CHƯƠng 1 những vấN ĐỀ CƠ BẢn về MARKETIng 1 Sự ra đời và phát triển của Marketing 1 Sự ra đời của Marketing



tải về 1.13 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.13 Mb.
#39441
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

5.3.2.2 Marketing phân biệt

- Hoạt động trong nhiều khúc thị trường và tung ra ở mỗi khúc những sản phẩm khác nhau.



- Ưu điểm: Doanh số cao hơn marketing không phân biệt, tuy nhiên, nó làm tăng thêm nhiều loại chi phí.

5.3.2.3 Marketing tập trung

- Công ty, thay vì theo đuổi một phần nhỏ chiếm được trong một thị trường lớn thì nên theo đuổi chiếm lấy một phần lớn của một hay vài tiểu thị trường.



- Marketing tập trung có thể gặp bất trắc hơn hai trường hợp trên, chẳng hạn thị trường đó có thể bị mất trắng.

5.3.3 Căn cứ xác định cách lựa chọn thị trường

- Nguồn lực của công ty: nguồn lực hạn chế => Marketing tập trung.

- Tính đồng nhất của sản phẩm: SP đồng nhất => Marketing không phân biệt, SP không đồng nhất => Marketing phân biệt hay tập trung.

- Mức thâm niên của SP: SP mới => Marketing không phân biệt hoặc tập trung, SP có thời gian tồn tại trên thị trường lâu hơn => Marketing phân biệt.

- Tính đồng nhất thị trường: khách hàng đồng nhất => Marketing không phân biệt.

- Các chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh: đối thủ dùng Marketing không phân biệt => Marketing phân biệt.



5.4 Định vị trong thị trường

5.4.1 Khái niệm định vị trong thị trường

Định vị trong thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về SP công ty vào trong tâm trí khách hàng bằng các chiến lược Marketing mix thích hợp .

5.4.2 Các mức độ định vị

- Định vị địa điểm

- Định vị ngành

- Định vị công ty

- Định vị sản phẩm.

5.4.3 Chiến lược định vị sản phẩm

- Định vị dựa trên một thuộc tính của SP (Bột giặt Tide : “trắng như Tide”).

- Định vị dựa trên lợi ích của SP đem lại cho khách hàng (Colgate:“ngừa sâu răng”).

- Định vị dựa trên công dụng của SP ( Bã mía có thể vừa làm nguyên liệu cho nhà ván ép, vừa làm nguyên liệu cho nhà máy giấy).

- Định vị dựa trên tầng lớp người sử dụng (Sữa dành cho trẻ em và cho người già).

- Định vị so sánh với đối thủ cạnh tranh (Quảng cáo các loại bột giặt thường cho rằng trắng hơn các loại bột giặt khác).

- Định vị tách biệt hẳn các đối thủ cạnh tranh (Nước bổ dưỡng Bacchus so với các loại nước uống tăng lực khác).

- Định vị so sánh với các loại SP khác (Hương thơm của một loại dầu xịt phòng có mùi thơm toả ra giống như một loại hoa).



5.4.4 Các bước của quá trình định vị

Bước 1: Xác định mức độ định vị (quốc gia, ngành, công ty, sản phẩm).

Bước 2: Xác định các đặc điểm cốt lõi quan trọng cho các khúc thị trường đã lựa chọn.

Bước 3: Xác định các thuộc tính quan trọng trên một bản đồ định vị.

Bước 4: Đánh giá các lựa chọn định vị.

Các đặc điểm định vị cần hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.

- Xác định vị trí thị trường chưa bị xâm chiếm bới các đối thủ cạnh tranh để tấn công.

- Định vị lại để cạnh tranh có hiệu quả.

Muốn định vị thành công phải đạt được các yêu cầu sau:

- Các đặc điểm định vị phải thõa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng mục tiêu

- Các yếu tố định vị cần đúng sự thật,phù hợp với cảm nhận của khách hàng mục tiêu.

- Các yếu tố định vị cần độc đáo, không trùng lắp với đối thủ cạnh tranh.



Bước 5: Thực hiện định vị và marketing mix.

Định vị cần được thông tin tới khách hàng bằng tất cả các phương tiện truyền thông. Tất cả các thành phần trong công ty, nhân viên, các chính sách, các hoạt động truyền thông cần được xây dựng thành các hình ảnh đặc sắc nhằm thể hiện chiến lược định vị.

Marketing mix là chìa khóa quan trọng để thực hiện chiến lược định vị góp phần tạo rặ đặc sắc và khác biệt.

Bảng 5.1: Lựa chọn các chiến lược định vị công ty

ĐỊNH VỊ

THỂ HIỆN CỤ THỂ

1. Dẫn đầu thị phần

2. Dẫn đầu chất lượng

3. Dẫn đầu dịch vụ

4. Dẫn đầu công nghệ

5. Dẫn đầu về đổi mới

6. Dẫn đầu về sự năng động

7. Dẫn đầu về mối quan hệ

8. Dẫn đầu về sự kính trọng

9. Dẫn đầu về sự hiểu biết

10. Dẫn đầu toàn cầu

11. Dẫn đầu về giá cả rẻ

12. Dẫn đầu về giá trị




1. Doanh số lớn nhất

2. Chất lượng tốt nhất

3. Chăm sóc tốt nhất KH.

4. Phát triển công nghệ mới đầu tiên

5. Sáng tạo nhất trong áp dụng các công nghệ mới.

6. Thích ứng nhất.

7. Gắn liền sự thành công đối với khách hàng

8. Hoàn hảo nhất

9. Chuyên nghiệp nhất

10. Vị trí kinh doanh toàn cầu

11. Giá thấp nhất

12. SP có giá trị tốt nhất




CHƯƠNG 6

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

6.1 Sản phẩm theo quan điểm Marketing

6.1.1 Sản phẩm

6.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm

Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu.

Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể.

Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 lớp

- Lõi lợi ích: là cái mà vì nó khách hàng mua sản phẩm.

- Lớp vật chất: Những vật thể tạo nên lõi lợi ích, bao gồm 5 yếu tố: bao bì, nhãn hiệu, đặc điểm, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm.



- Lớp dịch vụ (lớp tăng thêm) bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phân biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng.

Hình 6.1 Các nhân tố cấu thành sản phẩm

6.1.1.2 Phân loại sản phẩm

Muốn xác định chiến lược cho một sản phẩm thì trước hết cần phải hiểu sản phẩm đó thuộc loại gì, bởi vì mỗi loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi có một chiến lược khác nhau. Tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau có các loại sản phẩm khác nhau như sau



a. Theo mục đích sử dụng của người mua hàng

- Hàng tiêu dùng: là những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình, có thể bao gồm hàng mua thường ngày, hàng mua có đắn đo, hàng đặc hiệu và hàng không thiết yếu.

- Hàng tư liêu sản xuất: là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp, bao gồm nguyên liệu và phụ liệu, các trang thiết bị cơ bản và các vật tư cung ứng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa, tư vấn, phục vụ việc kinh doanh.

b. Theo thời gian sử dụng

- Hàng bền: là những hàng hóa thường được sử dụng rất nhiều lần.

- Hàng không bền: là những hàng hóa thường chỉ qua được một lần hay vài lần sử dụng.

c. Theo đặc điểm cấu tạo

- Sản phẩm hữu hình: là sản phẩm mà người ta có thể thấy, nếm, sờ, nghe, hoặc ngửi được trước khi mua.

- Dịch vụ: là những hoạt động, ích lợi hay những cách thỏa mãn nhu cầu khác được đưa ra chào bán. Các dịch vụ thì không cụ thể, không đồng nhất, không tách bạch ra được giữa sản xuất và tiêu dùng và không thể dự trữ được.

d. Theo tính chất phức tạp của các loại sản phẩm

- Hàng đơn giản: là những hàng hóa không đa dạng như một số mặt hàng nông sản phẩm.

- Hàng phức tạp: là những hàng hóa có nhiều chủng loại, kiểu, cỡ, màu sắc khác nhau như mặt hàng công nghệ phẩm.

6.1.1.3 Đặc tính của sản phẩm

Mỗi sản phẩm có thể được mô tả theo những đặc tính khác nhau.

- Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa: gồm công thức, thành phần, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, cỡ khổ, vật liệu…

- Đặc tính sử dụng: gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,…

- Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc.

- Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ…

Marketing quan tâm nhiều nhất đến mối quan hệ giữa các đặc tính này với nhận thức, thái độ, tập quán tiêu dùng của người tiêu thụ. Chính những đặc tính của sản phẩm là những yếu tố quyết định nhất đến sự lựa chọn của những người tiêu thụ so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Do vậy, người sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu sản phẩm, mỗi mẫu có đặc tính riêng để xem xét người tiêu thụ hướng mạnh nhất vào đặc trưng nào để từ đó định ra những đặc trưng chủ chốt của sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng.

6.1.2 Nhãn hiệu

Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt trong việc xác định sản phẩm. Vai trò của nhãn hiệu là ghi dấu những hàng hóa hay dịch vụ qua hình ảnh, qua từ ngữ hay được thiết kế một cách tổng hợp cả hình ảnh và từ ngữ.

Trong nhãn hiệu chúng ta phân biệt:

- Tên hiệu ( brand name): phần đọc được của nhãn hiệu

- Dấu hiệu ( brand mark): phần không đọc được của nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu thương mại hay thương hiệu ( trade mark) : là toàn bộ hay một phần của nhãn hiệu được luật pháp bảo vệ.



a. Nhãn hiệu có các chức năng sau:

- Chức năng thực tiễn: nhãn hiệu cho phép ghi nhớ dễ dàng kết quả của quá trình lựa chọn trước đây, nhờ đó giúp người tiêu thụ có thể tìm lại nhanh chóng các nhãn hiệu mà họ cho là thích hợp.

- Chức năng bảo đảm:: đối với người tiêu thụ, một nhãn hiệu quen thuộc là sự đảm bảo cho một chất lượng tốt.

- Chức năng cá thể hóa: khi người tiêu thụ lựa chọn một nhãn hiệu nào đó tức là khẳng định nét độc đáo, nhân cách của họ.

- Chức năng tạo sự thích thú: người tiêu thụ cảm thấy thích thú khi chọn lựa tha hồ trong nhiều sản phẩm có nhãn hiệu đa dạng. Điều này không thể thấy trong một cửa hàng không có nhiều nhãn hiệu.

- Chức năng chuyên biệt: khi nhãn hiệu phản ánh một hình ảnh độc nhất các đặc trưng của sản phẩm, ví dụ nhãn hiệu xe hơi thường là con thú, ngôi sao, dòng sông, con chim để chỉ sự di chuyển nhanh.

- Chức năng dễ phân biệt: khi nhãn hiệu là điểm duy nhất để người tiêu thụ bám vào trong việc lựa chọn mua sản phẩm, nhất là đối với những sản phẩm có màu sắc giống nhau rất khó phân biệt bằng mắt.

b. Chiến lược lựa chọn nhãn hiệu:

- Lựa chọn một nhãn hiệu duy nhất cho tất cả các sản phẩm: thực hiện chiến lược này có tác dụng bảo đảm sự nổi tiếng nhanh chóng của sản phẩm những lại có nguy cơ trong trường hợp thất bại, sẽ làm hại đến tất cả các sản phẩm.

- Phân biệt hóa các nhãn hiệu cho từng dòng sản phẩm: khi một công ty sản xuất ra những dòng sản phẩm hoàn toàn khác nhau thì không nên sử dụng một nhãn hiệu chung nhằm tạo sự lựa chọn dễ dàng cho người mua hàng.

- Phân biệt hóa các nhãn hiệu cho tất cả các sản phẩm: thực hiện chiến lược này cho phép sản phẩm thâm nhập vào những phân khúc thị trường mạnh hơn, nhưng khi đưa sản phẩm vào thị trường cần phải tăng thêm chi phí cho quảng cáo.

- Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm như Nestea, Nescafe….

c. Yêu cầu đối với nhãn hiệu:

- Phải nói lên được một điều gì đó về lợi ích sản phẩm.

- Phải nói lên chất lượng của sản phẩm như tính năng, màu sắc…

- Phải dễ đọc, dễ viết, dễ nhận ra, dễ nhớ, có thể sử dụng ở nước ngoài và khi dịch ra tiếng nước ngoài không có ý nghĩa xấu.

Nhãn hiệu, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp vì nhờ nhãn hiệu và thường hiệu nổi tiếng mà doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hơn, giá cả cao hơn và do đó lợi nhuận mang lại sẽ nhiều hơn.

6.1.3 Bao bì- Sự đóng gói

Đóng gói là việc đặt sản phẩm vào trong bao bì. Sự đóng gói và việc lựa chọn bao bì cũng là một quyết định quan trọng của chiến lược sản phẩm. Cả đóng gói và bao bì đều có chức năng sau:

- Bảo vệ sản phẩm: chống ẩm ướt, vỡ, bể.

- Tạo thuận lợi cho việc chuyên chở: đảm bảo việc chất xếp, bốc dỡ nhanh chóng, vận chuyển an toàn.

- Tạo thuận lợi cho việc bán hàng: giúp cho việc bán hàng nhanh chóng, nhất là bán hàng tự phục vụ.

- Tạo sự thích ứng của sản phẩm đối với nhu cầu của người tiêu thụ: những thông tin ghi trên bao bì, đã gợi lại những yếu tố đã trình bày trong quảng cáo, nhận ra nhãn hiệu dễ dàng và giúp người mua chuyên chở hàng hóa về nhà được an toàn.

- Tạo thuận lợi cho việc tiêu dùng: nhờ hướng dẫn, định lượng ghi trên bao bì, việc tiêu dùng trở nên dễ dàng.

- Dễ bảo quản hàng hóa: trong quá trình dự trữ, nhờ có bao gói sản phẩm được bảo quản tốt hơn.

Do có nhiều chức năng quan trọng như vậy nên các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc đổi mới bao bì, đóng gói để ngày càng phù hợp với việc kinh doanh trên thị trường.

6.1.4 Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm

Một nguyên tắc cơ bản của Marketing là phải làm sao cho người mua hài lòng. Có thể họ hài lòng khi được cung ứng hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả phải chăng và họ cũng có thể hài lòng do được phục vụ tốt trong quá trình bán hàng. Trong một sô trường hợp, dịch vụ khách hàng trở thành một trong những yếu tố quyết định đên việc mua hàng của khách hàng.

Các dịch vụ gồm có:

- Cho hưởng tín dụng, điều kiện giao hàng.

- Bảo hành.

- Sửa chữa không mất tiền.

- Cho thử miễn phí.

- Lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm.

- Hướng dẫn cách sử dụng, bảo trì sản phẩm.

6.2 Chiến lược sản phẩm

6.2.1 Các khái niệm

6.2.1.1 Dòng sản phẩm

Dòng sản phẩm là một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng qua cũng một kênh như nhau hay tạo ra một khung giá cụ thể.



6.2.1.2 Tập hợp sản phẩm

Tập hợp sản phẩm là tổng hợp những dòng sản phẩm và món hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua.

Tập hợp sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và tính đồng nhất trong tập hợp

- Chiều rộng của tập hợp là số lượng các dòng sản phẩm.

- Chiều dài của tập hợp là tổng số món hàng của doanh nghiệp.

- Chiều sâu của tập hợp thể hiện số mẫu của mỗi sản phẩm trong dòng sản phẩm. Đếm tất cả số mẫu khác nhau của mỗi món hàng người ta có thể tính ra chiều sâu trung bình của tập hợp sản phẩm đó.

- Tính đồng nhất của tập hợp thể hiện mức liên quan mất thiết đên mức độ nào giữa các dòng sản phẩm về sử dụng, thiết bị sản xuất, kênh phân phối.

6.2.1.3 Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là sự cố kết gắn bó của sự lựa chọn và của những biện pháp phải sử dụng để xác định một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng sản phẩm và các món hàng sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó.



6.2.2 Chiến lược sản phẩm

Các chiến lược sản phẩm bao gồm: chiến lược tập hợp sản phẩm, chiến lược dòng sản phẩm và chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể.



6.2.2.1 Chiến lược tập hợp sản phẩm

Bốn tham số đặc trưng cho tập hợp sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tập hợp sản phẩm như sau:

- Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm: chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm các dòng sản phẩm thích hợp.

- Chiến lược kéo dài dòng sản phẩm: chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm tạo cho công ty có được các dòng sản phẩm hoàn chỉnh.

- Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng dân số mẫu biến thể của mỗi sản phẩm như thay đổi kích cỡ, mùi vị cho mỗi sản phẩm.

- Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: chiến lược này được thực hiện tùy thuộc doanh nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau



6.2.2.2 Chiến lược dòng sản phẩm

Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm, nhờ đó giúp doanh nghiệp phân bổ rủi ro tốt hơn. Vì thế doanh nghiệp cần có một chiến lược về dòng sản phẩm bao gồm:

- Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm: để việc kinh doanh được an toàn, có hiệu quả cần phải thiết lập các dòng sản phẩm thích hợp và từng bước củng cố các dòng về lượng cũng như về chất để thể lực của doanh nghiệp ngày càng tăng.

- Chiến lược phát triển dòng sản phẩm: chiến lược phát triển dòng sản phẩm thể hiện bởi sự phát triển các món hàng trong các dòng sản phẩm đó. Việc phát triển dòng sản phẩm có thể thực hiện theo hai cách: dãn rộng và bổ sung.



a. Chiến lược dãn rộng dòng sản phẩm

Để dãn rộng dòng sản phẩm, công ty có thể dẫn xuống, dẫn lên hoặc dãn ra cả hai phía

- Dãn xuống: Ban đầu công ty cung cấp sản phẩm để ổn định phân khúc trên cùng của thị trường (sản phẩm cao cấp), sau đó mới kéo dài dòng sản phẩm xuống các phân khúc phía dưới.

- Dãn lên: Công ty cung cấp sản phẩm cho các phân khúc ở phía dưới của thị trường có thể muốn xâm nhập vào các phân khúc phía trên của thị trường để tìm kiếm một mức phát triển cao hơn.

- Dãn ra cả hai phía: Công ty cung cấp sản phẩm cho những phân khúc nằm ở phần giữa của thị trường có thể quyết định dãn mặt hàng theo cả hai hướng. Việc dãn ra đó chắc chắn sẽ gặp phải sự phản công của cả hai đầu. Vì vậy muốn chiến lược này thành công, donah nghiệp phải đưa ra những sản phẩm tốt hơn mà giá cả lại rẻ hơn so với những đối thủ cạnh tranh đó.

b. Chiến lược bổ sung dòng sản phẩm

- Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm: trong quá trình kinh doanh cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp sẽ phát hiện ra những dòng sản phẩm hay những sản phẩm không có hiệu quả nữa và phải nhanh chóng từ bỏ chúng để dồn mọi tiềm lực phát huy những sản phẩm hiện đang còn có hiệu quả.

- Chiến lược cải biến dòng sản phẩm: trong chiến lược này, các sản phẩm hiện có trong dòng sản phẩm được sửa đổi ít nhiều như cải tiến về hình dáng, cỡ khổ, vật liệu, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu từ đó cũng làm cho khách hàng tiêu dùng nhiều hơn.

- Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm: mục đích của chiến lược này là làm cho các sản phẩm sát hợp với nhu cầu ngày một nâng cao của thị trường. Để hiện đại hóa dòng sản phẩm doanh nghiệp nên điều chỉnh từng phần vì làm như vậy sẽ giúp tránh được khó khăn về mặt tài chính đồng thời giúp doanh nghiệp nhận xét được phản ứng của khách hàng và các trung gian đối với mẫu mã mới đó trước khi thay đổi các dòng sản phẩm.



6.2.2.3 Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể

a. Chiến lược đổi mới sản phẩm

Chiến lược này nhằm tạo ra những sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện có hoặc thị trường mới. Đây là chiến lược khá mạo hiểm vì mức độ thành công của đổi mới thường không cao do đó nguy cơ rủi ro rất lớn. Theo Choffray và Dorey có hai chiến lược đổi mới sản phẩm:

- Chiến lược đổi mới phản ứng: đây là chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi của thị trường. Thực chất đây là chiến lược bắt chước nhanh của người thứ hai. Muốn thực hiện được chiến lược này cần phải có hai điều kiện: thứ nhất, doanh nghiệp phải có khả năng lớn về Marketing; thứ hai, doanh nghiệp phải có sự mềm dẻo cao trong cơ cấu tổ chức và sản xuất.

- Chiến lược đổi mới chủ động: đây là chiến lược được thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường nhưng doanh nghiệp vì muốn tìm kiếm mức phát triển cao hơn, bảo đảm sự thành công do nắm trong tay một bằng phát minh và sẵn sàng có nguồn vốn lớn nên họ đã mạnh dạn mạo hiểm đổi mới sản phẩm. Chiến lược đổi mới này khi được thực hiện phải trải qua 5 giai đoạn của việc triển khai một sản phẩm mới.



b. Chiến lược bắt chước sản phẩm

Chiến lược này được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro nhưng lại không muốn để sản phẩm của mình bị già cỗi đi. Vì vậy nhiều doanh nghiệp tìm cách thay đổi sản phẩm của mình bằng cách bắt chước các sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả.

Sự bắt chước có thể mang tính chất đổi mới, bởi vì đây không phải là sự sao chép nguyên xi các sản phẩm khác mà là tập hợp hầu hết các ưu điểm sẵn có trong mỗi sản phẩm cạnh tranh. Do đó sản phẩm bắt chước sẽ hội tụ tất cả ưu điểm của các sản phẩm cạnh tranh đó.

Tuy nhiên chiến lược này cần được thực hiện tương đối nhanh chóng bởi lẽ nếu bắt chước chậm quá sẽ làm tăng thêm sự ứ đọng hàng hóa mà thôi.



c. Chiến lược thích ứng sản phẩm

Trong quá trình tồn tại sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi của khách hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, tay nghề, nguyên vật liệu, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Để hạ giá bán, doanh nghiệp cần tiến hành phương pháp phân tích giá trị để loại bỏ các chi phí vô ích.

d. Chiến lược tái định vị sản phẩm.

Mục đích của chiến lược này là nhằm tạo một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí người tiêu dùng.

Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần:

- Tạo cho sản phẩm có một vị trí đặc biệt trong trí nhớ người mua và khách hàng tương lai.

- Tạo sự khác biệt với các sản phẩm cạnh tranh.

6.3 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm

6.3.1 Khái niệm về chu sống của sản phẩm

Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó có các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau, nhờ đó các công ty có thể hoạch định được tốt hơn các kế hoạch Marketing.



Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn : mở đầu, tăng trưởng, thưởng thành và suy thoái

Hình 4.2: Chu kỳ sống sản phẩm



Каталог: file -> downloadfile4 -> 206
206 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
206 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
downloadfile4 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
206 -> Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội
206 -> Ào tạo hà NỘI
206 -> MÔN : HÓa học thời gian làm bài: 90 phút

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương