Chương 1 MỞ ĐẦU Định nghĩa


Chương 3 SỰ SUY THOÁI VÀ TỔN THẤT



tải về 0.85 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1418
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Chương 3

SỰ SUY THOÁI VÀ TỔN THẤT 

đa dẠng sinh hỌc


3.1. Sự phân bố đa dạng sinh học

Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Sự phong phú về loài cũng tìm thấy ở các sinh cảnh khô cạn vùng nhiệt đới như các rừng lá rụng, cây bụi, đồng cỏ và sa mạc và ở các cây bụi ôn đới thuộc khí hậu Địa Trung Hải, như ở Nam Mỹ, Nam California và Tây Nam Australia. Trong các rừng mưa nhiệt đới, tính đa dạng sinh học chủ yếu dựa vào nhóm động vật phong phú nhất là lớp côn trùng. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau.

 Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Đánh giá này chỉ dựa vào các mẫu côn trùng và chân khớp, là những nhóm chính về số loài trên thế giới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu loài là tạm chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay. Nếu là 10 triệu loài, có nghĩa là côn trùng chiếm đến 90% số loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.

Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reefs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương.

Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.

Nhân tố lịch sử cũng rất quan trọng trong việc xác định kiểu phân bố đa dạng về loài. Những vùng đất cổ có nhiều loài hơn các vùng đất mới. Các vùng có tuổi địa chất già hơn có nhiều thời gian hơn để nhận được các loài phát tán từ các nơi khác và cũng có nhiều thời gian hơn để các loài thích nghi đáp ứng với các điều kiện địa phương.

Sự phong phú về loài cũng bị ảnh hưởng bởi các biến đổi về địa hình, khí hậu và môi trường địa phương. Trong các quần xã trên cạn, sự giàu có về loài theo xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo lượng mưa. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một nhân tố khác ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài ở vùng ôn đới.

Sự phong phú loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức tạp, để tạo nên những sự cách ly di truyền, thích ứng địa phương, và sự biệt hoá có thể xảy ra. Những vùng có tính địa chất phức tạp, tạo ra một sự đa dạng về các loại đất, có ranh giới rõ rệt, dẫn đến sự đa dạng trong các quần xã và các loài có sự thích nghi với mỗi loại đất riêng.

3.2. Những điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới

Khi mà ngân quỹ dùng cho việc bảo tồn thiếu hụt thì việc đưa ra số loài đe dọa tuyệt chủng để xác định quyền ưu tiên bảo tồn là vấn đề thiết yếu. Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đưa ra khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học vào 1988 để nói về tình trạng nan giải mà những người bảo vệ môi trường phải đối mặt: những vùng nào có vai trò quan trọng nhất để bảo tồn loài và sinh cảnh? Mục tiêu của khái niệm điểm nóng là những nơi bị đe dọa lớn nhất tới số loài lớn nhất và cho phép những nhà bảo tồn tập trung những nổ lực về chi phí hiệu quả ở đó. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh.

Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới



Hình 1. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới



1. Tropical Andes

2. Sundaland  

3 Mediterirranean  Basin

4. Madagasca  & Indian Ocean Island

5. Indo - Burma

6. Caribbean  

7. Atlantics Forest

8. Philippines

9. Cape Floristic Regions

10. Mesoamerica

11. Brazilian Cerrado

12. Southest Australia

13. Mountains of Southest China

14. Polynesia & Micronesia

15. New Caledonia

16. Guinean Forests of West Africa

17. Choco-Darian-Western Ecuador

18. Western Ghats & Sri Lanka

19. California Floristics Province

20. Succulent Karoo

21. New Zealand

22. Central Chile

23. Caucasus

24. Wallacea

25. Eastern Arc Moutains & Coastal

Nguồn: www.IUCN. org

Có hai nhân tố được xem xét để chỉ định điểm nóng. Điểm nóng là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động con người.

Tính đa dạng thực vật là cơ sở sinh học cho sự chỉ định điểm nóng; để là một điểm nóng, một vùng phải có 1.500 loài cây đặc hữu. Sự có mặt của thực vật nguyên sinh là cơ sở để đánh giá tác động con người trong một vùng; để là một điểm nóng. một vùng phải bị mất đi hơn 70% môi trường sống nguyên thuỷ của nó.

Phần lớn các điểm nóng nằm trong các đảo hay các vùng biệt lập trên các lục địa là những hệ sinh thái riêng biệt rất dễ bị huỷ hoại. Hầu hết các loài bị tuyệt chủng là những loai riêng biệt. Điều gì làm những loài này có thể bị tổn thương hơn cho tới tuyệt chủng hơn những loài khác? Theo định nghĩa, những loài riêng biệt không phải là những loài phân bố rộng. Chúng bị giới hạn bởi chỗ ở thích hợp trên những vùng biệt lập, một hòn đảo thực hoặc trong một vùng biệt lập của lục địa. Khi quần thể đó bị mất đi, thì loài bị tuyệt chủng. Chúng cũng có thể bị tổn thương bởi vì lịch sử tiến hóa của chúng chỉ quen với những loài thường gặp của chúng, những loài cùng tiến hoá với chúng qua những thời kỳ dài của thời gian. Chúng thường không được chuẩn bị để cạnh tranh với những loài du nhập và những loài ngoại lai, những "bạn" đồng hành tiêu biểu cho chế độ thực dân của con người. Sự tuyệt chủng của các loài chim trên thế giới là những ví dụ. Những loài chim lớn như chim Moa và chim Dodo, đã mất khả năng bay do chúng sống trong môi trường không có vật dữ và vì vậy, chúng dễ dàng là mục tiêu cho con người và những vật săn mồi ngoại lai.

Con người đã bị thu hút tới các điểm nóng tự nhiên trong suốt lịch sử. Những phong cảnh được thay đổi trước hết do những người săn bắt và hái lượm, rồi bởi những người trồng trọt nông nghiệp và những mục đồng và rộng lớn nhất là chế độ buôn bán thực dân những mặt hàng nông nghiệp. Trong năm trăm năm trước, nhiều loài bị khai thác tới cá thể cuối cùng. Ngày nay, viêc gia tăng dân số nhanh trong các điểm nóng góp phần tới sự suy thoái điểm nóng do việc du nhập của những loài ngoại lai, việc buôn bán bất hợp pháp những loài bị đe doạ, nền nông nghiệp đốt nương làm rẫy, khai mỏ, xây dựng đường cao tốc, đập nước và tràn dầu. Mười một điểm nóng đã mất ít nhất 90% cây cỏ tự nhiên nguyên thuỷ và ba trong số đó đã mất 95%.

Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. Việc so sánh điểm nóng bởi các tiêu chuẩn khác nhau rất hữu ích để hiểu những sự khác nhau giữa chúng. Quan trọng hơn, nó có thể giúp đỡ xúc tiến việc đầu tư ưu tiên bảo tồn ở quy mô toàn cầu.

Điểm nóng có thể được đánh giá dựa vào tính độc nhất của đa dạng sinh học, số lượng nơi ở bị mất và nơi ở được bảo vệ, và số loài đặc hữu trong một diện tích nhỏ. Tất cả những nhân tố này là quan trọng trong việc quyết định nơi nào được bảo tồn.

Có một số nhân tố quan trọng để việc xác định tình trạng ưu tiên của một điểm nóng. Các nhân tố quan trọng nhất để xem xét là số của những loài thực vật và động vật tìm thấy trong điểm nóng và không có ở nơi nào khác trên thế giới; mức độ của sự mất mát nơi ở và số loài thực vật và động vật đặc hữu trên đơn vị diện tích.

Lấy tất cả những nhân tố này để tính toán, thì vùng Madagascar và những hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Philippines, Sundaland, Atlantic Forest và vùng Caribbean được coi như những nơi nóng nhất của các điểm nóng (Bảng 1.3). Những điểm nóng này xuất hiện trong tốp mười của ít nhất bốn của năm nhân tố. Nói cách khác, đa dạng sinh học độc nhất của năm điểm nóng này bị mất đi và có nguy cơ cao của việc mất nó nếu không có hoạt động bảo tồn có hiệu quả và tức thời.    

Bảng 1.3. Các điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trên thế giới



 Các điểm nóng

Thực vật đặc hữu

Động vật có xương đặc hữu

Thực vật đặc hữu /100 km2

Động vật có xương đặc hữu /100 km2

% hệ thực vật còn lại

Madagascar & Indian Ocean Islands

9.704

771

 


16.4

 


1.3

 


9.9

Philippines

5.832

518

64.7

5.7

3.0

Sundaland

15.000

701

12.0

0.6

7.8

Atlantic Forest

8.000

654

8.7

0.6

7.5

Caribbean

7.000

779

23.5

2.6

11.3

Indo-Burma

7.000

528

7.0

0.5

4.9

Western Ghats & Sri Lanka

2.180

355

17.5

2.9

6.8

Eastern Arc Mountains & Coastal Forests

1.500

121

75.0

6.1

6.7

Nguồn: Myers. N., 2000.       

Các điểm nóng có những sự tập trung cao nhất của đa dạng sinh học duy nhất trên hành tinh. Chúng cũng là những nơi có nguy cơ lớn nhất của sự phá hủy. Nhu cầu cho sư bảo tồn trong những vùng này là khẩn cấp để ngăn ngừa một làn sóng tuyệt chủng loài. Với thời gian không nhiều và quỹ bảo tồn có hạn, chúng ta phải thực hiện những chương trình và những chiến lược có hiệu quả trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hiểu chi tiết hiện trạng trong những vùng này,  ví dụ:    



Các loại đa dạng sinh học:  Những loài nào tập trung trong những vùng nào? Đa dạng sinh học đang thay đổi trong cả thời gian như thế nào?          

Những nhân tố góp phần tới việc mất mát đa dạng sinh học: Những hoạt động và những chính sách của con người tác động và tiếp tục đe doạ đa dạng sinh học.      Hiệu quả bảo tồn: Những hoạt động bảo tồn nào đã có hiệu quả (hoặc không hiệu quả) trong việc ngăn chặn sự phá hủy trong điểm nóng là gì?  

Khả năng bảo tồn: Chúng ta có kiến thức và công cụ cần thiết để gìn giữ điểm nóng hay không ?        

Điểm nóng là những nơi biến động. Chính trị, xã hội, và phong cảnh sinh vật trong điểm nóng thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần phải liên tục đánh giá - hoặc quan trắc - tình trạng trong những vùng này. Ngoài việc cung cấp thông tin về những gì đã xảy ra, việc quan trắc còn tạo cơ hội để dự báo hoặc đoán trước cái gì có thể xảy ra, dựa vào những gì đã xảy ra trước đây. Đây là cốt lõi của Hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System) của Trung tâm Khoa học đa dạng sinh học ứng dụng (CABS) thuộc tổ chức Bảo tồn Quốc tế (IUCN).

3.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học.

3.3.1. Khai thác quá mức

Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt chủng. Tuy vậy, khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo. Các phương pháp thu hái dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn. Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng.

Trong luật lệ xã hội từ xa xưa, đã tồn tại những qui định nghiêm ngặt hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ, quyền được phép săn bắn trong một khu vực nhất định được kiểm soát rất chặt chẽ; một số khu vực hoàn toàn không được phép săn bắn; cấm săn bắn các con cái, con non và theo những kích cở qui định; không được săn bắn vào một số thời gian trong năm và vào một số thời gian trong ngày. Các quy định này đảm bảo cho sự khai thác các nguồn tài nguyên được lâu dài hơn và bền vững hơn. Thế mà trên thế giới ngày nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bằng các phương tiện nhanh nhất mà con người có thể có. Hể có thị trường tiêu thụ sản phẩm là người dân sẽ tìm cách khai thác tối đa nguồn tài nguyên của họ để sử dụng, để bán sản phẩm thu lợi nhuận làm giàu. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thường được đẩy mạnh hơn khi thị trường thương mại có nhu cầu sử dụng một loài chưa hề được khai thác trước kia hoặc mới chỉ được khai thác trong phạm vi một địa phương nhỏ hẹp.

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý các loài hoang dã, đánh bắt cá và lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng một phương pháp tính toán mô hình để xác định số lượng tối đa có thể khai thác được một cách bền vững của các nguồn tài nguyên. Lượng tối đa nguồn tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là sản lượng có thể thu hoạch hằng năm tương đương với năng suất mà quần thể tự nhiên sản sinh ra được. Trong thực tế việc săn bắt khai thác các loài theo định mức cho phép là khó thực hiện. Để thỏa mãn nhu cầu kinh doanh buôn bán địa phương và duy trì việc làm, các chính phủ thường đặt ra mức kế hoạch khai thác quá cao gây tổn hại đối với các nguồn tài nguyên. Một điều khó khăn nữa là dù định mức khai thác có thể ổn định, nhưng bản thân nguồn tài nguyên tự nó lại biến đổi; việc đánh bắt cá theo một định mức bình quân trong suốt cả năm vào thời điểm mà sản lượng nguồn cá bị suy giảm do điều kiện thời tiết không bình thường có thể làm suy thoái hoặc hủy hoại nghiêm trọng quần thể của loài cá này. Các loài di cư vượt qua biên giới hai quốc gia đi vào hải phận quốc tế rất khó có thể được khai thác một cách bền vững do vấn đề phối hợp thực hiện các công ước thỏa thuận quốc tế.

Điều hy vọng cho các loài đang bị khai thác quá mức là đến một lúc nào đó chúng chỉ còn lại ít ỏi và sẽ không còn là đối tượng săn bắt thương mại và số lượng của chúng sẽ có điều kiện để phục hồi.

3.3.2. Sự du nhập các loài ngoại lai

Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng và vật nuôi từ chổ này sang chổ khác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập do các nguyên nhân sau đây:

                      Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: những người Châu Âu mang đến một vùng thuộc địa mới mang theo các hàng trăm giống chim, thú của Châu Âu để làm cho phong cảnh ở đây trở nên thân quen với họ cũng như tạo ra thú vui săn bắn.

                      Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: nhiều loài cây được mang đến và trồng tại những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc. Rất nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập vào các loài bản địa.

                      Những sự vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch cùng các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên địa bàn mới. Chuột và các loài côn trùng cư trú bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy, các vectơ truyền bệnh, các động vật ký sinh được vận chuyển cùng với các động vật chủ của chúng. Các tàu thuyền thường mang theo các loài ngoại lai trong các khoang hầm. Các túi đất để dằn tàu thường mang theo các hạt cỏ và ấu trùng sống trong đất. Các túi nước để dằn tàu đổ ra ở cảng thường đem theo các loại rêu tảo, động vật không xương sống và các loại cá nhỏ.

Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa.

Tại sao các loài du nhập lại dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú và thay thế các loài bản địa đến như vậy? Một trong những lý do quan trọng là ở nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh. Các hoạt động của con người đã tạo nên những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng,... đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa.


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương