Chương 2: ĐỊa chất và khoáng sảN



tải về 236.38 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích236.38 Kb.
#30669
1   2   3   4

2.2.1. Quặng sắt


Quặng sắt dùng chủ yếu để luyện gang thép, ngoài ra một ít được dùng làm chất màu.

Trong tỉnh đã phát hiện được 4 điểm quặng sắt ở dạng sườn tích, tàn tích, chưa thấy quặng gốc, có triển vọng là các điểm Thụ Lộc (Bố Trạch), Đại Phước, Sen Thuỷ, Trăm Khe (Lệ Ninh) khoáng vật quặng chủ yếu là limonit, gơtit, hydrogơtit. Hàm lượng sắt đạt 40 - 52,7%. Riêng điểm quặng Sen thuỷ có trữ lượng dự đoán khoảng 1 triệu tấn.

Tóm lại về quặng sắt ở Quảng Bình chỉ có thể khai thác làm bột màu.

2.2.2. Quặng Mangan


Chỉ mới phát hiện được ở Đồng Văn (Tuyên Hoá) và Cát Đằng (Qui Đạt). Quặng mangan dùng cho luyện thép fero - mangan, làm pin, bột màu .... Quặng hoá mangan Đồng Văn nằm trong các đá thuộc hệ tầng Cát Đằng (D3 fm cđ), có 2 nguồn gốc: trầm tích và thấm đọng. Có 29 vỉa mangan trầm tích, chiều dày 0,1 - 0,8m mỗi vỉa và nhiều ổ mangan thấm đọng trong các khe nứt đá, hình dạng kỳ dị (dạng ổ, bướu) kích thước khoảng 0,5 - 0,6m. Các vỉa mangan trầm tích có chiều dài đến 2500m. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là psilomelan (MnO . MnO2 . nH2O)

  • Hàm lượng Mn trong quặng trầm tích khoảng 3%

  • Hàm lượng Mn trong quặng thấm đọng khoảng 26 - 41%

  • Các tạp chất khác: Fe, Sn, Pb, Zn, Sb, W ...rất ít

Điểm quặng mangan Đồng Văn có triển vọng, cần được tìm kiếm đánh giá.

2.2.3. Quặng titan


Công dụng của quặng Titan (ilmenit, rutin...) là dùng để chế Titan kim loại cho sản xuất thép titan (là loại thép cứng, nhẹ ít gỉ) chế hợp kim với kim loại màu và kim loại hiếm, rất được ưa chuộng trong kỹ nghệ quốc phòng, máy bay, tàu thuỷ ... Ngoài ra titan và các oxit titan còn được dùng trong việc sản xuất sơn, thuỷ tinh, thuộc da, cao su, que hàn...

ở Quảng Bình có ít quặng titan sa khoáng, phân bố ở các dải cát vàng sát biển: Quang Phú, Lí Hoà qui mô nhỏ. Trong cát vàng có chứa các khoáng vật nặng: ilmenit (FeTiO3) là chủ yếu, rutin (TiO2), Ziricon (ZrSiO4) và monazit (Ce, Ca ...) PO4. Hàm lượng chung 4 khoáng vật này là vài kg đến 100 kg trong 1m3 cát.

Tóm lại nhóm kim loại đen ở Quảng Bình triển vọng ít nhưng cần lưu ý điểm quặng mangan Đồng Văn.

2.3. Nhóm kim loại màu - quí - hiếm

Thuộc nhóm này, ở Quảng Bình có quặng chì, kẽm, vonfram, vàng sa khoáng, sa khoáng monazit, xenotim.

2.3.1. Quặng chì, kẽm.

Trong tự nhiên, quặng chì và kẽm thường cộng sinh với nhau.

Công dụng của chì là dùng để sản xuất acqui điện, dây cáp, chế hợp kim với antimon để đúc chữ in, vòng bi máy. Ngoài ra chì còn dùng để chế thuốc nhuộm, làm các màn chắn tia phóng xạ, tráng các thiết bị máy....

Kẽm chủ yếu dùng để tráng mạ các chi tiết máy để chống gỉ, chế hợp kim đồng thau, đồng vàng, đồng bạch, chế tạo máy móc, dụng cụ, mỹ nghệ v.v.v.

ở Quảng Bình mới được biết vùng chứa quặng chì kẽm Mỹ Đức (núi Động Tri - An Mã, diện tích thuộc đội Tiền Phong nông trường Lệ Ninh, Dục Thị ... trên một diện tích đến 100km2.)

Quặng hoá chì kẽm gồm galen: PbS, sphalerit: ZnS, hydrozinchit, xeruxit, nằm trong đá vôi dolomit hoá hệ tầng Đại Giang (S2 - D1 đg) ở dạng xâm tán thưa đến dày, mạng mạch hoặc các mạch nhỏ. Chiều dài các tập đá vôi chứa quặng tới 150m, chiều dài chưa khống chế hết.

Hàm lượng Pb: 0,4-2%; Zn: 0,5-7% có chỗ 5 - 15%. Phần trên mặt quặng bị oxi hoá (Núi Động Tri). Do mức độ nghiên cứu còn ít nên chưa thể đánh giá đầy đủ qui mô, trữ lượng, chất lượng của vùng quặng này, sơ bộ kết luận là có triển vọng cần nghiên cứu tiếp để đánh giá.

Ngoài ra ở núi Mỗ Nhất (phía Nam Mỹ Đức) cũng có biểu hiện quặng chì kẽm.


2.3.2. Quặng vonfram

Vonfram dùng để chế thép vonfram, một loại thép rất cứng và dẻo.

Quặng vonfram ở Quảng Bình mới phát hiện được điểm quặng lăn (sườn tích) ở Kim Lũ. Khoáng vật chính là vonframit (WO3) nằm trong các tảng lăn thạch anh, chưa tìm thấy quặng gốc nên chưa rõ triển vọng, có thể các tảng quặng lăn ở đây có nguồn gốc từ mạch nhiệt dịch thạch anh - vonframit.


2.3.3. Vàng

Công dụng của vàng là làm đồ trang sức, dùng trong ngân hàng, ngoài ra còn dùng để mạ chi tiết máy quan trọng.

Trên lãnh thổ Quảng Bình đã phát hiện được các vành phân tán sa khoáng vàng ở Cà Xen, Đồng Lê (Tuyên Hoá) ở vit Thu Lu và một số ít ở Quảng Trạch, trong đó các vành ở vit Thu Lu có qui mô lớn nhất. Các vành này đã được nhân dân khai thác nhiều năm từ 1986 đến nay, trong đó là vùng Khe Vàng (vit Thu Lu) đã được khai thác thời vua Hàm Nghi (cách đây khoảng hơn 100 năm) và thời Pháp. Các vành sa khoáng ở vit Thu Lu phân bố trên diện tích hàng trăm cây số vuông.

Các vành Cà Xen và vit Thu Lu đã được Liên đoàn bản đồ địa chất (Đoàn 206, 207) nghiên cứu trong khi thành lập các tờ bản đồ địa chất Lệ Thuỷ - Quảng trị (năm 1977 - 1978), tờ Đồng Hới - Maxahay (1980) tỷ lệ 1/200.000. Vành Đồng Lê được nhân dân phát hiện đào đãi năm 1987. Các vành vit Thu Lu được Đoàn địa chất 406 tìm kiếm đánh giá hoặc tìm kiếm lập sơ đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 năm 1986 đến nay: trong đó mỏ Bản Rưm đã được tìm kiếm đánh giá.

Trữ lượng dự báo vàng sa khoáng trong tỉnh Quảng Bình có thể đến một vài tấn.

Trữ lượng vàng của mỏ Bản Rưm đã đánh giá là 40,3kg (cấp C1+C2), của điểm vàng Làng Ho là 25kg (cấp C2) ngoài ra trữ lượng viễn cảnh của mỏ Bản Rưm có thể đến 100kg. Hàm lượng vàng 0,2 - 0,4g/m3. Vành sa khoáng vàng Đồng Lê phân bố ở các khe suối hẹp và dài, đã bị nhân dân khai thác gần hết (bờ trái Rào Nậy), hàm lượng vàng khá cao.

Ngoài ra ở vit Thu Lu (Động Vàng Vàng, Động Châu) và bắc Đồng Lê (núi Mốc) cũng có thể có vàng gốc nằm trong mạch thạch anh (?).

Công tác tìm kiếm vàng ở Cà Xen, Đồng Lê chưa được tiến hành nên chưa có triển vọng.

Tóm lại vàng sa khoáng ở Quảng Bình có triển vọng, trong đó mỏ Bản Rưm có thể đánh giá thêm để khai thác công nghiệp. Khe Vàng là điểm đã được khai thác nhiều từ trước đến nay, hiện nay có thể còn một ít nhưng sâu. Ngoài ra có thể có triển vọng về vàng gốc.


2.3.4. Kim loại hiếm - phóng xạ

Đã phát hiện các vành phân tán trọng sa nhỏ vài trăm mét, hàm lượng vài chục gam /m3. Ngoài ra ở Lý Hoà có khoáng vật trọng sa monazit đi kèm với ilmenti, ziricon, hàm lượng thấp.

Nhìn chung các kim loại hiếm - phóng xạ không có triển vọng.

Tóm lại nhóm kim loại màu - quí hiếm rất có triển vọng nhất là vàng, quặng chì, kẽm.

2.4. Nhóm không kim loại.

Đây là nhóm khoáng sản có triển vọng và có ý nghĩa thực tế nhất ở Quảng Bình.



2.4.1. Phụ nhóm nguyên liệu trợ dung và chịu lưả

a- Đá vôi và dolomit rất phong phú trong các trầm tích paleozoi giữa và trên (P2-3 và C-P). Đá vôi và đolomit thường đi kèm với nhau, phân bố nhiều ở khắp tỉnh (phần phía Tây).

Đá vôi và dolomit ở Tân ấp - La Khê đã được thăm dò phục vụ cho luyện kim (dự kiến là khu gang thép Thạch Khê - Hà Tĩnh).

Các điểm, mỏ đá vôi, dolomit ở Tuyên Hoá, Xuân Sơn, áng Sơn, Bến Triêm vv.v. cũng có thể dùng làm nguyên liệu trợ dung hoặc chịu lửa, ngoài ra còn dùng làm vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón ... Trong đó mỏ áng Sơn (gồm đá vôi, dolomit và các nguyên liệu khác) đã được thăm dò.



Bảng thống kê chất lượng, trữ lượng mỏ Tân ấp - La Khê và áng Sơn




Tân ấp - La Khê

áng Sơn

Cộng

Đá vôi

Đolomit

Đá vôi

Đolomit

Đá vôi

Đolomit

Hàm lượng CaO %

Hàm lượng MgO %



50-55.7

< 2

29-31

18-22


49-54

<3

29-32

19-21








Trữ lượng cấp B + C1

Trữ lượng cấp C2


28.174

11.590


2.940

11.378

2.940

28.174


11.378

11.590


Cộng trữ lượng

28.174

11.590

2.940

11.378

31.114

22.968

Trữ lượng đá vôi đã thăm dò của các mỏ khác rất lớn. Trữ lượng viễn cảnh đá vôi và dolomit toàn tỉnh cũng rất lớn

Đá vôi và dolomit còn được sử dụng nhiều trong công nghiệp thuỷ tinh, hoá chất, vật liệu xây dựng, phân bón v.v.

- Quaczit

Quaczit dùng làm chất trợ dung luyện kim đồng, kẽm, làm gạch dinas xây lò luyện kim, lò nấu thuỷ tinh, sản xuất thép ferosilic, cacbuasilic (cacborum) một loại bột mài và làm dao cắt.

Đã phát hiện được điểm Lý Hoà (cách đèo Lý Hoà 3km về phía Tây), tập quaczit này khá dày, tuổi Devon giữa. Hàm lượng SiO2: 88 - 95%; Fe2O3: 1 - 2%. Theo mẫu lát mỏng thạch anh chiếm khoảng 90 - 98%. Điểm này không có triển vọng vì hàm lượng Fe2O3 cao.

ở khu vực đường 20 (Bồng Lai) cũng có quaczit nhưng vỉa quá mỏng (một vài mét). ở khu vực đường 10 - cây số 50 có một lớp quaczit nhưng chưa được đánh giá.

Nhìn chung quaczit ở Quảng Bình không có triển vọng nhưng cũng cần được nghiên cứu.

- Đất chịu lửa

Chỉ mới phát hiện được điểm Hoàn Trạch (Bố Trạch) là một loại đất do đá granit phong hoá, thành phần là sét lẫn các hạt vụn thạch anh.

Đất chịu lửa này đã được xí nghiệp sứ Đồng Hới khai thác làm gạch chịu lửa cấp thấp (độ chịu lửa khoảng 1350oC) dùng xây lò sứ, thủy tinh, làm bao nung sứ, gạch xây lò sấy gỗ... Đây là một điểm có triển vọng.

Ngoài ra kaolin Bắc Lý lọc qua rây 0,05601/01/ có hàm lượng Al2O3: 25 - 27%; Fe2­O3: 1% cũng là một nguyên liệu chiụ lửa cấp thấp.

Tóm lại về nguyên liệu chịu lửa trợ dung ở Quảng Bình có triển vọng khá nhưng về nguyên liệu chịu lửa thì ít có triển vọng, cần tìm kiếm thêm các loại sét chịu lửa.

2.4.2. Phụ nhóm nguyên liệu hoá chất và phân bón

- Các nguyên liệu hoá chất: ở Quảng Bình chỉ có biểu hiện quặng acsen pirit, các loại đá vôi, dolomit, ngoài ra quặng mangan, quặng chì, kẽm cũng là những nguyên liệu có hoá chất.

Acsen pirit (AsFeS2): loại này chưa tìm được nhiều chỉ mới phát hiện được các tảng quặng lăn ở Đồng Ngang (đỉnh Đèo Ngang). Trong các tảng lăn này thì 100% là acsen pirit. Triển vọng của điểm quặng này chưa được đánh giá.

Acsen có nhiều công dụng trong hoá chất, dược phẩm và làm thuốc trừ sâu.

Các loại dolomit, quặng mangan, chì kẽm đã nói ở các mục trên.

- Các nguyên liệu phân bón

Chúng ta đã phát hiện và tìm kiếm photphorit một loại phân lân tự nhiên ở nhiều nơi: Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hoá. Ngoài ra một số khác như than bùn, đá vôi, dolomit ... cũng có thể dùng làm phân bón.

* Photphorit



  • Khu Kim Lũ: có 3 điểm quặng ở Khe Nét, hang Dơi, hang Đa Mu, hàm lượng P2O5 từ 15 - 30%. Trữ lượng 27 nghìn tấn (cấp C). Điều kiện khai thác tương đối khó khăn nhưng có thể khắc phục được.

  • Khu Qui Đạt: có 4 điểm ở hang Cao (Qui Hoá) hang Diêm (Kim Bảng) hang Khỉ (Kim Bảng) hang Dơi (Thượng Hoá). Hàm lượng P2O5: 10 - 29%. Trữ lượng 18 nghìn tấn (cấp C1).

  • Khu Thạch Hoá - Minh Cầm gồm 10 điểm ở hang I, hang II, hang III, hang phẩm, hang Voi, hang Thanh niên, hang Cầu, Lèn Ngang I, Lèn Ngang II, hang Minh Cầm. Hàm lượng P2O5 chung từ 10 - 30%.

Trữ lượng cấp C2 28.200 tấn

  • Khu Cao Mại gồm 4 điểm: hang Cao Cách, hang Chùa, hang Dơi, hang Đồi, hàm lượng P2O5: 10 - 22%

Trữ lượng cấp C2 9.400 tấn

  • Khu Quảng Tiên gồm 3 điểm: hang Cong, hang Đù, hang Hốc Na dễ khai thác.

Hàm lượng P2O5: 15 - 30%; P2O5 dễ tan 4 - 8%

Trữ lượng: 6000 tấn cấp C1



  • Khu Xuân Sơn có nhiều điểm quặng nhưng chỉ có hang 36 (khối đá vôi Xuân Sơn) đạt yêu cầu công nghiệp đã được đoàn địa chất 406 tìm kiếm đánh giá (1987) và đã được Đoàn cùng hợp tác xã thủ công nghiệp Thanh Khê khai thác chế biến phục vụ nông nghiệp.

Hàm lượng P2O5: 7 - 34%, trung bình 17 - 18%, P2O5 dễ tan 3 - 12%

Trữ lượng mỏ là 28.640 tấn (cấp C1+ C2)



  • Khu áng Sơn: có nhiều điểm ở các khối đá vôi xung quanh áng Sơn (Lệ Ninh) trong đó điểm Rào Trù và áng Sơn đã được Pháp nghiên cứu từ trước năm 1940 và cho rằng chúng rất có triển vọng.

Năm 1981 đoàn Địa chất 406 đã thăm dò photphorit áng Sơn nhưng triển vọng của nó không lớn như Pháp đã đánh giá. Hàm lượng P2O5: 8 - 19% (theo tài liệu đoàn 406) và theo tài liệu cũ của Pháp P2O5: 15 - 39%.

Năm 1980 đoàn 406 đã tìm kiếm photphorit toàn khu này nhưng không phát hiện được điểm nào có triển vọng hơn.

Mỏ áng Sơn có trữ lượng là 25,5 nghìn tấn (cấp C1+C2) trong đó trữ lượng có thể khai thác được là 15,3 nghìn trấn. Xí nghiệp xi măng áng Sơn đã khai thác được vài nghìn tấn.

Điểm Rào Trù đã được khảo sát lại năm 1959 và 1986 nhưng không có triển vọng.

Tóm lại phophorit làm phân lân ở Quảng Bình rất có triển vọng, trong đó có thể khai thác và chế biến ở các mỏ, các điểm sau:


  • Qui Hoá (hang Cao): 6.300 T

  • Kim Lũ (hang Đa Mu, hang Dơi): 25.970 T

  • Thượng Hoá (hang Dơi): 1.600 T

  • Văn Hoá (hang Oong): 900 T

  • Cao Mại (4 hang) 9.400T

  • Quảng Tiên (hang Hốc Na, hang Đù Đù) 5.070 T

  • Xuân Sơn (hang 36) 28.640 T

  • áng Sơn: 25.490 T

Trữ lượng photphorit trong tỉnh là 198,2 nghìn tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác được là 103,4 nghìn tấn (cấp C1 + C2). Cần đẩy mạnh khai thác và chế biến để phục vụ nông nghiệp ở các huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch và Lệ Ninh. Riêng mỏ áng Sơn khi khai thác cần chú trọng việc tuyển quặng để chế biến, không nghiên cứu đá vôi vào quặng làm giảm chất lượng photphorit.

* Than bùn: sử dụng than nâu chất lượng xấu ở mỏ than bùn Ba Đồn để làm phân bón vì nó như một loại phân xanh, có đạm và một ít các chất khác như lân, kali và các nguyên tố vi lượng khác.

Ngoài ra loại dolomit dạng cát do dolomit phong hoá ở mỏ áng Sơn cũng dùng làm phân bón tốt (nhân dân đã có dùng). Chất Mg trong dolomit có tác dụng làm chắc hạt cho quả.

Tóm lại, nguyên liệu phân bón ở Quảng Bình rất có triển vọng, nhất là photphorit, tỉnh cần đẩy mạnh khai thác và chế biến để sử dụng cho nông nghiệp.



2.4.3. Phụ nhóm vật liệu xây dựng

a) Vật liệu kết dính

Thuộc về nhóm này gồm đá vôi, sét vôi, đá phiến sét, sét ... ở Quảng Bình các nguyên liệu này rất phong phú.

Đá vôi. Đá vôi trong xây dựng được dùng để sản xuất xi măng, nung vôi, ngoài ra còn dùng làm đá xây dựng, làm nguyên liệu trợ dung luyện kim.

Đá vôi ở Quảng Bình phân bố rất nhiều ở phía Tây tỉnh và chủ yếu tuổi Carbon sớm, Carbon - pecmi, một ít là Devon giữa - muộn. Đá vôi được phân bố ở các khu: La Khê - Tân ấp, Thạch Hoá - Văn Hoá, Xuân Sơn, Long Đại, áng Sơn - Qui Đạt.

* Khu La Khê - Tân ấp: có hai khối nam La Khê và khối Tân ấp trong đó khối nam La Khê tuy nhỏ nhưng chất lượng rất cao, đã được tìm kiếm đánh giá.

Hàm lượng CaO: 50 - 56%; MgO: 0,10 - 5%, các tạp chất khác: không đáng kể.

Trữ lượng cấp C2 của 2 khối này là 28 triệu tấn

* Khu Thạch Hoá - Văn Hoá: gồm nhiều khối phân bố ở dọc hai bên bờ sông Gianh, có chất lượng tốt, thuận tiện giao thông, trữ lượng rất lớn.

- Vùng Thạch Hoá có 9 khối: Chợ Gát, Phúc Sơn, Hang Cá, Hang Phẩm, Lèn Lệch, Hung Nam, Đồng Lâm, Đồng Lạc, Tang Bồng.

Hàm lượng CaO: 50 - 55%; MgO: 0,6 - 3%, các tạp chất khác không đáng kể.

- Vùng Sao Phong có 6 khối: Bàu Nong, Vĩnh Tuy, Lèn Voi, Lèn Bút, Lèn Bảng B, Lèn Một A.

Hàm lượng CaO: 50 - 55%; MgO: 0,7 - 3%

- Vùng Minh Cầm có 5 khối: Lèn Ngang, Lèn Mõm Cu, Lèn Rục, Lèn Hung, Lèn Một B

Hàm lượng CaO: 50 - 55%; MgO: 0,6 - 3%, các tạp chất khác rất ít.

- Vùng Văn Hoá có một khối rất lớn kéo dài theo đường sắt: Lèn Đứt Chân chất lượng không đều

- Vùng Hạ Trang có 4 khối: Lèn Con, Lèn Vĩnh, Lèn Bút, Lạc Giao (Đù Đù), chất lượng nhìn chung tốt nhưng có chỗ bị dolomit hoá

- Vùng Thanh Thuỷ (Tiến Hoá) có 2 khối: Lèn Na và Lèn Bảng. Khối Lèn Na chất lượng không đều, có chỗ đá vôi màu đen có thể dùng làm đá ốp lát. Khối Lèn Bảng đá vôi màu xám, chất lượng rất tốt. Hàm lượng CaO: 52 - 55,5%; MgO: 0,1 - 2%. Đá vôi trong khu vực này đã được khảo sát. Riêng khối Lèn Con đã được thăm dò.

* Khu Xuân Sơn: đá vôi và đolomit phân bố ở 2 bên phà Xuân Sơn và cả một vùng rộng lớn ở phía Tây huyện Bố Trạch. Đáng chú ý là mỏ Troóc (đã thăm dò tỉ mỉ), khối Xuân Sơn (một nửa là dolomit), khối Hà Lồi (một nửa là dolomit), khối Phong Nha. Đá vôi ở đây thuộc hệ tầng La Khê (C1 lk) và hệ tầng Mường Lống (C-P ml).

Mỏ đá vôi Troóc có chất lượng rất tốt đạt yêu cầu sản xuất xi măng thường, xa măng trắng, nguyên liệu hoá chất v.v. Hàm lượng CaO: 52 - 55,5%; MgO: 0,1 - 0,8%; Fe2O3 < 0,1%.

Khối Phong Nha đá vôi màu đen, màu xám chất lượng tốt, có chỗ dolomit. Đá vôi màu đen ở đây đã được khảo sát làm nguyên liệu ốp lát tốt.

* Khu Long Đại - áng Sơn đây là một khu vực phong phú đá vôi các loại dolomit, có các khối lớn Bến Triêm, Lèn áng, Rào Trù và các khối nhỏ áng Sơn, Lèn Đá, Lèn Bạc, các khối dọc đường 10.

Khối áng Sơn và một phần khối Lèn Bạc đã được thăm dò tỉ mỉ. Khối Lèn áng (và đá sát bên cạnh) đã được tìm kiếm tỉ mỉ. Các khối Bến Triêm, Lèn Đá, Rào Trù ... đã được khảo sát. Đá vôi ở đây có tuổi Carbon sớm, Carbon - Pecmi, Devon, nằm trong các hệ tầng La Khê, Mường Lống, Cô Bai ....

Nhìn chung đá vôi ở đây có chất lượng tốt nhất là khối Bến Triêm, Lèn áng, áng Sơn nhưng cũng có chỗ dolomit, dolomit hoá. Đây là khu có thể khai thác phục vụ các yêu cầu sản xuất xi măng, hoá chất, đá ốp lát ...

Tóm lại Quảng Bình có rất nhiều đá vôi các loại phục vụ cho công nghiệp, điều kiện khai thác tốt.



SAU ĐÂY LÀ BẢNG TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG ĐÁ VÔI


Tên mỏ, điểm

Mức độ nghiên cứu

Trữ lượng (nghìn Tấn)

B + C1

C1+C2

La Khê - Tân ấp

Tìm kiếm tỉ mỉ




28.000

Thạch Sơn - Văn Hoá

- Khối Lèn Bảng

- Khối Lèn Con


Khảo sát - thăm dò

Khảo sát


Thăm dò tỉ mỉ

454

125.000


Xuân Sơn

- Khối Troóc



Khảo sát - thăm dò

thăm dò tỉ mỉ


74.934


307.000

Long Đại - áng Sơn

- Khối áng Sơn

- Khối Lèn áng

- Khối Bến Triêm

- Khối Lèn Bạc


Khảo sát - thăm dò

thăm dò tỉ mỉ

tìm kiếm tỉ mỉ

khảo sát

thăm dò

2.940


3.000

Rất lớn
178.000

Rất lớn


Đá phiến sét, đá phiến sét vôi. Đá phiến sét thường là sản phẩm phong hoá của các đá phiến sét vôi (điều này đã được chứng minh rõ ràng ở mỏ đá sét xi măng Xuân Sơn). Phần trên mặt chúng ta thường gặp đá phiến sét nhưng phần dưới sâu của chúng là đá phiến sét vôi. ở Quảng Bình loại này vô cùng phong phú, thường phân bố ở bên cạnh các khối đá vôi và chất lượng của chúng thường đạt yêu cầu xi măng, do đó việc khai thác sản xuất xi măng rất thuận tiện.

Mỏ đá sét xi măng Xuân Sơn có tuổi Devon sớm đã được thăm dò tỉ mỉ. Đây là một vùng chứa đá phiến sét và phiến sét vôi rất rộng lớn nhưng chỉ cần thăm dò một diện tích nhỏ để đủ trữ lượng yêu cầu.

Chiều sâu phong hoá (đá phiến sét) là 20 - 80m trung bình là 35m, đá còn giữ trạng thái cứng chỉ mất đi thành phần CaO. Modun silicat và modun alumin đạt yêu cầu công nghiệp. Đá phiến sét vôi cũng có các mođun gần giống đá phiến sét nhưng hàm lượng CaO đạt 6 - 9%.

Trữ lượng đá phiến sét và phiến sét vôi đã thăm dò ở mỏ Xuân Sơn là 40.848,6 nghìn tấn (cấp B + C1).

Vùng Quảng Liên (gần các khối đá vôi Thanh Thuỷ) có đá phiến sét gần giống đá phiến sét Xuân Sơn, có thể dùng sản xuất xi măng.

Vùng Lèn áng (Lệ Ninh) cũng có đá phiến sét đã được khảo sát, đạt yêu cầu xi măng, trữ lượng khá lớn, ở cạnh khối đá vôi Lèn áng nên rất có triển vọng cho một khu công nghiệp xi măng. Đá có tuổi Devon sớm - giữa.

Ngoài ra các loại đá phiến sét ở các địa tầng khác cũng có thể dùng sản xuất xi măng, các mỏ sét gạch ngói cũng vậy như Hạ Trang, Long Đại (loại sét trầm tích hệ Thứ Tư).

Về nguyên liệu phụ gia như thạch cao, khuê tảo... thì ở Quảng Bình chưa tìm thấy.

- Sét gạch ngói

Sét gạch ngói ở Quảng Bình rất phong phú nhưng chủ yếu là sét trầm tích hệ Thứ Tư, phân bố ở ruộng nên sử dụng bị hạn chế, chỉ có 2 mỏ Thụ Lộc và Cầu Bốn là sét phân bố ở đồi hoặc nửa đồi, trong đó có mỏ Thụ Lộc chất lượng tương đối thấp, có nguồn gốc phong hoá, mỏ Cầu Bốn chất lượng rất tốt nhưng trữ lượng ít.

Đoàn địa chất 406 đã thăm dò tỉ mỉ các mỏ sét gạch ngói Quảng Châu, Thụ Lộc, Cầu Bốn, Phú Kỳ, tìm kiếm tỉ mỉ mỏ Phước Duệ, Cự Mẫu ...

Qui mô các mỏ thường là nhỏ đến trung bình. Chất lượng sét từ trung bình đến tốt. Đặc biệt sét Cầu Bốn thuộc loại sét rất dẻo và hàm lượng Al2O3 khá cao (21 - 25%) một vài chỗ có hàm lượng Fe2O3 thấp (3 - 4%) có thể dùng độn với kaolin làm nguyên liệu chịu lửa cấp thấp. Sét Phước Duệ có phân bố một ít sét trắng dùng làm phụ gia cho sản xuất đồ sứ (xí nghiệp sứ Đồng Hới đã và đang dùng). Ngoài ra còn có nhiều điểm sét khác đã được các xí nghiệp, hợp tác xã khai thác sản xuất gạch ngói như Quảng Tiên, Quảng Lưu, Lộc Đại, Chánh Hoà, Mai Thuỷ v.v.v.



Trữ lượng sét gạch ngói lớn, đủ đảm bảo yêu cầu xây dựng trong tỉnh.

SAU ĐÂY LÀ BẢNG THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG CÁC MỎ SÉT

Tên mỏ

Mức độ nghiên cứu

Chất lượng

Trữ lượng (nghìn m3)

B + C1

C1+C2

Quảng Châu

Thăm dò tỉ mỉ

Trung bình

1.312




Thụ Lộc

Thăm dò tỉ mỉ

hơi kém

1.338




Cự Nẫm

Tìm kiếm tỉ mỉ

Tốt




800

Khương Hà

Tìm kiếm tỉ mỉ

Tốt




354

Cầu Bốn

Thăm dò tỉ mỉ

rất tốt

692




Phước Duệ

Tìm kiếm tỉ mỉ

tốt




400

Lộc Đại

Tìm kiếm tỉ mỉ

tốt




700

Phú Kỳ

Thăm dò tỉ mỉ

tốt

1.810




Đại Giang

Tìm kiếm tỉ mỉ

Trung bình




500

Cộng 9 mỏ

5.152

2.754

- Đá xây dựng

Đá phiến lớp (đá bảng). Là loại đá phiến sét bị nén ép mạnh, cứng có thể tách thành phiến mỏng để lợp nhà. Hiện nay một số nước đang cần dùng loại này để lợp một số công trình cổ. Đã phát hiện được các điểm đá phiến lợp ở Tây Vĩnh Tuy, áng Sơn. Vùng Xuân Sơn cũng có thể tìm được loại này (mới phát hiện loại phân lớp dày 2-3cm, không đạt yêu cầu). Đây là loại nguyên liệu cần được nghiên cứu thêm.

Đá hộc: các loại đá cát kết, granit, đá vôi, đolomit, đá ong v.v. đều có thể khai thác sử dụng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường sá rất tốt.

Các điểm cát kết Lí Hoà, granit Đá Mài, Đồng Lê, đá vôi Thanh Thuỷ, Xuân Sơn, Lèn áng, Bến Triêm, đá ong ở Vạn Ninh v.v. đều sử dụng rất tốt, khai thác vận tải thuận tiện, đang được sử dụng nhiều.

Ngoài ra các điểm đá phiến sét ở Rào Đá (Vạn Ninh), Xuân Sơn cũng được nhân dân khai thác lát nền nhà, lát sân rất tốt.

Cát, cuội, sỏi

- Cát xây (cát hạt thô được gọi là cát lũ hay cát ro) dùng trộn vữa xây, phổ biến dọc các sông Gianh, sông Dinh, Kiến Giang v.v. có điều kiện giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện lại ở gần các thị trấn, thị xã, nhất là điểm Chánh Hoà (Bố Trạch). Trữ lượng của chúng khá lớn và hàng năm được lũ cung cấp thêm. Cát thành tạo trong thời Holocen (Q­IV).

- Cát hà (cát hạt nhỏ, hạt trung) hoặc cát trắng dọc bờ biển, trữ lượng vô cùng lớn. Loại này dùng trộn vữa tô trát rất tốt, hạt đều, sạch. Cát hà thành tạo trong thời gian Holocen trên (QIV3).

- Cuội sỏi làm chất độn bê tông phân bố dọc các sông Gianh, Long Đại, Đại Giang ... cuội sỏi thành tạo do lũ tích, có tuổi Holocen trên. Ngoài ra cuội sỏi nằm trong mỏ kaolin, khi lọc kaolin, chúng được thải ra cũng được sử dụng trong xây dựng tốt. Cuội sỏi có thành phần là thạch anh, quaczit, trong cạnh cỡ hạt thay đổi.

Các điểm cuội sỏi Ròn, Long Đại, Bắc Lý đã được khai thác, sử dụng nhiều. Cần tận dụng cuội, sỏi thải ra ở các bể lọc kaolin.

- Đá trang trí và lát mặt



Đá vôi: gồm các loại màu đen tuyền, da báo, vân sặc sỡ.

- Đá vôi đen tuyền: ở Lèn Na (Tiến Hoá), Phong Nha (Sơn Trạch), Lèn áng, áng Sơn (Lệ Ninh). Trong đó các điểm Phong Nha, Lèn áng, áng Sơn đã được tìm kiếm đánh giá.

Đá màu đen có ít mạchk canxit nhỏ (Phong Nha) có chỗ cóa nhiều mạch canxit hơn (Lèn áng, áng Sơn) các tính chất cơ lý đạt yêu cầu xây dựng. Độ nguyên khối đạt từ 0,27m3 trở lên. Trữ lượng cả 3 điểm này cấp C1+C2 là 1.700 nghìn m3.

Trữ lượng đá vôi màu đen toàn bộ có thể đến 2 triệu m3

- Đá vôi da báo: ở áng Sơn. Đá có vân trắng, hồng, xám nền đen rất đẹp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của việc bắn mìn ở áng Sơn (khai thác do sản xuất xi măng) nên làm đá bị nứt bên trong nhiều, làm giảm chất lượng đá, kể cả đá vôi màu đen ở mỏ này. Trữ lượng C2: 50 nghìn m3

- Đá vôi sặc sỡ: ở Tăng Hoá (Hoá Sơn) - đá vôi thuộc điệp Cát Đằng (D3 fw cđ) có các vân hồng, lục, trắng, đen xen kẽ nhau đẹp có thể đạt yêu cầu làm đá ốp lát nhưng giao thông khó khăn, không có đường ô tô đến điểm này. Trữ lượng chưa tính được nhưng có thể lớn.



Đá Jatpơ (quen gọi là "ngọc bích" nhưng "ngọc bích" chỉ để gọi ngọc saphia mà thôi). Đá Jatpơ có ở khe Lệ Nghi, Khe Giữa - Tân Kỳ (cây số 28 - đường 10). Hai điểm này có thể nối liền nhau - phân giữa cũng đã thấy lộ. Đây là loại đá silic có nhiều màu: nâu đỏ, xanh lục, xanh lơ, xám vàng, đen ... theo từng lớp rõ rang. Đá bị nứt nẻ nhiều, độ nguyên khối từ 5 x 5 x 5cm đến 10 x 10 x 10cm trở lên. Đá có độ cứng cao, cấu tạo dạng keo đến mài láng rất đẹp. Có thể dùng trang trí nội thất, đá mỹ nghệ, đồ nữ trang đẹp. Tổng chiều dày các lớp đá silic này là 80m, chiều dài phân bố khoảng 10km. Đá nằm trong hệ tầng Long Đại (O3 - S1lđ).

Đá granit (hoa cương) gồm các loại granit, granit granophia, granodiorit của các khối Đồng Lê, Đồng Hới.

- Điểm Đồng Lê - phân bố rộng lớn trên chiều dài hơn 20km, rộng 2 - 3km. Đá bị phong hoá nhiều, diện lộ tươi ít, thuộc phức hệ Sông Mã.

Đá màu xám sáng có các ban tinh fenpast kích thước 6 - 701/01/, ít vảy biotit màu đen. Đá ít bị nứt nẻ. Đá granit Đồng Lê có thể đạt yêu cầu làm đá ốp lát.


  • Điểm Bồng Lai - thuộc phức hệ Đồng Hới thuộc loại đá granit biotit tinh thể nhỏ, chưa được đánh giá.

  • Điểm Đá Mài thuộc phức hệ Trường Sơn, thuộc loại đá granit biotit tinh thể lớn, độ nguyên khối lớn nhưng tính trang trí kém (do tinh thể lớn và bóc vảy biotit nhiều).

Hy vọng đi sâu vào khối granit Đồng Hới (phức hệ Trường Sơn sẽ gặp đá granit thoả mãn các yêu cầu ốp lát nhưng có thể điều kiện giao thông khó khăn.

Tóm lại về đá ốp lát ở Quảng Bình rất có triển vọng kể cả các loại đá vôi đen tuyền, granit, đá silic màu v.v. Đoàn địa chất đã tìm kiếm và đánh giá cho tỉnh một số điểm để tỉnh khai thác sử dụng. Một số đơn vị như đoàn 406, xí nghiệp cầu đường Quảng Bình cũng đã khai thác và gia công sản xuất một ít đá vôi đen phục vụ một số công trình xây dựng trong tỉnh. Tỉnh cần phát triển mạnh mặt này.

Ngoài ra về đá bazan chỉ có một khối nhỏ ở Mỗ Nhất - Lệ Ninh, chưa được nghiên cứu.

2.4.4. Phụ nhóm nguyên liệu sứ gốm

- Kaolin.

Kaolin là một loại khoáng sản sử dụng làm gốm sứ dân dụng, sứ xây dựng, ximăng trắng, trong hoá chất (độn xà phòng kem, săm lốp cao su, thuốc trừ sâu, bột màu....)

Quảng Bình có 2 kiểu thành tạo kaolin

- Kiểu phong hoá thành cuội sỏi Neogen, gồm có mỏ Bắc Lí và một số biểu hiện kaolin ở Mũi Vích.

- Kiểu tái trầm tích trong hệ Thứ Tư gồm kiểu mỏ kaolin Nam Lí.

Mỏ Bắc Lí thuộc loại mỏ lớn của Việt Nam, đã được thăm dò tỉ mỉ. Mỏ Nam Lí thuộc loại mỏ nhỏ, khó khai thác do phân bố rộng.

- Mỏ Bắc Lí có chất lượng loại II, III, phân bố trên các đồi hoang, điều kiện giao thông vận tải, khai thác dễ dàng, thoả mãn các yêu cầu công nghiệp (xem phần mô tả cụ thể ở sau). Mỏ đang được địa phương và Đoàn 406 khai thác.

- Trữ lượng kaolin dưới đây 0,2mm như sau:


  • Mỏ Bắc Lí: 24.612 nghìn Tấn (Cấp A + B + C1)

  • Mỏ Nam Lí 276 nghìn tấn (cấp A + B + C1)

Ngoài ra trữ lượng cấp C2 và trữ lượng viễn cảnh của kaolin vùng Đồng Hới này khá lớn.

- Sét dẻo trắng.

Dùng làm phụ gia đồ sứ, tăng độ dẻo do kaolin để dễ tạo thành hoặc làm chất độn cho xà phòng.

Các mỏ, điểm sét dẻo trắng thường có nguồn gốc trầm tích hệ Thứ Tư. ở Quảng Bình chỉ có 2 mỏ, điểm loại này là điểm Khương Hà và mỏ Phước Duệ.

Điểm Khương Hà, sét trắng nằm dưới lớp sét gạch ngói nên khó khai thác, chất lượng tốt.

Mỏ Phước Duệ có một phạm vi sét trắng, độ dẻo cao (trên 18%), hàm lượng Fe2O3: 1,5 - 2,5%; Al2O3: 19 - 20% chất lượng không cao, đã được xí nghiệp sứ Đồng Hới khai thác sử dụng nhưng không được tốt (do sét bị nhiễm mặn và hàm lượng sắt cao).

Trữ lượng cấp C1+ C2 củ mỏ Phước Duệ là 400 nghìn tấn, cấp C2 của điểm Khương Hà là 200 nghìn tấn.

Nhìn chung triển vọng về sét trắng của tỉnh bị hạn chế

- Nguyên liệu men sứ

Fenpat (trường thạch) mới được phát hiện và khảo sát ở Khương Hà, Cự Nẫm, Võ Thuận (Bố Trạch) là loại pecmatit fenpat của khối granit Đồng Hới (phức hệ Trường Sơn).

Chất lượng fenpat điểm Khương Hà khá tốt nhưng qui mô nhỏ, khó khai thác, lớp phủ dày. Điểm Cự Nẫm và Võ Thuận chất lượng kém không đạt yêu cầu công nghiệp (fenpat Na - Ca khó chảy).

Nhìn chung các điểm pecmatit này có cả thạch anh, fenpat, mica trắng (muscovit) tinh thể khá lớn. Hàm lượng Na + K của pecmatit Khương Hà là 8%.

Triển vọng fenpat của Quảng Bình bị hạn chế. Cần phải tìm kiếm thêm ở xung quanh các khối granit khác.

Thạch anh có ở Mũi Ong (Đèo Ngang) và một số nơi khác. Ngoài ra cuội sỏi thạch anh trong mỏ kaolin Bắc Lí cũng có thể dùng làm phụ gia men sứ. Ngoài ra đá thạch anh cũng có thể dùng làm đá rửa.

Kaolin loại tốt: lấy tại mỏ Bắc Lí (có một ít). Còn Tank (hoạt thạch) ở Quảng Bình chưa tìm thấy. Tóm lại về nguyên liệu sứ ở Quảng Bình chỉ phong phú về kaolin, các nguyên liệu phụ bị hạn chế.

- Nguyên liệu gốm.

Nguồn nguyên liệu này hiện chưa được đánh giá. Trước đây (thời phong kiến - Pháp thuộc) nhân dân ở Mỹ Cương, Quảng Thanh (Quảng Trạch) có sản xuất đồ gốm loại nhỏ (vại, hũ) lấy đất sét tại chỗ. Làng Mỹ Cương (Nghĩa Ninh - Đồng Hới) cũng có sản xuất một ít các loại này, có lẽ làng này có gốc từ Mỹ Cương - Quảng Trạch. Cần chú ý tìm kiếm đánh giá lại sét gốm ở Quảng Trạch.

2.4.5. Phụ nhóm nguyên liệu thuỷ tinh

- Cát trắng. Cát trắng thường do trầm tích gió biển hiện đại (vm QIV3). Các điểm Ba Đồn, Thanh Khê có qui mô khá lớn, có thể dùng sản xuất thuỷ tinh tốt, pha lê thường: gương soi, kính nhôm, đèn điện tử, đèn thuỷ ngân, đèn khí, kính cửa, kính lá loại tốt, chất gắn, chi lọ các loại và sản xuất cẩm thạch nhân tạo v.v.

Chất lượng của cát Ba Đồn và Thanh Khê đạt loại IV - V so với phân loại của Liên Xô - hàm lượng trong cát đã tuyển: SiO2: 98 - 99,6%; Fe2O3: 0,1 - 0,6%, các tạp chất khác: rất ít. Cỡ hạt từ 0,2 - 1mm

Điểm cát trắng Bàu Tró và một số điểm khác nằm dọc bờ biển Bảo Ninh - Lệ Ninh không đạt yêu cầu công nghiệp.

Cần đánh giá cát Ba Đồn và Thanh Khê để sản xuất và xuất khẩu.

- Các nguyên liệu phụ: đá vôi, dolomit thì rất sẵn. Riêng về pecmatit thì hiếm. Có thể dùng kaolin trong sản xuất thuỷ tinh thay thế pecmatit.



5.4.6. Phụ nhóm nguyên liệu dán cách

Chỉ có mica trắng (muscovit) gặp ở gần các thân pecmatit Khương Hà. Diện tích mặt của các tinh thể mica là 2 - 5cm2. Chưa có công trình nghiên cứu nên chưa rõ triển vọng của nó.

Bazan bọt chưa tìm thấy

Về các nguyên liệu khác như grafit, sét bentonit chưa tìm thấy. Có một số tinh thể thạch anh gặp ở Lí Hoà, Tuyên Hoá v.v. tinh thể lớn nhưng kém trong suốt. Ngoài ra ở Quang Phú có một ít oxyt sắt màu vàng có thể dùng làm bột màu, các vành phân tán monazit ở Lý Hoà, Quang Phú, Ngư Thuỷ v.v.


5.5. Nhóm nước khoáng.


ở Quảng Bình có 4 điểm nước khoáng có nhiệt độ cao đã được phát hiện và nghiên cứu sơ bộ

2.5.1. Điểm Thanh Lâm (Quảng Trạch) là loại nước hydroCarbonat Na - K có nhiệt độ 660C

2.5.2. Điểm Đồng Nghèn và Troóc ở Bố Trạch: loại nước cloruabiCarbonat nhiệt độ 430C

2.5.3. Điểm Khe Bang (Lệ Ninh): loại nước biCarbonat Na có nhiệt độ tại nguồn 1010C.

Nhìn chung nước khoáng chữa được rất nhiều bệnh như đường ruột, tuần hoàn, khớp.... Riêng điểm Khe Bang có thể chữa được các bệnh hệ tuần hoàn, thần kinh, xương khớp, cơ bắp, bệnh phụ khoa, ngoài da, nhiễm độc mãn tính, huyết áp ... và có thể dùng chạy máy phát điện (do nhiệt độ cao). Nước khoáng còn dùng phục vụ ngành di lịch rất tốt. Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể khai thác, bảo vệ và sử dụng.



Tóm lại tài nguyên - khoáng sản Quảng Bình khá giàu. Do điều kiện giao thông, kinh tế còn hạn chế nên công tác điều tra, nghiên cứu địa chất ở các vùng rừng núi còn ít, do đó chưa phát hiện được nhiều mỏ, điểm quặng trong khi đó các mỏ, điểm quặng chủ yếu mới được phát hiện ở vùng đồng bằng, trung du, các nơi gần đường giao thông thuận tiện. Trong thời gian tới, những nhà địa chất hy vọng sẽ phát hiện những mỏ, điểm quặng ở các vùng rừng núi xa xôi, đáng chú ý là các vành phân tán trọng sa monazit cần được tìm kiếm, đánh giá lại để có thể khai thác, tuyển đãi và xuất khẩu.

tải về 236.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương