Chương 1 MỞ ĐẦU Định nghĩa



tải về 0.85 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1418
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định cho phép con người được tác động lên đó ở mức độ nào. IUCN (International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) đã xây dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng từ nhỏ đến lớn.


Phân hạng hiện thời của IUCN và WCPA (World Commission on Protected Areas) về các khu bảo vệ và các mục tiêu quản lý như sau:

I. Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection)

            Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve)

            Ib. Khu hoang dã (Wilderness)

II. Bảo tồn các hệ sinh thái và giải trí (Ecosystem conservation and recreation) (Vườn Quốc gia)

III. Bảo tồn các đặc điểm tự nhiên (Conservation of natural features) (Các công trình quốc gia)

IV.  Bảo tồn qua quản lý chủ động (Conservation through active management) (Quản lý nơi ở và loài)

V. Bảo tồn cảnh quan trên đất liền, trên biển và giải trí (Landscape/seascape conservation and recreation) (Bảo vệ cảnh quan)

VI. Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (Sustainable use of natural ecosystems) (Quản lý tài nguyên khu bảo vệ)

Mục tiêu quản lý tổng hợp đối với từng hạng mục được tổng kết như ở bảng 4.1.



Bảng 4.1. Các mục tiêu quản lý trong các khu bảo vệ

Các mục tiêu quản lý

Ia

Ib

II

III

IV

V

VI

Nghiên cứu khoa học

1

3

2

2

2

2

3

Bảo vệ thiên nhiên hoang dã

2

1

2

3

3

-

2

Bảo tồn da dạng di truyền và loài

1

2

1

1

1

2

1

Duy trì các dịch  vụ môi trường

2

1

1

-

1

2

1

Các đặc điểm văn hoá, thiên nhiên đặc trưng

-

-

2

1

3

1

3

Du lịch và giải trí

-

2

1

1

3

1

3

Giáo dục

-

-

2

2

2

2

3

Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

-

3

3

-

2

2

1

Duy trì các thuộc tính văn hoá, truyền thống

-

-

-

-

-

1

2

Chú thích: 1. Mục tiêu hàng đầu;  2. Mục tiêu thứ yếu;  3. Mục tiêu có thể áp dụng;  - không áp dụng

Các định nghĩa, các mục tiêu và các tiêu chuẩn chọn lựa cho các hạng mục được tổng kết như sau (IUCN, 1994):



Hạng I. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt hay các khu hoang dã: các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho khoa học hay bảo vệ thiên nhiên hoang dã

            Hạng Ia: Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho khoa học

            Định nghĩa: là diện tích đất liền hay ở biển chứa các hệ sinh thái nổi bật hay tiêu biểu, các đặc điểm địa lý, sinh lý của loài thuận tiện cho nghiên cứu khoa học và quan trắc môi trường

Các mục tiêu quản lý:

          Bảo vệ nơi ở, hệ sinh thái và loài tránh khỏi những xáo động càng nhiều càng tốt.

          Duy trì các nguồn gen

          Duy trì các quá trình sinh thái

          Bảo vệ các đặc điểm về cấu trúc cảnh quan

          Bảo vệ các mẫu của môi trường tự nhiên cho các nghiên cứu khoa học, quan trắc và giáo dục môi trường

          Có qui hoạch để giảm thiểu các xáo động

          Hạn chế sự thâm nhập của cộng đồng



Hướng dẫn chọn lựa:

          Diện tích phải đủ lớn để bảo đảm tính thống nhất của hệ sinh thái và để thực hiện được các mục tiêu quản lý

          Khu vực được chọn phải nằm ngoài sự can thiệp trực tiếp của con người và có khả năng để duy trì điều đó.

          Việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu vực đạt được qua việc bảo vệ, không cần sự quản lý tích cực hay cải tạo nơi ở



Hạng Ib. Khu bảo tồn hoang dã: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã

Định nghĩa: Một diện tích lớn trên đất liền hay biển, không bị biến đổi hay ít biến đổi, duy trì được những đặc điểm hay các ảnh hưởng của tự nhiên, không có sự cư trú thường trực hay đáng kể của con người, được bảo vệ và quản lý để bảo tồn tình trạng tự nhiên

Các mục tiêu quản lý:

          Bảo đảm cho các thế hệ tương lai có cơ hội am hiểu và thưởng thức được một vùng diện tích rộng lớn không bị xáo động bởi các hoạt động của con người trong thời gian dài

          Duy trì các thuộc tính thiên nhiên thiết yếu và đặc trưng môi trường qua thời gian dài

          Tạo cơ hội thâm nhập cho cộng đồng ở nhiều mức độ và một dạng phục vụ tốt nhất về vật chất và tinh thần cho du khách mà duy trì được các đặc trưng của thiên nhiên hoang dã cho thế hệ hiện tại và tương lai

          Có thể cho phép các cộng đồng bản địa sinh sống với mật độ thấp trong sự cân bằng về các nguồn tài nguyên hiện có để duy trì cuộc sống của họ

Hướng dẫn chọn lựa:

          Khu vực có đặc trưng cao về thiên nhiên, bị chi phối chủ yếu bởi các thế lực thiên nhiên, không có những xáo động của con người và có khả năng tiếp tục thể hiện các thuộc tính đó nếu được quản lý theo dự định

          Khu vực phải có các đặc trưng có ý nghĩa về sinh thái, địa chất hay các đặc điểm khác về khoa học, giáo dục, cảnh quan hay giá trị lịch sử

          Khu vực nên có được sự yên tĩnh, thích thú cho du khách, tránh các phương tiện di chuyển gây ồn, gây ô nhiễm

          Khu vực bảo vệ phải đủ rộng để tiến hành các hoạt động bảo tồn và sử dụng

Hạng II. Vườn Quốc gia: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho bảo vệ hệ sinh thái và du lịch

Định nghĩa: Diện tích đất liền hay biển được chọn để bảo vệ tính thống nhất sinh thái của 1 hay nhiều hệ sinh thái cho hiện tại và các thế hệ tương lai, ngăn chặn việc khai thác hay chiếm cứ gây hại đến mục tiêu đề ra và tạo cơ sở về tinh thần, khoa học, giáo dục, nghỉ ngơi và các cơ hội cho du khách, tất cả các điều đó phải tương thích với môi trường và văn hoá.

Mục tiêu quản lý:

          Bảo vệ các khu vực thiên nhiên và cảnh quan có ý nghĩa quốc gia và quốc tế về các mục đích tinh thần, khoa học, giáo dục hay du lịch

          Duy trì hiện trạng càng thiên nhiên càng tốt các ví dụ tiêu biểu về các vùng địa lý tự nhiên, các quần xã sinh học, các nguồn gen và các loài để tạo ra sự ổn định và đa dạng sinh thái

          Quản lý việc sử dụng của du khách đối với các mục tiêu tinh thần, giáo dục, văn hoá và giải trí trong mức độ vẫn duy trì hiện trạng tự nhiên hay gần tự nhiên

          Giảm thiểu và sau đó ngăn chặn việc khai thác và chiếm cứ không thân thiện với mục đích đặt ra

          Duy trì việc tôn trọng các thuộc tính về sinh thái, địa hình, thẩm mỹ đã được bảo đảm trong mục tiêu

          Cần tính đến các nhu cầu của dân bản xứ bao gồm việc sử dụng tài nguyên, trong chừng mực các hoạt động này không có những tác động gây hại đối với các mục tiêu quản lý.

Hướng dẫn chọn lựa:

          Khu bảo vệ phải tiêu biểu về các vùng thiên nhiên chủ yếu, các đặc trưng về cảnh quan và các loài động thực vật, địa mạo, nơi mà không có những xáo động của con người và có khả năng tiếp tục thể hiện các thuộc tính đó nếu được quản lý theo dự định

          Khu bảo vệ phải rộng để chứa được toàn bộ một hay một vài hệ sinh thái mà không bị chi phối bởi các hoạt động của con người do chiếm cứ hay khai thác

Hạng III: Di sản thiên nhiên: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn các đặc điểm tự nhiên tiêu biểu.

Định nghĩa: Khu vực có một hay vài đặc điểm tự nhiên, văn hoá đặc biệt có giá trị nổi bật hay độc nhất về sự quí hiếm, tiêu biểu hay có ý nghĩa về mỹ thuật và văn hoá

Mục tiêu quản lý:

          Bảo vệ hay bảo tồn vĩnh viễn các đặc điểm nổi bật về thiên nhiên do tầm quan trọng về thiên nhiên, tính độc nhất hay có ý nghĩa đại diện về tinh thần

          Theo các mục tiêu đề ra, tạo cơ hội cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, nhận thức và giá trị cộng đồng

          Giảm thiểu và sau đó ngăn ngừa việc khai thác hay chiếm cứ trái ngược với mục tiêu đề ra.

          Phân chia đến mọi cộng đồng các lợi ích phù hợp với các mục tiêu quản lý.

Hướng dẫn lựa chọn:

          Khu bảo vệ phải chứa 1 hay nhiều đặc điểm nổi bật (thích hợp với điều kiện tự nhiên như thác nước, hang động, miệng núi lửa, cồn cát, bãi biển,...cùng với các khu hệ động thực vật đặc trưng)

          Khu bảo vệ phải lớn để bảo vệ được tính toàn bộ của các đặc trưng và vùng liên quan bao quanh

Hạng IV: khu vực quản lý loài/nơi ở: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn thông qua việc tiến hành một số hoạt động quản lý của con người.

Định nghĩa: diện tích đất liền hay biển là đối tượng của các hoạt động can thiệp đối với mục tiêu quản lý để bảo đảm việc duy trì nơi ở hay đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của loài

Mục tiêu quản lý:

          Đảm bảo và duy trì điều kiện nơi ở cần thiết để bảo vệ loài, nhóm loài hay quần xã sinh học quan trọng; hay các đặc điểm tự nhiên của môi trường.

          Nghiên cứu khoa học và quản lý môi trường là các hoạt động chủ yếu liên kết với quản lý tài nguyên bền vững

           Phát triển khu vực cho giáo dục và nhận thức cộng đồng về các đặc điểm tự nhiên về nơi ở và công việc quản lý động vật hoang dã

          Giảm thiểu và sau đó ngăn chặn việc khai thác quá mức hay chiếm giữ có hại với mục tiêu đề ra.

          Phân chia lợi ích cho người dân sống trong khu vực phù hợp với các mục tiêu khác của việc quản lý.



Hướng dẫn lựa chọn:

          Khu bảo vệ phải có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và sự tồn tại của loài (khu vực sinh sản, đất ngập nước, rạn san hô, vùng cửa sông, đồng cỏ,...)

          Khu bảo vệ phải là nơi mà vấn đề bảo vệ nơi ở là cần thiết cho sự phát triển của khu hệ thực vật địa phương, quốc gia hay là nơi cư trú đối với các động vật di cư.

          Sự bảo tồn loài và nơi cư trú phải dựa vào các hoạt động can thiệp của các nhà quản lý, nếu cần thiết có các hoạt động của con người để tạo ra nơi cư trú

          Kích thước khu bảo vệ phụ thuộc vào nhu cầu nơi cư trú của loài được bảo vệ và có thể thay đổi từ nhỏ đến rất lớn

Hạng V: bảo vệ cảnh quan trên đất liền hay biển: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn cảnh quan và giải trí.

Định nghĩa: diện tích đất liền vùng ven bờ và biển thích hợp, nơi mà mối tương tác của con người và thiên nhiên quan thời gian đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt có ý nghĩa về thẩm mỹ, sinh thái hay văn hoá và thường có tính đa dạng sinh học cao

 Mục tiêu quản lý:

          Duy trì mối tương tác hài hoà về thiên nhiên và văn hoá qua việc bảo vệ cảnh quan, tiếp tục sử dụng đất truyền thống, xây dựng các thực tiễn và các biểu hiện về văn hoá, xã hội

          Hổ trợ các hoạt động kinh tế và lối sống hài hoà với thiên nhiên và bảo tồn cơ cấu văn hoá xã hội của cộng đồng liên quan

          Duy trì sự đa dạng về cảnh quan và nơi ở và mối liên kết loài và hệ sinh thái.

          Giảm thiểu và ngăn chặn việc sử dụng đất và các hoạt động không phù hợp với qui mô hay tính chất.

          Tạo cơ hội thư giãn cho cộng đồng qua giải trí và du lịch với loại hình và mức độ phù hợp với đặc trưng của khu vực

          Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục góp phần vào sự ổn định lâu dài của các quần thể và sự phát triển của cộng đồng, hổ trợ cho việc bảo vệ môi trường khu vực

          Tạo phúc lợi cho cộng đồng địa phương qua việc cung cấp các sản phẩm tự nhiên (như các sản phẩm rừng và nghề cá) và các dịch vụ (như nước sạch hay thu nhập từ du lịch bền vững)

Hướng dẫn lựa chọn:

          Khu vực bảo vệ có vùng đất liền, vùng bờ hay vùng biển đảo có cảnh đẹp, đa dạng nơi ở, hệ thực vật, động vật, thể hiện được các mô hình sử dụng đất độc đáo và truyền thống và các tổ chức xã hội là minh chứng về sự định cư của con người và các tập tục, lối sống và tín ngưỡng địa phương

          Khu bảo vệ phải tạo ra cơ hội thư giãn cho công chúng qua giải trí và du lịch trong lối sống bình thường và các hoạt động kinh tế

Hạng VI: quản lý tài nguyên trong các khu bảo vệ: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc sử dung bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

Định nghĩa: khu bảo vệ chứa các hệ sinh thái chủ yếu không bị biến đổi, được quản lý để bảo đảm cho việc bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, đồng thời vẫn tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ tự nhiên đáp ứng cho nhu cầu của cộng đồng

Mục tiêu quản lý:

          Bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học và các giá trị thiên nhiên khác của khu bảo vệ trong thời gian dài

          Khuyến khích các hoạt động quản lý hiệu quả cho các mục tiêu sản xuất bền vững

          Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tránh khỏi các mục đích sử dụng đất khác làm huỷ hoại tính đa dạng sinh học của khu bảo vệ

          Góp phần vào sự phát triển vùng và quốc gia

Hướng dẫn lựa chọn:

          Ít nhất 2/3 khu bảo vệ phải ở trong hay qui hoạch trong điều kiện tự nhiên; không bao gồm khu cây trồng thương mại

          Khu bảo vệ phải đủ lớn để có thể sử dụng bền vững tài nguyên mà không tạo ra sự suy thoái giá trị thiên nhiên trong thời gian dài

          Phải thành lập chính quyền quản lý.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương