Chương 2: ĐỊa chất và khoáng sảN


Địa chất hang động Phong Nha - Kẻ Bàng



tải về 236.38 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích236.38 Kb.
#30669
1   2   3   4

1.6.2. Địa chất hang động Phong Nha - Kẻ Bàng

a) Vai trò đứt gãy kiến tạo


Đứt gãy kiến tạo là người mẹ khai sinh ra hệ thống hang động chính và hệ thống khe nứt mở do cộng ứng lực. Có hai phương đứt gãy chủ đạo vùng Phong Nha - Kẻ Bàng:

- Phương tây bắc - đông nam, tái hoạt động trong Kainozoi, nguyên là đứt gãy cổ quyết định tuyến bồn trầm tích trước Carbon - Permi chạy theo hướng này. (hang én, hang Tối, hang Phong Nha, hang Khe Tiếp v.v...)

- Phương đông bắc - tây nam hình thành do tách giãn biển Đông tạo ra vào Oligocen (hang Khe Ry, hang Vòm)

Hai phương đứt gãy này đã tạo ra hai phương đứt gãy cộng ứng thành phần là đông tây và bắc nam. Ngoài ra hệ thống khe nứt mở hoặc nửa kín sinh ra do cộng ứng lực thứ cấp.

Do bản chất đá vôi là dễ bị biến dạng giòn, mặt khác đá vôi Phong Nha có tuổi Carbon - Permi kiểu platform dạng khối khá tinh khiết nên tất cả các phương phá huỷ trên đều không chạy theo tuyến thẳng mà thường khúc khuỷu hoặc có dạng cành cây ở phần đầu nguồn.

Khi hai phương đứt gãy cắt nhau hang sẽ được mở rộng hơn, điều này thấy rõ hơn trong hang Phong Nha.

Để các tuyến đứt gãy và khe nứt kiến tạo trở thành hang Karst có thạch nhũ lại cần có hai điều kiện :

Phá huỷ cơ học: Khối đá vôi phải đủ lớn, đứt gãy tương đối sâu để thành hang và đáy hang được mở rộng nhờ phá huỷ cơ học, song trần hang phải được khép lại nửa kín, thích hợp cho cơ chế tạo thạch nhũ theo phương thức hoá học trong môi trường nửa khô tựa như một “nóc nhà thấm dột”.

Phá huỷ hoá học: Sự mở rộng bào mòn hai thành hang và trần của hang là nhờ các dòng sông ngầm hoạt động lúc mực nước cao nhất (mùa lũ và biển tiến cực đại).

Sự bào mòn đá vôi trong hang (mùa lũ) và tạo thành thạch nhũ travectin (mùa khô) theo phương thức hoá học được khái quát qua phương trình phản ứng thuận nghịch sau đây :

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2

Quá trình ăn mòn đá vôi diễn ra liên tục trong môi trường đá vôi bị nước thấm ướt. Nước ở lục địa có phản ứng axit (pH < 7) càng thuận lợi cho phương trình chuyển về vế bên phải (đá vôi hoà tan)

Quá trình tạo than nhũ, travectin, măng đá, vú đá v.v... là hiện tuợng kết tủa CaCO3, tức phương trình chuyển về trái

b) Tuổi địa chất của hang động


Độ cao tương đối của cửa hang và đáy hang từ đầu nguồn hang đến cửa động Phong Nha (0m) là giảm dần theo bậc và có thể đối sánh với tuổi của thềm và bề mặt san bằng như đã phân tích ở trên. Tổng hợp các vị trí độ cao khác nhau của nhiều hang trong khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng chịu cùng một lịch sử tiến hoá địa chất - địa mạo ta có 5 bậc độ cao :

- 1500-1600m có tuổi Oligocen.

- 300-360m có tuổi Pliocen.

- 93m có tuổi Pleistocen sớm.

- 43 m có tuổi Pleistocen giữa.

- 24 m có tuổi Pleistocen muộn.



Bảng 4.1. Bảng xác định tuổi địa chất của hang động




TT

Tên hang

Độ cao đáy hang (m)

Hướng

Tuổi Địa chất

1

Khe Ry

én


1500-1600

TN ĐB

Oligocen

300




(35 triệu năm)

2

Vòm

360

TN ĐB

Pliocen

0




(5 triệu năm)

3

Over

(Thuộc hang

Vòm)


93

N  B

QI (900.000 năm)

43

QII (300.000 năm)

24

QIII (100.000 năm)

0

QIV (Hiện nay)


2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KHOÁNG SẢN CỦA QUẢNG BÌNH

2.1. Nhóm nhiên liệu

2.1.1. Than đá

Than đá ở Quảng Bình rất hiếm, về mặt cấu tạo địa chất vắng mặt địa tầng chứa than (thống Triat trên và thống Jura dưới: T3 - J1) chỉ có một điểm than đá ở xóm Nha (Qui Đạt) tạo thành trong kỷ Devon qui mô nhỏ và bị than biến chất rất cao.

Điểm than này gồm hai thấu kính than mỏng, nhỏ, có nhiệt lượng cao (Qch > 8000 kcal/kg) nhãn hiệu Antraxit (A), không có giá trị công nghiệp nhưng nhân dân có thể tận dụng khai thác một ít để nung gạch, rèn ...
2.1.2. Than bùn

Than bùn ở Quảng Bình thường phân bố trong các tướng trầm tích đầm lầy ven biển cổ thống Holocen giữa (am QIV1-2), phân bố dưới các dải cát trắng Ba Đồn. Ngoài ra còn có biểu hiện ở Lệ Ninh.

Mỏ than bùn Ba Đồn đã được Bộ Điện than thăm dò năm 1979.

Than bùn có 2 lớp, lớp trên là lớp than bùn đen, có chất lượng khá tốt (Qch  3500 kcal/kg) được dùng làm chất đốt dân dụng. Lớp dưới là lớp than bùn nâu, có chất lượng kém (Qch  2000 kcal/kg) có thể dùng làm phân bón.

Trữ lượng than bùn mỏ Ba Đồn là 963 nghìn tấn (cấp C1 than ướt) trong đó than dùng làm chất đốt là 484 nghìn tấn.

2.2. Nhóm kim loại đen



tải về 236.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương