Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ



tải về 0.56 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3. KhuyẾn ngHỊ

Quá trình nghiên cứu và các cuộc thảo luận của Dự án đã cho thấy cả những điểm mạnh và điểm yếu của Xã hội dân sự ở Việt Nam. Những điểm mạnh đó là: một Xã hội dân sự với nhiều Tổ chức ở tất cả các cấp và hoạt động trên hầu khắp đất nước. Các Tổ chức Xã hội dân sự (CSO) có nhiều nỗ lực và thực hiện nhiều hoạt động tập trung vào giảm nghèo, hỗ trợ những người nghèo và người bất hạnh trong nhiều mặt. Xã hội dân sự này mang đặc điểm khá rõ nét về tinh thần và niềm tin. Kể từ bắt đầu công cuộc Đổi mới 20 năm trước đây, Xã hội dân sự đã trải qua những biến đổi cơ bản và đã dần dần gia tăng về sức mạnh và tổ chức từ nửa đầu thập niên 90. Các Tổ chức quần chúng (MO) đã mở rộng các hoạt động, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, và các Tổ chức mới cũng đã xuất hiện ở cả dưới hình thức NGO Việt Nam và các Nhóm cộng đồng. Có nhiều ý tưởng mới đã được áp dụng, đặc biệt là thông qua các NGO Việt Nam và tinh thần tự thân vận động đã được mở rộng thông qua các Tổ chức cộng đồng.


Có sự hợp tác khá tích cực giữa Xã hội dân sự và Nhà nước, đặc biệt là đối với các Tổ chức Quần chúng và các Hiệp hội nghề nghiệp nằm trong Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, về sự hợp tác này, cũng có khác biệt giữa những thành phần khác nhau của Xã hội dân sự. Một trong những vấn đề chính của Xã hội dân sự ở Việt Nam là môi trường chính trị-xã hội chưa cho phép các Tổ chức phát triển đầy đủ và đổi mới ở mức độ cần thiết đối với các CSO mặc dù họ cần phải phát huy hơn nữa vai trò đổi mới. Môi trường pháp lý đối với các CSO vẫn đang hoàn thiện dần và Luật Hiệp hội còn đang trong giai đoạn thảo luận, và một số vấn đề vướng mắc mà một khi được quyết định, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện môi trường này. Nhà nước vẫn còn đóng vai trò chủ đạo trong việc lập những quyết sách và các CSO chỉ tác động vào quá trình đó thông qua hợp tác. Rõ ràng là Xã hội dân sự ở Việt Nam vẫn còn những ràng buộc với Nhà nước, tuy nhiên nhiều thay đổi đã được thực hiện thông qua các hoạt động hành chính.
Chính các CSO cũng bộc lộ những điểm yếu do cơ cấu nhiều thành phần và do chưa có các cơ cấu nội bộ và các cơ quan bảo trợ thoả đáng. Các MO có cơ cấu tổ chức nhiều cấp bậc và trong quá trình đổi mới ở các cấp dưới không có sự hỗ trợ đầy đủ từ các cấp cao hơn. Các NGO Việt Nam vẫn còn hạn chế về số lượng và cơ cấu nội bộ không phải lúc nào cũng dân chủ, điều này hạn chế khả năng trong việc thực hiện những ý tưởng mới một cách hiệu quả. Họ thiếu sự minh bạch và bị hạn chế trong việc ủng hộ và đề cao những giá trị mới. Các cơ quan bảo trợ và các mạng lưới vẫn còn yếu và cần nhiều hỗ trợ hơn nữa để phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực và tài lực của các CSO vẫn còn rất hạn chế.
Các khuyến nghị từ nghiên cứu này cho thấy điểm hạn chế về môi trường hoạt động đối với các CSO ở Việt Nam là một trong những cản trở lớn, và chỉ bằng cách chấp nhận các CSO, sau đó hỗ trợ họ thông qua luật pháp và Đổi mới thì mới tạo được môi trường hoạt động thuận lợi.
Mặt khác, các CSO cần phải tìm được phương thức hợp tác, các cơ quan bảo trợ, và sự hỗ trợ mạng lưới tốt hơn thì mới có thể tăng thêm sức mạnh. Các tổ chức CSO cũng phải tự thân nỗ lực và đảm bảo sự rõ ràng minh bạch của mình thì mới chiếm được lòng tin của người dân mà các tổ chức này đại diện. Hơn nữa họ phải nâng cao tính chuyên nghiệp và phát triển kỹ năng để có thể vượt qua được thách thức trong sự ủng hộ từ cả khu vực công và tư nhân.
Trong giai đoạn đầu, các CSO đã khá thành công trong việc tự khẳng định mình. Hiện nay họ cần đi thêm bước nữa để củng cố và phát triển nhưng chỉ có thể thực hiện được bước đi này bằng cách hợp tác với Nhà nước và các nhà tài trợ trong giai đoạn này. Bước tiếp theo là phát triển mà không quá lệ thuộc vào một nguồn nào, nhà nước cũng như các nhà tài trợ.


4. Các bưỚc tiẾp theo

Viện Những vấn đề Phát triển (VIDS) sẽ cùng với các tổ chức UNDP và SNV cố gắng công bố những kết quả của Báo cáo Dự án CSI-SAT ở Việt Nam bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để khuyến khích thảo luận về Xã hội dân sự ở Việt Nam giữa các CSO và Chính phủ, và giữa các nhà tài trợ quốc tế và các NGO quốc tế. Báo cáo này được coi là một công trình nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về các phương pháp tiếp cận, những nhận dạng ban đầu về Xã hội dân sự ở Việt Nam thông qua các bình diện: Cấu trúc tổ chức; Môi trường hoạt động; Các giá trị; và Tác động của Xã hội dân sự.


Tuy nhiên, khái niệm về Xã hội dân sự vẫn còn rất mới mẻ và Báo cáo này được coi là một bước đi đầu tiên trong việc làm rõ khái niệm này ở Việt Nam. Hy vọng các cơ quan nghiên cứu sẽ tổ chức các cuộc hội thảo khoa học để trao đổi về khái niệm Xã hội dân sự, các tổ chức, vai trò và tầm quan trọng của nó tại Việt Nam và các giải pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động và phát huy vai trò của Xã hội dân sự trong công cuộc phát triển đất nước.
Báo cáo này đã trình bày một cái nhìn khái quát về Xã hội dân sự ở Việt Nam, nhưng cũng bộc lộ những điểm yếu về kiến thức trong một số mặt. Các CSO được tổ chức theo phương thức nào, ảnh hưởng ra sao; Các mạng lưới của chúng hoạt động như thế nào; Làm thế nào để cải thiện môi trường hoạt động đối với các CSO? Những vấn đề như vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, với sự tham gia của các CSO và các viện nghiên cứu, các trường đại học.
Báo cáo này là kết quả của việc sử dụng những công cụ nghiên cứu đã được rút gọn (Đánh giá ngắn gọn) do CIVICUS xây dựng, hy vọng có thể sẽ xem xét đến việc tiến hành một nghiên cứu theo một công cụ đầy đủ của CSI (Đánh giá đầy đủ), trong đó cần tổ chức các cuộc tham vấn kỹ lưỡng hơn ở những vùng, miền khác nhau của Việt Nam.
CIVICUS có kế hoạch cho một Hội nghị toàn cầu của Đại Hội đồng Thế Giới CIVICUS vào tháng 6/2006 tại Glasgow ở Scotland cho những nhóm tham gia nghiên cứu của CSI trên toàn thế giới. Đây sẽ là một cơ hội tốt để so sánh những kết quả nghiên cứu của Việt Nam với những nước khác trong khuôn khổ Dự án CSI.





Tài liỆu Tham khẢo



Các báo cáo chuyên đề theo từng bình diện
Chu Dũng (2005): Cấu trúc của Xã hội dân sự

Tăng Thế Cường (2005): Cấu trúc của Xã hội dân sự

Nguyễn Mạnh Cường và Trần Thị Thu Hương (2005): Môi trường của Xã hội dân sự

Đặng Ngọc Quang (2005): Giá trị của Xã hội dân sự

Đỗ Bích Diễm (2005): Giá trị của Xã hội dân sự

Bạch Tân Sinh và Vũ Chi Mai (2005): Tác động của Xã hội dân sự


Các tài liệu phục vụ cho dự án CSI-SAT Việt Nam
Bùi Thế Cường (2005b): Các tổ chức xã hội tại Việt Nam, Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Lâm (2005): Tổng quan về các Tổ chức Phi chính phủ và hoạt động của chúng, Bộ Nội Vụ, Hà Nội.

Nguyễn Vi Khải (2005): Tài liệu thảo luận về chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy vai trò của các Tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam trong việc đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội.
Những tài liệu tham khảo khác
Abuza, Zachary (2004): Việt Nam. Báo cáo thường niên của Freedom House. www.freedomhouse.org/research/crossroads/2004/Vietnam2004.pdf.

ADB (2002): Phụ nữ tại Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn sơ lược về quốc gia, Hà Nội.

Amnesty Quốc tế (2004): http://web.amnesty.org/web.

Anheier, Helmut K (2004): Xã Hội dân sự: Đo lường, Đánh giá, Chính sách. London: Earthscan.

Bạch Tân Sinh (2002): “Quan hệ giữa Chính phủ và các Tổ chức phi Chính phủ trong quản lý nước sạch ở làng xã Việt Nam: Nghiên cứu điển hình về dự án Thái Long Đàm”, trong: Môi trường và Chiến lược Kinh doanh, tháng 3, 2002.

Bạch Tân Sinh (2004): “Những Thách thức Thể chế cho Phát triển Bền vững tại Việt Nam: Trường hợp của khai thác than”, trong: Beresford, M. và Trần Bích Ngọc (chủ biên), Vươn tới Ước mơ: Những Thách thức về tính Bền vững trong phát triển kinh tế Việt Nam, Copenhagen: Học viện Nordic về Báo chí Nghiên cứu Châu Á.

Bạch Tân Sinh và Nguyễn Xuân Tiệp (2002): Những Cơ hội và Rào cản đối với Quản lý Cộng đồng Cơ sở trong Cung cấp Nước sạch Nông thôn tại Việt Nam. 1. (Báo cáo được chuẩn bị theo yêu cầu của Chương trình Hỗ trợ Nước sạch của DANIDA), Hà Nội: Danida.

Ban Nội chính của Đảng, Báo cáo Tổng kết/ Đánh giá 20 năm “Đổi mới kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ và Xã hội” (với trọng tâm là đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống hành chính và các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ) (2004): Hà Nội, tháng 8, 2004.

Ban Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2004, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ.

Báo cáo Phát triển Việt Nam (2003): Nghèo, Hà Nội: Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Cuộc họp Nhóm Tư vấn cho Việt Nam, tháng 12, 2003.

Báo cáo Phát triển Việt Nam (2004): Quản trị Điều hành, Hà Nội: Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Cuộc họp Nhóm Tư vấn cho Việt Nam, tháng 12, 2004.

Báo cáo Thống kê thường niên 2004 (2005), Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kế.

Báo Tuổi trẻ (2005).

Bộ Luật Dân sự, Nhà xuất bản Thế giới 1996.

Bộ Tài chính (2004): Thông tư 88/2004/TT-BTC, Hà Nội.

Bộ Tài Chính (2005a): Thông tư 32/2005/TT-BTC. Hà Nội

Bộ Tài Chính (2005b), trang web: http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=21860 truy cập ngày 20/6/2005.

Bùi Thế Cường (2005a): “Tổ chức theo vấn đề tại Hà Nội: Một số phát hiện từ một cuộc điều tra thực nghiệm”, trong: Heinrich Böll Foundation, Hướng tới một xã hội tốt đẹp. Các Nhân tố của Xã hội dân sự, Chính phủ và Giới Doanh nhân tại Đông Nam Á - Khuyến khích hay Trở ngại tới một Xã hội Công bằng, Dân chủ và Mạnh mẽ? Berlin: 2005.

Bùi Thế Cường (2005b): Các tổ chức xã hội tại Việt Nam, tài liệu chuẩn bị cho CIVICUS, Hà Nội.

Bùi Thế Cường và Nguyễn Quang Vinh (2001): Nghiên cứu về các tổ chức xã hội ở Việt Nam qua khảo sát tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Care (2005): Báo cáo hội thảo về “Sự phát triển của các Nhóm Cộng tác trong khu vực Nông nghiệp và Nông thôn – Các vấn đề đặt ra”, Thanh Hoá 8 – 10 tháng 6, 2005, Care và Cisdoma.

Chỉ số Quản trị Điều hành của World Bank: http://infor.worldbank.org./governance/kkz2004/country report.asp?countryid=234.

Chính phủ (2003): Nghị định 88/2003/NĐ-CP (về việc đăng ký các tổ chức).

Chu Tiến Quang (2005): Khuôn khổ Chính sách và Pháp lý để phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, Tài liệu tại hội thảo “Các Nhóm Hợp tác Nông thôn”, Hà Nội 16 tháng 9, 2005, www.un.org.vn/donor/civil.htm.

CIVICUS (1997): Tập bản đồ Dân sự mới. Hồ sơ Xã hội dân sự tại 60 quốc gia. Washington DC: CIVICUS.

CIVICUS (2005): Chỉ số Xã hội dân sự - Công cụ Đánh giá Ngắn gọn (CSI-SAT). Hướng dẫn cho các cơ quan thực hiện CSI-SAT, CIVICUS.

Cơ quan quyết định viện trợ quốc tế của Mỹ, Ban Hiệp hội (2005): Việt Nam. Thông tin Quốc gia. http://www.usig.org/countryinfo/vietnam.asp.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002): Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo CPRGS, Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Ngoại Giao (2005): Thành tựu trong bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam, Hà Nội.

Dalton, Russell (2006): “Xã hội dân sự, Vốn Xã hội và Dân chủ”, trong: Russell Dalton và Doh Chull Shin (chủ biên), Công dân, Dân chủ và Thị trường quanh Vành đai Thái Bình Dương, Oxford University Press, (sắp xuất bản).

Dalton, Russell J. và Ông Thị Như Ngọc (2003): Công chúng Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, Điều tra Giá trị Thế giới 2001, Irvine: Trung tâm nghiên cứu dân chủ, Đại học California.

Dalton, Russell J. và Ông Thị Như Ngọc (2005): “Xã hội dân sự và Vốn Xã hội tại Việt Nam”, nằm trong: Hiện đại hoá và Thay đổi Xã hội tại Việt Nam, , Munich: Học viện Khoa học Xã hội Munich, (sắp xuất bản).

Dalton, Russell J., Phạm Minh Hạc, Phạm Thanh Nghị và Ông Thị Như Ngọc (2002): “Quan hệ Xã hội và Vốn Xã hội tại Việt Nam”, Xã hội học So sánh (2002) 1: 369-86.

Danh bạ các Tổ chức phi chính phủ Quốc tế 2003-4; 2004-5, Hà Nội.

Danida (2005): Tài chính Vi mô tại Việt Nam và Phân tích chọn lọc một số định chế tài chính vi mô, trong: Hỗ trợ nhằm hợp lý hoá Khuôn khổ tín dụng cho Danida tài trợ tại Việt Nam: Danida, tháng 6, 2005.

Diamond, Larry (1994): “Hướng tới Thống nhất mang tính Dân chủ”, Tạp chí Dân chủ, 5: 4-17.

Điều tra Giá trị Thế giới tại Việt Nam (2001): http://www.democ.uci.edu/democ/archive/vietnam.htm.

Điều tra Tổng thể về các Đơn vị Kinh tế và Dịch vụ Công (2002): Chi Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

Đỗ Hoàn Dâu và đồng nghiệp (1999): “Nghiên cứu về việc thực hiện Dân chủ Cơ sở”, Tài liệu Sida., Hà Nội.

Đoàn Thanh niên Việt Nam (2004): Mãi xanh Màu áo Tự nguyện. Nhà xuất bản Tuổi trẻ.

Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2006 – 2010 (2005), Hà Nội.

Dương Trung Quốc (2001): Hiệp hội các nhà Sử học Việt Nam và vai trò trong một số vấn đề công cộng tại Hà Nội, Tài liệu cho Cập nhật về Việt Nam 2001, Singapore tháng 11, 2001.

Fforde, Adam và Doug Porter (1995): “Hàng hoá Công, Chính phủ, Xã hội dân sự và Hỗ trợ Phát triển tại Việt Nam”, Tài liệu chuẩn bị cho Hội thảo Cập nhật về Việt Nam 1995.

Fforde, Adam và Nguyễn Đình Huấn (2001): Xã hội Nông thôn Việt Nam và các tổ chức của nó: Kết quả một nghiên cứu về các Nhóm hợp tác và Hợp tác xã tại ba tỉnh, Báo cáo tổng kết, Hà Nội: Aduki, CERUDEV/NISTPASS.

Fritzen, Scott (2003): “Các nhà tài trợ, các nhóm Phát triển Địa phương và Cải cách thể chế trong một thập kỳ Phát triển Việt Nam”, trong: Ben J. Tria Kerkvliet, Russel H.K.Heng và David Koh (chủ biên), Bắt đầu tổ chức tại Việt Nam, Singapore: Học viên Nghiên cứu Đông Nam Á.

Gray, Michael (1999): http://www.ntfp.org/voices/voices5/article5_5.html.

Gray, Micheal (1999): http://www.chf-partners.ca/stories_vietnam.htm.

Grossheim, Martin (1997): Nordvietnamesische Dorfgemeinschaften: Kontinuität und Wandel, Hamburg: Institut für Asiankunde.

Grossheim, Martin (2004): “Quản lý làng xã Việt Nam trong giai đoạn Tiền-thuộc địa và Thuộc địa” nằm trong Benedict J.T.Kerkvliet và David Marr (biên tập), Phía ngoài Hà Nội. Quản lý địa phương ở Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Cơ quan báo chí NIAS.

Hannah, Joe (2005): “Các nhân tố và hành động của Xã hội dân sự tại Việt Nam: Những Kết quả thực địa ban đầu và Phác thảo từ cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn”, trong: Heinrich Böll Foundation, Hướng tới một xã hội tốt đẹp. Các nhân tố của Xã hội dân sự, Chính phủ và Giới doanh nhân tại Đông Nam Á - Khuyến khích hay Trở ngại tới một Xã hội Công bằng, Dân chủ và Mạnh mẽ? Berlin: 2005.

Heinrich, Volkhart Finn/Naidoo, Kumi (2001): Từ điều không thể tới thực tế. Tài liệu phản ánh và định vị về Chỉ số CIVICUS trong dự án Xã hội dân sự 1999-2001, Washington DC: CIVICUS.

Helvetas (1996): Nghiên cứu Việt Nam trong bối cảnh hiện tại của các Tổ chức Việt Nam (VNOs), Hà Nội và Zurich.

Heng, Russell Hiang-Khng (2004): “Hiệu quả của Xã hội dân sự và Chính phủ Việt Nam - Không do hay do thiếu tự chủ”, trong: Lee Hock Guan (chủ biên), Xã hội dân sự tại Đông Nam Á, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Copenhagen: NIAS.

Hiến pháp Việt Nam (2002): Hà Nội.

Hội Phụ nữ (2004): Tài liệu từ Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ lần thứ 6: Hà Nội, tháng 12, 2004.

Hội Sinh viên (2003): Báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Hội Sinh viên, Khóa IV, thành phố Hồ Chí Minh.

ITU, Liên hiệp Viễn thông Quốc tế (2003): www.itu.int/staticstics/at_glance/Internat03.pdf

Kaufmann, Kraay, Mastruzzi (2005): Các chỉ số Quản trị Nhà nước IV cho các vấn đề về Quản trị Nhà nước 1996-2004, Washington: Học viện của Ngân hàng Thế giới.

Kerkvliet, Benedict J. T. (2003a): Giới thiệu: Vật lộn với các Tổ chức và Chính phủ ở Việt Nam hiện nay, trong: Kerkvliet, Benedict J. T., Russel H.K.Heng và David Koh (chủ biên) (2003): Bắt đầu tổ chức ở Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Kerkvliet, Benedict J. T., Russel H.K.Heng và David Koh (chủ biên) (2003): Bắt đầu tổ chức ở Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Kerkvliet, Benedict J.T. (2005): Sức mạnh của Chính trị thường ngày. Người nông dân Việt Nam hiểu Chính sách Quốc gia như thế nào, Ithaca và London: Cơ quan báo chí của Đại học Cornell.

Kerkvliet, Benedict J.T. và David Marr (biên tập) (2004) Phía ngoài Hà Nội. Quản lý địa phương ở Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Cơ quan báo chí NIAS.

Kết quả Điều tra về Thành lập tại Việt Nam (2002), Quyển 1 – Kết quả Chung, Nhà xuất bản Thống kế, Hà Nội 2004.

Kết quả Điều tra về Thành lập tại Việt Nam (2002), Quyển 3 – Những thành lập phi lợi nhuận, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2004.

Kleinen, John (1999): Đối diện với tương lai, Nhìn nhận lại quá khứ. Một nghiên cứu điển hình về thay đổi xã hội ở một làng phía Nam Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Bạch Tân Sinh và Nguyễn Thanh Tùng (2003): Xã hội dân sự tại Việt Nam, Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Phát triển Xã hội.

Lê Văn Sang (2005): Đánh giá tác động của Nghị định 88/2003/NĐ-CP - Các Vấn đề và Kiến nghị, Hà Nội: CICD và CARE.

Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (2005): www.vusta.org.vn/aboutus/asp

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2004): Báo cáo của Hội đồng Trung Ương tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Long, Lynellyn D., Lê Ngọc Hùng, Allison Truitt, Lê Thị Phương Mai, Đặng Nguyên Anh (2000): Thay đổi các Quan hệ về giới ở Kỷ nguyên Hậu Đổi mới của Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu Chính sách về Giới và Phát triển, Tài liệu làm việc số 14, Ngân hàng Thế giới. Nhóm Nghiên cứu Phát triển.

Malarney, Shaun Kingsley (2002): Văn hóa, Lễ nghi và Cách mạng tại Việt Nam, Honolulu: Cơ quan báo chí của Đại học University of Hawaii.

Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (2002): Hà Nội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trang web: http://www.mattran.ong.vn/TCThanhvien/Hoi%20Nongdan/DHNONGDAN.htm#A

McElwee, Pamela và cộng sự (2005): Làm sâu sắc thêm Dân chủ và Tăng sự tham gia của công chúng tại Việt Nam, tài liệu dự thào, Hà Nội: UNDP.

Montesano, Michael J. (2005): “Việt Nam năm 2004. Một đất nước treo trên sự cân bằng”, Các vấn đề của Đông Nam Á 2005, trang 407-21.

Nghị định 88/2003/NĐ-CP, 30 tháng 7, 2003 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về Tổ chức và Quản lý các Hội, Hà Nội: Công báo.

Nguyễn Din (1999): Xóa đói và Giảm nghèo qua các biện pháp phát triển cộng đồng, Làng Kỳ Thọ, Hà Tĩnh: Hội Khuyến học và Trợ giúp Người nghèo.

Nguyễn Din (2001): Báo cáo Chương trình Phát triển Cộng đồng và Xóa đói Giảm nghèo Bền vững tại làng Kỳ Thọ, Hà Tĩnh.

Nguyễn Ngọc Lâm (2003): Bài thuyết trình về Nghị định 88/2003/NĐ-CP, Hội thảo về Nghị định 88 tại Huế, tháng 2, 2003, Huế.

Nguyễn Phương Quỳnh Trân và Jonathan R. Stromseth (2002): Các hiệp hội kinh doanh tại Việt Nam: Vị trí, Vai trò và Hoạt động, Hà Nội: Thể thức Phát triển Dự án vùng Mekong (MPDF) và Quỹ Châu Á.

Nguyễn Thị Oanh, Đỗ Văn Bình, Đoàn Tâm Đan (2004): Giảm nghèo qua phát triển cộng đồng tại làng Kỳ Thọ, Oxfam UK và APEAP, Hà Nội.

Nguyễn Thu Linh (2004) Phát triển bền vững và sự tham gia của Xã hội dân sự, Kỳ yếu Hội thảo “Phát triển bền vững dựa trên tri thức” Viện VIDS, Hà Nội 2004.

Nguyễn Văn Sim (2003): Bài thuyết trình của chuyên viên cao cấp của Vụ các Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội Vụ, Hội thảo về Nghị định 88 tại Huế, Huế.

Những phóng viên không biên giới (2005): http://www.rsf.org/article.php3?id_article=1087.

Nông Đức Mạnh (2005): Bài phát biểu tại Phiên họp thứ 8 của Hội nhà báo Việt Nam, trang web của Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 14 tháng 8, 2005, đăng tại vnnews-l@coombs.anu.edu.au ngày 16 tháng 8, 2005.

Norlund, Irene (2000): Điều tra về Điều kiện Sống, Làm việc và Công đoàn tại các Công ty Tư nhân và Nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, VGCL và Hội Liên hiệp Công đoàn Na Uy, Copenhagen: NIAS.

Norlund, Irene (2003a): Sinh kế bền vững tại Việt Nam. Điều tra thực tế tại Sơn La, Sóc Trăng, Hưng Yên và Triều Khúc, Báo cáo Chung.

Norlund, Irene (2005): “Vốn Xã hội và Chủ nghĩa Tư bản Xã hội – Sự đa dạng trong Bối cảnh nông thôn Việt Nam”, trong: Gert Mutz (biên tập), Hiện đại hóa và Thay đổi Xã hội tại Việt Nam, Munich: Học viện Munich về Khoa học Xã hội.

Norlund, Irene, Thu Nhung Mlo Duon Du, Ngô Hữu Toàn (2004): Đánh giá Chương trình Phát triển Nông thôn Tổng thể 1994-2004 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Huế: Hỗ trợ của Nordic cho Việt Nam.

Norlund, Irene, Trần Ngọc Ca, và Nguyễn Đình Tuyên (2003): Làm việc với các Nhà tài trợ. Các Chủ trương của Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo Việt Nam, Tài liệu Chính sách tháng 4, 2003, Helsinki: IDS, Đại học University of Helsinki.

O'rourke, D. (2000): Quy định chịu chi phối của cộng đồng tại Việt Nam (luận văn Tiến sĩ), Berkeley: UC Berkeley.

Payne, David (2004): Trung tâm Nguồn lực của VUFO - NGO: 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và các Tổ chức phi chính phủ quốc tế, Hà Nội.

Pedersen, Katrine Riisbjerg (2002): Nghệ thuật lên kế hoạch thay đổi các luật lệ giao thông, Luận án Thạc sĩ, Trường Kinh doanh Copenhagen Business School.

Pedersen, Katrine Riisbjerg (2005): Thay đổi các Quan hệ giữa Chính phủ và Xã hội – Nghiên cứu về Luật Xã hội dân sự trong Thời kỳ Đổi mới, Tài liệu, Hà Nội.

Phạm Bích Sơn (1997): “Ý nghĩa Xã hội của Đổi mới Kinh tế”, trong: Björn Beckman, Eva Hansson và Lisa Roman (chủ biên), Việt Nam, Cải cách và Chuyển đổi, Stockholm: Trung tâm Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương.

Phạm Văn Bích (1999): Gia đình người Việt Nam đang thay đổi: Trường hợp của Vùng châu thổ Sông Hồng. Điều tra, Vương quốc Anh: Cơ quan báo chí Curzon.

Phan Văn Khải (2005): Bài phát biểu tại Hội nghị về thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ giáo dục, y tế và văn hóa, 26 tháng 7, 2005, Hà Nội, VNNews-l, ngày 29 tháng 7, 2005

Putnam, Robert (chủ biên) (2002): Chính trị trong thay đổi, New York: Cơ quan Báo chí Đại học Oxford.

Quan sát về Nhân quyền (2001-04): Báo cáo Thế giới, Việt Nam.

Rueschemeyer, Dietrich, và đồng nghiệp, (1998): Sự tham gia và dân chủ, Đông và Tây, New Your: M.E. Sharpe.

Sabharwal, Gita và Trần Thị Thiên Hương (2005): Xã hội dân sự tại Việt Nam: Chuyển từ bên lề sang xu thế chủ đạo, Hà Nội: Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID). Tài liệu. e-Civicus, 13/7/2005.

Shanks, Edwin, Cecilia Luttrell, Tim Conway, Vũ Mạnh Lợi, Judith Ladinsky (2004): Hiểu về thay đổi chính trị vì người nghèo: Quá trình Chính sách. Việt Nam, London: ODI.

Sidel, Mark (1995): “Sự nổi lên của Khu vực Phi lợi nhuận và Từ thiện tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, trang 293-304, trong: Yamamoto, Tadashi, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Số liệu về Dân số, Gia đình và Trẻ em (2005), Hà Nội: Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Nhà Xuất bản Thống kê.

Stephen Denney (2005): Internet dưới sự giám sát. VNNews-l, sdenney@OCF.Berkeley.EDU ngày 24/3/2005.
Stromseth, J. (2003): “Các Hiệp hội Kinh doanh đối với việc ra quyết định về chính sách tại Việt Nam” trong: Ben J. Tria Kerkvliet, Russel H.K.Heng và David Koh (biên tập), Bắt đầu tổ chức tại Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Thành phố Hồ Chí Minh (2005): Thông báo về các quỹ quyên góp được cho phòng chống lũ và an sinh xã hội tại phường 15, thành phố Hồ Chí Minh, số 84/TB-UB.

Thông tư số 01/2004TT-BNV, 15 tháng 1 năm 2004, hướng dẫn việc thực hiện một số điều trong Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Công báo số 14-15, ngày 28/1/2004.

Thư mục các Tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam 2004-05 (2004): Trung tâm Nguồn lực của VUFO - NGO, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Thư mục các Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực Xoá đói, Giảm nghèo và Phát triển cộng đồng tại Việt Nam (2002), Hà Nội.

Thủ tướng, Quyết định 340/TTg, 1996 (đăng ký Tổ chức phi chính phủ Quốc tế)

Tổ chức Minh bạch Quốc tế: www.transparency.org.

Tổ chức từ thiện tại Việt Nam: www.asianphilanthropy.org/countries/vietnam/overview.htlm

Tổng kết Toàn cầu hàng năm về Xã hội dân sự (2004): http://www.lse.ac.uk/Depts/global/Publications/Yearbooks/2004/DataProgramme2004.pdf

Trần Thanh Khánh (2003): Chiếc kim trong đống cỏ: Tìm hiểu về Xã hội dân sự tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tài liệu làm việc số 127, Ban lập kế hoạch Phát triển, London: Đại học University College của London.

Trang web của Freedomhouse: www.freedomhouse.com.

Tuyển nhân sự tại Việt Nam 1996-2003, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội 2004.

UNDP (2000): Tổng quan về Viện trợ Phát triển Chính thức tại Việt Nam, Hà Nội: UNDP.

UNDP (2002): Tổng quan về Viện trợ Phát triển Chính thức tại Việt Nam, Hà Nội: UNDP.

UNDP (2003): Báo cáo Phát triển Con người, www.undp.org.vn

UNDP (2004): Đánh giá Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135, Hà Nội.

UNDP (2004): Tiếp cập với Pháp luật tại Việt Nam. Điều tra từ quan điểm của người dân, Hà Nội: UNDP.

UNDP (2005): Báo cáo Phát triển Con người.

UNDP (2005): Việt Nam đạt tới Các Mục tiêu Thiên niên kỷ, UNDP Hà Nội.

UNDP: trang web: www.undp.com; www.undp.com/vietnam

Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), thông tin từ cuộc họp với Trung tâm Nguồn lực của VUFO - NGO và UNDP, 2005.

Ủy Ban Quốc gia về Sự tiến bộ của Phụ nữ (NCFAW) (2004): Hội thảo về các Xu hướng chủ đạo về Giới, khuyến khích Sổ tay xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia, Nhà xuất bản Phụ nữ. Hà Nội

Ủy ban Quốc gia về Tổ chức và Nhân sự (GCOP), (2001): “Các vấn đề đặt ra trong quá trình sửa đổi Luật Hiệp hội”, Tài liệu trình bày tại hội thảo về các vấn đề và phạm vi sửa đổi của Luật Hiệp hội, Hà Nội.

Vasavakul, Thaveeporn (2003): “Từ Phá rào tới Thiết lập mạng lưới: Người quan tâm, Các tổ chức quần chúng và Ảnh hưởng của chính sách trong nước Việt Nam hậu Xã hội chủ nghĩa”, trong: Ben J. Tria Kerkvliet, Russel H.K.Heng và David Koh (chủ biên), Bắt đầu tổ chức tại Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

VGCL (2003): Kỳ họp thứ 9 của Công đoàn Việt Nam, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ VGCL Hà Nội: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tháng 10, 2003.

Việt Nam (2002): Động lực Hợp tác. Báo cáo không chính thức cho Cuộc họp Nhóm Tư vấn cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 12, 2002.

Vorphal, Markus (c. 2002); Các Cấp độ Tổ chức Khác nhau tại một làng thuộc Vùng châu thổ sông Hồng, Việt Nam, trong: Những lần đổi thay, Tài liệu, Đại học University of Hamburg.

Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Thụy, Nguyễn Hữu Minh và Jennifer Clement (1999): Bạo hành Giới: Trường hợp của Việt Nam. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới.

Wischermann, Joerg (2003): “Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Các tổ chức theo vấn đề và mối liên hệ của chúng với Chính phủ, Điều tra Châu Á 43 (6): trang 867-889.

Wischermann, Joerg và Nguyễn Quang Vinh (2003): “Mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội và tổ chức chính phủ tại Việt Nam: Một số phát hiện”, trong: Ben J. Tria Kerkvliet, Russel H.K.Heng và David Koh (chủ biên), Bắt đầu tổ chức tại Việt Nam, Singapore: Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

World Bank (2005): Đánh giá kiểm điểm. Cập nhật về những cuộc cải cách và phát triển kinh tế Việt Nam. Tài liệu được chuẩn bị cho Cuộc họp Nhóm Tư vấn cho Việt Nam giữa kỳ, Cần Thơ, ngày 2-3 tháng 6, 2005.

Xã hội dân sự toàn cầu (2002): Tổng kết hàng năm, Oxford: Oxford University Press.



Xã hội dân sự toàn cầu (2004): http://www.lse.ac.uk/Depts/global/Publications/Yearbooks/2004/DataProgramme2004.pdf


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương