CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số



tải về 1.06 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.06 Mb.
#7199
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.6.1.1. Khối RF-Amp

1 Sơ đồ khối tổng quát:

Hình 2.19 trình bày sơ đố khối tổng quát của mạch RF-Amp.





Hình 2.19: Sơ đồ khối mạch RF-Amp.

Chức năng của các khối:

Mạch chuyển đổi dòng điện ra điện áp (I/V):

Khối Photo Diode (tách quang) nhận tín hiệu quang đổi thành tín hiệu dòng điện. Tín hiệu dòng điện này được chuyển đổi thành điện áp nhờ mạch chuyển đổi I/V.

Thực chất mạch này là một khối Op-am, có đặc điểm là trở kháng vào lớn để có thể biến đổi một sự dao động nhỏ của dòng điện thành dao động lớn của điện áp ở ngõ ra.



Hình 2.20:Mạch biến đổi I-V

Mạch khuếch đại cộng:

Mạch khuếch đại cộng sắp xếp các tín hiệu A+C và B+D từ một bộ Photo Diode được tạo ra nhờ mạch chuyển đổi I/V thành một tín hiệu đơn. Tín hiệu này là một chuỗi các dạng sóng từ 3T đến 11T và được gọi là biểu đồ mắt. Mạch cộng người ta thường sử dụng là mạch khuếch đại thuật toán Op-amp như trên hình 9-18.

Điện áp ngõ ra được xác định theo biểu thức sau:



Hình 2.21:Mạch khuếch đại cộng

Sửa dạng sóng và sửa hình học:


Hình 2.22: Sơ đồ nguyên lý mạch sửa dạng sóng và sửa hình học.

Mạch sửa dạng sóng và sửa hình học có nhiệm vụ đổi tín hiệu RF ở ngõ ra thành các chuỗi số nhị phân để cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu số. Việc định dạng tín hiệu CD được thiết kế sao cho có phần lỗ và phần không lỗ có độ dài như nhau (thời gian mức 0 bằng thời gian mức 1).

Chu kỳ nhiệm vụ lý tưởng của RF là 50%. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình tạo ra tín hiệu CD chiều dài lỗ bị phân tán khoảng 20%. Do đó, mạch sửa hình học phải thực hiện hiệu chỉnh sao cho chu kỳ nhiệm vụ là không đổi và khoảng 50 % bất chấp sự phân tán.

2 Phân tích một số mạch RF-Amp tiêu biểu:

a. Mạch APC và mạch RF-Amp trên máy SONY dùng IC CXA081M, Model CD PC75ES, CD P85ES, C705ES



Hình 2.23: Mạch RF Amp dùng IC CXA 1081M trong máy SONY

Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch:

Mạch APC:

Nhiệm vụ các chân của IC CXA 1801M:



+ Chân 1, 2: RFI, RFO. Đầu vào khối FOK Amp.

+ Chân 3: RF (-) đầu vào (-) của khối RF Synthesis Amp.

+ Chân 4: P/N bỏ trống.

+ Chân 5: LD Amp. Đầu ra điều khiển Diode Laser.

+ Chân 6: Chân liên lạc với Monitor Diode (Diode giám sát).

+ Chân 7: Chân liên lạc với Photo Diode (A + C) của ma trận Diode nhận.

+ Chân 8: Chân liên lạc với Photo Diode (B + D) của ma trận Diode nhận.

+ Chân 9, l0: Liên lạc với Photo Diode nhận diện Tracking.

+ Chân 11, 12: Liên lạc với biến trở Tracking offset, thay đổi độ lợi của 0p-Amp biến đổi I  V.

+ Chân 13 liên lạc với biến trở Focus offset, chỉnh độ lợi của tầng khuếch

đại sai biệt Focus.

+ Chân 14: Đầu ra của tín hiệu Focus Error (FE).

+ Chân 15: Đầu ra của tín hiệu Tracking Error (TE).

+ Chân 22: Mirr: Đầu ra của mạch so sánh g­ương. (Mirror Comparator).

+ Chân 27: Đầu ra của mạch so sánh EFM ( EFM Comparator).

+ Chân 28: Đầu ra của mạch Focus OK.

+ Chân 29: LDON: Chân mở lệnh nguồn cho Diode Laser khi ở mức thấp

Diode Laser đư­ợc cấp điện.



+ Chân 30: Vcc - Nguồn cung cấp +5V DC cho IC CXA l081M.

Nguyên lý hoạt động

Mạch APC

Mạch APC gồm transistor Q, Diode Laser LD, Diode giám sát PD và các linh kiện liên quan.

Khi có lệnh mở nguồn từ vi xử lý tới, chân (29) của IC 1081M ở mức thấp làm cho chân (5) cũng xuống mức thấp, transistor Q dẫn, Diode Laser được cấp dòng, phát ra tia sáng Laser, Diode giám sát MD có nhiệm vụ nhận tia sáng từ Diode Laser để báo về chân (6) IC CXA1081M, IC này căn cứ vào sự dẫn điện của Diode giám sát PD mà điều chỉnh lại công suất phát xạ của nguồn sáng Laser phát ra từ diode LD.

Mạch RF-Amp:

Mạch này nhận tín hiệu từ ma trận Diode (A+C), (B+D), E và F để cấp cho mạch DSP, Tracking Servo, Focus Servo. Các đường tín hiệu ngõ ra đã đựơc minh họa trên sơ đồ.



b. Mạch APC và mạch RFAmp sử dụng IC KA9220:

Mạch APC:

IC KA 9220 là IC dạng ”rệp” 80 chân, gồm các chức năng APC, RF Amp, Focus Servo, Tracking Servo, Sled Servo. IC này được sử dụng trong các máy đời mới.





Hình 2.24: sơ đồ mạch APC sử dụng IC KA9220.

Hoạt động của mạch: Khi có tín hiệu LDON, Transistor Q dẫn cấp dòng cho Diode Laser (LD), đồng thời diode PD có nhiệm vụ báo tình trạng của tia sáng Laser, tự động điều chỉnh công suất tia sáng Laser.

Mạch RF-Amp:



Hình 2.25: Mạch RF bên trong IC KA9220



Hình 2.26: Sơ đồ nguyên lý mạch RF-Amp bên trong IC KA9220.

Hình 2.26 trình bày sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại RF trong IC KA9220, từ hình vẽ ta thấy:

Op-amp1 và Op-amp 2: Là bộ chuyển đổi I/V.

Op-amp 3: Mạch cộng điện áp.

Ngõ ra RF là chân (66).

Ta có: V1 = -58K.IPD1.

V2 = -58K.IPD2



Với IPD1,IPD2 là dòng ngõ vào của các photo diode (A+C) và (B+B).



3.6.1.2. Mạch phát lại tín hiệu âm thanh:



Hình 2.27: Sơ đồ khối mạch phát lại tín hiệu âm thanh.

Hoạt động của mạch:

Tín hiệu ánh sáng phản xạ từ đĩa đến hệ thống Photo Diode cung cấp cho mạch RF-Amp. Ngõ ra mạch RF-Amp là tín hiệu EFM, tín hiệu này đưa vào khối tách dữ liệu. Khối này có nhiệm vụ tách các dữ liệu EFM, bit clock, tín hiệu đồng bộ cấp cho mạch xử lý tín hiệu số (DSP). Mạch DSP lấy ra các tín hiệu data, bit clock, LRCK cấp cho mạch chuyển đổi D/A. Ngõ ra các tín hiệu kênh phải và kênh trái được tách nhờ mạch lấy mẫu và giữ. Sau đó các tín hiệu này được đưa vào mạch LPF. Mạch này có nhiệm vụ đưa ra tín hiệu âm tần có tần số 50 Hz đến 20 Khz và loại bỏ tần số lấy mẫu 44,1 Khz.



Mạch data Strobe (Mạch tách dữ liệu).

Mạch tách dữ liệu có nhiệm vụ tách các bit clock được đồng bộ hóa với dữ liệu từ các tín hiệu EFM.

Dữ liệu đã tái tạo lại trong Compact Disc sẽ chứa các thành phần biến động mặc dù mạch Servo (điều chỉnh) vẫn hoạt động chính xác.

Mạch Digital tách các bit clock chứa cùng những biến động trong dữ liệu được tạo ra, việc ngăn ngừa biến động gây ra dao động đọa sai nhiều bit “0” liên tiếp được thực hiện.

Mạch data Strobe gồm một vòng khóa pha (PLL) được dùng để tách các bit clock từ tín hiệu EFM.

Tín hiệu EFM cũng được thiết kế sao cho nó không làm mất các thành phần xung nhịp (clock). Tuy nhiên, nó không thể tách các tín hiệu clock một cách liên tiếp từ các tín hiệu EFM nên mạch data Strobe chịu một tầm khống chế hẹp hơn. Nếu mạch Servo Motor kiểm soát chu kỳ sai lệch của tín hiệu EFM được tái tạo trong khoảng 50%, thì mạch data Strobe sẽ bị khóa để cho phép tạo ra xung clock.








Hình 2.29: Sơ đồ khối của mạch data Strobe.

Để tái tạo lại các bit clock, mạch tách dò cạnh làm việc để tách các cạnh từ các tín hiệu EFM.

Tiếp theo mạch so pha thực hiện so sánh giữa tín hiệu cạnh và ngõ ra VCO 4,3218 Mhz. Các tín hiệu sai biệt như thế được tạo ra có thể tái tạo lại các bit clock nhờ vào việc kiểm soát tần số dao động của VCO.


Hình 2.30: Dạng sóng của các tín hiệu.

Mạch hoàn điệu NRZI (Non Return to Zero Inverter).

Dữ liệu của tín hiệu EFM bao gồm 14 bit thông tin và 3 bit dự trữ. Tín hiệu EFM được biến điệu thành dạng NRZI bằng cách tín hiệu EFM bị đảo ngược khi dữ liệu là “1”. Điều này cho phép tín hiệu được hoàn điệu bởi bit clock (BCK) gởi cùng với tín hiệu EFM từ data Strobe.





Hình 2.31: Hoàn điệu NRZI.

Tách đồng bộ / mạch bảo vệ.

Tín hiệu được gởi từ mạch data Strobe là một chuỗi data các số “0”và “1” nối tiếp. Nó không thể cho biết điểm bắt đầu của dữ liệu. Dữ liệu này được gom lại theo mỗi 588 bit như một khung đơn rồi tín hiệu đồng bộ được cộng thêm ở phía trước nó.





Hình 2.32: Mạch nhận diện / bảo vệ tín hiệu đồng bộ.

Tín hiệu đồng bộ có kiểu mẫu với bề rộng xung là 11T -11T, tín hiệu này không được dùng trong dữ liệu nhạc, bằng cách dò tín hiệu đồng bộ này, phần trước của dữ liệu có thể được nhận diện.

Khi tín hiệu đồng bộ không được phát hiện, mạch điện có chức năng tạo ra tín hiệu bù sẽ tính toán thời gian ngay sau thời điểm phát hiện mất tín hiệu đồng bộ và bổ sung vào phần mất mát đó.

Mạch trên nhận diện tín hiệu đồng bộ theo mẫu 11T -11T, quá trình như thế gọi là quá trình tạo ra tín hiệu nhận diện đồng bộ.

Tín hiệu nhận diện được lấy ra theo từng khung, từ tín hiệu này, tín hiệu cổng thời gian được tạo ra để quan sát tín hiệu đồng bộ và bù vào phần tín hiệu đã mất hoặc bị sai lệch.



Hình 2.33: Dạng sóng của mạch nhận diện tín hiệu đồng bộ.

3.6.1.3. Mạch xử lý tín hiệu số.

Mạch tín hiệu số giải mã tín hiệu EFM từ mạch hoàn điệu NRZI và thực hiện giải đan xen (Deinterleave), sửa sai, tách mã phụ và tín hiệu vào/ra Digital.

a. Cấu trúc của tín hiệu Digital.

- Tín hiệu đọc từ đĩa trong quá trình phát lại đư­ợc phân tích và kết nhóm thành 588 bit.

- Nhóm 588 bit này đư­ợc gọi là khung (Frame). Một khung đư­ợc đọc tại 7,35khz.

- Khung chứa dữ liệu đã đ­ược đan xen trong 6 mẫu kênh trái và 6 mẫu kênh phải. Một mã CIRC dành cho việc sửa sai. Tín hiệu đồng bộ có chiều dài lớn nhất trong số các tín hiệu và các tín hiệu Sub code.

- Một nhóm 98 khung (588x98) gọi là khung lớn (Large frame) và Large frame đ­ược đọc tại 13,3ms (75KHz).



Hình 2.34: Sơ đồ khối của mạch xử lý tín hiệu số.

b. Hoàn điệu tín hiệu EFM:

Các tín hiệu nhạc được lượng tử hóa mỗi 16 bit được chia thành 8 bit cao và 8 bit thấp. Chúng được đổi thành dữ liệu 14 bit gọi là tín hiệu EFM.

Tín hiệu 8 bit sẽ phân biệt được 28 = 256 trường hợp, chúng chứa các dữ liệu “0” và “1” nối tiếp nhau.

Tín hiệu EFM 14 bit được thiết lập theo luật từ 2 đến 10, bit “0” kẹp giữa hai bit “1”.

Khi có sự xuất hiện liên tiếp các mức “0”, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của thành phần DC của tín hiệu, mà có thể gây ra khó khăn lớn trong quá trình tái tạo lại dữ liệu.

Để giải quyết vấn đề này, một chuỗi dữ liệu không có các số “1” xuất hiện liên tiếp hoặc với số lượng từ 2 đến 10 số “0” được chọn từ 214 = 16384 thành phần phân biệt của 14 bit dữ liệu.

Dữ liệu đã được chọn này được tạo ra tương ứng với 8 bit dữ liệu để thực hiện biến điệu NRZI.

Trong quá trình phát lại, các tín hiệu EFM 14 bit được đưa vào mạch hoàn điệu EFM. Mạch này được cài vào trong IC xử lý tín hiệu số (DSP).

Mạch hoàn điệu EFM đối chiếu với bảng chuyển đổi 14-8 bit để được nạp vào ROM đổi dữ liệu 14 bit ra 8 bit.

c. Chức năng của RAM.

Loại bỏ bất ổn (Jitter): Data đọc từ đĩa bị thay đổi do sự quay không đồng đều của đĩa. Sự thay đổi này gọi là sự bất ổn. Sự bất ổn có thể được loại trừ bằng cách ghi data chứa bất ổn đó lên RAM. Việc đọc data như thế nhờ một xung đồng hồ chính xác lấy ra từ dao động thạch anh.

Giải đan xen:

Thứ tự data bị thay đổi để ngăn ngừa các tín hiệu Analog ở ngõ ra bị gián đoạn, hoặc gây ra bởi sai số data liện tiêp hoặc xáo trộn dữ liệu do trầy xước đĩa..... Sự hoán đổi dữ liệu được thực hiện trên mỗi 4 khung. Quá trình này gọi là đan xen.

Trong quá trình tái tạo dữ liệu, cần phải lưu trữ dữ liệu trong 108 khung trên RAM để đưa ra theo thứ tự nguyên thủy của nó, chức năng này gọi là giải đan xen.

Lưu trữ mã phụ: 8 bit mã phụ data trong 1 khung được phân phối 98 khung cùng hình thành nên 1 mã phụ đơn. Như vây RAM lưu trữ 98 khung data mã phụ.

Giới thiệu IC RAM 16 bit HM6116HP dùng trong mạch xử lý tín hiệu số DSP.





Hình 2.35: Sơ đồ chân IC RAM 16 bit HM6116HP.

d. Nhận diện sai số và sửa sai:

Dữ liệu được tái tạo có thể chứa nhiều sai số hoặc mất dữ liệu do sự trầy xước của đĩa... Khi “1” trở thành “0” và ngược lại sẽ gây ra sự khiếm khuyết như trên, điều này được gọi là sự sai mã.



e. Mạch chuyển đổi D/A:

Mạch chuyển đổi D/A đổi tín hiệu số thành tín hiệu Analog có dải động rộng hơn. Mạch D/A yêu cầu phải có những chức năng sau:

Biến đổi D/A : 16 bit.

Tốc độ thay đổi: 20s / 2 kênh.

Độ méo hài : 0,003%.

Dải động : 96dB.



Giới thiệu một số IC chuyển đổi D/A:

* IC TDA 1311T.



Hình 2.36: Mạch chuyển đổi D/A sử dụng IC TDA 1311T.

IC TDA 1311T nhận các tín hiệu data, BCK, LRCK, từ khối DSP đến, đổi tín hiệu Digital thành Analog, sau đó tách ra 2 kênh trái và phải cho các khối sau.



* IC DAC PCM56HP.


Hình 2.37: Sơ đồ khối hoạt động của IC PCM56HP.

Tín hiệu ở ngõ ra mạch DAC sử dụng IC PCM56HP là tín hiệu Analog. Để tách 2 kênh trái và phải người ta sử dụng mạch S/H (Sample và Hold : Lấy mẫu và giữ).



f. Mạch lấy mẫu và giữ: (S/H).

Mạch lấy mẫu và giữ cho nhiệm vụ tách tín hiệu 2 kênh phải và trái thông qua 2 tín hiệu điều khiển DGL (Deglitch) : DGL-L và DGL-R. Tín hiệu DGL có thể được lấy ra từ mạch vi xử lý hoặc mạch Digital filter (mạch lọc số).

Mạch lọc số nhận các tín hiệu : BCK, DATA, LRCK, từ khối DSP đưa đến, sau đó cấp cho mạch ADC. Ngõ ra Analog của 2 kênh L và R được tách bởi mạch S/H, lệnh điều khiển 2 khóa điện (DGL và DGR) phải đồng nhịp với dữ liệu đã được ghi lên đĩa, sau đó tín hiệu từ khối S/H được đưa vào mạch lọc LPF cấp cho mạch khuếch đại âm thanh tại ngõ ra.



Hình 2.38: Sơ đồ minh họa nguyên lý hoạt động của mạch S/H.

3.6.2 Khèi SERRO (Focus Serro, Tracking Serro, Sled Serro, Spindle Serro)

2.3.3 Mạch điều khiển hội tụ (Focus Servo)

Mạch Focus Servo sử dụng để dịch chuyển vật kính theo chiều đứng để đạt được sự hội tụ chính xác của tia Laser trên đĩa bằng cách sử dụng cuộn hội tụ (Focus coil). Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và đĩa để đảm bảo hội tụ đúng tia laser tại các pit đã ghi.



Nguyên lý hoạt động:

Photo Diode được cấu tạo từ 4 diode A, B, C, D. Hình dạng của tia Laser đập trên bề mặt của photo diode được biến đổi tùy theo vị trí tương đối giữa vật kính và đĩa.

Để tách dò sai lệch Focus, các tín hiệu (A+C) và (B+D) được đưa vào mạch khuếch đại sai biệt Focus dùng Op-amp việc tách dò sai biệt Focus được thực hiện bằng cách lấy ra tín hiệu sai biệt {(A+C) - (B+D)}.

Nếu (A+C) > (B+D) : điểm hội tụ quá gần. Mạch Focus Servo đưa vào một điện áp âm để dịch chuyển vật kính ra xa hơn.





Hình 2.39: Nhận diện sai lệch hội tụ

Nếu (A+C) < (B+D): điểm hội tụ quá xa. Mạch Focus Servo đưa ra điện áp dương để dịch chuyển vật kính đến gần hơn.

Nếu (A+C) = (B+D): Điểm hội tụ là chính xác. Tín hiệu sai lệch Focus là 0V (điện áp chuẩn).



Hình 2.40: Sơ đồ hoạt động của mạch Focus Servo

Mạch Focus Servo Sử dụng IC CXA 1081, CXA 1082:

Hoạt động của mạch:

Trong quá trình dò hội tụ, khóa S1 được bậc về vị trí “b” đưa điện áp điều khiển ra khỏi chân (14) IC CXA 1082 cấp cho mạch Focus driver.

Khóa S1 bậc về vị trí “a”, các tín hiệu (A+C) và (B+D) đưa vào chân (7) và (8) IC CXA 1081 khuếch đại và biến đổi từ dòng điện qua điện áp rồi cộng lại với nhau cấp cho mạch FOK và mạch Focus Error Amp. Tín hiệu FOK được cấp ccho IC LC 76216 (IC vi xử lý). Ngõ ra Focus Error (FE) tại chân (19) IC CXA 1081 (RF- Amp) đưa vào chân (48) của IC CXA 1082. Sau khi qua mạch bù méo pha được đưa vào mạch FZC (Focus Zero Cross Comparation : So sánh điểm 0 Focus) cấp cho chân sense của IC CXD 1167. Mặt khác, tín hiệu FE còn cấp cho mạch Focus drive tại chân (14) Ic CXA 1082.

Khi khóa S2 đóng, tụ C tại chân (7) Ic CXA 1082.Mach điện,khoá S3 đóng, tụ C xả điện,điện áp trung bình này được cấp cho FOCUS SEARCH phục vụ cho mạch hội tụ.





Hình 2.41: Sơ đồ khối hoạt động của mạch Focus Servo sử dụng IC CXA 2082.

2.3.4 Mạch Tracking Servo

Mạch tracking Servo điều khiển vật kính bên trong khối pickup, bằng cách dịch chuyển nó theo hướng vuông góc với track được ghi để giữ tia laser đập đúng track ghi trên đĩa bằng cách sử dụng cuộn dây tracking (tracking coil).



Sơ đồ khối mạch servo tracking

Đây là mạch servo tracking sử dụng trong hệ thống 3 tia, trong đó tia chính được sử dụng cho việc dò hội tụ và hai tia phụ dùng cho việc dò sai TRACK.





Hình 2.42: Sơ đồ khối họat hoạt động cuả mạch Tracking Servo.

Các tia phụ được chiếu lên đĩa tại vị trí trước và sau tia chính, các tia phụ có vị trí lệch so với tia chính một khoảng là 1/2 bề rộng track. Các thành phần E, F của photo detector được dùng để nhận các tia phụ, tín hiệu sai biệt TRACK có thể nhận được bằng cách so sánh 2 tín hiệu từ bộ photo detector đưa ra, thông tin từ các bit được lấy ra từ các thành phần E, F qua mạch LPF.

Trường hợp tia laser đập chính xác vào bit, giá trị trung bình tín hiệu trung bình tại E,F bằng nhau, do đó không xuất hiện sai biệt ở ngõ ra.

Trong trường hợp tia laser bị lệch, giá trị trung bình cuả 2 tín hiệu do hai phần từ E và F tạo ra khác nhau, do đó sẽ xuất hiệu sai biệt (TE Signal).

Hoạt động nhảy Track:

Trong máy thu băng việc thay đổi tốc độ ở các chế độ dò tới, dò lui đ­ược thực hiện bằng cách địch chuyển tia sáng laser từ trong ra ngoài.

Quá trình nhảy track đ­ược điều khiển bởi vi xử lý. Tracking Servo hoạt động để giữ tia laser đập đúng track của chúng.

Hoạt động nhảy track bắt đầu khi công tắc SW đóng (ON) để ngắt mạch servo ra khỏi khối lái track, sau đó khối vi xử lý điều khiển cung cấp dòng âm hoặc dư­ơng để điều khiển hoạt động nhảy track theo chiều mong muốn.



Mạch Tracking Servo sử dụng IC CXA 1081, IC CXA 1082.

Mạch điện gồm các IC sau:

IC CXA 1081: Bao gồm khối chuển đổi I/V, khối cộng,khối khuếch đại sai biệt tracking.

IC CXA 1082: Bao gồm mạch bù pha, Tracking Error Amp.

LC 67216: IC vi xử lý.





Hình 2.43: Sơ đồ nguyên lý mạch Servo Tracking.

Hoạt động của mạch:

Các tín hiệu E, F được lấy từ bộ photo detector cấp cho chân (10) và chân (11) IC CXA 1081. Ngõ ra chân (20) IC là tín hiệu sai biệt Track (TEO). Tín hiệu này được cấp cho mạch bù pha tại chân (45) IC CXA 1082, sau đó cấp cho mạch khuếch đại sai biệt Track (TAO) tại chân (11) IC CXA 1082 và đi đến tầng lái cuộn Tracking, dịch chuyển vật kính theo chiều ngang.

Ngoài ra, chân (42) IC CXA 1082 là chân MIRROR, chân này liên lạc trực tiếp với ngõ ra của chân (22) IC CXA 1081.

Để nhận diện điểm hội tụ đã thực hiện đúng hay chưa. Chân (20) IC CXA 1082 (C.out = Track Count) là xung đếm track cấp cho IC CXD 1167 (DSP). Đây là chân khá căn bản trên mạch Servo khi khảo sát khối Servo và DSP, tín hiệu C.out được dùng để báo khối Servo đang hoạt động nhảy track.



2.3.5 Mạch SLED SERVO:(Mạch điều chỉnh động cơ dịch chuyển đầu đọc).

Mạch Sled Servo có nhiệm vụ điều khiển động cơ dịch chuyển đầu đọc Pickup để tạo tác động dịch chuyển cụm quang học đi từ trong ra ngoài đĩa và ngược lại bằng cách sử dụng Sled motor

Mạch Tracking Servo có tầm điều khiển khoảng 80 Track (40 Track). Nếu cụm quang học lệch khỏi 80 track này thì mạch sled Servo sẽ hoạt động kéo cụm quang học dịch chuyển tới một khoảng 80 Track.

1 Sơ đồ khối mạch Sled Servo.



Hình 2.44: Sơ đồ khối mạch Sled Servo.

Mạch Sled Servo được hình thành bởi các mạch tích phân, so sánh và tầng lái. Điện áp trung bình của tín hiệu TE (Tracking Error) từ mạch Tracking Servo tăng theo thời gian. Sự khác biệt theo điện áp trung bình được lấy ra nhờ mạch tích phân tín hiệu TE, tín hiệu SE (Sled Error) được sử dụng để lái Sled Motor sao cho vật kính được giữ trong tầm điều chỉnh so với điện áp chuẩn ngay tại tâm của hệ cơ.

Để truy tìm bản nhạc bất kỳ, SW2 được bậc về vị trí “on” để cô lập mạch Servo ra khỏi hệ thống, sau đó mạch khuếch đại thuật toán của tầng lái được cấp dòng dương hoặc âm làm quay Sled Motor theo chiều thích hợp để dịch chuyển cụm quang học.

Mức độ dịch chuyển cụm quang học được tính toán từ dữ liệu của bảng nội dung TOC (Table Of Content) bằng cách đối chiếu sai lệch giữa vị trí hiện hành và vị trí sắp được truy xuất.




Hình 2.45: Sự tách dò tín hiệu sai lệch điều khiển động SLED

2 Mạch Sled Servo sử dụng IC CXA 1081 và CXA 1082.

Hoạt động của mạch:

Tín hiệu lái Tracking xuất hiện tại chân (11) IC CXA 1082 được lọc nhờ mạch tích phân để cấp cho ngõ vào mạch so sánh tại chân (19) IC CXA 1082, ngõ ra tín hiệu lái Sled Motor xuất hiện tại chân (20) IC CXA 1082 (SLO: Sled Motor Output).






Hình 2.46: Sơ đồ mạch Sled Servo sử dụng IC CXA 1082.

.3.6.2.4. Mạch SPINDLE SERVO:

Mạch Spindle Servo điều chỉnh vận tốc quay của motor để làm quay đĩa.

Ngoài ra, mạch Spindle Servo còn có các nhiệm vụ tách các tín hiệu đồng bộ của dữ liệu đã được ghi lên đĩa và điều khiển vận tốc quay của đĩa sao cho khoảng cách giữa các tín hiệu đồng bộ là không đổi.

Sơ đồ khối của mạch Spindle Servo.




Hình 2.47: Sơ đồ khối của mạch Spindle Servo.

Không như trong đĩa Analog, trong đĩa CD việc sử dụng vận tốc dài không đổi CLV ( Constant Linear Velocity), vận tốc quay của đĩa thay đổi từ 500 vòng / phút khi đầu đọc ở vị trí trong cùng và 200 vòng /phút khi đầu đọc ở vị trí ngoài cùng (vận tốc dài không đổi từ 1,2 đến 1,4 m/s).

Mạch CLV-Servo có 2 chế độ hoạt động: CLV-S (Speed) và CLV-P (Phase).

Chế độ CLV-S: Chế độ hoạt động thô của CLV Servo được dùng trong các trường hợp: Tại thời điểm bắt đầu quay đĩa và trường hợp nhảy Track (trong trường hợp này tốc độ quay đĩa có sự thay đổi đột ngột do có sự thay đổi đột ngột đường kính đĩa).

Mạch CLV-P: Điều khiển hoạt động so pha giữa bit clock 4,3218 Mhz tách ra từ tín hiệu EFM trong quá trình plat và tín hiệu dao động thạch anh 4,3218 Mhz điều chỉnh vận tốc quay đồng pha của Motor đĩa.

Mạch CLV-S so sánh tần số dao động của tín hiệu đồng bộ khung 7,35 Khz được tách ra từ tín hiệu EFM và dao động chuẩn 7,35 Khz.



Phân tích sơ đồ mạch Spindle Sero.

Nhiệm vụ của các thành phần trong mạch:

IC CXA 1372Q: IC này có nhiệm vụ điều chỉnh độ hội tụ tia Laser, điều chỉnh cuộn Tracking, Motor trượt cụm quang học và tạo tín hiệu EFM.

IC LA 1632M: IC này được sử dụng để lái cuộn Focus, cuộn Tracking, các động cơ dịch chuyển cụm quang học và động cơ quay đĩa.

IC CDX 2500Q: IC này xử lý tín hiệu số, tín hiệu âm thanh, và ổn dịnh tốc độ quay của đĩa. Mạch này có nhiệm vụ tách các bit clock, tách đồng bộ khung để so sánh với tín hiệu chuẩn7,35 Khz và 4,3218 Mhz để ổn định vận tốc quay của đĩa.




Hình 2.48: Sơ đồ nguyên lý mạch Spindle Servo.
3.6.3 C¸c m¹ch ®iÒu khiÓn MOTOR (M¹ch Loading Motor, M¹ch Sprindle Motor, M¹ch Sled Motor, M¹ch Tray Motor)


Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương