Chương I những vấn đề chung


Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường



tải về 353.01 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích353.01 Kb.
#35509
1   2   3   4

6.2.1. Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường

Ðối tượng quan trọng nhất cần phải có một chương trình giám sát chi tiết, cụ thể đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét là môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất và sức khoẻ công nhân.



a. Giám sát môi trường không khí

  • Ðối với môi trường không khí bên trong khu mỏ:

+ Tại moong khai thác, khu vực xúc bốc, khu vực chế biến đá, các tuyến đường vận chuyển trong mỏ, khu vực hành chính, khu vực bãi thải...

  • Ðối với môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy:

+ Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa Ðông và mùa hè.

+ Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè.



  • Thông số cần giám sát:

- Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, CO và CO2.

b. Giám sát môi trường nước

  • Ðối với các công trình xử lý nước thải:

+ 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (hồ lắng).

  • Ðối với vực nước mặt tiếp nhận nước thải của mỏ:

+ Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận.

  • Thông số cần giám sát:

+ pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, Coliforms...

c. Giám sát môi trường đất

- Quan trắc, giám sát quá trình trôi trượt, sạt lở bò moong, bãi thải (nếu có).

- Quá trình bồi tụ, lắng đọng đất đá liên quan đến hoạt động của dự án tại các dòng chẩy trong khu vực.

- Quá trình thu gom và bảo quản đất mầu.



Ngoài ra đối với hoạt động khai thác, chế biến đá, sét cần thiết phải có kế hoạch cụ thể để giám sát:

+ Thi công đồng bộ và chất lượng các công trình bảo vệ môi trường.

+ Việc trồng cây xanh hai bên đường và vành đai bảo vệ khu mỏ.

+ Quá trình hoàn phục và cải tạo môi trường thường tiến hành đồng thời với quá trình hoạt động vì vậy cần kiểm tra một số vấn đề sau đây:

- Vị trí các bãi thải, phương pháp thải có bảo đảm không?

- Các giải pháp hoàn phục và cải tạo môi trường sau khai thác có được thực hiện theo tiến độ và thiết kế không? Ðặc biệt là đối với môi trường đất, thực vật và cảnh quan.



6.2.2. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc

Hoạt động giám sát, quan trắc môi trường phải được thực hiện theo những tần suất nhất định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chương trình quan trắc các thành phần môi trường phải thật cụ thể và thông thường theo tần suất 3 tháng/lần cho năm hoạt động đầu tiên và 6 tháng/lần cho những năm hoạt động tiếp theo.



6.2.3. Dự trù kinh phí cho giám sát, quan trắc môi trường

Dự trù kinh phí cho hoạt động quan trắc môi trường của cơ sở là cần thiết và không thể thiếu, do vậy trong phần nội dung này phải đề suất rất cụ thể, rõ ràng những khoảng kinh phí dự trù cho hoạt động quan trắc từng thành phần môi trường nêu trên.



Chương 7

Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường


Cấu trúc báo cáo ÐTM Dự án khai thác, chế biến đá và sét được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I.2 Nghị định 175/CP, ngày 18/10/1994 về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường" của Chính phủ.

I. Mở đầu

Trong phần mở đầu trình bày những nội dung chính như sau:

I.1. Mục đích thành lập báo cáo ÐTM

I.2. Các văn bản pháp quy và cở sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo


  • Các văn bản pháp quy bao gồm:

+ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993.

+ Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

+ Các Văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

+ Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, TCVN - 1995.



  • Cơ sở dữ liệu tài liệu kỹ thuật để lập báo cáo ÐTM:

+ Các tài liệu lưu trữ;

+ Các tài liệu điều tra khảo sát;

+ Các tài liệu khác.

I.3. Phương pháp ÐTM

Phần này liệt kê các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình ÐTM.



I.4. Tổ chức và tiến độ thực hiện ÐTM:

- Danh sách đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng báo cáo ÐTM.

- Tiến độ thực hiện ÐTM.

II. Mô tả sơ lược về dự án



II.1. Giới thiệu về dự án

- Tên dự án.

- Chủ đầu tư: Tên cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc văn bản có giá trị tương đương.

- Ðịa điểm thực hiên dự án.

- Mục tiêu kinh tế, xã hội, ý nghĩa chính trị của dự án.

- Nội dung cơ bản và lĩnh vực hoạt động của dự án.

- Lợi ích kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.

- Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án.

- Tiến độ của dự án dự kiến quá trình khai thác dự án.

- Chi phí cho dự án. Quá trình chi phí.



II.2. Mô tả sơ lược về công nghệ và thiết bị của dự án:

- Công nghệ và thiết bị khai thác.

- Công nghệ và thiết bị chế biến.

II.3. Mô tả sơ lược về công nghệ và thiết bị xử lý môi trường dự kiến thực hiện trong dự án

III. Hiện trạng môi trường tại khu vực thực hiện dự án

Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự án.

Dự báo diễn biến trong điều kiện không thực hiện dự án.



  • Nội dung của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 3 của Bản hướng dẫn

IV. Dự báo, đánh giá tác động của dự án lên môi trường

IV.1. Mô tả tác động của dự án đến môi trường khu vực thực hiện dự án

Trình bày tính chất, phạm vi, mức độ, diễn biến theo thời gian của từng tác động môi trường đã được nêu trong chương 4 của bản hướng dẫn. So sánh với trường hợp không thực hiện dự án.



IV.2. Ðánh giá diễn biễn tổng hợp về môi trường khi thực hiện dự án

- Phân tích diễn biến tổng hợp theo từng phương án thực hiện dự án.

- Những tổn thất về tài nguyên và môi trường theo từng phuơng án. Ðịnh hướng các khả năng khắc phục.

- So sánh được/mất và lợi/hại về kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường theo từng phương án.



IV.3. Ðánh giá chung

Ðánh giá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường. Các công tác nghiên cứu điều tra, khảo sát đo đạc cần được tiếp tục điều chỉnh dự báo đánh giá tác động môi trường trong tương lai.



IV.4. Những kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án

- Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.

- Kiến nghị về vác biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án được đề nghị chấp thuận.


  • Nội dụng của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 4 của Bản hướng dẫn.

V. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án lên môi trường

Trình bày kỹ các biện pháp kỹ thuật - công nghệ, tổ chức - điều hành nhằm khắc phục các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.

So sánh lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cho từng biện pháp của dự án.


  • Nội dụng của phần này được biên soạn dựa trên các dữ liệu mô tả trong chương 5 của Bản hướng dẫn.

VI. Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường

VII. Kết luận và kiến nghị

+ Trình bày tóm tắt những tác động môi trường do thực hiện dự án.

+ Phân tích, nhận định mức độ phù hợp về mặt môi trường của dự án.

+ Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất.

+ Cam kết của chủ dự án về thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án.

VIII. Danh mục các tài liệu tham khảo

Liệt kê theo thứ tự ABC danh mục các tài liệu chính sử dụng khi thực hiện ÐTM dự án.

IX. Các phụ lục kèm theo báo cáo

1. Các số liệu, tài liệu đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích và tính toán.



2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án (quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi); quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án; giấy phép đầu tư; các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất; các giấy tờ liên quan đến khai thác mỏ và quản lý tài nguyên;...).

3. Tư liệu ảnh về khu vực dự án: hình ảnh về khu vực dự án; hình ảnh về hoạt động nghiên cứu tài nguyên và môi trường khu vực dự án; ...

tải về 353.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương