Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định


Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định



tải về 154.5 Kb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích154.5 Kb.
#52759
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17
file goc 774827

3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:


VAS 3 có quy định “Giỏ trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chỳng.”4 Trong đó “giỏ trị phải khấu hao bằng nguyên giá của TSCĐ hữu hình trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đú.”5
Tuy nhiên, quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định lại qui định “khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.”6
Như vậy, quyết định 203 đã bỏ qua giá trị thanh lý ước tính khi tính giá trị phải khấu hao của TSCĐ. Việc bỏ qua giá trị thanh lý ước tính có thể làm cho phương pháp khấu hao đơn giản hơn nhưng rõ ràng là bất hợp lý vì những nguyên nhân cơ bản sau :

  • Đặc điểm của TSCĐ hữu hình là giữ nguyên hình thái vật chất nờn dự tài sản có cũ và lạc hậu, hư hỏng đến mức nào đi nữa thì vẫn còn một lượng giá trị nhất định có thể thu hồi dưới dạng phế liệu. Trong thực tế, nhiều TSCĐ hữu hình như nhà cửa, ô tô ..khi thanh lý vẫn thu được một số tiền rất lớn. Vì thế không tính tới giá trị thanh lý ước tính là đã gián tiếp làm chi phí khấu hao cao hơn thực tế.

  • Việc không sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ làm giá trị tài sản trên sổ sách bằng không khi hết thời hạn khấu hao. Như vậy, kế toán có thể sẽ không quản lý tài sản này mặc dù nó vẫn tồn tại và có thể vẫn đang sử dụng cho mục đích kinh doanh. Vì vậy, việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với tài sản. Việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính cũn giỳp kế toán xác định chính xác hơn kết quả của công tác thanh lý vỡ nó sẽ được hạch toán vào chi phí thanh lý để đối chiếu với thu nhập từ thanh lý. Nếu không ghi nhận gí trị thanh lý ước tính thì chi phí thanh lý sẽ không được phản ánh chính xác dẫn tới việc ghi nhận lãi, lỗ từ giao dịch thanh lý tài sản cũng không được phản ánh chính xác.

Vì những lý do cơ bản trên, Bộ Tài Chính cần nhanh chóng có văn bản bổ sung quyết định 203 để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc xác định giá trị thanh lý ước tính.

tải về 154.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương