Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ



tải về 0.56 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2. MÔI TRƯỜNGiii


Chỉ số

Mô tả

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

2.1. Bối cảnh chính trị

Tình hình chính trị quốc gia và ảnh hưởng của nó tới Xã hội dân sự như thế nào?

2.1.1 Các quyền chính trị

Các hạn chế về quyền chính trị của công dân lớn đến mức nào? (ví dụ để tham gia tự do vào các quá trình chính trị, bầu các lãnh đạo chính trị thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, tự do tổ chức trong các đảng phái chính trị)?

Có những hạn chế nghiêm trọng về quyền chính trị của công dân. Công dân không thể tham gia vào các quá trình chính trị

Có một vài hạn chế về quyền chính trị của công dân và sự tham gia của họ vào các quá trình chính trị.

Các công dân có được những quyền chính trị cơ bản và những cơ hội có ‎ý‎ nghĩa trong việc tham gia các chính trị. Có một số ít hạn chế về tự do đầy đủ của quyền chính trị của công dân và sự tham gia của họ vào các quá trình chính trị

Người dân có tự do đầy đủ và sự lựa chọn để thực hiện các quyền chính trị của mình và tham gia một cách có ‎ý ‎ nghĩa vào các quá trình chính trị.

2.1.2 Cạnh tranh chính trị

Những đặc điểm chính của hệ thống đảng về số lượng các đảng phái, hệ tư tưởng, thể chế và cạnh tranh giữa các đảng là gì?

Hệ thống một đảng

Một số lượng nhỏ các đảng dựa trên chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thân quen, hoặc theo những tư tưởng chính trị giống nhau

Đa đảng, nhưng thể chế yếu và/ hoặc thiếu màu sắc riêng trong tư tưởng

Cạnh tranh đa đảng mạnh giữa các đảng có thể chế tốt và tư tưởng đa dạng

2.1.3 Luật lệ

Luật lệ bám rễ vào quốc gia như thế nào?

Các công dân và Nhà nước thường không tôn trọng luật

Các công dân và Nhà nước thường có sự tin tưởng thấp vào pháp luật và vi phạm pháp luật thường xuyên

Có mức độ tin tưởng vừa phải đối với pháp luật. Sự vi phạm pháp luật của công dân và Nhà nước thường không phổ biến

Xã hội được quản lý‎ bởi những luật lệ công bằng và được phát triển hợp l‎ý. Những luật lệ này nói chung thường được tuân thủ tốt


2.1.4 Tham nhũng

Sự tham nhũng của khu vực công được đánh giá tới mức nào?

Cao

Đáng kể

Vừa phải

Thấp

2.1.5 Hiệu quả của Nhà nước

Nhà nước có thể hoàn thành được chức năng nhiệm vụ đã định đến mức nào?

Bộ máy Nhà nước đã sụp đổ hoặc hoàn toàn vô hiệu (do khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội)

Khả năng của bộ máy Nhà nước là rất hạn chế

Bộ máy Nhà nước có hoạt động nhưng được coi là thiếu năng lực và không có phản ứng linh hoạt trong quản trị

Bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quả và được đánh giá là làm việc vì lợi ích công cộng

2.1.6 Phi tập trung hóa

Chi tiêu Chính phủ được phân cấp đến chính quyền địa phương đến mức nào?

Phần chi tiêu chính phủ của chính quyền địa phương dưới 20%

Phần chi tiêu chính phủ của chính quyền địa phương giữa 20,0% và 34,9%

Phần chi tiêu chính phủ của chính quyền địa phương 35,0% và 49,9%

Phần chi tiêu chính phủ của chính quyền địa phương cao hơn 49,9%

2.2. Các quyền và tự do cơ bản

Các tự do cơ bản được pháp luật đảm bảo và được thực hiện trong thực tế đến mức nào?

2.2.1 Tự do dân sự

Các quyền tự do dân sự (ví dụ tự do ngôn luận, liên kết, và hội họp) được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trong thực tế đến thế nào?

Tự do dân sự bị vi phạm một cách có hệ thống

Tự do dân sự bị vi phạm thường xuyên

Có những sự vi phạm tự do dân sự, nhưng đơn lẻ và ít xảy ra

Tự do dân sự được pháp luật đảm bảo đầy đủ và được thực hiện trong thực tế

2.2.2 Quyền thông tin

Khả năng tiếp cận thông tin của công chúng được pháp luật đảm bảo đến đâu? Các tài liệu của Chính phủ được công chúng tiếp cận đến mức nào?

Không có luật đảm bảo quyền thông tin. Sự tiếp cận của công dân vào các tài liệu chính phủ là cực kỳ hạn chế

Sự tiếp cận của công dân đối với các tài liệu của chính phủ bị hạn chế nhưng đang được nới rộng

Có qui định luật pháp về khả năng tiêp cận của công chúng đối với thông tin nhưng thực tế thực thi thì rất khó có thể tiếp cận các tài liệu của chính phủ


Công chúng có thể tiếp cận các tài liệu của chính phủ dễ dàng và rộng rãi.

2.2.3 Tự do báo chí

Tự do báo chí được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trong thực tế đến thế nào?

Tự do báo chí bị vi phạm một cách có hệ thống

Tự do báo chí bị vi phạm thường xuyên

Có những sự vi phạm tự do báo chí, nhưng đơn lẻ và ít xảy ra

Tự do báo chí được pháp luật đảm bảo đầy đủ và được thực hiện trong thực tế

2.3. Bối cảnh kinh tế xã hội iv

Hoàn cảnh kinh tế xã hội quốc gia và mức ảnh hưởng của nó đến Xã hội dân sự như thế nào?

2.3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội. Các điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia cản trở hiệu quả hoạt động của Xã hội dân sự đến mức nào?

Các điều kiện kinh tế và xã hội thể hiện một rào cản nghiêm trọng đến tính hoạt động hiệu quả Xã hội dân sự. Hiện đang có nhiều hơn năm điều kiện sau:

  1. Nghèo đói lan tràn (ví dụ nhiều 40% dân số có mức thu nhập dưới 2 Đô-la một ngày)

  2. Nội chiến (xung đột vũ trang trong 5 năm qua)

  3. Xung đột tôn giáo và/hoặc sắc tộc trầm trọng

  4. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng (ví dụ nợ nước ngoài nhiều hơn GNP)

  5. Khủng hoảng xã hội nghiêm trọng (trong vòng 2 năm qua)

  6. Mất cân bằng kinh tế - xã hội nghiêm trọng (hệ số GINI lớn hơn 0,4)

  7. Tỷ lệ mù chữ của người lớn trên diện rộng (nhiều hơn 40%)

  8. Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (nghĩa là có ít hơn 5 máy chủ trên 10.000 cư dân)

Các điều kiện kinh tế và xã hội hạn chế lớn đến tính hoạt động hiệu quả Xã hội dân sự. Hiện đang có ba, bốn, năm điều kiện.


Các điều kiện kinh tế và xã hội phần nào hạn chế đến tính hoạt động hiệu quả Xã hội dân sự. Hiện đang có một hoặc hai điều kiện.

Các điều kiện kinh tế và xã hội không thể hiện một rào cản nào đến tính hoạt động hiệu quả Xã hội dân sự. Không có điều kiện nào.

2.4. Bối cảnh văn hóa – xã hội

Các quy tắc và quan điểm văn hóa xã hội có lợi hoặc có hại đến Xã hội dân sự đến mức nào?

2.4.1. Sự tin tưởng

Các thành viên của xã hội tin tưởng lẫn nhau đến mức nào?

Quan hệ giữa các thành viên xã hội có đặc tính là không tin tưởng lẫn nhau (ví dụ dưới 10% người dân cho điểm đối với chỉ số Sự tin tưởng trong Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS))

Có sự không tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên xã hội trên phạm vi rộng (ví dụ 10% đến 30% người dân cho điểm điểm đối với chỉ số Sự tin tưởng trong Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS))

Có sự tin tưởng lẫn nhau vừa phải giữa các thành viên xã hội (ví dụ 30% đến 50% người dân cho điểm điểm đối với chỉ số Sự tin tưởng trong Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS))

Có sự tin tưởng lẫn nhau cao giữa các thành viên xã hội (ví dụ nhiều hơn 50% người dân cho điểm điểm đối với chỉ số Sự tin tưởng trong Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS))

2.4.2. Khoan dung

Các thành viên xã hội có mức độ khoan dung đến đâu?

Xã hội có đặc tính không khoan dung trên diện rộng (ví dụ điểm trung bình của chỉ số khoan dung trong WVS là 3.0 hoặc lớn hơn)

Xã hội có đặc tính là mức độ khoan dung thấp (ví dụ chỉ số nằm giữa 2.0 và 2.9)

Xã hội có đặc tính là mức độ khoan dung vừa phải (ví dụ chỉ số nằm giữa 1.0 và 1.9)

Xã hội có đặc tính là mức độ khoan dung cao (ví dụ chỉ số nhỏ hơn 1.0)

2.4.3. Ý thức công cộngv

Ý thức công cộng giữa các thành viên xã hội tốt đến mức nào?

Ý thức công cộng rất kém trong xã hội (ví dụ điểm trung bình của chỉ số tinh thần cộng đồng từ WVS là nhiều hơn 3.5)

Ý thức công cộng kém (ví dụ chỉ số nằm giữa 2.6 và 3.5)

Ý thức công cộng ở mức độ vừa phải (ví dụ chỉ số nằm giữa 1.5 và 2.5)

Ý thức công cộng ở mức độ cao (ví dụ chỉ số thấp hơn 1.5)

2.5. Môi trường pháp lí

Môi trường pháp lí hiện tại hỗ trợ hoặc cản trở Xã hội dân sự tới mức độ nào?

2.5.1. Đăng kí thành lập Tổ chức Xã hội dân sựvi

Quy trình đăng kí hỗ trợ việc đăng kí Tổ chức Xã hội dân sự như thế nào?

Quy trình này (1) đơn giản, (2) nhanh, (3) rẻ, (4) tuân theo các qui định pháp luật, (5) được áp dụng thống nhất?



Quá trình đăng kí Tổ chức Xã hội dân sự hoàn toàn không có tính hỗ trợ. Thiếu bốn hoặc năm thuộc tính chất lượng.

Quá trình đăng kí Tổ chức Xã hội dân sự không có tính hỗ trợ.Thiếu hai hoặc ba thuộc tính chất lượng.

Quá trình đăng kí Tổ chức Xã hội dân sự có thể được coi là tương đối có tính hỗ trợ. Thiếu một thuộc tính chất lượng.

Quá trình đăng kí Tổ chức Xã hội dân sự có tính hỗ trợ. Không thiếu thuộc tính chất lượng nào.

2.5.2. Các hoạt động ủng hộ được phép

Trong chừng mực nào các Tổ chức Xã hội dân sự tham gia vào việc ủng hộ/ phê bình chính phủ?

Các Tổ chức Xã hội dân sự không được phép tham gia vào việc ủng hộ/ phê bình chính phủ.

Có nhiêù cản trở quá đáng và/hoặc được xác đinh mập mờ cho các hoạt động ủng hộ.

Các cản trở đối với hoạt động ủng hộ của các Tổ chức Xã hội dân sự là tối thiểu và được xác định rõ rang.

Các Tổ chức Xã hội dân sự được phép tham gia tự do vào việc ủng hộ/ phê bình chính phủ.

2.5.3. Các luật thuế ưu đãi cho các Tổ chức Xã hội dân sự

Hệ thống thuế ưu đãi các Tổ chức Xã hội dân sự đến mức nào? Phạm vi các Tổ chức Xã hội dân sự được quyền miễn thuế hẹp/ rộng đến mức nào? Thuế được miễn này có đáng kể không?

Hệ thống thuế cản trở các Tổ chức Xã hội dân sự. Không có hình thức ưu đãi hay miễn thuế nào đối với các Tổ chức Xã hội dân sự.

Hệ thống thuế là gánh nặng đối với các Tổ chức Xã hội dân sự. Những hình thức ưu đãi hay miễn thuế chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ các Tổ chức Xã hội dân sự (ví dụ các tổ chức nhân đạo) hoặc cho một vài nguồn thu nhập hạn chế (ví dụ tiền tài trợ hoặc đóng góp nhân đạo)

Hệ thống thuế đã có những ưu đãi đối với các Tổ chức Xã hội dân sự. Chỉ có một phạm vi hẹp các Tổ chức Xã hội dân sự bị loại trừ khỏi phạm vi ưu đãi hay miễn thuế, và/ hoặc những ưu đãi hay miễn thuế đã có đối với một vài loại thuế và một vài loại hoạt động

Hệ thống thuế cung cấp những ưu đãi tốt đối với các Tổ chức Xã hội dân sự. Sự ưu đãi hay miễn thuế được áp dụng với nhiều loại thuế và nhiều loại hoạt động, chỉ bị hạn chế trong một vài hoàn cảnh đặc biệt cụ thể.

2.5.4. Lợi thuế cho tổ chức từ thiện

Việc giảm thuế hoặc tín dụng, hay những hình thức lợi thuế nào khác để khuyến khích cá nhân và tổ chức đóng góp từ thiện được áp dụng phổ biến đến mức nào?

Không có hình thức lợi thuế nào được áp dụng (đối với cá nhân hoặc tổ chức) cho những hoạt động từ thiện

Các hình thức lợi thuế được áp dụng đối với những tập hợp mục tiêu hạn chế hoặc những dạng tổ chức rất hạn chế


Các hình thức lợi thuế được áp dụng đối với những tập hợp mục tiêu hoặc những dạng tổ chức khá rộng rãi.

Các hình thức lợi thuế được áp dụng đáng kể đối với những tập hợp mục tiêu hoặc những dạng tổ chức khá rộng rãi.

2.6. Quan hệ Xã hội dân sự với Nhà nước

Bản chất và chất lượng của các quan hệ giữa Xã hội dân sự và Nhà nước là như thế nào?

2.6.1. Tự chủ

Xã hội dân sự tồn tại và hoạt động độc lập đối với Nhà nước đến mức độ nào? Trong chừng mực nào các Tổ chức Xã hội dân sự được tự do hoạt động không với sự can thiệp quá đáng của chính phủ? Sự giám sát của chính phủ có được xác lập hợp lí và chỉ giới hạn trong việc bảo vệ các lợi ích hợp pháp của cộng đồng hay không?

Nhà nước kiểm soát Xã hội dân sự

Hoạt động của các Tổ chức Xã hội dân sự thường bị can thiệp tùy tiện.

Nhà nước chấp nhận sự tồn tại của một Xã hội dân sự độc lập nhưng các Tổ chức Xã hội dân sự vẫn thỉnh thoảng bị can thiệp

Các Tổ chức Xã hội dân sự hoạt động tự do. Các tổ chức chỉ bị giám sát khi có mối quan hệ rõ rang với lợi ích công cộng hợp pháp.

2.6.2. Đối thoại

Nhà nước đối thoại với Xã hội dân sự tới mức độ nào? Những thuật ngữ và qui tắc tham gia (nếu có) có mức độ toàn diện và được thể chế hóa đến mức nào?

Không có sự đối thoại có ý nghĩa thực sự ‎giữa Xã hội dân sự và Nhà nước

Nhà nước chỉ thỉnh thoảng tìm tới việc đối thoại với một số ít các Tổ chức Xã hội dân sự về một vài vụ việc đơn lẻ

Nhà nước đối thoại với một diện khá rộng các Tổ chức Xã hội dân sự nhưng phần lớn là trên cơ sở không thường xuyên

Cơ chế tổ chức đối thoại có hệ thống giữa Nhà nước với một diện rộng và đa dạng các Tổ chức Xã hội dân sự đã được áp dụng.

2.6.3. Hợp tác/ hỗ trợ

Phạm vi các Tổ chức Xã hội dân sự được nhận các nguồn lực của nhà nước (dưới dạng tài trợ, hợp đồng v.v.) rộng/hẹp như thế nào?

Mức độ nguồn lực nhà nước đưa đến các Tổ chức Xã hội dân sự là không đáng kể

Chỉ có một phạm vi hạn chế các Tổ chức Xã hội dân sự nhận được những nguồn lực của Nhà nước

Một phạm vi vừa phải các Tổ chức Xã hội dân sự nhận được các nguồn lực của Nhà nước

Nhà nước chuyển những nguồn lực đáng kể cho một số lượng rộng rãi các Tổ chức Xã hội dân sự

2.7. Quan hệ giữa Xã hội dân sự và khu vực tư nhân

Bản chất và chất lượng của các quan hệ giữa Xã hội dân sự và khu vực tư nhân là như thế nào?

2.7.1. Thái độ của khu vực tư nhân

Thái độ chung của khu vực tư nhân đối với các chủ thể của Xã hội dân sự là như thế nào?

Nói chung là thù địch

Nói chung là trung lập

Nói chung là tích cực

Nói chung là ủng hộ

2.7.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Quan điểm và hành động nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp được phát triển tới mức độ nào ?

Phần lớn các công ty không quan tâm đến các ảnh hưởng đến xã hội và môi trường do các hoạt động của họ

Phần lớn các công ty trả tiền dịch vụ khuyếch trương nghĩa vụ xã hội của mình. Tuy nhiên, hoạt động của họ thường không quan tâm đến những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

Phần lớn các công ty bắt đầu quan tâm đến những tác động tiêu cực tiềm năng đến môi trường và xã hội do hoạt động của mình

Phần lớn các công ty đã có những hành vi hiệu quả nhằm chống lại những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường.

2.7.3 Doanh nghiệp làm từ thiệnvii

Quy mô nhận được hỗ trợ từ khu vực tư nhân các Tổ chức Xã hội dân sự rộng/hẹp đến mức nào?


Việc công ty làm từ thiện là không đáng kể

Chỉ có một phạm vi hạn chế các Tổ chức Xã hội dân sự nhận được tài trợ của khu vực tư nhân

Phạm vi các Tổ chức Xã hội dân sự nhận được tài trợ của khu vực tư nhân là vừa phải

Khu vực tư nhân chuyển nguồn lực đến một phạm vi rộng rãi các Tổ chức Xã hội dân sự


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương