường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của tổ chức tín dụng đó. Các tổ chức tín dụng luôn phải cân nhắc các yếu tố trên để tự xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu cho mình để một mặt đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào, mặt khác không để tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ (hay phòng ngân quỹ) thực hiện và bảo quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và các nhân viên kiểm ngân, thủ quỹ chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két.

Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mô hình giao dịch mà ngân hàng lựa chọn: mô hình giao dịch nhiều cửa hay mô hình giao dịch một cửa.



Trong mô hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu (chi) tiền mặt từ (cho) khách hàng.

Với mô hình giao dịch một cửa: đầu ngày, cuối ngày quỹ chính thực hiện việc giao (nhận) tiền mặt cho các giao dịch viên (Teller) phù hợp với hạn mức quỹ mà các giao dịch viên được nắm giữ. Như vậy, khi có nghiệp vụ tiền mặt phát sinh, quỹ không phải trực tiếp thu - chi tiền mặt cho khách hàng (trừ các giao dịch vượt hạn mức giao dịch của các giao dịch viên).

      1. Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng

1.1.2.1. Tài khoản

TK “Tiền mặt tại đơn vị” - 1011

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các Tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ

Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ

Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD



Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

TK “Tiền mặt đang vận chuyển” - 1019

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

Bên Nợ ghi: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền

Bên Có ghi: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận

Số dư Nợ: Số TM thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang trên đường vận chuyển

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến.

TK “Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị” - 1031

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của Tổ chức tín dụng.

Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ

Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

TK “Ngoại tệ đang vận chuyển” - 1039

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền

Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến đơn vị nhận

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.

TK “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý” - 3614

TK này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ của TCTD.

Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD phải thu

Bên Có ghi: Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền TCTD còn phải thu

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

TK “Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý” – 461

TK này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của TCTD.

Bên Có ghi: Số tiền TCTD phải trả

Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào TK khác

Số dư Có: Phản ánh số tiền TCTD còn phải trả

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

1.1.2.2. Chứng từ

- Nếu thu tiền mặt:

+ Giấy nộp tiền (dùng cho khách hàng nộp tiền vào NH)

+ Phiếu thu (dùng cho nội bộ NH)

- Nếu chi tiền mặt:

+ Séc lĩnh tiền mặt (dùng cho khách hàng lĩnh tiền từ TKTG)

+ Giấy lĩnh tiền mặt (dùng trong trường hợp cho vay)

+ Phiếu chi (dùng cho nội bộ NH)



1.1.2.3. Sổ sách

  • Tại bộ phận kế toán mở các loại sổ sau:

  • Sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời): Do kiểm soát tiền mặt giữ để ghi chép tất cả các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ tiền mặt phát sinh. Dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Cuối ngày khoá sổ tìm tổng tiền mặt thu vào, tổng tiền mặt chi ra trong ngày và tồn quỹ cuối ngày => Đối chiếu với thủ quĩ.

Mẫu sổ nhật ký quỹ

Ngân hàng



........................................... nhật kỹ quỹ

Ngày ..........tháng..............năm..............

Số chứng từ

Số

tiểu khoản

Ký hiệu thống kê

Số tiền


Thu

Chi

Thu

Chi

................

................................



.................

..................................



...................

......................................



..............................

............................................................

Cộng ngày

Tồn quỹ hôm trước

Tồn quỹ hôm nay


..............

......................................................................



..............

....................................................................




Kiểm soát Kế toán trưởng Giám đốc Ngân hàng

(kế toán) (ký tên) (ký tên)




  • Sổ kế toán chi tiết tiền mặt: Sổ này dùng để ghi tổng số tiền mặt thu, chi trong ngày và tồn quỹ tiền mặt cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

Căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết tiền mặt là nhật ký quỹ. Cuối ngày cộng sổ nhật ký quỹ để có tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt trong ngày. Căn cứ vào số tổng thu để vào cột phát sinh bên Nợ, số tổng chi vào cột phát sinh bên Có. Sau khi vào số phát sinh bên Nợ và bên Có sẽ rút số dư cuối ngày của tài khoản tiền mặt, số dư Nợ tài khoản tiền mặt cuối ngày phải bằng tồn quỹ tiền mặt cuối ngày trên sổ sách và tồn quỹ thực tế do thủ quỹ quản lý.

  • Tại bộ phận quỹ nghiệp vụ mở các loại sổ sau:

  • Sổ quỹ: Được đóng thành quyển (đánh số trang liên tục, đóng dấu giáp lai): Do thủ quỹ giữ để ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ thu chi tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế để đối chiếu với kế toán và tiền mặt tồn quỹ bảo quản trong kho, két. Nếu thực hiện giao dịch một cửa thì sổ này do nhân viên giao dịch (Teller) trực tiếp giữ.

  • Các loại sổ khác: Sổ theo dõi các loại tiền thu, chi để phục vụ thống kê các loại tiền.



    1. Kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

      1. Kế toán thu tiền mặt

Nghiệp vụ thu tiền mặt của ngân hàng thương mại phát sinh khi:

- Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi; hoặc trả nợ, trả lãi vay, nộp lệ phí cho ngân hàng bằng tiền mặt.

- Ngân hàng nhận tiền mặt từ ngân hàng khác điều chuyển đến.

- Nhận từ Ngân hàng Nhà nước thông qua vay Ngân hàng Nhà nước hay rút từ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

- v.v...

Khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền mặt vào quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng thì tuỳ theo nội dung cụ thể sẽ lập giấy nộp tiền và nộp trực tiếp tiền mặt cho thủ quỹ ngân hàng để kiểm đếm. Trường hợp thực hiện giao dịch một cửa thì nhân viên giao dịch (Teller) trực tiếp nhận tiền mặt.

Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt được thực hiện đúng nguyên tắc: Thu trước - Ghi sổ sau.

Căn cứ vào giấy nộp tiền đã được xác nhận thu đủ tiền của thủ quỹ, kế toán hạch toán:

+ Nếu nộp vào tài khoản tiền gửi hay trả nợ ngân hàng, ghi:

Nợ: TK tiền mặt tại đơn vị (1011).

Có: TK tiền gửi (nếu nộp vào TK tiền gửi).

TK cho vay (nếu nộp tiền mặt để trả Nợ ngân hàng).

+ Nếu nộp tiền mặt để chuyển đi ngân hàng khác, ghi:

Nợ: TK 1011

Có: TK thanh toán vốn giữa các Ngân hàng


      1. Kế toán chi tiền mặt

Tiền mặt chi từ quỹ nghiệp vụ ngân hàng theo các nội dung:

- Chi trả tiền gửi và trả lãi cho khách hàng bằng tiền mặt.

- Cho khách hàng vay bằng tiền mặt.

- Điều chuyển tiền mặt đi ngân hàng khác cùng hệ thống.

- Nộp vào Ngân hàng Nhà nước.

- Chi trong nội bộ ngân hàng như chi lương cán bộ, chi khác.

- v.v.

Khi khách hàng có nhu cầu lĩnh tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán thì viết Séc lĩnh tiền mặt gửi tới ngân hàng để được lĩnh tiền mặt theo séc. Trường hợp ngân hàng cho vay bằng tiền mặt hay chi tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì lập giấy lĩnh tiền mặt.



Đối với nghiệp vụ chi tiền mặt thì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ tính chất hợp pháp, hợp lệ các chứng từ (Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền...), kế toán còn phải kiểm tra số dư TKTG, hạn mức tín dụng, nếu đủ khả năng chi trả kế toán hạch toán vào sổ sách kế toán, sau đó mới chuyển chứng từ cho thủ quỹ chi tiền cho khách hàng hoặc mới trực tiếp chi tiền cho khách hàng (trong mô hình giao dịch một cửa) - Đảm bảo đúng nguyên tắc: Ghi sổ trước - Chi sau.

+ Chi từ tài khoản tiền gửi, ghi:

Nợ: TK tiền gửi của khách hàng.

Có: TK tiền mặt tại đơn vị (1011)

+ Cho vay bằng tiền mặt, ghi:

Nợ: TK cho vay của khách hàng.

Có: TK 1011

+ Nếu cán bộ NH lĩnh tiền để chi nội bộ, kế toán lập phiếu chi và hạch toán:

Nợ: TK chi lương, tạm ứng

Có: TK 1011



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương