Chương 6 nhóm khoáng sản nhiên liệU



tải về 12.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích12.22 Kb.
#30534
Chương 6

NHÓM KHOÁNG SẢN NHIÊN LIỆU

Ở Quảng Bình, nhóm khoáng sản nhiên liệu rất nghèo nàn với 1 điểm đá phiến cháy duy nhất đã được biết đến trong nhiều văn liệu. Đó là điểm đá phiến cháy Xóm Nha, xã Xuân Hóa. Ngoài ra, còn có điểm phiến sét than Thanh Hóa, xã Thanh Hóa.



6.1. Đá phiến cháy Xóm Nha

Điểm quặng ở Xóm Nha, nằm ở phía Tây Uỷ ban nhân dân xã Xuân Hóa khoảng 1,2km; thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm trong tờ bản đồ E-48-80C,D (Bãi Dinh, Minh Hóa), có tọa độ địa lý:

17048'27" vĩ độ Bắc

105056'32" kinh độ Đông

Điểm quặng được dân phát hiện năm 1963. Năm 1964, Đoàn Địa chất 144 tìm kiếm sơ bộ. Năm 1981 - 1982, Đoàn Địa chất 207 đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, đã đào 45,5m3 hào, lấy 1 mẫu hoá than. Hiện tại, các thấu kính than đã khai thác hết nên không tiến hành nghiên cứu thêm.

Vùng Xóm Nha có mặt các hệ tầng sau:

- Hệ tầng Mục Bài (D2g mb) gồm: đá vôi sét, đá phiến sét vôi, đá phiến sét và ít cát kết, có nơi có đá phiến sét than, thấu kính mỏng đá phiến cháy, chứa phong phú hoá đá Tay cuộn và Tentaculites.

- Hệ tầng Đông Thọ (D2g-D3 fr đt) lộ không đầy đủ, gồm: cát kết ít khoáng, cát kết thạch anh màu xám sáng xen cát bột kết.

- Hệ tầng Bằng Ca (D3fr bc) lộ không đầy đủ chỉ gặp đá phiến silic, đá phiến sét-silic.

- Hệ tầng Xóm Nha (D3-C1 xn) gồm: đá vôi silic, đá vôi vi hạt màu xám tro phân lớp trung bình chuyển lên là đá vôi xám sáng, loang lổ dạng da báo, cấu tạo phân dải, phân lớp dày chứa Conodonta. Hiện tại, điểm đá phiến cháy này đã khai thác hết, còn lại chỉ là bãi khai đào cũ. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất 144 (1964), đá phiến cháy có dạng thấu kính dày 0,5 - 0,8m, kéo dài không liên tục hàng chục mét, có thế nằm khá dốc 70 - 800, phương 120 - 3000, xen trong các đá phiến sét than, đá phiến sét vôi, bột kết. Trong các lớp đá trầm tích này hoàn toàn không có hoá thạch thực vật, song lại chứa phong phú hoá thạch biển (Tay cuộn, San hô, Tentaculites, Ostracoda).

Kết quả phân tích của Đoàn Địa chất 144 (1964) cho thấy: chất bốc (V): 5%; độ tro (A): 3%; độ ẩm (W): 15%; nhiệt lượng (Q): 8.000 cal/g. Kết quả phân tích mẫu (MH.6034): A: 72,93%; V: 8,93%; lưu huỳnh (S): 1,1%; độ ẩm (W): 1,12%; nhiệt lượng (Q): đốt không cháy, mẫu này là sét than.

6.2. Đá phiến sét than Thanh Hóa

Khu vực đá phiến sét than Thanh Hóa thuộc địa phận xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nằm về phía Tây Bắc đường Hồ Chí Minh, diện tích khoảng 20ha, tài nguyên dự báo 0,8 triệu m3; thuộc tờ bản đồ địa hình số hiệu E-48-44-D, tỷ lệ 1:50.000, có tọa độ địa lý:

180 0052’’ vĩ độ Bắc

1050 4944’’kinh độ Đông

Khu vực quặng được phát hiện trong quá trình tìm kiếm và lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Mahaxay - Đồng Hới do Liên đoàn Bản đồ thực hiện năm 1984. Phát hiện một dải trầm tích chứa than đá kéo dài không liên tục khoảng 1km, dày 2 - 3m gồm 2 dạng:

Than tạo thành các lớp mỏng vài milimet đến 1 - 2m. xen kẹp nhiều trong các lớp bột kết silic màu xám, đá phiến silic thuộc phần trên cùng của hệ tầng Bằng Ca.



Than có màu xám đen, đen bóp mềm phong hóa dạng bột lẫn trong lớp eluvi được phong hóa tại chỗ của lục nguyên silic chứa than, có độ dày từ 0,5 - 20m.

Than có nhiệt lượng không đều, từ không đốt cháy được đến 2.000 cal/g.

tải về 12.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương