Chương 3 quảng bình thời kỳ thuộc lãnh thổ VƯƠng quốc champa



tải về 326.19 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích326.19 Kb.
#18976
1   2   3   4
远县).


Dấu tích thành Nhà Ngo (Ninh Viễn thành) tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy).

(Ảnh Tư liệu)


Mặc dù còn những tồn nghi lịch sử nhưng những dấu tích kiến trúc đã cho thấy sự hiện diện của những thiết chế hành chính / quân sự của người Chăm trên địa bàn Quảng Bình xưa, nơi khởi đầu cho gần một thiên niên kỉ Quảng Bình tồn tại trong không gian lịch sử, văn hóa Champa51.

Sau khi thành lập nhà nước Lâm Ấp, Khu Liên lên ngôi vua trị vì được mấy chục năm rồi truyền ngôi lại cho cháu ngoại là Phạm Hùng trị vì đến hết thế kỉ thứ III.52 Thời kỳ nhà nước Lâm Ấp được thành lập ở vùng đất quận Nhật Nam cũng là lúc nhà Đông Hán đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng triều chính làm cho sự thống trị của chính quyền Đông Hán tại Giao Chỉ và Cửu Chân đã vô cùng suy yếu. Đến năm 220, đất nước Trung Quốc rơi vào cục diện tam quốc tranh cứ Ngụy (), Thục () và Ngô (). Nhà Ngô ở phía Nam đã thay nhà Đông Hán cai quản cả vùng đất Giao Chỉ, Cửu Chân nhưng thường xuyên không ổn định do phải đối phó với rất nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại ách thống trị của chúng53. Năm 248, hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh nổi dậy tập hợp nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm các quận huyện Cửu Chân. Nhân cơ hội đó, vua tôi nhà nước Lâm Ấp tranh thủ lúc nhà Ngô bận đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở phía Bắc để xây dựng đất nước, tăng cường tiềm lực quân sự và tổ chức đánh chiếm huyện Thọ Lãnh (Thọ Linh - 寿灵)54. Trận chiến giữa quân Ngô (từ Cửu Chân đánh vào) và quân của Lâm Ấp ở thành Khu Túc diễn ra trong nhiều năm. Từ đó, nơi đây trở thành chiến địa tranh chấp ác liệt giữa người Chăm và quân Ngô.

Sau những trận quyết chiến ở “vụng cổ chiến”, quân Ngô phần thì bị quân Lâm Ấp gây nhiều thương vong, hao binh, tổn tướng, phần thì không chịu nổi lam chướng đã ngã bệnh mà chết nên phải rút quân về Cửu Chân. Quân đội Lâm Ấp làm chủ được vùng đất Bắc sông Gianh. Từ đây, địa giới của nhà nước Lâm Ấp kéo dài ra đến tận Hoành Sơn55.

Sau khi làm chủ được vùng đất từ huyện Tượng Lâm đến hết huyện Tây Quyển, lấy Hoành Sơn làm ranh giới phía Bắc, Lâm Ấp trở thành một nhà nước hùng mạnh nên thường xuyên lấy Tây Quyển và Tỷ Cảnh làm bàn đạp để tấn công mở rộng bành trướng lên phía Bắc.

Trong các năm 270 đến 280, vua Lâm Ấp là Phạm Hùng đã liên minh với vua Phù Nam tổ chức nhiều trận đánh ra Giao Chỉ, có trận đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn, uy hiếp quân chiếm đóng của nhà Ngô khiến quan quân phải bỏ quận trị mà chạy. Trong nhiều lần tâu trình về triều đình, Thứ sử Giao Châu là Đào Hoàng đã luôn phàn nàn về việc quan quân chiếm đóng đã quá mệt mỏi “phải thường xuyên đối phó với các cuộc tấn công của người Chăm từ phía Nam Hoành Sơn ra56.

Phạm Hùng chết, con trai là Phạm Dật lên ngôi vào đời vua Tấn Võ Đế (晋武帝),57 năm Thái Khương thứ 5 (năm 284). Sau khi lên ngôi, Phạm Dật phái sứ thần sang triều cống triều đình Trung Quốc. Triều đại của Phạm Dật kéo dài khá lâu (hơn 50 năm). Năm 336, Phạm Dật chết. Một người Hoa tên là Văn58 đầu độc giết chết các con của Phạm Dật, rồi tự xưng làm vua là Phạm Văn (范文)59. Các vị vua kế nhiệm Phạm Văn là Phạm Phật, Phạm Hồ Đạt, Địch Chân60.

Đầu thế kỉ thứ IV, Thái thú Cửu Chân thường phối hợp với Thái thú Nhật Nam đem quân quấy phá lãnh thổ Lâm Ấp. Để giữ yên bờ cõi, năm 347, vua Lâm Ấp là Phạm Văn đem quân đánh phá quận trị Nhật Nam, bắt được Thái thú Hạ Hầu Lãm, chiếm cứ toàn bộ vùng đất Nhật Nam. Sau đó lại đem quân đánh ra Hoành Sơn, buộc Thái thú Giao Chỉ phải công nhận Hoành Sơn là ranh giới của lãnh thổ Lâm Ấp. Ít lâu sau, Phạm Văn lại đem quân đánh lấn ra Bắc Hoành Sơn, đẩy lùi quân chiếm đóng Cửu Chân về phía Bắc để giữ yên bình cho vùng đất huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh61.

Sau khi đã lấy được vùng đất phía Bắc Linh Giang, vua Lâm Ấp đã cho xây dựng hệ thống chiến lũy ngay trên đỉnh Hoành Sơn, vừa làm vọng gác tiền tiêu, vừa là phòng tuyến ngăn chặn quân địch. Hiện dấu tích lũy ấy vẫn còn, gọi là “Lâm Ấp phế lũy”62.

Dãy Hoành Sơn là một mạch núi của Trường Sơn chạy ngang ra tận biển với nhiều ngọn núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, do các nham thạch cứng hoặc các lớp hoa thạch cứng (granit) tạo thành. Đỉnh cao nhất cũng mang tên Hoành Sơn cao 1.044m, đỉnh Ba Cốc cao 1.007m. Bờ biển do vậy lồi lõm, tạo nên các vịnh nhỏ như Vũng Chùa (phía Quảng Bình), Vũng Áng (phía Hà Tĩnh) và bên ngoài là các cù lao nhỏ như Hòn La (Hòn Én), Hòn Cỏ, Hòn Nôm (Hòn Vũng Chùa). Trên đoạn lũy từ Hoành Sơn quan ra biển, ở độ cao xấp xỉ trên 1.000m, nhìn vào Nam, ra Bắc, có thể quan sát cả một vùng rộng lớn nối liền ngay dưới chân núi, tiếp giáp với các vụng nhỏ từ biển vào, là vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đáng chú ý là cánh đồng Chăm (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông) và bên kia là cánh đồng Tru (Trâu) của Hà Tĩnh.

Theo khảo sát của học giả Trần Đình Hằng,63 đây là một lũy đá dài từ 4-5km, được sắp xếp trên cơ sở tận dụng triệt để các lợi thế tự nhiên về chất liệu đá, địa vực địa thế. Trên toàn bộ tuyến lũy, cứ cách quãng từ 200-300m, lại có một điểm cao được đắp lấn hẳn ra phía Bắc khoảng vài mét so với lũy, đó là hình khối vuông vắn, được tạo thành bởi các lớp đá xếp công phu. Các cạnh của những điểm cao này, có nơi đo được từ 3-4m, cao hơn mặt lũy, còn khoảng 0,5m. Đặc biệt chỉ có một đài quan sát ở gần giữa tuyến lũy là có quy mô hơn hẳn, rộng gấp đôi so với các điểm khác. Tuy nhiên, những bệ đá xếp như thế này không hẳn là hoàn toàn được bố trí tại các điểm có địa hình cao bởi vẫn có nhiều bệ đá được thiết kế cạnh những gò có đỉnh cao hơn hẳn. Điểm chung nhất ở đây, chính là tầm quan sát ở mặt Nam so với hướng Bắc. Sở dĩ những gò cao này không được kiến thiết bệ đá như trên của hệ thống lũy bởi ở đó, không có tầm quan sát tối ưu.

Nhìn trên trắc diện ngang theo hướng Nam - Bắc, địa hình phía Nam tương đối bằng phẳng, cách quãng lại có những sườn dốc thoai thoải, trên đó như tồn tại những lối mòn mà việc đi lại lên xuống thật không quá khó khăn; trong khi mặt Bắc lại gần như dựng đứng và rất hiểm trở. Từ bờ Nam của mặt lũy, một lòng chảo sâu trung bình trên dưới 0,6m ở mặt Nam và trên dưới 1m ở mặt Bắc, rộng từ 1,5-2,0m. Hiện trạng lòng chảo này như một con hào quân sự mà ở đó bờ Bắc của hào được đắp cao và ngoài cùng là bờ vực thẳng đứng nhìn ra phía Hà Tĩnh. Lũy được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu đá và đất, cấu trúc theo ba lớp: lớp dưới cùng tận dụng các vỉa đá tự nhiên, đồ sộ và vững chãi; lớp giữa được kè, sắp xếp bởi những tảng đá lớn như cùng chất liệu với lớp đá nền móng bao gồm đủ hình dạng, kích thước; và trên hết là lớp đất đá trộn lẫn mà hiện nay ở nhiều nơi trên bề mặt lũy, đã bị mưa gió bào mòn.

Có thể từ nguyên gốc, lớp đất bề mặt được đắp cao, lấy từ lòng chảo (hào) của lũy và nó bị bào mòn dần theo thời gian. Lớp đá được sắp xếp ở giữa không dày, chỉ khoảng vài lớp không đều (từ 40-60cm), thậm chí có nơi, lộ rõ các vỉa đá tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là ở các ụ đá đắp cao, đến nay vẫn ít bị xô đổ, xói lở, mà phần lớn đều còn khá vuông vắn từ sự sắp xếp công phu, chặt chẽ. Chỉ cần phát quang, những vị trí đó sẽ dễ dàng lộ ra niên đại, theo Tiến sĩ Trần Đình Hằng thì đây là một tồn nghi trong sử liệu vẫn kéo dài trong một biên độ rộng, từ thời Phạm Văn (thế kỉ IV) trở về sau64.

Sau gần 2 thế kỉ kể từ khi lãnh thổ Lâm Ấp được mở rộng ra Linh Giang rồi đến tận Hoành Sơn, quân đội Lâm Ấp thường xuyên dựa vào hệ thống chiến lũy để từ đó quan sát biến động ở vùng đất phía Bắc và mở các cuộc tấn công ra phía Bắc để mở rộng lãnh thổ khiến nhà Ngô, rồi sau đó là nhà Tấn phải rất vất vả đối phó.

Cuối thế kỉ thứ IV, nhà Tấn đã huy động binh lực, tổ chức một trận đánh lớn vào lãnh thổ của Lâm Ấp với âm mưu tiêu diệt vương quốc trẻ này để lấy lại vùng đất Nhật Nam. Quân đội Lâm Ấp đã bẻ gãy cuộc tấn công của nhà Tấn nhưng không may vua của Lâm Ấp là Phạm Văn bị thương nặng và qua đời65. Sau khi Phạm Văn qua đời, con Phạm Văn là Phạm Phật lên nối ngôi nhưng không đủ bản lĩnh điều hành đất nước nên Lâm Ấp rơi vào thời kỳ suy thoái. Nhân cơ hội đó, năm 353, Thứ sử nhà Tấn ở Giao Châu là Nguyễn Phu thừa cơ đem quân vượt Hoành Sơn đánh sâu vào nội địa vương quốc Lâm Ấp, chiếm được hơn 50 chiến lũy của người Chăm, làm chủ cả hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh66. Đến năm 359, nhà Tấn lại tiếp tục huy động quân đội giao cho Thứ sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi đem quân tiến đánh Lâm Ấp. Quân Ôn Phóng Chi vào đến Thọ Linh bị lực lượng của người Chăm đánh trả quyết liệt, nhiều lần phải rút lui ra ngoài Hoành Sơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Lâm Ấp gặp một số khó khăn trong nội trị nên lực lượng dần suy yếu, cuối cùng đã phải nhượng bộ, cắt một phần đất cho Nhật Nam, lấy cửa sông Ôn Công làm ranh giới giữa Lâm Ấp và Giao Châu67.

Năm 399, vua Lâm Ấp lại huy động lực lượng tập kết tại huyện Tây Quyển, vượt Hoành Sơn đánh ra Bắc, lấy được quận Cửu Chân, nhưng sau đó Thái thú Giao Châu là Đỗ Viện đã nhờ viện binh từ Giao Chỉ hợp sức đánh Lâm Ấp, lấy lại vùng đất đã mất, quân Lâm Ấp lại quay về trấn giữ phía Nam Hoành Sơn68.

Trong những năm 413, 420, 431, 433, giữa vương quốc Lâm Ấp với quân chiếm đóng của các thế lực phong kiến phương Bắc đã lấy địa bàn Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh (vùng đất xưa của Quảng Bình) làm nơi tranh chấp quyết liệt. Đặc biệt, địa bàn từ sông Gianh đến Hoành Sơn (nơi có thành Cao Lao - Khu Túc?) đã trở thành chiến địa khốc liệt nhưng bất phân thắng bại, kéo dài hàng trăm năm, gây nên bao cảnh đau thương, tang tóc cho cộng đồng cư dân sinh sống trên vùng đất này69.

Sau trận chiến ác liệt diễn ra tại thành Khu Túc năm 446, Thái thú Đàn Hòa Chí đã đánh bại đạo quân tiền tiêu của Lâm Ấp trên vùng đất Linh Giang, thừa thắng đánh sâu vào lãnh thổ Lâm Ấp khiến cho vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại II phải đem vợ con chạy trốn. Quân Giao Châu cướp bóc, vơ vét vàng bạc, châu báu, sản vật của người Lâm Ấp rồi rút về phía Bắc70. Sau trận đó giữa quốc gia Lâm Ấp và các triều đại phong kiến Phương Bắc có thời gian hòa hoãn kéo dài gần một trăm năm. Trong thời gian đó, các vua kế vị của Lâm Ấp thường xuyên triều cống cho các triều đại phong kiến Trung Quốc để tránh nạn can qua, giữ yên bờ cõi.

Suốt gần một trăm năm yên bình, cộng đồng cư dân sinh sống trên vùng đất Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh đã có cơ hội để ổn định cuộc sống. Chính trong thời gian này nhiều công trình mang dấu ấn văn hóa Chăm đã được xây dựng. Những người Chăm theo dấu chân của các quan lại và binh lính đồn trú, đã đến đây buôn bán, khai thác sản vật... Họ sống hòa đồng với người Việt và cộng đồng bản xứ, trao đổi những kinh nghiệm tích lũy được trong lao động sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các dấu vết văn hóa vật chất của người Chăm như hệ thống các đền đài, chùa tháp, các công trình trị thủy và lấy mạch nước, các giống lúa Chăm... phân bố trên hầu khắp vùng đất Quảng Bình xưa như Hoành Sơn, Quảng Lưu, Roòn, Quảng Đông (Quảng Trạch), Cao Lao, Phong Nha (Bố Trạch), Đại Hữu, Trung Quán (Quảng Ninh), Mỹ Đức, Quảng Cư, Uẩn Áo (Lệ Thủy)... là bằng chứng của một thời giao hòa văn hóa Việt Chăm trên vùng đất này.

Sau khi nhà Tùy thay thế nhà Bắc Chu thống lĩnh Trung Quốc, biết được các tiền triều đã nhiều lần đánh sang Lâm Ấp cướp được nhiều vàng bạc, châu báu, năm 605, vua Tùy đã cử Lưu Phương làm Hoan Châu đạo hành tổng quản cất quân đi đánh Lâm Ấp. Nghe tin, vua Lâm Ấp là Phạm Chí đã dẫn đại quân từ Tượng Lâm hành quân ra tận biên giới phía Bắc, phối hợp với quân dân các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh tổ chức đánh chặn quân Tùy ngay tại chiến lũy Hoành Sơn. Tuy vậy, do không chuẩn bị kỹ từ trước, trong khi thế giặc đang rất mạnh nên quân của Phạm Chí phải rút về thành Khu Túc cố thủ. Vùng đất các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh trở thành bãi chiến trường vô cùng khốc liệt. Mặc dù vua quan Phạm Chí được nhân dân địa phương ủng hộ, đã kiên cường giữ thành, đánh trả quân Tùy nhưng cuối cùng cũng không giữ được thành. Quân Tùy thừa thắng đánh thẳng vào kinh thành Lâm Ấp khiến vua quan Phạm Chí phải bỏ kinh đô chạy ra biển tìm đường thoát thân. Quân Tùy vào kinh thành tàn sát dân thường, vơ vét tài nguyên của cải, thu được ấn tín, 18 bài vị bằng vàng của vua Chăm, 1.350 pho tượng phật và nhiều đồ quý của triều đình. Trong trận này, quân Tùy cũng bị tổn thất rất nặng nề, chủ tướng của chúng là Lưu Phương chết trên đường hồi kinh nhưng quân đội nhà Tùy đã đánh chiếm được toàn bộ lãnh thổ Lâm Ấp, xóa bỏ chính quyền trung ương, phân chia đất Lâm Ấp thành các huyện (các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh đổi thành Lâm Châu và Cảnh Châu71 trực lệ nhà Tùy72. Sau đó ít lâu, lợi dụng cơ hội nội bộ nhà Tùy rối ren phải rút quân về nước, Phạm Chí đem quân trở về thu phục lại đất cũ và thực hiện chính sách hòa hiếu với nhà Đường,73 mang lại một thời kỳ thái bình cho Lâm Ấp. Từ đó, những xung đột giữa quốc gia Lâm Ấp, sau này là Hoàn Vương và Chiêm Thành với các thế lực phong kiến Trung Quốc đang xâm chiếm ở vùng đất phía Bắc nước ta đều diễn ra theo đường thủy. Do đó, vùng đất biên viễn của Champa ở Quảng Bình có một thời gian khá dài để phát triển kinh tế và văn hóa74.

Từ sau năm 749, sau sự kiện sứ bộ của vua Rudravarman sang triều cống Trung Quốc, các sách sử của Trung Quốc không còn nhắc nhở gì đến danh xưng Lâm Ấp nữa. Gần 10 năm sau đó xuất hiện một tên nước thay thế từ Lâm Ấp ở những tài liệu Trung Quốc đó là Hoàn Vương (環王). Quốc hiệu này được dùng trong suốt một thế kỉ (758-859), và đến năm 859, tên gọi Chiêm Thành mới bắt đầu được nhắc đến trong thư tịch phương Bắc.

N


Dấu tích luỹ cũ Hoàn Vương tại đèo Ngang.

(Ảnh Trần Đình Hằng)


hiều học giả gọi giai đoạn từ năm 750-850 (trong thời kỳ Champa được gọi là Hoàn Vương) là Virapura. Trong suốt thời kỳ này vùng đất phía Bắc trong cương vực Lâm Ấp cũ mờ nhạt, và không được nhắc nhở đến nhiều, trong cả sử liệu Trung Quốc lẫn bi ký của Champa; thay vào đó là những sự kiện biến động lưu dấu ấn mạnh mẽ trong các bi ký phía Nam ở vùng Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang). Chính những biến động này, khiến nhiều học giả liên tưởng đến sự tranh giành ảnh hưởng giữa 2 vùng Bắc Chăm và Nam Chăm, G. Maspero đã cho rằng giai đọan Virapura tương ứng với nước Hoàn Vương trong cách gọi của sử liệu Trung Quốc là một triều đại mới của Champa thuộc quyền cai trị của thị tộc Cau hay còn gọi là “thời kỳ bá quyền của vùng Panduranga”.(75)

Tuy thời kỳ thịnh trị của Hoàn Vương kéo dài không lâu và để lại rất ít tư liệu về giai đoạn lịch sử này nhưng sự hiện diện của hệ thống chiến lũy mang tên “Lũy cũ Hoàn Vương” đã cho thấy dấu ấn lịch sự không chỉ để lại trên phương diện vật chất là một chiến lũy mà còn là dấu ấn văn hóa trong tên gọi gắn liền với một giai đoạn lịch sử Champa trên đất Quảng Bình xưa.

Theo khảo sát của Trần Đình Hằng và nhóm nghiên cứu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, lũy cũ Hoàn Vương kéo dài khoảng 7-10km, từ khu vực Phù Lưu, Trung Thuần (xã Quảng Lưu) ra vùng Quảng Tiến, cho đến xã Quảng Châu ngày nay.

Khác với lũy Hoành Sơn (Lâm Ấp phế lũy) được cấu tạo chủ yếu bằng đá, lũy Hoàn Vương có thể coi là một trường lũy được đắp bằng đất, rải rác một vài nơi có nền móng đá tự nhiên hoặc được ghè bằng đá. Điều đặc biệt quan tâm ở đây là dân gian vẫn còn lưu truyền tên gọi “lũy”, vẫn hiện hữu địa danh “Cánh đồng Chăm”, có khu mộ cổ - mộ Chăm Vân Tập. Lũy cũ Hoàn Vương diễn tiến trên một đoạn đường dài, men theo các triền đồi, gấp khúc theo hình chữ L từ Tây sang Đông, có nét đáy là đoạn vòng lên phía Bắc, điểm gấp khúc ở phía ngoài hồ thủy lợi Vân Tiền (Quảng Lưu). Trên cơ sở tận dụng triệt để địa thế từ các nếp gấp khúc của địa hình, lũy Hoàn Vương được xây dựng trên các nhánh triền đồi. Qua các dạng địa hình gò đồi - thung lũng, thuần túy như một con đê rộng 2-3m.



Đại Nam nhất thống chí giải thích câu: "Cố thành Lâm Ấp trúc, lục lộ Tử An bình" (thành cũ do Lâm Ấp đắp, đường cái do Tử An làm) trong bài thơ Hoành Sơn của Tồn Trai - Bùi Dương Lịch bằng việc dẫn chứng "Lại có một đường núi đời Lê Đại Hành, Ngô Tử An đem hơn 30.000 dân phu mở đường bộ từ Nam Giới [cửa Sót] đến Địa Lỵ" qua một lộ trình khá chi tiết: "Do đường núi Tam Thai (ở xã Dã Độ), núi Nưa (xã Hà Trung), núi Vọng Liễu thuộc huyện Kỳ Anh, qua đồn cũ trên đèo Thông (ở thôn Xuân Sơn), có thể đi đến huyện Bình Chính tỉnh Quảng Bình"76. Thượng đạo ngoằn nghoèo, xuyên đồi núi, vượt Thọ Linh giang và đi qua cổ thành Cao Lao Hạ. Nếu đúng như tinh thần đó, lũy cổ Hoàn Vương chính là tuyến lũy lập tức chắn ngang, cắt đường thượng đạo ngay ở vùng chân núi qua việc nối kết với mạch núi chạy dọc từ dãy Thành Thang về Nam77.

Những cứ liệu trên đây cho thấy vùng đất Quảng Bình dưới thời Hoàn Vương vẫn tiếp tục là một chiến địa mà nhân dân các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh thường xuyên phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh giữa nhân dân bản địa chống lại quân xâm lược nhà Đường (唐朝). Cục diện chiến tranh giữa hai bên trong thời kỳ này khốc liệt đến mức người Hoàn Vương phải xây dựng nhiều chiến lũy theo chiều sâu để phòng thủ nhiều tầng nhằm hạn chế sức mạnh của kẻ thù.

Sự tồn tại ngắn ngủi của triều đại gắn liền với vùng Panduranga trong giai đoạn Virapura (sau niên đại của tấm bia nói đến vua Vikrantavarman III ở đền tháp Poh Nagar ở Khánh Hòa), lại thấy sự hưng thịnh của một giai đoạn mới với sự xuất hiện của một bi ký có niên đại thế kỉ IX năm 875 ở phía Bắc Chăm là Indrapura (Đồng Dương - Quảng Nam hiện nay). Và cũng chính thời điểm này Champa xuất hiện với một danh xưng mới là Chiêm Thành (占城) trong sách sử Trung Quốc. Đó cũng là tên gọi cuối cùng mà người Việt lẫn Trung Quốc gọi các tiểu quốc thuộc Champa cho đến ngày nay. Tên gọi đó đã tồn tại trong lịch sử vùng đất Quảng Bình cũng là một minh chứng về sự hiện diện với tư cách nhà nước của Chiêm Thành nơi đây.

Trong giai đoạn cuối thiên niên kỉ thứ nhất, có rất ít các cuộc xung đột diễn ra giữa Chiêm Thành với quân chiếm đóng của nhà nước phong kiến Trung Quốc ở phía Bắc bởi đây chính là thời kỳ bùng nổ của các cuộc đấu tranh giải phóng trên địa bàn cả hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Cuối thế kỉ thứ X, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Tống, Lê Hoàn đã cho sứ giả sang giao hiếu với quân vương Chiêm Thành, nhưng vua Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù địch, bắt giam sứ giả của Lê Hoàn. Nhận thức được mối hiểm hoạ từ phía Nam, trước thái độ thù địch của vua Chiêm, Lê Hoàn quyết định tự cầm quân tiến đánh Chiêm Thành. Sau nhiều năm sống trong thái bình, nhân dân vùng đất Bố Chính lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến. Trong cuộc chiến tranh lần này quân đội của Lê Hoàn vừa mới chiến thắng nhà Tống là kẻ thù xâm lược, tạo được sự cảm tình của nhân dân nên được nhân dân ủng hộ. Đạo quân Lê Hoàn đi qua vùng đất Quảng Bình (lúc này mang tên là châu Bố Chinh và châu Địa Lý) mà không vấp phải sự kháng cự nào. Trên đà ấy, quân Lê Hoàn đánh thẳng vào kinh đô Indrapura, san phẳng thành trì rồi rút quân về lại đất Bắc. Đây không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược mà là một cuộc chiến để tự vệ. Nước Chiêm Thành sau cuộc tiến quân của Lê Hoàn phải chấp nhận giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu78.

Tháng 6 năm 991, Lê Đại Hành cho người Chiêm Thành nhận lĩnh hơn 360 người ở thành cũ châu Địa Lý đem về châu Ô Lý.

Bên cạnh những biến động chính trị và những xung đột về cương vực, lãnh thổ thì đây cũng là giai đoạn có những dấu ấn hết sức đậm nét về văn hóa, trước hết là vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. Có thể nói, chính trong giai đoạn Indrapura, vùng đất Quảng Bình thực sự tạo nên một dấu ấn quan trọng gắn liền với Đồng Dương trong một sự chuyển hướng mang tính chất hòa hợp niềm tin tôn giáo, mà chưa lúc nào trong lịch sử Champa, Phật giáo lại có một chỗ đứng quan trọng và ảnh hưởng đậm đà đến tầng lớp quý tộc cung đình. Tất nhiên, đó là sự song song tồn tại trên nền tảng Ấn giáo, một đức tin về Phật giáo phổ biến trải dài suốt cương vực Bắc Chăm mà ngoài Đồng Dương ở Quảng Nam, Quảng Bình được xem là một trung tâm Phật giáo quan trọng không kém. Sự xuất hiện và tồn tại cho đến ngày nay nhiều di tích và tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, bi văn đã khẳng định điều ấy.

Ở Đông Nam Á, Phật giáo đã tỏa rộng ảnh hưởng nhanh chóng và đầy tính thuyết phục của mình qua tuyến thương mại biển: “Trong bối cảnh Ấn Độ, câu hỏi đặt ra cũng là một cách giải thích sự bành trướng hệ thống thương mại chưa từng thấy trong thời sơ sử. Thời kỳ hậu Mauryan được ghi nhận bởi sự tăng lên về mặt số lượng các trung tâm đô thị và cửa cảng ở bán đảo Ấn Độ; với một vùng ven duyên mở rộng, mạng lưới trao đổi ven biển và thương mại từ rất lâu thường được xem như chất xúc tác trong sự thay đổi xã hội”79.

Thật ra, những chuyến hàng hải dài ngày, các tu viện Phật giáo chính là nơi cung cấp một bộ phận nhân lực quan trọng cho thương nhân đường biển và các nhóm thuộc nghề nghiệp khác. Với sự hiểu biết của các tu sĩ được đào tạo từ các tu viện, họ có thể đáp ứng được những yêu cầu về giao dịch bằng văn bản, cũng như những kiến thức cộng đồng, hoặc tổ chức hay tham gia vào những buổi lễ Uposatha cho những người cầu nguyện vào ngày 14-15 mỗi tuần trăng80.

Như vậy, con đường truyền bá Phật giáo đến các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, trong đó có Champa, đã hình thành từ những thế kỉ đầu công nguyên. Các triều đại trong lịch sử những tiểu quốc Chăm đã tiếp nhận Phật giáo bằng nhiều cách và theo từng mức độ khác nhau. Nếu phục dựng hình ảnh của dòng chảy Phật giáo ở các tiểu quốc Chăm qua bi ký, di tích và các tác phẩm điêu khắc, thì có thể thấy chúng trải dài qua nhiều thế kỉ và phân bố nhiều nơi81.

Giai đoạn từ thế kỉ IV cho đến thế kỉ VII hệ thống các tác phẩm điêu khắc và di tích đã phản ánh sự xuất hiện khá phổ biến của hệ phái Tiểu thừa (Hinayana). Từ thế kỉ thứ VIII trở về sau hệ phái Đại thừa (Mahayana) hoạt động mạnh hơn. Phật viện Đồng Dương ở Thăng Bình, Quảng Nam dựng vào cuối thế kỉ thứ IX (875) là một di tích Phật giáo quan trọng nhất ở Đông Nam Á82.

Ngoài thánh địa Phật giáo Đồng Dương ở Quảng Nam, khẳng định vai trò quan trọng của Phật giáo vào thời kỳ này, hàng loạt những di tích đồng đại với nó trải dài từ Quảng Bình qua Thừa Thiên Huế vào đến phía Nam, lan tận Quảng Ngãi (thành Châu Sa) đã tự nói lên điều đó. Di tích Đại Hữu, Mỹ Đức và động Phong Nha, Quảng Cư... ở Quảng Bình là những chứng cứ đầy thuyết phục về vai trò và vị trí của Phật giáo trong giai đoạn này.

Hai di tích Đại Hữu và Mỹ Đức đã được Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp khảo sát và tổ chức khai quật khảo cổ học từ đầu thế kỉ XX (1925). Số lượng các di tích và di vật quan trọng mà các nhà khoa học bấy giờ đã mô tả và thống kê, cũng có thể giúp chúng ta hình dung hình ảnh Phật giáo ở tiểu quốc Chăm cực Bắc đương thời:

- Di tích Mỹ Đức (huyện Lệ Thủy):

+ Phế tích của 3 ngôi tháp gạch có cùng kích thước với cụm tháp ở Đại Hữu.



tải về 326.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương