Chương Bốn KẾt luận và khuyến nghị Các bình diỆn cỦa Hình thoi Đánh giá Xã hỘi dân sỰ


PHỤ LỤC 6. Ma trận đánh giá (chấm điểm)



tải về 0.56 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22030
1   2   3   4   5   6   7   8   9

PHỤ LỤC 6. Ma trận đánh giá (chấm điểm)




  1. CẤU TRÚC




Chỉ số

Mô tả

0 điểm

1 điểm

2 điểm

3 điểm

1.1. Độ rộng của sự tham gia của công dân

Sự tham gia của công dân trong Xã hội dân sự rộng đến mức nào? Bộ phận công dân nào tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự?

1.1.1. Các hoạt động chính trị không đồng thuận

Phần trăm dân cư đã từng tham gia một hoạt động chính trị không đồng thuận (ví dụ viết một bức thư đến tờ báo, k‎ý‎ tên vào đơn thỉnh cầu; tham gia một cuộc diễu hành)?

Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 10%)



Tỷ lệ nhỏ

(10% đến 30%)



Tỷ lệ đáng kể

(31% đến 65%)



Đa số lớn

(lớn hơn 65%)



1.1.2. Hoạt động từ thiện

Bao nhiêu phần trăm dân số đóng góp từ thiện một cách thường xuyên?

Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 10%)



Tỷ lệ nhỏ

(10% đến 30%)



Tỷ lệ đáng kể

(31% đến 65%)



Đa số lớn

(lớn hơn 65%)



1.1.3. Thành viên Tổ chức Xã hội dân sự (CSO )i

Bao nhiêu phần trăm dân cư nằm trong ít nhất một tổ chức Xã hội dân sự?

Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 30%)



Tỷ lệ nhỏ

(30% đến 50%)



Đa số

(51% đến 65%)



Đa số lớn

(lớn hơn 65%)



1.1.4. Hoạt động tình nguyện

Bao nhiêu phần trăm dân cư tham gia hoạt động tình nguyện một cách thường xuyên (ít nhất một lần một năm)

Tỷ lệ rất rất nhỏ

(nhỏ hơn 10%)



Tỷ lệ rất nhỏ

(10% đến 30%)



Tỷ lệ nhỏ

(31% đến 50%)



Đa số

(lớn hơn 50%)



1.1.5. Các hoạt động cộng đồng tập thể

Bao nhiêu phần trăm dân số đã từng tham gia vào một hoạt động cộng đồng tập thể trong năm ngoái (ví dụ đã tham gia một cuộc gặp mặt cộng đồng, tham gia một sự kiện do cộng đồng tổ chức hoặt một nỗ lực tập thể để giải quyết một vấn đề của cộng đồng


Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 30%)



Tỷ lệ nhỏ

(30% đến 50%)



Đa số

(51% đến 65%)



Đa số lớn

(lớn hơn 65%)



1.2. Chiều sâu của sự tham gia của công dân

Sự tham gia của công dân trong đời sống xã hội dân sự sâu đến đâu/ có ‎ý ‎nghĩa tới mức nào? Mức độ thường xuyên/ tích cực của người dân tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự?

1.2.1 Hoạt động từ thiện

Người dân đóng góp cho hoạt động từ thiện trên cơ sở thường xuyên, tính trung bình một năm, là bao nhiêu (có nghĩa là bao nhiêu phần trăm của thu nhập cá nhân)?

Nhỏ hơn 1%

1% đến 2%

2,1% đến 3%

lớn hơn 3%

1.2.2 Hoạt động tình nguyện

Trung bình một tháng các tình nguyện viên đóng góp bao nhiêu giờ cho công việc tình nguyện?

Dưới 2 giờ

2 giờ đến 5 giờ

5,1 giờ đến 8 giờ

Trên 8 giờ

1.2.3 Thành viên Tổ chức Xã hội dân sự

Bao nhiêu phần trăm thành viên Tổ chức Xã hội dân sự tham gia nhiều hơn một Tổ chức Xã hội dân sự

Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 30%)



Tỷ lệ nhỏ

(30% đến 50%)



Đa số

(51% đến 65%)



Đa số lớn

(lớn hơn 65%)



1.3. Tính đa dạng của những chủ thể tham gia Xã hội dân sự

Mức độ da dạng/đại diện của vũ đài Xã hội dân sự ? Mọi nhóm xã hội có tham gia một cách bình đẳng vào Xã hội dân sự hay không? Có những nhóm nào vượt trội hoặc bị loại trừ hay không?

1.3.1 Thành viên Tổ chức Xã hội dân sự

Mức độ đại diện của các tổ chức Xã hội Công dân cho tất cả các nhóm xã hội quan trọng (ví dụ phụ nữ, người dân nông thôn, người nghèo, người dân tộc thiểu số)?

Các nhóm xã hội quan trọng không có trong/bị loại khỏi các Tổ chức Xã hội dân sự

Phần lớn các nhóm xã hội quan trọng không có trong các Tổ chức Xã hội dân sự

Các nhóm xã hội quan trọng không được đại diện một cách đầy đủ trong các Tổ chức Xã hội dân sự

Các Tổ chức Xã hội dân sự đại diện một cách bình đẳng cho tất cả các nhóm xã hội. Không nhận thấy nhóm nào không được đại diện đầy đủ.

1.3.2 Lãnh đạo Tổ chức Xã hội dân sự

Mức độ đa dạng trong lãnh đạo Tổ chức Xã hội dân sự ? Lãnh đạo Tổ chức Xã hội dân sự đã đại diện tới mức độ nào cho các nhóm xã hội quan trọng (phụ nữ, người dân nông thôn, người nghèo, người dân tộc thiểu số)?

Các nhóm xã hội quan trọng không có trong/bị loại khỏi vai trò lãnh đạo của Tổ chức Xã hội dân sự

Phần lớn các nhóm xã hội quan trọng không có trong vai trò lãnh đạo của Tổ chức Xã hội dân sự

Các nhóm xã hội quan trọng không được đại diện một cách đầy đủ trong vai trò lãnh đạo của Tổ chức Xã hội dân sự

Lãnh đạo của Tổ chức Xã hội dân sự đại diện một cách bình đẳng cho mọi nhóm xã hội. Không nhận thấy nhóm nào không được đại diện đầy đủ.

1.3.3 Sự phân bố của các Tổ chức Xã hội dân sự

Các Tổ chức Xã hội dân sự được phân bố trên toàn quốc như thế nào?

Các Tổ chức Xã hội dân sự tập trung cao độ tại các trung tâm thành thị lớn

Các Tổ chức Xã hội dân sự tương đối tập trung ở các khu vực thành thị

Các Tổ chức Xã hội dân sự tồn tại ở hầu hết mọi nơi, ngoại trừ các vùng xa nhất của quốc gia

Các Tổ chức Xã hội dân sự tồn tại ở tất cả các vùng của quốc gia

1.4 Trình độ tổ chức

Xã hội dân sự được tổ chức tốt đến mức nào? Dạng cấu trúc hạ tầng nào tồn tại cho các Tổ chức Xã hội dân sự?

1.4.1 Sự tồn tại của các cơ quan bảo trợ cho Tổ chức Xã hội dân sự

Bao nhiêu phần trăm các Tổ chức Xã hội dân sự thuộc về một liên đoàn hoặc một cơ quan bảo trợ gồm những tổ chức có liên quan?

Tỷ lệ rất nhỏ

(nhỏ hơn 30%)



Tỷ lệ nhỏ

(30% đến 50%)



Đa số

(51% đến 70%)



Đa số lớn

(lớn hơn 70%)



1.4.2 Mức độ hiệu quả của các cơ quan bảo trợ của Tổ chức Xã hội dân sự

Các chủ thể liên quan tới Tổ chức Xã hội dân sự đánh giá mức độ hiệu quả của các liên đoàn hoặc cơ quan bảo trợ trong việc đạt được các mục tiêu đã định?

Hoàn toàn không hiệu quả (hoặc không tồn tại)

Phần lớn là không hiệu quả

Phần nào hiệu quả

Hiệu quả

1.4.3 Tự qui định về tổ chức

Các Tổ chức Xã hội dân sự có nỗ lực tự qui định tổ chức không? Các cơ chế tự quy định hiện tại có hiệu quả và khả thi đến mức nào? Bao nhiêu phần trăm các Tổ chức Xã hội dân sự tuân thủ một quy tắc đạo đức tập thể (hoặc một vài dạng thức khác của sự tự qui định)?

Không có nỗ lực tự qui định nào giữa các Tổ chức Xã hội dân sự

Đã có một vài nỗ lực tự qui định đầu tiên nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các Tổ chức Xã hội dân sự tham gia và mức ảnh hưởng rất hạn chế

Một vài cơ chế tự qui định của các Tổ chức Xã hội dân sự có tồn tại nhưng chỉ vài bộ phận của các Tổ chức Xã hội dân sự có tham gia, và không có phương pháp thực thi hiệu quả nào. Kết quả là mức ảnh hưởng bị hạn chế

Các cơ chế tự qui định của Tổ chức Xã hội dân sự có tồn tại và hoạt động khá hiệu quả. Có thể thấy được mức ảnh hưởng rõ ràng trong hành vi của Tổ chức Xã hội dân sự

1.4.4 Các cấu trúc hạ tầng bổ trợ

Trình độ của cấu trúc hạ tầng bổ trợ cho Xã hội dân sự ở mức nào? Có bao nhiêu tổ chức hỗ trợ cho Xã hội dân sự tồn tại trong quốc gia? Những tổ chức này họat động có hiệu quả hay không?

Không có cấu trúc hạ tầng hỗ trợ cho Xã hội dân sự

Có rất ít cấu trúc hạ tầng hỗ trợ cho Xã hội dân sự

Cấu trúc hạ tầng hỗ trợ tồn tại trong một số khu vực của Xã hội dân sự và đang được mở rộng

Có cấu trúc hạ tầng phát triển cao hỗ trợ cho Xã hội dân sự.

1.4.5 Liên kết quốc tế

Bộ phận các Tổ chức Xã hội dân sự nào có những liên kết quốc tế (ví dụ thành viên của những mạng lưới quốc tế, tham gia những sự kiện toàn cầu)?

Chỉ có một số ít Tổ chức Xã hội dân sự “đặc biệt” có những liên kết quốc tế

Một số lượng hạn chế các Tổ chức Xã hội dân sự (chủ yếu ở cấp quốc gia) có những liên kết quốc tế

Một số lượng vừa phải các Tổ chức Xã hội dân sự (chủ yếu ở cấp quốc gia) có những liên kết quốc tế

Một số lượng đáng kể các Tổ chức Xã hội dân sự từ nhiều khu vực và cấp độ khác nhau (từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia) có những liên kết quốc tế

1.5. Những quan hệ nội tại

Các quan hệ giữa các chủ thể của Xã hội dân sự mạnh mẽ và hữu ích đến mức nào?

1.5.1 Thông tin liên lạcii

Độ liên lạc thông tin giữa các chủ thể của Xã hội dân sự lớn đến mức nào?

Rất ít

Hạn chế

Vừa phải

Đáng kể

1.5.2 Hợp tác

Các chủ thể Xã hội dân sự hợp tác với nhau về những vấn đề quan tâm chung đến mức nào? Có thể xác định được một vài ví dụ về những hoạt động liên minh/ liên hiệp liên khu vực giữa các Tổ chức Xã hội dân sự (xung quanh những vấn đề cụ thể hoặc những quan ngại chung)?

Các chủ thể Xã hội dân sự không hợp tác với nhau về các vấn đề quan tâm chung. Không tìm thấy ví dụ về sự liên minh/liên hiệp liên khu vực nào giữa các Tổ chức Xã hội dân sự

Rất hiếm khi các chủ thể Xã hội dân sự hợp tác với nhau về các vấn đề quan tâm chung. Rất ít khi tìm thấy ví dụ về sự liên minh/liên hiệp liên khu vực nào giữa các Tổ chức Xã hội dân sự

Các chủ thể Xã hội dân sự thỉnh thoảng hợp tác với nhau về các vấn đề quan tâm chung. Tìm thấy một vài ví dụ về sự liên minh/liên hiệp liên khu vực nào giữa các Tổ chức Xã hội dân sự

Các chủ thể Xã hội dân sự thường xuyên hợp tác với nhau về các vấn đề quan tâm chung. Tìm thấy rất nhiều ví dụ về sự liên minh/liên hiệp liên khu vực nào giữa các Tổ chức Xã hội dân sự

1.6 Nguồn lực

Các Tổ chức Xã hội dân sự có nguồn lực đủ tới mức nào để phục vụ đạt được mục tiêu của mình?

1.6.1 Nguồn lực tài chính

Mức nguồn lực tài chính cho các Tổ chức Xã hội dân sự đến đâu?

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường gặp phải khó khăn nghiêm trọng về nguồn lực tài chính

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường không có nguồn lực tài chính thích đáng để đạt được mục tiêu của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường có hầu hết các nguồn lực tài chính cần thiết để đạt được các mục tiêu đã định của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự có nguồn lực tài chính thỏa đáng và ổn định

1.6.2 Nguồn lực con người

Mức nguồn lực con người cho các Tổ chức Xã hội dân sự đến đâu?

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường gặp phải khó khăn nghiêm trọng về nguồn lực con người

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường không có nguồn lực con người thích đáng để đạt được mục tiêu của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường có hầu hết các nguồn lực con người cần thiết để đạt được các mục tiêu đã định của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự có nguồn lực con người thỏa đáng và ổn định

1.6.3 Nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng

Mức nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng cho các Tổ chức Xã hội dân sự đến đâu?

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường gặp phải khó khăn nghiêm trọng về nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường không có nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng thích đáng để đạt được mục tiêu của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự thường có hầu hết các nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được các mục tiêu đã định của mình

Các Tổ chức Xã hội dân sự có nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng thỏa đáng và ổn định


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương