Chương II kế toán nguồn vốn hoạT ĐỘng của ngân hàng thưƠng mạI



tải về 2.26 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.26 Mb.
#25426
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22


a. Kế toán nhận tiền vay:

Số tiền vay NHNN được chuyển vào TK tiền gửi thanh toán tại NHNN. Căn cứ chứng từ vay kế toán ghi:

Nợ: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

Có: - TK vay tái chiết khấu chứng từ có giá (SH 4032)



b. Kế toán trả Nợ và trả lãi:

Đến hạn trả, kế toán lập chứng từ để trả Nợ gốc và lãi từ TK tiền gửi tại NHNN, ghi:

- Trả gốc:

Nợ: - TK vay tái chiết khấu chứng từ có giá (SH 4032)

Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

- Trả lãi:

+ Hàng tháng hạch toán lãi phải trả trên tiền vay:

Nợ: - TK lãi trả cho tiền vay (SH 802)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931)

+ Hạch toán trả lãi vay cho NHNN

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931)

Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)



3.2.3. Đặc điểm vay thanh toán bù trừ

Khoản vay này của NHTM xảy ra khi thiếu vốn trong thanh toán bù trừ. Tức là số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN của NHTM không đủ để chi trả khoản chênh lệch do số phải trả lớn hơn số được thu.

Cuối ngày, sau khi xác định được kết quả thanh toán bù trừ trong ngày, nếu NHTM thành viên có số phải trả lớn hơn số được thu, nhưng tài khoản tiền gửi thanh toán của NHTM đó đã hết số dư thì NH chủ trì sẽ tự động hạch toán cho vay để chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của NH thành viên đi vay (tạo nguồn thanh toán cho ngân hàng thành viên đi vay).

Nhận giấy báo Nợ của NH chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ, kế toán NHTM vay hạch toán:

Nợ: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

Có: - TK vay thanh toán bù trừ (SH 4034)

Khi trả nợ, kế toán lập chứng từ để hạch toán trả Nợ:

Nợ: - TK vay thanh toán bù trừ (SH 4034)

Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

Khoản trả lãi của loại vay này được hạch toán thẳng vào TK chi phí không qua TK lãi phải trả vì thời hạn vay tính theo ngày (vay qua đêm).



4. Kế toán nguồn vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay

4.1. Kế toán nhận vốn

NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

Khi nhận thông báo của NHNN về việc chuyển vốn hoặc qua chuyển tiền kế toán NHTM lập chứng từ hạch toán.

Nợ: - TK thích hợp

Có: - TK nhận tiền uỷ thác đầu tư, cho vay (SH 483 hoặc 484)

Việc giải ngân vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay phải theo đúng mục đích đã chỉ định của Chính phủ hoặc tổ chức tài chính khác. Số tiền giải ngân được phản ảnh vào bên Nợ tài khoản cho vay vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư thích hợp. Đối tượng được vay vốn loại này phải hoàn trả ngân hàng theo đúng hạn Nợ. Nếu không trả đúng hạn NHTM sẽ xử lý chuyển Nợ qua hạn như các loại cho vay khác.



4.2. Kế toán hoàn trả vốn

Theo thoả thuận trong hợp đồng nhận vốn và sau khi hoàn thành giải ngân, đến hạn hoàn trả vốn cho các tổ chức cung ứng vốn NHTM làm thủ tục và lập chứng từ để hạch toán hoàn trả vốn.

Khi hoàn trả vốn ghi:

Nợ: - TK nhận tiền uỷ thác đầu tư, cho vay (SH 483 hoặc 484)

Có: - TK thích hợp

*

* *



Câu hỏi

1. Anh chị hiểu thế nào về vai trò của vốn chủ sở hữu trong ngân hàng thương mại? Từ tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu đặt ra yêu cầu trong kế toán vốn chủ sở hữu như thế nào?

2. Sự khác biệt giữa các loại tài khoản tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại? Khi kế toán chi trả tiền gửi cần lưu ý những vấn đề gì?

3. Vì sao trong kế toán chi trả lãi tiền gửi phải thực hiện nguyên tắc dồn tích? Lãi phải trả dồn tích được áp dụng trong trường hợp nào? Sự khác nhau giữa lãi phải trả dồn tích so với chi phí chờ phân bổ?

4. Khi chi trả tài khoản thanh toán (tài khoản tiền gửi không kì hạn) nếu cùng một lúc xuất hiện nhiều nhu cầu chi trả nhưng số dư tài khoản không đủ để thanh toán tất cả các nhu cầu đó thì xử lý như thế nào?

5. Thế nào là tài khoản vãng lai? Tính ưu việt của tài khoản vãng lai?

6. Phân biệt sự khác nhau về phương pháp hạch toán của trả lãi tiết kiệm không kì hạn và trả lãi tiết kiệm có kì hạn.

7. Vì sao khi hạch toán phát hành giấy tờ có giá phải phân biệt phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá, phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá có phụ trội? Phương pháp hạch toán theo 3 loại.


Bài tập

Có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây tại NHTM cổ phần ABC:

1. Ngân hàng phát hành thêm 1.000 cổ phần loại mệnh giá 1.000.000 đồng. Giá phát hành 1.100.000.000 đồng/cổ phần. Số cổ phần bán hết ngay bằng tiền mặt.

2. Ngân hàng trích lập các quỹ, biết:

- Lãi sau thuế: 800 triệu

- Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự phòng tài chính theo luật định.

- Trích lập quỹ đầu tư phát triển bằng 40%

- Trích lập quỹ phúc lợi 80 triệu

- Trích lập quỹ khen thưởng 40 triệu

- Số còn lại phân phối hết cho quỹ đầu tư phát triển

3. Công ty thương mại X nộp tiền bán hàng vào tài khoản tiền gửi thanh toán

- Nộp tiền mặt kèm giấy nộp tiền 500 triệu đồng.

- Nộp tờ séc chuyển khoản kèm bảng kê nộp séc số tiền 150 triệu đồng. Séc này của Công ty thực phẩm H có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ABC phát hành. Séc hợp lệ, đủ khả năng thanh toán.

4. Ngân hàng nhận và hạch toán một số chứng từ do Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu A nộp vào:

- Séc tiền mặt số tiền 200 triệu đồng, thủ tục hợp lệ.

- Uỷ nhiệm chi số tiền 600 triệu đồng để thanh toán tiền hàng cho người bán có tài khoản tại Ngân hàng XYZ (cùng hệ thống)

Biết:


+ Tài khoản vãng lai của Công ty kinh doanh XNK A dư có 250 triệu đồng, hạn mức thấu chi 300 triệu đồng.

+ Lệ phí chuyển tiền bao gồm cả thuế VAT = 0,05%/tổng số tiền chuyển.

+ Thuế VAT = 10%

5. Khách hàng B gửi tiết kiệm loại kì hạn 6 tháng số tiền 80 triệu đồng. Trả lãi sau, lãi suất 0,5%/tháng (hạch toán dự trả lãi ngay khi nhận tiền)

Cùng ngày khách hàng C đến rút tiết kiệm: 1/ Rút tiết kiệm không kì hạn số tiền 60 triệu đồng; 2/ Rút tiết kiệm loại kì hạn 12 tháng số tiền 100 triệu đồng, lãi suất 0,6%/tháng (trước đây NH đã hạch toán dự trả lãi).

6. Ngân hàng bán 100 trái phiếu bằng tiền mặt loại mệnh giá 2 triệu đồng. Số trái phiếu này ngân hàng bán có phụ trội bằng 10.000đ trên 1 trái phiếu. Lãi suất 8,4%/năm, kì hạn 2 năm, trả lãi sau.

Cùng ngày ngân hàng thanh toán 20 trái phiếu loại mệnh giá 1 triệu. Loại trái phiếu bán ngang bằng mệnh giá. Lãi suất 8%/năm, kì hạn 1 năm, trả lãi trước.

7. Ngân hàng vay chiết khấu tại NHNN. Tổng giá trị giấy tờ có giá xin vay 1,2 tỷ đồng. Lãi suất tái cấp vốn NHNN áp dụng 0,36%/tháng. Thời hạn vay 6 tháng. Giao dịch bằng chuyển khoản.



Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Chương III

Kế toán nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính

1. Kế toán nghiệp vụ tín dụng

1.1. Một số nội dung cần chú ý về nghiệp vụ tín dụng khi hạch toán kế toán nghiệp vụ này.

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.

Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định.

Tín dụng là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, đồng thời đó cũng là nghiệp vụ có qui trình kỹ thuật rất phong phú, phức tạp đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng cũng như kế toán tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ này để làm tốt công tác quản trị và kế toán. Sau đây là một số nội dung cần chú ý trong nghiệp vụ tín dụng đứng trên góc độ kế toán và quản trị:

- Trong bảng cân đối kế toán của NHTM, khoản mục tín dụng và đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Có (khoảng 70% - 80%). Đây là khối lượng tài sản rất lớn của ngân hàng đầu tư vào nền kinh tế, nên với trách nhiệm của mình, kế toán phải ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác toàn bộ số tài sản này để cung cấp thông tin, phục vụ chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng và bảo vệ an toàn tài sản.

- Xét về kỹ thuật nghiệp vụ, tín dụng là nghiệp vụ phức tạp vì ngân hàng áp dụng nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư v.v... với nhiều kỳ hạn và hình thức đảm bảo khác nhau. Mỗi hình thức cấp tín dụng đều có kỹ thuật cho vay, thu nợ, thu lãi riêng, điều này làm cho nghiệp vụ kế toán tín dụng càng trở nên phong phú, phức tạp. Do vậy kế toán nghiệp vụ tín dụng cần phải được tổ chức một cách khoa học.

- Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời lớn nhất của ngân hàng thương mại thông qua thu lãi cho vay. Lãi cho vay, theo chuẩn mực kế toán Việt nam VAS 14 thuộc loại doanh thu cung cấp dịch vụ, và nó gắn liền với thời hạn sử dụng vốn vay của khách hàng vay. Như vậy lãi cho vay liên quan đến nhiều kỳ kế toán và đối với nợ đủ tiêu chuẩn thì được xác định là “doanh thu tương đối chắc chắn” nên phải được ghi nhận trong từng kỳ kế toán thông qua hạch toán dự thu lãi từng kỳ để ghi nhận vào thu nhập theo nguyên tắc “cơ sở dồn tích”.

- Tín dụng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để chống đỡ với các rủi ro có thể xảy ra, các NHTM phải tiến hành phân loại nợ để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo định kỳ. Với trách nhiệm của mình, kế toán phải cung cấp thông tin để phục vụ phân loại nợ và hạch toán đầy đủ, chính xác khi trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro.

1.2. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ tín dụng

1.2.1. Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tín dụng

1.2.1.1. Khái niệm

Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng.

1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của NHTM, song cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng phải tìm các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.

Có nhiều công cụ phục vụ quản lý tín dụng, ngăn ngừa rủi ro, trong đó thông tin kế toán tín dụng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì kế toán tín dụng là công cụ ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất nghiệp vụ tín dụng ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống.

Để phát huy vai trò của kế toán tín dụng, kế toán tín dụng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức ghi chép phản ảnh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng. Bảo vệ an toàn vốn cho vay.

2. Quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.

3. Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời.

4. Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời những khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh mạnh trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kế toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng.

1.2.2. Tài khoản sử dụng

1.2.2.1. Tài khoản nội bảng

a. Các tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay

Các tài khoản phản ánh cho vay được bố trí ở loại 2 "Hoạt động tín dụng" trong hệ thống tài khoản tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành.

Để phản ánh cụ thể từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), từng loại tiền cho vay (cho vay bằng đồng Việt nam, cho vay bằng ngoại tệ và vàng) và đáp ứng yêu cầu phân loại nợ, trong loại 2 được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II và cấp III.

Ví dụ: Tài khoản cấp I số 21 “Cho vay các tổ chức kinh tế, các nhân trong nước” được bố trí thành các tài khoản cấp II sau:

+ TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

+ TK 212: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

+ TK 213: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

+ TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ

+ V.v...


Các tài khoản tổng hợp cấp II nêu trên được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp III để phục vụ việc phân loại nợ của NHTM.

Ví dụ:

Tài khoản cấp II số 211 được phân thành các tài khoản tổng hợp cấp III:

2111 Nợ đủ tiêu chuẩn

2112 Nợ cần chú ý

2113 Nợ dưới tiêu chuẩn

2114 Nợ nghi ngờ

2115 Nợ có khả năng mất vốn

Chú ý: Tham khảo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để hiểu rõ hơn nội dung các tài khoản trên.

Các tài khoản cấp II khác cũng được phân thành các tài khoản cấp III tương tự như tài khoản 211.

Các tài khoản cấp III nêu trên có nội dung kinh tế cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung đều có kết cấu:

Bên Nợ ghi: Số tiền cho vay đối với các TCKT, cá nhân

Bên Có ghi: - Số tiền thu nợ từ các TCKT, cá nhân

- Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp theo qui định hiện hành về phân loại nợ.



Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay theo loại nợ thích hợp

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân vay vốn



b. Tài khoản”Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” (Lãi cộng dồn dự thu) – Số hiệu 394

Tài khoản này được bố trí thành các tài khoản cấp III:



+ 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng VND

+ 3942 - Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng

+ 3943 - Lãi phải thu từ cho thuê tài chính

+ 3944 - Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu tính trên các tài khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà TCTD sẽ được nhận khi đến hạn.

Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán (chưa trả).

Kết cấu của tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”:



Bên Nợ ghi: Số tiền lãi phải thu tính trong kỳ.

Bên Có ghi: Số tiền lãi khách hàng đã trả.

Số dư Nợ: Phản ánh số lãi cho vay mà TCTD chưa được thanh toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng vay.

c. Tài khoản “Thu lãi cho vay” - Số hiệu 702

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu lãi từ các khoản cho vay khách hàng. Tài khoản này có kết cấu:



Bên Có ghi: Số tiền thu lãi cho vay.

Bên Nợ ghi: Kết chuyển số dư Có vào TK “Lợi nhuận năm nay” khi thực hiện quyết toán năm.

Số dư Có: Phản ánh số tiền thu nhập về lãi cho vay hiện có tại NH.

d. Tài khoản “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý” - Số hiệu 387

Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý. TCTD phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. (Quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập khi có đủ 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản - theo quy định tại điều 173 Bộ Luật dân sự).

Bên Nợ ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD,

đang chờ xử lý.

Bên Có ghi: - Giá trị tài sản gán nợ đã xử lý .

Số dư Nợ: - Phản ảnh giá trị tài sản gán nợ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD.



e. Tài khoản “Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ” - Số hiệu 4591

Tài khoản này phản ảnh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ và việc xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ nguồn thu này.



Bên Có ghi: Số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc

khai thác tài sản bảo đảm nợ.



Bên Nợ ghi: Xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ số tiền

thu bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ.



Số dư Có: Phản ảnh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm

nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ chưa được xử lý.



Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ hoặc tài sản đảm bảo nợ được bán hoặc khai thác.

1.2.2.2. Tài khoản ngoại bảng

- TK 94 - Lãi cho vay quá hạn chưa thu được:

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cho vay đã quá hạn TCTD chưa thu được. Tài khoản 94 được bố trí thành các tài khoản cấp III:

+ 941- Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VND

+ 942- Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ

Tài khoản 94 có kết cấu:



Bên nhập phản ánh: Số lãi quá hạn chưa thu được

Bên xuất phản ánh: Số lãi đã thu được

Số còn lại phản ánh: Phản ánh số lãi cho vay chưa thu được còn phải thu.

- TK 994: Tài sản thế chấp cầm đồ của khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các TCKT, cá nhân vay vốn của ngân hàng theo chế độ cho vay qui định.

Tài khoản 994 có kết cấu như sau:

Bên nhập phản ánh: Giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng giao cho TCTD quản lý để đảm bảo nợ vay

Bên xuất phản ánh:

- Giá trị TSTC cầm đồ trả lại tổ chức cá nhân vay khi trả được nợ

- Giá trị TSTC cầm đồ đem phát mại để trả nợ vay cho TCTD

Số còn lại phản ánh: Giá trị TSTC, cầm đồ của khách hàng TCTD đang quản lý

- Tài khoản 995 - Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý

Tài khoản này dùng để phản ảnh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cá nhân vay vốn Tổ chức tín dụng để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay. Tài khoản này có kết cấu:



Bên Nhập ghi: - Giá trị tài sản Tổ chức tín dụng tạm giữ chờ xử lý.

Bên Xuất ghi: - Giá trị tài sản Tổ chức tín dụng tạm giữ đã được xử lý.

Số còn lại: - Phản ảnh giá trị tài sản của tổ chức, cá nhân vay vốn đang được tổ chức tín dụng tạm giữ chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay tổ chức tín dụng.

Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản tạm giữ.

Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết tài sản gán, xiết nợ của từng tổ chức, cá nhân vay.

1.2.3. Chứng từ kế toán cho vay

Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những loại giấy tờ, vật mang tin đảm bảo về mặt pháp lý cho các khoản cho vay của Ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa ngân hàng và người vay đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp lệ, hợp pháp.

Chứng từ kế toán cho vay bao gồm nhiều loại để phục vụ cho công việc hạch toán và theo dõi thu hồi nợ:



- Chứng từ gốc:

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Hợp đồng tín dụng

+ Giấy nhận nợ.

+ Các loại giấy tờ xác nhận tài sản thế chấp, cầm cố.

+ V.v....

Trong số các chứng từ gốc thì hợp đồng tín dụng (còn được sử dụng dưới hình thức khế ước vay tiền, sổ cho vay) và giấy nhận nợ là giấy tờ xác định trách nhiệm pháp lý về khoản nợ người vay nhận nợ với ngân hàng và phải hoàn trả trong phạm vi kỳ hạn nợ. Loại giấy tờ này cần được kế toán quản lý tuyệt đối an toàn.

- Chứng từ ghi sổ:

+ Nếu giải ngân bằng tiền mặt: Dùng giấy lĩnh tiền mặt.

+ Nếu giải ngân bằng chuyển khoản: Dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu...

+ Nếu ngân hàng chủ động tính TK tiền gửi của người vay để thu nợ thì dùng phiếu chuyển khoản.

+ Nếu ngân hàng thu lãi hàng tháng theo phương pháp tích số thì dùng bảng kê số dư để tính tích số.

+ v.v....



1.3. Kế toán các hình thức cấp tín dụng chủ yếu

1.3.1. Kế toán hình thức cho vay từng lần (cho vay ngắn hạn theo món)

Ngân hàng cho vay ngắn hạn (thời hạn tối đa 12 tháng) dưới hình thức cho vay từng lần đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay từng lần (cho vay theo món) thuộc loại tín dụng ứng trước và có các đặc điểm sau:



  • Thường được áp dụng với người vay không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc vay có tính chất thời vụ. Ngân hàng xét duyệt cho vay từng lần theo từng đối tượng cho vay cụ thể, như cho vay mua nguyên vật liệu để sản xuất, cho vay dự trữ hàng hoá để bán, cho vay chi phí trong sản xuất nông nghiệp...

  • Giải ngân một lần toàn bộ hạn mức tín dụng

  • Định kỳ hạn nợ cụ thể cho khoản cho vay; Người vay trả nợ một lần khi đáo hạn.

Những đặc điểm nêu trên có liên quan trực tiếp đến quy trình kế toán cho vay từng lần.

1.3.1.1. Kế toán khi cho vay (giai đoạn giải ngân)

Hồ sơ xin vay theo quy định của chế độ tín dụng do người vay nộp vào, sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc ngân hàng duyệt cho vay, được chuyển sang kế toán để kiểm soát và giải ngân toàn bộ số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng ghi trên hợp đồng tín dụng (hoặc khế ước vay tiền, sổ cho vay).

Căn cứ vào chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt), hoặc uỷ nhiệm chi (nếu giải ngân bằng chuyển khoản) kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.

Bút toán phản ánh giai đoạn giải ngân:

Nợ: TK Cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK2111)

Có: - TK Tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) (TK1011), hoặc

-TK Tiền gửi người thụ hưởng (TK4211) (nếu cho vay bằng chuyển khoản thanh toán cùng ngân hàng), hoặc

- TK Thanh toán vốn giữa các ngân hàng thích hợp (nếu cho vay bằng chuyển khoản thanh toán khác ngân hàng)

Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố để hạch toán ngoại bảng, ghi:

Nhập: TK 994 “TS cầm cố, thế chấp của khách hàng”

Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng hay khế ước vay tiền lập mỗi loại 2 bản để trả lại người vay mỗi loại một bản, một bản kế toán lưu giữ để theo dõi thu nợ và được lưu vào trong hồ sơ vay vốn của khách hàng vay cùng với các giấy từ pháp lý xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản thé chấp, cầm cố.

Trong hồ sơ vay vốn của từng khách hàng vay, hợp đồng tín dụng được sắp xếp theo trật tự kỳ hạn nợ để theo dõi thu hồi nợ. Nếu kế toán cho vay đã được tin học hoá thì phần hạch toán và phần theo dõi kỳ hạn nợ được thực hiện trên máy vi tính theo chương trình phần mềm kế toán cho vay .

Để đảm bảo số tiền cho vay trên hợp đồng tín dụng khớp đúng với số dư Nợ các tài khoản cho vay thì cuối định kỳ (tháng, quý) kế toán cho vay tiến hành sao kê số dư các hợp đồng tín dụng để đối chiếu với dư Nợ tài khoản cho vay. Nếu có chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh sao cho tổng dư nợ trên hợp đồng tín dụng phải bằng tổng dư nợ của các tài khoản cho vay tương ứng.

1.3.1.2. Kế toán giai đoạn thu nợ

Cơ sở để kế toán thu hồi nợ các khoản cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghi trên hợp đồng tín dụng. Việc xác định kỳ hạn nợ của các khoản cho vay là trách nhiệm của nhân viên tín dụng, nhưng việc theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ theo kỳ hạn nợ là trách nhiệm của nhân viên kế toán. Do vậy nhân viên kế toán và nhân viên tín dụng phải phối hợp để theo dõi tình hình trả nợ của người vay theo đúng kỳ hạn đã định; hoặc xử lý chuyển nợ quá hạn nếu người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được gia hạn nợ.

Theo quy chế tín dụng, đến hạn trả nợ người vay phải chủ động nộp bằng tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ ngân hàng. Nếu người vay không chủ động trả nợ trong khi tài khoản tiền gửi của người vay có đủ tiền để trả nợ thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ.

+ Nếu thu bằng tiền mặt, kế toán căn cứ giấy nộp tiền của người vay để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính:

+ Nếu thu bằng chuyển khoản, kế toán căn cứ uỷ nhiệm chi của người vay, hoặc lập phiếu chuyển khoản để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.

Bút toán phản ánh nghiệp vụ thu nợ từ khách hàng vay:

Nợ: - TK tiền mặt (TK 1011) (nếu trả bằng tiền mặt), hoặc

- TK Tiền gửi khách hàng (TK 4211) (nếu trả từ TK tiền gửi)

Có: TK nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK 2111).

Ngoài bút toán thu gốc, bút toán thu lãi trong trường hợp thu lãi sau (thu lãi một lần cùng gốc khi đáo hạn) sẽ được trình bày ở phần sau trong mục thu lãi).

Đồng thời với việc hạch toán, kế toán xoá nợ trên hợp đồng tín dụng bằng cách ghi số tiền thu nợ vào cột "số tiền trả nợ", rút số dư. Hợp đồng tín dụng đã thu hết nợ (số dư bằng 0) được xuất khỏi hồ sơ tín dụng để đóng thành tập riêng, hoặc đóng vào tập nhập ký chứng từ nếu số lượng ít.

Sau đó làm thủ tục để ghi: Xuất TK ngoại bảng 994 và trả lại các giấy tờ được nhận làm thế chấp tài sản cho người vay.



1.3.1.3. Kế toán thu lãi cho vay

Thu nhập về lãi là nguồn thu lớn nhất của các NHTM. Do vậy trách nhiệm của kế toán là phải tính và hạch toán lãi cho vay một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng chế độ.

Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán, hiện nay đối với phương thức cho vay từng lần, ngân hàng áp dụng hai cách thu lãi là: thu lãi định kỳ hàng tháng và thu lãi sau (thu lãi cùng vốn gốc một lần khi đáo hạn); đồng thời áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích (dự thu) đối với thu lãi từ hoạt động tín dụng. Theo đó qui trình kế toán thu lãi cho vay từng lần được thực hiện một cách phù hợp.

Đối với cả hai cách thu lãi trên thì việc tính và hạch toán thu lãi vẫn được thực hiện hàng tháng. Nếu hàng tháng khách hàng trả lãi ngay bằng tiền mặt hoặc trích TK tiền gửi để trả thì ngân hàng sẽ thu trực tiếp, còn nếu khách hàng chưa trả thì số lãi cho vay phát sinh hàng tháng sẽ được hạch toán, ghi nhận vào tài khoản “lãi phải thu về hoạt động tín dụng” (TK 3941).



a. Kế toán thu lãi định kỳ (hàng tháng)

Hàng tháng khi khách hàng đến trả lãi kế toán tiến hành tính lãi trong tháng cho khách hàng để phản ánh vào tài khoản “thu lãi cho vay” (TK 702)

Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần:

Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng)

Việc tính lãi định kỳ do các thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay khách hàng trực tiếp tính và lập chứng từ để hạch toán. Trường hợp đã thực hiện kế toán máy thì việc tính lãi và hạch toán thu lãi do máy tính thực hiện theo phần mềm kế toán cho vay.

Bút toán phản ánh thu lãi trực tiếp:

Nợ: - TK tiền mặt (TK 1011) nếu khách hàng trả bằng tiền mặt, hoặc

- TK TGKH (TK 4211) nếu khách hàng trích từ TKTG để trả lãi

Có: TK thu lãi cho vay (702)



b. Kế toán thu lãi sau

Thu lãi sau là cách thức thu lãi mà lãi được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn. Tuy nhiên theo nguyên tắc hạch toán lãi dự thu, dự trả, hàng tháng ngân hàng vẫn tính và hạch toán số lãi phát sinh vào thu nhập, đối ứng với tài khoản “lãi phải thu về hoạt động tín dụng”. Trường hợp này, lãi phát sinh tháng thường được tính vào một ngày cận cuối tháng nhất định cho tất cả các khách hàng vay (từng lần)

- Từng tháng, ngân hàng tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trong tháng. Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần:

Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng)

Sau khi tính được số lãi phát sinh, kế toán hạch toán:

Nợ: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

Có: TK thu lãi cho vay (TK 702)

- Khi kết thúc hợp đồng cho vay từng lần, khách hàng sẽ trả cả nợ gốc và lãi vay. Nợ gốc được thu và hạch toán như phần trên đã trình bày, còn lãi vay được ngân hàng hạch toán như sau:

Nợ: - TK tiền mặt (1011) nếu thu bằng tiền mặt

- TK tiền gửi khách hàng (4211) nếu khách hàng trả bằng tiền gửi

Có: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941)



Chú ý:

- Trường hợp khi đáo hạn món vay, nếu lãi của kỳ cuối cùng ngân hàng chưa hạch toán treo vào lãi phải thu thì số lãi này sẽ được hạch toán thẳng vào thu nhập, bút toán hạch toán thu lãi như sau:

Nợ - TK tiền mặt hoặc tiền gửi khách hàng: Tổng số lãi cho vay

Có - TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Số lãi đã hạch toán dự thu

Có - TK Thu lãi cho vay: Số lãi chưa hạch toán dự thu

- Trường hợp ngân hàng đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng không trả lãi vay đúng hạn, tức là ngân hàng không thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì không được ghi giảm doanh thu (thoái thu từ tài khoản thu nhập 702) mà xử lý theo hai trường hợp như qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”:

+ Nếu khoản lãi được đánh giá là không thể thu hồi được thì hạch toán thẳng vào chi phí để tất toán tài khoản “lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”, kế toán ghi:

Nợ: TK Chi phí khác (89)

Có: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941)

+ Nếu khoản lãi được đánh giá là không chắc chắn thu được thì phải lập dự phòng để bù đắp, và khi khoản lãi đó được xác định chắc chắn là không thu hồi được thì sẽ được trích từ tài khoản dự phòng này để bù đắp.



  • Khi hạch toán vào tài khoản chi phí để lập dự phòng, ghi:

Nợ: TK chi phí dự phòng rủi ro khác (TK 8829)

Có: TK dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399)

Đồng thời để tiếp tục theo dõi thu hồi số lãi từ khách hàng vay, kế toán sẽ hạch toán ngoại bảng đối với số lãi trên, kế toán ghi:

Nhập: TK ngoại bảng “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được” (TK 941)



  • Khi sử dụng dự phòng để bù đắp khoản lãi phải thu nhưng không thu được, kế toán ghi:

Nợ: TK dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399)

Có: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

Khoản lãi phải thu đã sử dụng dự phòng để xử lý vẫn được tiếp tục theo dõi và tiếp tục truy thu trong khoảng thời gian nhất định.


  • Trường hợp TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro lãi phải thu, nhưng sau đó khoản lãi phải thu đã thu được, không phải sử dụng dự phòng thì TCTD phải hoàn nhập dự phòng. Việc hoàn nhập dự phòng có thể được thực hiện từng lần hoặc theo định kỳ.

1.3.2. Kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín được áp dụng trong cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện vay theo phương thức này.

Nội dung chủ yếu của cho vay theo hạn mức tín dụng là giữa ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm:

- Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng quay vốn lưu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và uy tín với ngân hàng. Nhu cầu vay thường là để tài trợ cho nguồn vốn lưu động thiếu hụt.

- Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện.



Ví dụ:

+ Hạn mức tín dụng trong kỳ là 2 tỷ đồng

+ Dư nợ tài khoản cho vay là 0,8 tỷ đồng

Vậy hạn mức tín dụng còn thực hiện là 1,2 tỷ (bằng 2 tỷ - 0,8 tỷ)

- Khách hàng vay trả nợ ngân hàng bằng hai cách: (i) nộp tiền bán hàng trực tiếp vào bên có tài khoản cho vay, hoặc (ii) ngân hàng thanh toán từ tài khoản tiền gửi theo định kỳ theo sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, còn tiền bán hàng khách hàng nộp vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

1.3.2.1. Kế toán giai đoạn giải ngân

Hợp đồng tín dụng sau khi ký kết được chuyển cho kế toán để kiểm soát lại và theo dõi giải ngân.

Việc giải ngân được thực hiện theo nhu cầu vốn của khách hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng. Do vậy mỗi lần giải ngân kế toán phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn thực hiện để tránh giải ngân vượt quá hạn mức.

Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) hoặc các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi... kế toán sẽ vào sổ tài khoản chi tiết cho vay hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.

Bút toán hạch toán:

Nợ: TK cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

Có: - TK tiền mặt (1011) nếu giải ngân bằng tiền mặt, hoặc

- TK tiền gửi người thụ hưởng (4211) nếu thanh toán chuyển khoản cùng ngân hàng, hoặc

- TK thích hợp trong thanh toán vốn giữa các ngân hàng nếu thanh toán chuyển khoản khác ngân hàng

1.3.2.2. Kế toán thu nợ

Kế toán tiến hành hạch toán thu nợ theo 2 trường hợp:

* Trường hợp 1: Thu nợ trực tiếp vào tài khoản cho vay

Khách hàng vay nộp tiền bán hàng bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản vào bên Có tài khoản cho vay để trả nợ ngân hàng, căn cứ vào các chứng từ thích hợp, kế toán hạch toán:

Nợ: - TK tiền mặt

- TK tiền gửi khách hàng, hoặc

- Tk thích hợp khác

Có: TK cho vay ngắn hạn/ nợ đủ tiêu chuẩn



Chú ý:

Khi tài khoản cho vay đã hết số dư (dư Nợ = 0) thì số tiền bán hàng sẽ được nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán.

* Trường hợp 2: Ngân hàng thu nợ định kỳ từ tài khoản tiền gửi.

Trường hợp này tiền bán hàng sẽ được nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán. Đến kỳ hạn trả nợ khách hàng vay lập ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi để trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng vay không chủ động trả nợ thì ngân hàng chủ động lập phiếu chuyển khoản để trích tài khoản tiền gửi khách hàng thu nợ, hạch toán:

Nợ: TK tiền gửi của khách hàng vay (TK 4211)

Có: TK cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn



1.3.2.3. Kế toán thu lãi

    Xuất phát từ đặc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng là gốc không cố định nên lãi cho vay được tính và thu hàng tháng theo phương pháp tích số (thường vào ngày cố định cuối tháng), theo đó công thức tính lãi như sau:

    Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất tháng

Số tiền lãi = --------------------------------------------------------------

30 ngày

Tổng tích số tính lãi trong tháng = Số dư nợ Tài khoản cho vay x Số ngày duy trì số dư nợ tài khoản cho vay.



Ví dụ:

Ngày

Số dư trên TK cho vay

Số ngày


Tích số

Ngày 27/7 chuyển sang

100

8

800

5/8

80

5

400

10/8

70

7

490

17/8

120

10

1200

27/8

60







Tổng số




30

2890

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương