Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định



tải về 154.5 Kb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích154.5 Kb.
#52759
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
file goc 774827


2.1.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày:


VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do khi doanh nghiệp quyết định khấu hao một TSCĐ vô hình trên 20 năm (khi đưa ra các lý do này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).
IAS 38 không quy định điều này vì IAS 38 không đưa ra một thời gian sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vô hình. Ngoài ra, VAS 4 còn đưa quyền sử dụng đất vào danh mục TSCĐ vô hình trong khi IAS 38 không đề cập đến loại TSCĐ vô hình này.
VAS 4 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý. IAS 38 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày những vấn đề này.

2.1.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày :


IAS 38 còn yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán sau. Đó là những thay đổi trong ước tính kế toán liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, phương pháp khấu hao và giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.
Đối với một TSCĐ vô hình mà có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn, IAS 38 yêu cầu trình bày giá trị của tài sản đó và lý do để doanh nghiệp đánh giá rằng tài sản đó có thời gian sử dụng là vô thời hạn. Đối với tài sản được hình thành do Nhà Nước cấp, IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày là sau khi được ghi nhận, tài sản được định giá theo phương pháp giá gốc hay theo phương pháp đánh giá lại.
Nếu như doanh nghiệp có sự hạn chế về quyền sở hữu tài sản thì IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày với người sử dụng là có sự tồn tại của một hạn chế như thế và giá trị còn lại của của những tài sản bị hạn chế về quyền sở hữu.
Ngoài ra, do IAS 38 cho phép doanh nghiệp được ghi nhận giá trị của TSCĐ vô hình sau khi được ghi nhận theo phương pháp đánh giá lại nên IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá lại phải trình bày một số thông tin sau:
(a) Theo lớp tài sản :

  • Ngày đánh giá lại TSCĐ vô hình

  • Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình được đánh giá lại

  • Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình nếu như doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của lớp TSCĐ vô hình được đánh giá lại sau khi được ghi nhận đó

(b) Giá trị của khoản thặng dư do đánh giá lại liên quan đến TSCĐ vô hình tại thời điểm đầu và cuối kỳ, chỉ rõ sự thay đổi trong kỳ và bất kỳ hạn chế nào trong việc phân phối số dư của thặng dư đánh giá lại tài sản cho cổ đông
IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp có một mô tả vắn tát về những TSCĐ vô hình quan trọng được kiểm soát bởi doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình bởi vì chỳng khụng đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận.

tải về 154.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương