CHƯƠng 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊa hìNH, ĐỊa mạO với hoạt động tân kiến tạo


Khái quát sự hình thành Biển Đông



tải về 0.68 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích0.68 Mb.
#32764
1   2   3   4   5   6   7   8

4.7.3. Khái quát sự hình thành Biển Đông

Biển Đông thoạt đầu phát triển trên một vỏ lục địa được hình thành từ rất sớm với những lớp phủ trầm tích và biến chất có tuổi Phanerozoi mà trẻ nhất là những trầm tích và phun trào Kreta. Các đá granit tuổi Kreta - Jura cũng tham gia trong phần móng của Biển Đông.

Vỏ đại dương đích thực vừa được lộ ra ở phần trung tâm Biển Đông với đầy đủ các tính chất vật lý của nó. Theo tài liệu nghiên cứu địa từ cũng như địa chấn dưới lớp trầm tích mỏng vỏ đại dương được hình thành theo cơ chế tách giãn kiểu rift từ 32 triệu năm và kết thúc vào 16 triệu năm về trước.

Từ Jura muộn, lãnh hải Biển Đông ngày nay lại là một đới hút chìm theo kiểu And, mà thực thể của nó lại bị trôi dạt về phía Đông để lại những diện lộ hạn hẹp còn sót, và chí ít cũng quan sát được những lớp trầm tích trước rift tuổi Kreta - Eocen (65-55 triệu năm về trước).

Lấy trục tách giãn ở trung tâm Biển Đông làm mốc, cách phía Tây Bắc của nó (phần kế cận lục địa Đông Dương) không có dấu vết của đới hút chìm. Thay vào đó, vỏ lục địa bị vát mỏng theo từng bậc, điều này quan sát được không nhất thiết phải dựa vào địa mạo đáy biển mà chỉ cần tài liệu địa chấn cũng đủ xác minh. Trong khi đó ở cánh Đông Nam lại liên quan đến một đới hút chìm chạy dọc theo vực sâu Palawan - Manila. Tuổi của đới hút chìm tương đồng tuổi của quá trình tách giãn Biển Đông.

Trong phạm vi Bắc Bộ, các bồn phát triển sâu dọc theo đứt gãy Sông Hồng kéo dài ra biển. Sự phân bố các trầm tích theo thứ tự từ Oligocen mở rộng về phía Nam.

Bờ dốc Bắc - Nam miền Trung Trung Bộ là một yếu tố độc đáo, nó chính là một mặt trượt lớn của trượt bằng quay phải, tạo nên một độ dốc lớn kéo thẳng cho đến Nam Côn Sơn.

Theo tài liệu từ mút của trục tách giãn Biển Đông ở phía Nam Côn Sơn cũng là điểm dừng của quá trình tách giãn vào khoảng 16 triệu năm tại vĩ độ 8030’. Từ điểm dừng này trục rift hướng về Đông Bắc. Cũng theo địa từ dị thường 10 và 11 tương ứng với 32 triệu năm tuổi, là sự khởi đầu quá trình tách giãn Biển Đông ở vùng biển Maclesfield thuộc vĩ độ 180 Bắc lại chạy theo phương Đông Tây. Như vậy, trong khoảng từ 32 đến 16 triệu năm phương của trục tách giãn quay từ Đông Tây sang Đông Bắc.

Các bồn trầm tích của Đại Tân sinh ở phía Nam (Nam Côn Sơn, Cửu Long, Natuna) loang lỗ trên diện rộng, ít khoét sâu so với các bồn trong vịnh Bắc Bộ.

Từ các nhóm dữ liệu vừa nói ở trên, thử tìm một giải đáp khác cho câu hỏi về sự hình thành Biển Đông.

Theo cơ thức “nêm đóng ngang” của nhóm Tapponier không giải thích được sự quay phương của trục tách giãn phủ nhận vai trò đới hút chìm ở Đông Nam, đồng thời lại nâng cao vai trò trượt bằng quay trái của đứt gãy Sông Hồng. Trong hoàn cảnh có một đới hút chìm trước rift Biển Đông, đứt gãy Sông Hồng không thể chuyển tải sức đẩy do sự va chạm Ấn - Âu Á vào trong một quyển tương đối mềm.

Song nếu theo quan điểm cho rằng Biển Đông được thành tạo theo cơ chế trôi dạt liên tục hay từng đợt liên quan đến đới hút chìm hay “lưỡi nóng manti” thì lại phủ nhận hoàn toàn vai trò đụng độ Ấn - Âu Á, bỏ qua một thực tế không phủ nhận được.

Theo GS. Phan Trường Thị (l995), sự đụng độ Ấn - Âu Á không phải là nguyên nhân gây tách giãn mà chỉ có tác dụng đẩy trục tách giãn trượt trên bờ dốc Bắc Nam của địa khối Indosinia là một thể có sức ỳ lớn với vỏ lục địa dày trên 40km, có khả năng làm một đế tựa, đồng thời có khả năng chuyển cơ thức quay trái của trượt sông Hồng thành quay phải (do vận tốc tương đối của lực đẩy, kéo địa khối Indosinia về Nam với vận tốc nhỏ hơn, trong khi đó sức kéo trên phần Biển Đông vốn có vỏ lục địa bị căng mỏng do tách giãn nên chuyển động với vận tốc lớn hơn). Sự chênh nhau về vận tốc đó đã chuyển trượt bằng Bắc Nam theo phương thức quay phải.

Quá trình tách giãn kết thúc ở phía Nam Côn Sơn, ở đó quá trình căng giãn làm mỏng vỏ lục địa ở phần mút, tạo tiền đề cho hoạt động phun trào mạnh mẽ vào Miocen muộn và dòng nhiệt được nâng cao hơn so với vịnh Bắc Bộ.

Các bồn trầm tích trên thềm lục địa chủ yếu được thành tạo do quá trình kéo tách dọc theo trượt bằng: trong vịnh Bắc Bộ theo trượt bằng quay trái từ Eocen đến Pliocen, sau đó đổi hướng chuyển động. Trong vùng biển Nam Côn Sơn, miền Trung Trung Bộ theo trượt bằng quay phải. Điều đó rất bổ ích cho việc phân tích hình thái các bồn chứa dầu khí.

Về phía Bắc lãnh thổ, các phương trượt bằng Oligocen định hướng theo Tây Bắc - Đông Nam, phương Bắc Nam hình thành muộn hơn vào Miocen.

Về phía miền Trung, ưu thế các phương Đông Bắc - Tây Nam phát sinh có thể từ Kreta muộn liên quan với đới hút chìm và sự xuất hiện những đá magma 115 triệu năm cho đến 65 triệu năm. Nhưng cho đến Miocen giữa nó tái hoạt động khi mút trục tách giãn Biển Đông dịch chuyển đến những vĩ độ từ 100 Bắc cho đến 80 Bắc trong vùng lãnh hải Việt Nam.

4.7.4. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển vỏ trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng

4.7.4.1. Địa tầng

Khối l­ượng trầm tích cấu tạo nên khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng chủ yếu là đá vôi, như­ng cũng khá phức tạp. Xen trong và bao quanh khối núi đá vôi ấy còn có nhiều hệ tầng lục nguyên khác nhau. Vì tính chất phức tạp đó nên không phải bao giờ cũng có thể phân biệt đ­ược rạch ròi các hệ tầng đã đ­ược phân chia ở vùng này theo các nghiên cứu chuyên đề chi tiết. Do vậy, dư­ới đây chủ yếu giới thiệu các phân vị địa tầng đã đ­ược Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc sử dụng và xác lập trong những thời gian khác nhau, có bổ sung những tài liệu nghiên cứu mới.

Các phân vị thạch địa tầng đ­ược giới thiệu bao gồm: hệ tầng Long Đại (O3-S1 ), loạt Hoá Sơn (D1-D2e hs) gồm 2 hệ tầng Rào Chắn (D1 rc) và Bản Giàng (D1-D2e bg), hệ tầng Mục Bài (D2g mb), hệ tầng Đông Thọ (D2g-D3fr đt), hệ tầng Cát Đằng (D3 ), hệ tầng Phong Nha (D3-C1 pn), hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs), hệ tầng Khe Giữa (P3 kg), hệ tầng Mụ Giạ (J3-K1 mg), hệ tầng Đồng Hới (N13-N21 đh) và các thành tạo Đệ Tứ.

4.7.4.2. Magma

Các thành tạo magma xâm nhập trong vùng Phong Nha - Kẻ Bàng không nhiều, chủ yếu gồm khối granit-granođiorit Đồng Hới thuộc phức hệ Tr­ường Sơn (Ga C1 ts). Khối này lộ ra phía Đông Nam của vùng nghiên cứu, xuyên cắt các trầm tích của hệ tầng Long Đại, tạo nên đới biến chất tiếp xúc rộng lớn.



Khối Đồng Hới, nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới, có cấu tạo dạng vòm, diện tích khoảng 300km2. Thành phần của khối bao gồm điorit thạch anh, granođiorit, granit biotit, granit hai mica cùng các thể t­ường, mạch aplit và pegmatit giống với các đá ở khối Tr­ường Sơn. Tuy nhiên, trong khối này các đá sẫm màu chiếm khối l­ợng ­ưu thế, hiện tư­ợng đồng hoá magma ở phần mái diễn ra không triệt để, tạo nên từng khoảnh đá hỗn nhiễm phổ biến khắp mọi nơi trên diện tích khối. Theo mô tả của Nguyễn Xuân Tùng và nnk (1977), ở phía Nam khối gặp loại đá granosyenit có amphibol thuộc phức hệ Bản Chiềng xuyên cắt granođiorit khối Đồng Hới, song vấn đề này chư­a đ­ược nghiên cứu kỹ.

Khối granitoiđ Đồng Hới xuyên qua trầm tích lục nguyên hệ tầng Long Đại (O3-S ) và tạo đới biến chất tiếp xúc rộng đến 2-3km. Gần tiếp xúc là đá phiến mica staurolit chuyển dần sang đá sừng felspat-biotit-thạch anh rồi đến đá phiến sét hầu như­ không bị biến chất. Trong đới ngoại tiếp xúc phát triển nhiều các mạch pegmatit turmalin-thạch anh.



Đặc điểm thạch học - khoáng vật các loại đá chủ yếu:

Điorit thạch anh - biotit gặp tập trung ở phía gần rìa Đông Nam khối. Theo Nguyễn Xuân Tùng và nnk. (1977) thì điorit thạch anh khối Đồng Hới là pha sớm nhất bị granođiorit cắt qua. Chúng đ­ược phân biệt bởi l­ượng thạch anh rất ít và biotit rất nhiều, do đó đá có màu đen sẫm hơn granođiorit. Đá có kiến trúc hạt nhỏ đến vừa, dạng porphyr, màu đen sẫm. Plagioclas chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 40 đến 60%, dạng lăng trụ tự hình, phân đới rõ. Hàm l­ượng biotit trên 10%, hàm lượng thạch anh không ổn định, từ dư­ới 10% đến 15%, cao hơn nữa thì đá chuyển sang granođiorit và granit.

Granođiorit biotit, granit biotit sẫm màu là thành phần chủ yếu của khối Đồng Hới. Hai loại đá này kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, không có ranh giới rõ rệt. Chúng phân biệt với nhau bởi hàm lư­ợng thạch anh hoặc lư­ợng oxyt silic hoặc t­ương quan giữa hàm l­ượng plagioclas và felspat kali. Đá kết tinh hạt lớn dạng porphyr với các ban tinh felspat hình chữ nhật dài từ 1-2mm đến 5-6mm, sắp xếp gần như­ định hư­ớng. Nền gồm thạch anh, felspat, mica có kiến trúc hạt nửa tự hình.

Trong thành phần của đá, plagioclas chiếm tỷ lệ cao nhất, tự hình nhất, thường phân đới rõ, nhân là andesin (N” 45-56), rìa oligoclas (N”14-20), đôi khi đến albit. Biotit có độ tự hình cao, th­ường là những tấm lớn có hình dạng rõ ràng hoặc là những vảy nhỏ tích tụ thành đám nằm giữa các khoáng vật khác, đa sắc mạnh theo Ng-nâu sẫm, sắc đỏ; Np-vàng nhạt, sắc hồng. Felspat kali chủ yếu là orthoclas, đôi khi gặp microclin có song tinh mạng lư­ới. Felspat kali khá t­ơi, mặt tinh thể ít bị pelit hoá, rìa các tấm lớn felspat kali thư­ờng chứa các hạt plagioclas tự hình, biotit và thạch anh. Ngoài ra, trong thành phần của đá đôi khi còn có các vảy nhỏ muscovit, các khoáng vật phụ nh­ư apatit, zircon, sphen và các hạt magnetit nhỏ.



Granit hai mica có hàm l­ượng muscovit tăng cao (3-10%), gồm các tấm, vảy với hình dạng rõ ràng nằm xen đều với biotit hoặc đôi khi liên tinh với biotit. Hàm l­ượng felspat kali trội hơn plagioclas. Đá màu sáng, hạt nhỏ đến vừa, đều hạt hoặc dạng porphyr yếu. Kiến trúc của đá th­ường là nửa tự hình, đôi khi chuyển sang hạt toàn tha hình.

Granit sáng màu và aplit gặp ở nhiều nơi trong khối hoặc d­ưới dạng thể tường trong đới ngoại tiếp xúc, bề dày thay đổi từ vài đến hàng chục centimet. Đá sáng màu, hạt nhỏ (aplit) đến hạt vừa (granit sáng màu). Felspat kali chiếm ưu thế, có khi nhiều hơn plagioclas nhiều lần. Plagioclas th­ường là albit hoặc albit-oligoclas. Biotit rất ít hoặc hầu như­ không có. Trong đá th­ường gặp turmalin, granat có góc cạnh rõ ràng hoặc dạng khung x­ương.

Pegmatit xuyên trong đới nội và ngoại tiếp xúc. Thành phần gồm thạch anh, felspat, biotit và tấm lớn muscovit. Ở gần làng Kim C­ương (khối Trư­ờng Sơn) gặp một số mạch pegmatit bị greisen hoá có chứa các tinh thể casiterit.

Theo thành phần hoá học, phức hệ Tr­ường Sơn gồm một tập hợp đá từ trung tính chuyển dần sang acid, giàu nhôm, độ mafic th­ường cao khá giống với các đá phức hệ Phiabioac. So với các đá phức hệ Ngân Sơn và M­ường Lát thì granitoiđ phức hệ Tr­ường Sơn phần lớn bazơ hơn. Đá th­ường bão hoà nhôm, thể hiện ở các vectơ thành phần trên biểu đồ Zavaritski luôn h­ướng về bên trái.

Trên biểu đồ QAP, thành phần chính của phức hệ là granit ít hơn granođiorit, các đá thuộc loại kiềm vôi và chủ yếu là S-granit.

Về khả năng tạo khoáng của phức hệ, ngoài casiterit tập trung ở một số mạch pegmatit bị greisen hoá, rất đáng chú ý ở các khối Tr­ường Sơn và Đồng Hới đều có các vành phân tán nhỏ sheelit, monazit, xenotim.

Phức hệ Trư­ờng Sơn đư­ợc định tuổi là Paleozoi giữa - muộn (khoảng Carbon) dựa vào tuổi đồng vị của một số mẫu biotit trong các granit của phức hệ có giá trị trong khoảng 281-377 triệu năm. Ngoài ra, quan hệ xuyên cắt, gây biến chất của đá phức hệ đối với các trầm tích lục nguyên của hệ tầng Long Đại (O3-S ) cũng ủng hộ kết luận trên.

 4.7.4.3. Cấu trúc địa chất

Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới tư­ớng - cấu trúc Trư­ờng Sơn (A.E. Dovjikov và nnk, 1965), ngăn cách với đới t­ướng - cấu trúc Hoành Sơn bằng đứt gãy Sông Cả - Rào Nậy, bao gồm khối nâng Đồng Hới và khối sụt Phong Nha-Quy Đạt. Khối nâng Đồng Hới lộ ra ở phía Đông Nam vùng nghiên cứu bao gồm đá trầm tích lục nguyên có tuổi Ordovic - Silur. Ở phần trung tâm của khối nâng Đồng Hới còn có khối granitoiđ thuộc phức hệ Trư­ờng Sơn xuyên lên, tạo nên cấu trúc “nếp lồi dạng vòm”. Khối sụt Phong Nha - Quy Đạt lộ ra ở phần trung tâm của đới Tr­ường Sơn đ­ược cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên xen carbonat, trong đó có tầng đá vôi dạng dải Devon th­ượng thuộc hệ tầng Cát Đằng (D3 ). Phủ bất chỉnh hợp lên trên là các đá trầm tích lục nguyên chứa vật liệu hữu cơ, silic và carbonat-silic của hệ tầng La Khê (C1 lk) và carbonat của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs). Ngoài ra, tham gia vào khối sụt kể trên còn có các trầm tích Kreta (hệ tầng Mụ Giạ J3-K1 mg), và trầm tích Kainozoi.

Trần Văn Trị (1977) xếp vùng này vào hệ uốn nếp Tr­ường Sơn thuộc miền uốn nếp Đông D­ương.

Trong vùng nghiên cứu có thể phân biệt các đơn vị cấu trúc sau đây:

  4.7.4.3.1. Cấu trúc uốn nếp

Vùng nghiên cứu thuộc đới tướng - cấu trúc Trường Sơn có phức nếp lồi Trường Sơn chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Phức nếp lồi cơ bản được hình thành do một pha uốn nếp vào cuối Devon muộn - đầu Carbon sớm, sau đó bị phức tạp hoá bởi các hoạt động đứt gãy. Nhân của phức nếp lồi là các trầm tích cổ nhất của đới Trường Sơn, cánh của nó được tạo bởi các trầm tích Devon - Carbon. Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu còn có một số nếp lồi, nếp lõm lớn ở Trung Thuần và một số trũng chậu khác. D­ưới đây là một số nếp uốn tiêu biểu.

a. Nếp lồi dạng vòm Đồng Hới: Có dạng elip với chiều dài 10-20km, rộng 5-8km. Nhân của nếp lồi là các trầm tích thuộc phần dư­ới hệ tầng A V­ương. Cánh là các trầm tích thuộc phần trên hệ tầng A Vư­ơng. Góc dốc của cánh thoải 25-30o, trục nếp uốn kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Phần trung tâm nếp lồi bị khối granit Đồng Hới xuyên cắt.

b. Nếp lồi Đại Đủ: Có dạng cánh cung, cong đều, lưng quay về phía Bắc. Chiều dài nếp lồi khoảng 20-25km, rộng 6-7km, kéo dài từ làng Troóc lên Đại Đủ đến Cha Cung. Nhân của nếp lồi là các trầm tích thuộc hệ tầng Rào Chắn (D1 rc) hai cánh là trầm tích thuộc hệ tầng Bản Giàng (D1-2e bg) và hệ tầng Mục Bài (D2g mb). Trục nếp lồi có dạng cánh cung, cánh phía Bắc có góc dốc 60-65o, cánh phía Nam dốc 70-75o, trục chúc dần về phía Tây để rồi chuyển thành nếp lõm Thác Dài - Marai.

c. Nếp lồi Si Th­ượng: Có chiều dài 20km, rộng 1-5km, đầu nút phía Tây Bắc phình to và phức tạp, đầu nút phía Tây Nam thót nhỏ và đơn giản hơn. Nhân của nếp lồi các đá trầm tích thuộc hệ tầng Rào Chắn (D1 rc), hai cánh là trầm tích của hệ tầng Bản Giàng (D1-2e bg). Cánh phía Tây Bắc có góc dốc 54-50o, cánh Tây Nam bị các đứt gãy cắt xén, có góc dốc thay đổi từ 55-600 đến 70-80o. Trục của nếp lồi dạng cánh cung quay lưng về phía Tây Nam, để cùng với nếp lồi Đại Đủ tạo nên nếp lõm Thác Dài - Marai.

d. Nếp lồi Đông Phư­ờng: Kéo dài 20-30km, rộng 2-4km. Nhân của nếp lồi là các trầm tích của hệ tầng Bản Giàng (D2 e), cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Mục Bài (D2g mb). Trục của nếp lồi có phương Tây Bắc - Đông Nam ở phần trung tâm bị oằn do tác động của đứt gãy. Cánh Đông Bắc có góc dốc 50-60o, cánh Đông Nam khoảng 65-70o.

e. Nếp lồi Cao Mại: Có chiều dài 25-30km, rộng 2-3km. Nhân là các trầm tích tuổi Eifel, hai cánh là trầm tích tuổi Givet. Trục của nếp uốn tương đối mềm mại, kéo dài theo phương vĩ tuyến. Cánh phía Nam có góc dốc 60-70o, cánh phía Bắc dốc 45-50o, sau đó tham gia vào nếp lõm Rào Nậy.

f. Nếp lồi Cát Đằng: Kéo dài từ La Trọng đến Cát Đằng với chiều dài 15-20km, rộng 2-3km. Trục của nếp uốn có phương Tây Bắc - Đông Nam như­ng bị oằn ở vùng A Vi. Nhân của nếp lồi là các đá trầm tích của hệ tầng Rào Chắn (D1 rc), hai cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Mục Bài (D2g mb). Cánh Đông Bắc có góc dốc 50-55o, cánh Tây Nam bị vò nhàu, uốn nếp mạnh, có thể nằm đảo với góc dốc 60-65o.

g. Nếp lõm dạng địa hào Rào Nậy: Kéo dài 70-100km, rộng 3-5km. Trục nếp lõm có dạng cánh cung, lưng quay về phía Tây Nam, chúc về phía Đông Nam rồi các trầm tích Kainozoi phủ lên. Nhân của nếp lõm là các trầm tích Famen, cánh là các trầm tích Frasni thuộc hệ tầng Đông Thọ và trầm tích Givet của hệ tầng Mục Bài. Cánh phía Tây Nam có góc dốc thay đổi từ 60-75o, cánh phía Đông Bắc có góc dốc 70-80o. Phủ bất chỉnh hợp lên nếp lõm này là các trầm tích của hệ tầng La Khê (C1 lk), và hệ tầng Bắc Sơn (C2-P1bs), có thế nằm thoải.

h. Nếp lõm Quy Đạt: Có dạng elip bị uốn cong, lưng quay về phía Tây Nam. Chiều dài nếp lõm khoảng 20-25km, rộng 3-4km. Nếp lõm này nằm giữa 2 nếp lồi Sĩ Th­ượng và Cao Mại, phía Đông Bắc của nếp lõm là nếp lồi Đông Phương. Nhân là các trầm tích Famen thuộc hệ tầng Cát Đằng, cánh là các trầm tích của hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng Mục Bài. Trục của nếp lõm có dạng cánh cung lưng quay về phía Tây Nam, cánh Đông Bắc có góc dốc 60-65o, cánh Tây Nam dốc 50-55o.

i. Nếp lõm Phong Nha: Kéo dài từ Đư­ờng 20 lên Bãi Dinh sang Thác Dài, vư­ợt ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Nhân của nếp lõm là các trầm tích của hệ tầng Bắc Sơn, cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng Mục Bài. Trục nếp lõm có dạng cánh cung, lưng quay về phía Tây Nam. Cánh có góc dốc thay đổi từ 45-70o. Nếp lõm bị các đứt gãy làm phức tạp, tạo nên cấu trúc khối tảng.

k. Nếp lõm Thác Dài - Ma Rai: Kéo từ Thác Dài đến núi Ma Rai, có chiều dài 15-20km, rộng 5-6km. Nhân của nếp lồi gồm đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn, cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng La Khê. Cánh phía Tây có góc dốc 20-30o, cánh phía Đông Bắc bị các đứt gãy cắt xén.

l. Nếp lõm Trung Thuần: Kéo từ Trung Thuần lên núi Ong Na v­ượt ra khỏi phạm vi nghiên cứu với chiều dài 45-50km, rộng 22-25km. Nhân của nếp lõm là các trầm tích thuộc phần trên hệ tầng Đồng Trầu, cánh là các trầm tích của phần dư­ới hệ tầng Đồng Trầu. Hai cánh của nếp lõm có góc dốc 50-60o, trục hơi chếch về phía Bắc, phần phía Đông của nếp uốn bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.

 4.7.4.3.2. Các hệ thống đứt gãy

Các đứt gãy phát triển phong phú trong vùng, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và làm phức tạp hoá cấu trúc địa chất của vùng. Dựa vào hình thái có thể phân biệt các hệ thống đứt gãy ph­ương Tây Bắc - Đông Nam, phương Đông Bắc - Tây Nam, và ph­ương á vĩ tuyến.

a. Hệ thống đứt gãy ph­ương Tây Bắc - Đông Nam t­ương đối phổ biến trong vùng nghiên cứu, trong đó đứt gãy sâu chờm nghịch Rào Nậy đóng vai trò quan trọng. Đứt gãy này phát triển từ Kim Lũ xuống Ba Đồn với chiều dài 120km, là ranh giới giữa hai đới Trường Sơn và Hoành Sơn (theo A. E. Dovjikov, 1965). Đứt gãy có cánh hạ ở phía Đông Bắc gồm các đá có tuổi Trias, cánh chờm gồm các đá có tuổi Devon, Carbon, Permi có tổng biên độ dao động đứng trên 1.000m. Đứt gãy này đã kéo theo một loạt đứt gãy cùng phư­ơng, gây ra đới dập vỡ, cà nát thạch anh hoá rộng 2-3km và tạo nên cấu trúc dạng vảy ở Đồng Lê - Ngọc Lâm. Liên quan đến đứt gãy có các khối magma đi lên ở cánh Tây Nam vào thời kỳ Mesozoi (khối granitoiđ Đồng Lê).

b. Hệ thống đứt gãy phư­ơng Đông Bắc - Tây Nam phân bố ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, thuộc đới Trường Sơn. Đứt gãy tiêu biểu trong hệ thống này là đứt gãy thuận Đư­ờng 20 phát triển từ Ngân Sơn qua Phong Nha về Ca Roòng, dài 60-80km, đư­ợc J. Fromaget gọi là “rãnh Hang Rào”. Cánh nâng của đứt gãy lộ ra các đá biến chất của hệ tầng A V­ương. Mặt trư­ợt nghiêng về phía Tây Bắc 70-75o. Đứt gãy phát sinh và hoạt động mãnh liệt vào Carbon và chấm dứt vào đầu Creta. Tổng biên độ dịch chuyển thẳng đứng là 200-300m, dịch chuyển ngang 800-1.000m. Các đứt gãy theo ph­ương Đông Bắc - Tây Nam th­ường cắt và làm dịch chuyển các đứt gãy có phư­ơng Tây Bắc - Đông Nam.

c. Các đứt gãy ph­ương á vĩ tuyến nhìn chung trong vùng nghiên cứu thường ít phổ biến. Đáng kể nhất có đứt gãy thuận Troóc - Cát Đằng có dạng vòng cung dài 60-70km. Mặt tr­ượt của đứt gãy này nghiêng về phía Nam Tây Nam. Đứt gãy Troóc - Cát Đằng bắt đầu từ Paleozoi muộn và hoạt động điều hoà tới ngày nay. Tổng biên độ dao động đứng trên 700m. Liên quan đến đứt gãy có điểm nước khoáng ở Động Nghèn.

 4.7.5. Lịch sử tiến hóa vỏ trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bảng là nơi có nhiều tính đa dạng của thiên nhiên: địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh học, sinh thái và cảnh quan môi trường. Nơi đây vẫn còn hiện diện những sự kiện địa chất chứng minh cho lịch sử phát triển vỏ Trái đất sôi động trong suốt 500 triệu năm, từ kỷ Ordovic đến nay. Hoạt động kiến tạo phức tạp của vỏ Trái đất là nguyên nhân của mọi nguyên nhân kiến lập nên rồi phá vỡ các bình đồ địa chất, đó là hình xoáy ốc tiến hoá để có một bình đồ địa chất - địa mạo như­ ngày nay. Cấu trúc địa chất và thành phần thạch học đa dạng là nhân tố quyết định tính đa dạng của địa hình - địa mạo và cũng là một trong những nguyên nhân quyết định mạng lưới thuỷ văn, nước ngầm, khí hậu - địa lý tự nhiên, tính đang dạng sinh học và cảnh quan môi trường trong một xứ sở hoang sơ đầy bí ẩn của thiên nhiên. Mối quan hệ nhân quả đó như­ một chu trình năng l­ượng khép kín, hài hoà và hoàn thiện đến mức không thể tách riêng lẻ một yếu tố nào trong hệ thống để xem xét mà phải nhìn nhận chúng trong mối quan hệ thống nhất và biện chứng - mối quan hệ tiến hoá.

Lịch sử tiến hoá các thành tạo địa chất và thế giới cổ sinh, tiến hoá địa mạo và sự đa dạng địa hình gắn liền với lịch sử phát triển vỏ Trái đất. Mỗi một giai đoạn phát triển vỏ Trái đất đ­ược định hình bởi một kiểu cấu trúc đặc tr­ưng gọi là bình đồ kiến trúc.

J. Fromaget (1927) đã nói tới chuyển động tạo núi Hercyn ở vùng Trường Sơn. A. E. Dovjikov và nnk (1965), khi thành lập bản đồ địa chất 1/500.000 miền Bắc Việt Nam, cũng xếp vùng nghiên cứu vào chuyển động tạo núi Hercyn muộn thuộc miền kiến tạo Bắc Việt Nam. Trong sơ đồ kiến tạo của ông, vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới - tướng cấu trúc Trường Sơn và một phần thuộc đới tướng - cấu trúc Hoành Sơn. Tuy nhiên, vùng Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái đất trong khu vực:

- Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (450-410 triệu năm).

- Giai đoạn Devon (410-355 triệu năm).

- Giai đoạn Carbon - Permi (355-250 triệu năm).

- Giai đoạn Mesozoi (250-65 triệu năm).

- Giai đoạn Kainozoi: Neogen (23,75-1,75 triệu năm) và Đệ Tứ (1,75 triệu năm đến nay).

Dưới đây sẽ lần l­ượt xem xét các giai đoạn của lịch sử tiến hoá của vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm các nội dung quan trọng bố cục theo logic quan hệ nhân - quả: chuyển động kiến tạo, đặc tr­ưng thạch học và cổ địa lý, các thành hệ trầm tích - cổ sinh, đặc điểm thạch học và hoạt động magma, tiến hoá địa mạo, cơ chế tạo địa hình và hệ thống thuỷ văn, cơ chế hình thành các thế hệ và kiểu hang động Karst.

Giai đoạn phá vỡ lục địa, bắt đầu phát triển bồn trũng Cambri giữa đến Ordovic (€2-O1). Cách đây khoảng 520 triệu năm, tại vùng nghiên cứu, vỏ lục địa bắt đầu bị phá vỡ, sụt lún kéo dài đến Ordovic, tạo ra các bồn trũng, trong đó, thành tạo trầm tích lục nguyên - carbonat dày 1.550m thuộc hệ tầng A Vương. Hiện nay hệ tầng trầm tích này đã bị biến chất thành đá hoa, dolomit, đá phiến mica và quarzit. Diện lộ trầm tích này rất hẹp như­ một mảnh sót tàn dư­ nằm ngoài vùng nghiên cứu.

a. Giai đoạn Ordovic muộn - Silur: Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu bị sụt lún trở lại, bình đồ kiến trúc bị phá vỡ theo cơ chế tạo “bồn cung núi lửa flysh andesit Long Đại” (Trần Văn Trị, 1995). Bồn có dạng tuyến uốn cong, kéo dài theo h­ướng Tây Bắc - Đông Nam, được phát triển theo bốn thời kỳ sau đây:

- Thời kỳ đầu, ứng với thời kỳ bắt đầu hình thành hệ tầng Long Đại (O3-S1 ), bắt đầu sụt lún thành tạo cuội kết, cát kết t­ướng ven bờ, sét chứa bitum thuộc tướng nước sâu, môi trường oxy hoá-khử xen kẽ. Các đá nguyên thuỷ đã bị biến chất trong các giai đoạn sau và trở thành đá phiến thạch anh sericit, cát kết quarzit và đá phiến sét bitum xen kẽ nhau và có cấu tạo dạng flysh.

- Thời kỳ thứ hai, bồn trầm tích tiếp tục sụt lún xen kẽ với các khối nâng dạng đảo kiểu “Cordilliere” tạo ra trầm tích cấu tạo dạng flysh.

- Thời kỳ thứ ba, bồn trầm tích có thành phần thạch học và cổ sinh tương tự các thành tạo thời kỳ thứ hai, song độ hạt giảm hơn, bồn trũng có xu thế sụt lún sâu hơn.

- Thời kỳ thứ tư­, tương ứng với thời gian hình thành hệ tầng Đại Giang (S2-D1 đg). Bồn trầm tích có chiều h­ướng nâng lên, đặc trư­ng bởi các tướng cát bột và cát thạch anh đơn khoáng biển nông và ven biển có hoạt động của sóng.

Các trầm tích Ordovic - Silur và Silur - Devon hạ lộ ra chủ yếu ở Đông Nam vùng nghiên cứu (thuộc một phần huyện Quảng Ninh và một phần huyện Bố Trạch) và một dải hẹp ở Tây Bắc (huyện Minh Hoá) ngoài vùng nghiên cứu. Nhìn bản đồ cấu trúc địa chất có thể suy luận về một bồn trầm tích Ordovic - Silur - Devon hạ thống nhất dạng tuyến nối liền hai diện lộ nói trên chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.



b. Giai đoạn Devon

Tương ứng với các hệ tầng Rào Chắn (D1 rc), Bản Giàng (D1-D2e bg) Mục Bài (D2g mb), Động Thọ (D2g-D3fr đt) và Cát Đằng (D3 ).

Giai đoạn Devon cũng là giai đoạn kết thúc phát triển các bồn trũng kiểu Ordovic - Silur. Vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu phát triển một kiểu bồn trũng mới, kiểu “rift lục địa”. Trục của bồn trũng có dạng cánh cung chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm lệch ra ngoài phạm vi nghiên cứu ở phía Đông Bắc không xa. So với bồn trầm tích Ordovic - Silur, bồn Devon được mở rộng thêm về chiều ngang và trở nên nông hơn, thể hiện qua 5 tầng trầm tích từ cổ đến trẻ như­ sau:

- Tầng 1: Gồm trầm tích Devon hạ (hệ tầng Rào Chắn) bao gồm cát kết, bột kết, argilit và đá vôi màu đen chứa bitum, phản ánh môi trường trầm tích biến đổi từ ven bờ đến vũng vịnh tương đối kín, quy mô bồn trầm tích nhỏ bé song phát triển thành hệ thống được ngăn cách nhau bởi các khối nâng rộng lớn hơn có tuổi O-S đóng vai trò miền cung cấp vật liệu. Các trầm tích nói trên lộ ra ở phần rìa vùng nghiên cứu, là một trong hai hệ tầng hợp phần của loạt Hoá Sơn, là thành tạo khởi đầu của chu kỳ địa chất thứ hai tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Tầng 2: Gồm trầm tích Devon hạ - trung với hai phần, tương ứng với các hệ tầng Bản Giàng và Mục Bài. Phần d­ưới bao gồm cát kết dạng quarzit, cát bột kết có nơi xen các ổ silic và đá phiến sét, chứa hoá thạch San hô và Tay cuộn. Đây là trầm tích của một nhịp mới đặc tr­ưng cho tướng biển tiến từ ven bờ đến biển nông và biển sâu. Bồn trũng được mở rộng, tuy nhiên ít nhiều bị phân dị tạo ra các trũng nửa kín lắng đọng sét vôi màu đen chứa bitum. Phần trên bao gồm đá vôi, sét vôi chứa ổ silic và cát bột chứa đông đảo hoá thạch Tay cuộn, San hô vách đáy và dạng lỗ tầng, lộ ra thành từng dải hẹp ở rìa Đông Bắc và Tây Bắc vùng nghiên cứu.

Đây là một phức hệ trầm tích đặc trưng cho một kiểu bồn phân dị đáy rất rõ rệt. Đá vôi dạng nền được thành tạo ở cấu trúc thềm, còn đá vôi-silic dạng dải, dạng phân lớp mỏng xen đá phiến sét lắng đọng ở các máng sâu hơn. Cát kết thạch anh chọn lọc tốt là đặc tr­ưng của tướng cát ven bờ có sóng hoạt động.



- Tầng 3: Gồm trầm tích Devon trung - thượng với hai phần, tương ứng với hai hệ tầng Đông Thọ và Cát Đằng. Phần dưới bao gồm cát kết, cát kết dạng quarzit, cát bột kết, đá phiến silic và đá phiến sét đen chứa bitum dày 350-450m, chứa tập hợp hoá thạch Tay cuộn và Huệ biển. Đây là mặt cắt trầm tích biển tiến thứ 3 trong Devon từ tướng cát thạch anh ven bờ đến sét và silic biển sâu kiểu vũng vịnh, thể hiện pha sụt lún kiến tạo của bồn trũng trong Devon muộn.

Các trầm tích này phân bố thành từng dải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm chỉnh hợp trên các thành tạo của tầng 2 và dưới phần trên của tầng 3. Tất cả chạy khuôn theo cánh của 3 nếp lõm, nguyên là 3 bồn trầm tích có trục chạy qua Rào Nậy, Minh Hoá và Xóm Quyền. Điều đó thể hiện sự phân dị thành ba bồn thứ cấp trong Devon muộn, trong đó bồn Rào Nậy là bất đối xứng.

Phần trên của tầng 3 là thành tạo trẻ nhất của Devon thượng, lộ ra dọc phần nhân của nếp lõm Xóm Quỳnh thuộc diện tích vùng nghiên cứu và hai nếp lõm còn lại nằm ngoài vùng nghiên cứu song vẫn chung một quy luật phân bố cộng sinh tướng, bao gồm các trầm tích carbonat đa dạng, trong đó đá vôi sọc dải và đá vôi loang lỗ chiếm một khối l­ượng đáng kể. Đôi nơi còn có xen những tập đá vôi, vôi silic hoặc phiến silic. Bề dày của phần này khoảng 400-450m, chứa tập hợp hoá thạch dạng Lỗ tầng và Răng nón có tuổi từ Frasni đến cuối Famen (D3 fr-fm).

Cấu tạo sọc dải của đá, thành phần thạch học phức tạp, với sự có mặt cả đá vôi dạng khối và đá vôi xen silic chứa hoá thạch Răng nón đặc trư­ng cho môi trường nước sâu, có sự phân dị đáy rõ rệt. Điều đó chứng minh cho một pha kiến tạo sụt lún trở lại, tạo ra các môi trường trầm tích khác nhau rất nhanh khi đi theo ph­ương vuông góc với trục của bồn trũng, tức ph­ương Đông Bắc - Tây Nam.



c. Giai đoạn Carbon - Permi

Đầu kỷ Carbon vỏ Trái đất khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu biến cải theo một cơ thức hoàn toàn mới. Một pha kiến tạo có xu thế nâng là chủ yếu đã kéo theo ba quá trình diễn ra trong vùng nghiên cứu: hoạt động magma xâm nhập hình thành khối granit Đồng Hới tuổi Carbon sớm; sự hình thành bồn trũng Carbon - Permi dạng đẳng th­ước kiểu thềm nội lục điển hình ở phía Tây Đồng Hới và các kiểu bồn trũng dạng tuyến tàn dư­ theo hư­ớng Tây Bắc - Đông Nam; sự xuất hiện những miền xâm thực bóc mòn rộng lớn có tuổi trư­ớc Carbon phân bố ở phía Đông, Đông Nam và Đông Bắc bồn trũng Carbon - Permi Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Sự xuất hiện hoạt động magma xâm nhập:

Khối Đồng Hới nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới, có diện tích khoảng 300km2. Trong vùng nghiên cứu chỉ lộ khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của khối.

Khối này xuyên qua trầm tích Ordovic - Silur thuộc hệ tầng Long Đại (O3-S1 ) và tạo ra đới biến chất tiếp xúc rộng đến 2-3km. Gần tiếp xúc là đá phiến mica-staurolit, chuyển dần sang đá sừng felspat-biotit-thạch anh, rồi đến đá phiến sét gần như­ không bị biến chất.

Khối Đồng Hới xuyên lên trong Carbon sớm tạo nên một nếp lồi dạng vòm, nhân là trầm tích của hệ tầng Long Đại.

- Sự hình thành bồn trũng nội lục Devon muộn - Carbon - Permi: Bồn trũng Carbon - Permi được hình thành theo cơ chế chuyển động khối tảng, khống chế bởi ba hệ thống đứt gãy lớn là Đông Bắc - Tây Nam chạy sát khối Đồng Hới, Tây Bắc - Đông Nam và Đông - Tây. Ba hệ thống đó đã tạo ra bốn bồn trầm tích: bồn Phong Nha - Kẻ Bàng dạng đẳng thư­ớc và 3 bồn dạng tuyến có trục chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có hình cung kéo dài, cung bồn quay về hướng Tây Nam.

Bối cảnh kiến tạo đã quy định các thành hệ carbonat đặc trưng cho ba kiểu bồn như­ sau:

+ Kiểu bồn chuyển tiếp Devon muộn - Carbon sớm.

+ Kiểu bồn dạng đẳng thước nông.

+ Kiểu bồn dạng tuyến nông.

d. Giai đoạn tạo núi Mesozoi (Indosini)

- Trong giai đoạn Trias - Jura toàn bộ vùng Phong Nha - Kẻ Bàng biến thành chế độ lục địa, nâng lên tạo núi dạng khối tảng. Phía Bắc vùng nghiên cứu, từ sông Gianh đến sông Cả lại bị sụt võng tạo nên một bồn trầm tích - phun trào acid kiểu rift ven rìa. Còn lại từ sông Gianh (đứt gãy Rào Nậy) đến đèo Hải Vân trở thành một miền cung cấp vật liệu cho các biển xung quanh.

- Vào giai đoạn Kreta, trong xu thế chuyển động nâng tạo núi kiểu khối tảng lại xuất hiện nhiều bồn trũng tr­ước núi, ven rìa và nội lục dạng đẳng thước, bầu dục, bán liên thông với đại d­ương ở phía Đông và cả phía Tây Lào.

Trong vùng nghiên cứu còn ghi nhận được hai bồn trầm tích Kreta thuộc hệ tầng Mụ Giạ (K mg) ở phía Đông Nam và phía Tây khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, chồng gối bất chỉnh hợp trên khối đá vôi này. Thành phần phức hệ trầm tích chủ yếu gồm cuội kết, sạn kết, cát kết xen bột kết, sét kết, cát kết vôi, sét bột kết vôi, bị phong hoá thành màu nâu đỏ, nâu tím, dày khoảng 700m.

Hệ tầng Mụ Giạ chứa các hoá thạch Chân rìu tương tự hoá thạch gặp trong các trầm tích màu đỏ ở M­ường Pha Lan bên Lào.

e. Giai đoạn Kainozoi

Giai đoạn Kainozoi là giai đoạn hoạt động kiến tạo mãnh liệt như­ một bước ngoặt trong lịch sử hình thành Biển Đông, tạo núi lục địa và các bồn trũng trầm tích giữa núi, trước núi, ven rìa và trên thềm lục địa Việt Nam. Những thành tạo Kainozoi một phần mang tính chất kế thừa song cơ bản là cuốn hút bình đồ địa chất cổ vào một cơ chế kiến tạo mới để có bức tranh địa hình - địa mạo hiện tại.

Các hệ thống đứt gãy mới bắt đầu hình thành cùng với các hệ thống đứt gãy cũ tái hoạt động đã chia cắt bình đồ kiến trúc cũ thành bình đồ kiến trúc Kainozoi và tiếp tục biến cải đến ngày nay.

Vỏ lục địa bị phá huỷ tạo ra các bồn trầm tích kiểu rift nội lục Đồng Hới, được lấp đầy bởi một phức hệ trầm tích Neogen và Đệ Tứ có cấu trúc chu kỳ. Bên cạnh đó vùng nâng lên tạo núi cũng diễn ra theo các chu kỳ. Đó là hai hướng chuyển động ng­ược chiều nh­ư một quy luật tất yếu để cân bằng đẳng tĩnh của vỏ Trái đất.

Địa hình hiện nay của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng là hệ quả của chuyển động kiến tạo Kainozoi do các quá trình địa mạo diễn ra trong suốt 65 triệu năm trở lại đây và được thể hiện qua sự phân bậc địa hình. Ở vùng này có thể dễ dàng nhận thấy 5 bề mặt san bằng theo các độ cao khác nhau nh­ư sau:

- Bậc địa hình 1.600-1.400m là di tích của bề mặt san bằng cao nhất và cổ nhất, chỉ phát triển trên các trầm tích lục nguyên màu đỏ tuổi Kreta thuộc hệ tầng Mụ Giạ. Đây là bề mặt san bằng tuổi Paleogen đã được nghiên cứu và công nhận trên toàn Đông D­ương, tương ứng với pha tách giãn Biển Đông đầu tiên và sụt lún tạo các bồn trũng Eocen - Oligocen.

- Bậc địa hình 1.000-800m (ở phía Tây) và 700-600m (ở phía Đông) là bậc địa hình thứ hai, dấu hiệu san bằng chu kỳ nâng thứ hai trong Kainozoi. Bề mặt địa hình này được phát hiện nhờ các mảnh sót san bằng trên các đỉnh núi lục nguyên ven rìa khối đá vôi và bề mặt đỉnh của đá vôi. Tuổi của bề mặt này được xác định vào Miocen (từ 23 đến 5 triệu năm).

- Bề mặt 600-400m và 300-200m là sản phẩm san bằng của pha kiến tạo nâng trong Pliocen (từ 5 đến 1,6 triệu năm). Bề mặt này tương ứng với bề mặt san bàng Pliocen rất phổ biến đã được công nhận của nhiều tác giả ở Việt Nam (Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thế Thôn, Rezanov, 1969; Lê Đức An, 1985; Nguyễn Thế Thôn, 1978...). Tuy nhiên, bề mặt này chỉ mới phát hiện được ở ven rìa khối đá vôi dưới dạng các núi đá vôi xen lục nguyên có đỉnh tương đối bằng và núi lục nguyên đỉnh tròn cũng như­ các vách đá cổ và các hang động cổ bị “treo” ở độ cao tương ứng, dấu hiệu mài mòn, rửa lũa của mực nước bề mặt cổ.

- Các bề mặt san bằng từ 100m trở xuống ở Việt Nam nói chung và vùng Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng đều được xếp vào tuổi Đệ Tứ (từ 1,75 triệu năm trở lại đây).

Đối sánh với các bậc thềm biển, các vách biển, các bậc thềm sông đã được nghiên cứu ở Việt Nam có thể phân các bậc san bằng và các thế hệ bậc thềm trong mối quan hệ với các chu kỳ gian băng trong Đệ Tứ như­ sau:

- Từ 100-80m: ứng với gian băng Gunz - Mindel, cách đây trên 800.000 năm (cuối Pleistocen sớm).

- Từ 80-60m: ứng với gian băng Mindel - Riss, cách đây trên 300.000 năm (đầu Pleistocen giữa).

- Từ 40-25m và 25-15m: ứng với gian băng Riss - Wurm, cách đây trên 70.000 năm (đầu Pleistocen muộn).

- Từ 15-6m: ứng với biển tiến Flandrian, xảy ra từ 18.000 năm đến 4.000 năm tr­ước đây.

Các mức độ cao của địa hình nói trên là dấu ấn hoạt động của mực nước biển dâng cao, sau đó được nâng tiếp lên do các pha kiến tạo xảy ra theo từng chu kỳ (nhịp).



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương