Chương 3 quảng bình thời kỳ thuộc lãnh thổ VƯƠng quốc champa



tải về 326.19 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích326.19 Kb.
#18976
1   2   3   4

42 Lương Ninh, “Lịch sử Vương quốc Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.14.

43 Theo “Thủy Kinh chú”, Ngô Văn Doanh chú dẫn trong “Văn hóa cổ Chămpa”, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002, tr.51.

44 “Tấn thư”. Dẫn theo “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.58.

45 Theo Nguyễn Phước Bảo Đàn, “đến nay, những thành Lồi ở các tỉnh miền Trung luôn gắn với những tồn nghi lịch sử, thành Lồi Kẻ Hạ cũng vậy. Bằng những phép tính cụ thể, học giả Đào Duy Anh cho nó là huyện thành Tây Quyển - một trong năm huyện của quận Nhật Nam thời thuộc Hán và cũng là thành Khu Túc - thành Lâm Ấp buổi quốc sơ. Tuy nhiên, với những thư tịch và kết quả khảo sát hiện có của chúng tôi, khó có khả năng đây là Khu Túc. Những ghi chép của Thủy Kinh chú khi dẫn sách Thủy Kinh về Khu Túc như sau: “Thành xây giữa hai con sông là Lô Dung và Thọ Linh, chu vi 6 dặm, 170 bộ, xây gạch cao 2 trượng, trên thành lại có tường cao 1 trượng, có mở nhiều lỗ vuông, trên tường gạch có lát ván, trên ván dựng 5 tầng gác, trên gác có nóc, trên nóc có lầu, lầu cao từ 7-8 trượng, thấp cũng 5-6 trượng, thành có 13 cửa, tất cả cung điện đều quay về hướng Nam. Chung quanh thành có hơn 2.100 ngôi nhà”. Với quy mô to lớn như thế thì Cao Lao thành khó có thể đảm đương được. Nguyễn Phước Bảo Đàn, “Cổ thành Cao Lao Hạ - Vài suy nghĩ sau những lần khảo sát”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.33.

46 Khu vực này nằm trên bờ Nam sông Gianh (Linh Giang, còn gọi là Thanh Hà, phát nguyên từ ba nguồn: từ núi Thanh Lãng, từ các núi nguồn Kim Linh, và từ nguồn Son An Náu, thời phân tranh, lấy sông này làm giới hạn, mới gọi “Nam Hà”, “Bắc Hà”. Gần cửa biển, sóng gió dữ dội, hai bờ cách trở như hào rãnh của trời, cùng lũy Nhật Lệ làm thế hiểm yếu trong ngoài. Năm Minh Mạng thứ 19, đúc cửu đỉnh, lấy hình tượng này đúc vào Chương đỉnh; Thiệu Trị thứ 4, dựng bia đá ở bờ phía Nam, Tự Đức thứ 1, chép vào điển thờ) nơi sông Son (Đại Nam nhất thống chí gọi là nguồn Son An Náu - một trong ba nguồn của sông Gianh / Linh Giang: “...nguồn Son An Náu chảy về phía Đông qua huyện Minh Chính vào sông La Hà đổ ra biển...”. Quốc sử quán triều Nguyễn,Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1994, tr.35-36.

47 Dẫn từ Nguyễn Phước Bảo Đàn, “Cổ thành Cao Lao Hạ - Vài suy nghĩ sau những lần khảo sát”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.22-35.

48 Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.68-69.

49 Theo “Thủy kinh chú”. Dẫn từ “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.90.

50 Dẫn liệu từ Lê Anh Tuấn, “Ninh Viễn thành”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề:“Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.22-35.

51 Cùng với di tích lũy thành, ngay kề cận thành Cao Lao Hạ (mà nhiều học giả cho là thành Khu Túc), có một cánh đồng nằm sát ngay bờ sông Linh Giang, cách cửa (cảng Gianh) khoảng 2000 mét được nhân dân ở đây gọi là “Ruộng Phố”. Hiện nay chưa phát hiện ra những tài liệu tin cậy để xác định nguồn gốc địa danh, nhưng qua khảo sát thực địa, một số nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể đã từng tồn tại một cảng thị của người Chăm.

52 Vì Khu Liên không có con trai, nên sau khi chết, cháu ngại ông là Phạm Hùng (270-280) lên nối ngôi.

Các vị vua kế nhiệm Phạm Văn là Phạm Phật, Phạm Hồ Đạt, Địch Chân (có ý kiến cho rằng Địch Chân chính là vua Gangaraja mà bi ký Champa thế kỉ VII đã nói tới), Phạm Dương Mại (Yan Mah).



53 Năm 226, nhà Ngô đã lấy đất 3 châu cũ của Âu Lạc và Hợp Phố để lập lại tên gọi chung là Giao Châu.

54 Đây là thời điểm sớm nhất mà địa danh Thọ Lãnh (Thọ Linh) đã được thư tịch nhắc đến (năm Ngụy Chính Thủy thứ 9-248), nhưng tại thời điểm này, Thọ Linh không thuộc quốc gia Lâm Ấp mà là một huyện của Nhật Nam.

55 Theo sách “Thủy kinh chú”, dẫn theo “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.74.

56 Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.55-58.

57 Tấn Võ đế tên thật là Tư Mã Viêm (司馬炎), tên tự  An Thế (安世) là hoàng đế đầu tiên của nhà Tây Tấn (265-316).

58 Là một cố vấn của Phạm Dật, người Trung Quốc.

59 Ngô Văn Doanh, “Văn hóa cổ Chămpa Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002, tr.56.

60 Có ý kiến cho rằng Địch Chân chính là vua Gangaraja mà bi ký Champa thế kỉ VII đã nói tới.

61 “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.74. Dẫn theo Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.55-58.

62 Vị trí “Lâm Ấp phế lũy” nằm ở chính đường phân giới Quảng Bình, Hà Tĩnh, cạnh Hoành Sơn quan.

63 Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001.

64 Đến nay, những tư liệu về phế lũy Lâm Ấp, rất mờ nhạt và thiếu tính thống nhất. Dòng sử liệu Trung Hoa về việc “vua Phạm Văn dâng sớ xin lấy Hoành Sơn làm địa giới”. Cổ sử Việt Nam cũng không đề cập đến vấn đề này sâu rộng hơn. Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn xếp các di tích phế lũy này chỉ ở mục "cổ tích" với nhiều tồn nghi nhưng vẫn giới thiệu về Hoành Sơn "...chạy dài đến biển thì lại là cổ họng giữa Bắc Nam", lại nhấn mạnh: "Một dải núi liên tiếp chắn ngang đến biển; phía Đông có núi Đao, đường quan đi qua trên núi, xưa là chỗ phân địa giới giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành, ở đây có thành bằng đá. “Sử học bị khảo” cũng bàn luận với nhiều tồn nghi trong một tinh thần tương tự. Người Pháp đến Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX và đã có những bước tiên phong trong việc nghiên cứu về Champa, cũng không cung cấp được nhiều thông tin hơn. Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.8-12.

65 Ngô Thì Sĩ, “Đại Việt sử ký tiền biên”, (bản dịch Viện Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, tr.93.

66 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.216.

67 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, (Bản dịch Hoa Bằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.160-161.

68 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.216.

69 Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hóa, 1997, tr.81.

70 Tống sử chép trong trận này quân của Đàn Hòa Chí đánh “chiếm thành Khu Túc, thu vàng bạc, nấu chảy các tượng bằng vàng đem đúc lại đến 100.000 cân vàng nguyên chất”. Điều đó cho thấy trong thời kỳ này, địa bàn nơi đây phát triển khá thịnh vượng, thương nhân người Chăm, các chức sắc phật giáo và chính quyền Chăm đã lấy từ nguồn lợi từ khai thác sản vật cho xây dựng trong vùng nhiều đến tháp, đúc nhiều tượng phật bằng vàng. Xem: Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.60.

71 Hoặc Lâm Châu (琳朱) và Cảnh Châu (景). Xem: Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hoá, 1997, tr.103. Về sau, hai huyện Lâm Châu và Ảnh Châu (còn được gọi là Nam Ảnh - theo nghĩa chỉ châu Ảnh ở phía Nam) lại được Chiêm Thành đổi làm hai châu Bố Chinh và Địa Lý, tuy nhiên đến hiện nay chưa xác định việc đó diễn ra vào thời điểm nào.

72 “Tùy thư”. Dẫn theo Quốc sử quán triều Nguyễn, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, (Bản dịch Hoa Bằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.180.

73 Chỉ ít lâu sau khi rút khỏi Lâm Ấp, nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường thay thế nhà Tùy vào năm 618.

74 Trong khoảng 300 năm kể từ thế kỉ thứ VIII, đã có một số cuộc chiến tranh xảy ra như trận Hoàn Vương đem quân đánh vào châu Hoan, châu Ái năm 802; trận Ngô Nhật Khánh đem quân vào sông Đáy định tấn công Hoa Lư năm 950; trận Lê Hoàn đem quân đánh thẳng vào kinh đô Indrapura năm 982... đều diễn ra theo con đường biển nên vùng đất Quảng Bình bấy giờ nằm ngoài vùng can qua.

75 Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928.

76 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1994, tr.45, 58. Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.8-12.

77 Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (Sđd, tr.46-47), luỹ cổ Hoàn Vương “ở xã Trung Ái, huyện Bình Chính, từ núi Thành Thang kéo dài đến các xã Tô Xá, Vân Tập, Phù Lưu, vượt đèo bọc khe, từng quãng từng đoạn đều có ụ bến, tương truyền là luỹ cũ nước Hoàn Vương, nay vẫn còn dấu” (khu vực các xã Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Kim, huyện Quảng Trạch ngày nay). Các học giả người Pháp đầu thế kỉ XX chỉ thấy được “Lâm Ấp phế thành” (Citadelle abandonnée du Lâm Ấp) ở Trung Ái (nay thuộc xã Quảng Lưu) cũng qua “Cương mục tiền biên” và “Đại Nam nhất thống chí” trong khi Cadière L. lại không hề nhận ra được các vết tích Champa này, bởi ông rất có lý khi cho rằng, những vết tích cổ xưa nhất vốn không còn mang dáng vẻ nguyên thủy bởi sự sử dụng kế thừa của các thế hệ chủ nhân người Việt (Theo Parmentier H, “Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam”, (Thống kê khảo tả các công trình Chàm ở Annam), 1909, Vol I, Paris, tr.550). Cadière L. cũng thấy được dấu tích Trung Ái qua “Cương mục tiền biên” và “Đại Nam nhất thống chí” và thêm Lâm Ấp phế lũy (muraille abandonnée du Lâm Ấp) trên đỉnh núi Hoành Sơn, lũy đá kéo dài ra tận biển. (Cadière (L.), Vestiges de l’occupation Chame au Quang Binh (Dấu tích thời thuộc Chàm ở Quảng Bình), B.E.F.E.O, IV (1904), N0. 1-2, tr.43). Xem dẫn liệu miêu tả qua điền dã từ: Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.15-16.

78 Lương Duy Tâm, “Địa lý - Lịch sử Quảng Bình”, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình xuất bản, 1998, tr.140.

79 Himanshu P. Ray, “The Winds of Change Buddhism and Maritime Links of Early South Asia”, Delhi, Oxford University Press, Bombay Calcutta Madras, 1994. p.121.

80 Dutt S, “Buddhist Monks and Monasteries of India”, London, 1962. p .104.

81 Trong bài viết về triều đại Indrapura (The Dynasty of Indrapura), Anne-Valérie Schweyer đã thống kể ít nhất có đến 11 di tích Champa liên quan đến Phật giáo. Di tích cổ nhất được tìm thấy ở Phan Rang (829 A.D) và muộn nhất là ở Mỹ Sơn vào thế kỉ XII, đã cho chúng ta biết có những Vihara (đền thờ Phật) và tượng Phật đã được dựng cùng thời với các di tích liên quan đến Civa. Những di tích còn lại đều thuộc triều đại Indrapura, đã chứng minh sự hiện diện của Phật giáo và ảnh hưởng to lớn của nó dưới triều đại này.

82 Trần Kỳ Phương, “Di tích Phật giáo Champa tại Quảng Bình”, bản đánh máy của tác giả, lưu tại Tư liệu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, tr.4.

83 Pho tượng này đã bi gãy hai tay, nhưng vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc Phật giáo đẹp nhất trong di sản nghệ thuật Champa.

84 “Trong hai pho tượng sa thạch tìm thấy tại Mỹ Đức, pho thứ nhất cao 1,37m, là một kiệt tác của nền điêu khắc Chàm. Đây là pho tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm trong thân nam. Tượng đã bị gãy mất hai tay. Ngài búi tóc kiểu jata-mukuta như pho tượng nữ Quan Thế Âm ở Đại Hữu, trên tóc có tượng Phật A Di Đà ngồi; gương mặt đẹp, trang nghiêm với bộ râu mép dày che kín môi trên ngài mặc một chiếc dhoti (váy đàn ông) dài đến gót chân, có một vạt trước buông thỏng xuống, chiếc dhoti được thêu dết hoa văn rất đẹp. Tượng thuộc phong cách Đồng Dương, cuối thế kỉ IX. Có thể xem pho tượng này là một cặp với pho tượng nữ Quan Thế Âm Đại Hữu, một tượng nam và một tượng nữ”, (Trần Kỳ Phương, Sđd, tr.6).

Một di chỉ khác cách Mỹ Đức khoảng 8km về phía Bắc (xã Thủ Thu?), các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được một tác phẩm điêu khắc ngài Quan Thế Âm bằng sa thạch và đôi bàn chân của một pho tượng bằng đồng (tượng Quan Thế Âm hiện đang được giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).



85 Trong đó có một pho tượng tuy nhỏ cao chỉ 0,14m, nhưng thể hiện một trình độ nghệ thuật điêu luyện. Đây là tượng ngài Quan Thế Âm đang ngồi trên tòa sen theo tư thế rajasana, hai tay đặt trên gối, bắt ấn vô úy. Sự thể hiện một cách tinh tế trong tác phẩm kích thước nhỏ bằng đồng đã phản ánh một trình độ cao trong nghệ thuật tạo hình cũng như kỹ thuật đúc đương thời của nghệ nhân Chăm.

Hai pho tượng còn lại cũng nằm trong nhóm tượng được phát hiện ở Mỹ Đức, cũng là tượng ngài Quan Thế Âm, phong cách tạo hình giống với pho tương trên, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.



86 Tượng và số di vật Chăm đã được chính quyền thu hồi khi lấy khu đồi này để xây dựng bệnh viện huyện Lệ Thủy, nay đã thất lạc.

87 Tấm bia này được khắc dưới triều vua Jaya Simhavarman (thế kỉ X).

Ngoài ra ở Đại Hữu các nhà khảo cổ còn tìm thấy những pho tượng được đúc hay tạc trên chất liệu đồng và đá, cùng một số những đồ trang sức bằng vàng.



88 Tượng được tạo hình trong tư thế đứng, hai tay cầm hai búp sen đặt trên hai trụ đỡ. Búi tóc ngài được vấn theo kiểu jata-mukuta và có thiết trí hình tượng Phật A Di Đà. Tác phẩm ày có niên đại khoảng cuối thế kỉ IX, vốn được trưng bày ở Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng và đã bị mất cắp một phần năm 1988.

89 Tác phẩm này là một pho tượng Phật đúc bằng đồng, đứng trên tòa sen, cao 0,44m, hai tay đang bắt ấn vô úy (vitarva-mudra), tóc xoắn thành ba tầng, có mắt thứ ba trên trán (huệ nhãn/urna). Tượng có niên đại khoảng thế kỉ IX-X,

90 Tượng được tạc trong tư thế đứng trên tòa sen, tay ngài cầm bình tịnh thủy / kamandalu và tay kia cầm búp sen. Đầu và bàn tay phải của bức tượng này bị gãy.

91 “Những tiểu tượng này thường được tín đồ Phật giáo cúng dường vào những ngôi chùa để cầu phước. Các nhà nghiên cứu thì cho rằng động Phong Nha là nơi ban phát những ngẫu tượng nhỏ này cho các tín đồ Phật giáo Chăm đến hành hương tại đây”. (Trần Kỳ Phương, Sđd, tr.7).

92 Chúng tôi đã tham dự trong thành phần của đoàn khảo sát gồm Tiến sĩ Thành Phần, Tiến sĩ Trần Đình Lâm, Giáo sư, Tiến sĩ Takashima Jun, Phó giáo sư, Tiến sĩ Sawada Hideo, Tiến sĩ Shine Toshihiko, thuộc Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á và châu Phi. Việc phát hiện bản văn khắc này đã góp phần khẳng định sự hiện hữu những hoạt động tâm linh của người Chăm ở di tích động Phong Nha.

93 Các nhà nghiên cứu phát hiện ở Roòn một tấm bia viết bằng chữ sanskrit liên quan đến Phật giáo thuộc thế kỉ IX dưới triều đại Indrapura.

94 Indravarman I là người đăng quang ngôi vua đầu tiên của triều đại Indrapura. Ông ta có tên riêng là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin. Ngoài ra ông còn được gọi với các danh xưng: Abhiseka và tên phong tặng sau khi ông băng hà là Paramabuddhaloka. Vợ ông là hoàng hậu Rajakula Haradevi cũng thuộc dòng dõi quý phái. Cha của ông ta là Bhadravarman cũng như ông nội là Rudravarman, đều là những vị vua của các triều đại trước đó. Vì vậy, Idravarman I xuất thân chính thống từ dòng dõi quý tộc để trở thành người dựng nên triều đại Indrapura.

95 Anne-Valérie Schweyer: “La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quang Nam, Viet Nam”, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême- Orient, 1999, tr.345-351.

96 Tuy vậy, vào đương thời, Indravarman I cũng vẫn tiếp tục hỗ trợ hoạt động thờ Civa. Cho nên, sự tôn sùng Phật giáo là của cá nhân Indravarman, không thể xem như lý do chi phối đến toàn bộ vương quốc của ông. Bằng chứng: vị vua kế vị Indravarman I là Jaya Simhavarman không phải là người sùng đao Phật.

97 Bi ký phát hiện được ở Nham Biều (Quảng Trị) nhắc đến một nhân vật có địa vị cao của Champa tên là Po Klun Rajadvara, con trai trưởng của Sukiti Po Klun Dharmapatha. Ông này khi được tôn phong tước vị đã xây dựng một đền thờ Civa mang tên là Devalingesvara vào năm 908. Vào năm 911, ông ta xây thêm một Phật viện Avalokitesvara (Quan Thế Âm) để tôn vinh các bậc trưởng thượng trong dòng dõi của mình.

- Bi ký tìm thấy ở Roòn thuộc tỉnh Quảng Bình nhắc đến việc xây dựng điện thờ Phật (Buddhist Vihara). Tấm bia bị vỡ chỉ còn sót lại bốn dòng chữ, F. Huber khi nghiên cứu đã cho rằng: dạng chữ khắc ở tấm bia nằm trong khung thời gian từ thế kỉ IX đến thế kỉ X (R.C Majumdar, “Champa, History & Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Fareast 2ND-16th Century A.D”, Dehli. Gian Publ, House, 1985, tr.129, 223.



98 Trần Kỳ Phương, “Di tích Phật giáo Champa tại Quảng Bình”, bản đánh máy của tác giả, lưu tại tư liệu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, tr.9.

99 Xem chi tiết trong các bài viết: Nguyễn Hữu Thông và nhóm nghiên cứu: “Cốt Chăm - bì Việt của một số tượng thờ trong ngôi chùa làng xứ Thuận Hóa”, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, 2010. Nguyễn Hữu Thông: “Hiện tượng người Việt tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo: Tháp Chăm đến chùa làng”, Tham luận hội thảo quốc tế về Văn hóa Ấn - Chăm, Đà Nẵng, 7/2012.

100 Cùng với châu Ma Linh (sau này thuộc tỉnh Quảng Trị).


tải về 326.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương