Chương 1 MỞ ĐẦU Định nghĩa


Những tồn tại của các khu bảo tồn



tải về 0.85 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1418
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5.2.1.3. Những tồn tại của các khu bảo tồn


            Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, các khu bảo tồn hiện nay trên thế giới vẫn còn một số hạn chế như sau:

          Hầu hết các khu bảo tồn có diện tích nhỏ, khó để duy trì sự sống còn của các quần thể động vật có xương sống kích thước lớn. Để hạn chế điều đó, có thể xây dựng các hành lang để liên kết các khu bảo tồn với nhau. Tuy vậy, trong thực tế chỉ có một số ít khu bảo tồn có các hành lang liên kết, còn phần lớn vẫn chưa thực hiện được do vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cải. Lợi ích của các hành lang cư trú bao gồm việc gia tăng tỷ lệ di cư, nhập cư; bất lợi bao gồm sự gia tăng hoả hoạn, dịch bệnh, vật dữ và làm giảm sai khác di truyền trong quần thể.

          Các khu bảo tồn có xu hướng nghiêng về các vùng đất có giá trị kinh tế thấp, ít có sự tranh chấp về việc sử dụng đất và các đơn vị hành chính. Kết quả là các khu bảo tồn này không đại diện đầy đủ cho các hệ thực vật tự nhiên hay sự xuất hiện của loài. Các mô hình về sự thay đổi vùng phân bố của loài từ chính lý do này sẽ càng trầm trọng thêm cùng với sự thay đổi khí hậu (Erasmus, 2002).

          Trong thực tế nhiều khu bảo tồn hoạt động rất ít hay hầu như không hoạt động (các “khu bảo tồn giấy”). Ví dụ như ở khu bảo tồn Kronne Ejland ở Greenland được công nhận là vùng đất ngập nước theo công ước Rammar vào năm 1987, liên quan đến việc  bảo vệ quần thể loài nhạn biển lớn nhất thế giới Sterna paradisaea (ước tính khoảng 50.000 đến 80.000 đôi). Mục tiêu này đã không đạt được bất kỳ ý nghĩa thực tế nào và vào mùa hè 2000 không một đôi nhạn biển nào còn sót lại (Hanson, 2002). Tính hiệu quả của một số khu bảo tồn khác vẫn còn nhiều tranh luận, điều đó phụ thuộc nhiều vào các hoạt động quản lý. Ngân quỹ của các hoạt động bảo tồn trên thế giới vẫn còn chưa đầy đủ. Hiện nay ngân quỹ cho các khu bảo vệ  toàn cầu là 6 tỷ USD, so với 2,1 tỷ USD cho việc thay thế tàu con thoi vào năm 1991; 6 tỷ USD để giải quyết những thiệt hại về tài sản từ cơn lốc Floyd vào năm 1999; 15 USD tỷ cho việc đặt hàng máy bay chiến đấu của chính phủ Anh và 50 tỷ USD hàng năm dùng vào việc cải tiến các chế độ ăn kiêng trên toàn thế giới.

          Mạng lưới khu bảo tồn hiện nay còn quá nhỏ. IUCN 1993, chủ trương rằng ít nhất 10% diện tích của mỗi quốc gia phải được bảo tồn. Việc mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn toàn cầu để đáp ứng mục tiêu 15% diện tích cần phải tiêu tốn từ 20 đến 28 tỷ USD/năm. Trên thực tế, ngay cả khi đạt được 15% diện tích thì vẫn chưa đủ đại diện cho tất cả các loài, đặc biệt trong vùng nhiệt đới. Cần phải có tỷ lệ lớn hơn để có thể đáp ứng cho các quốc gia có các mức độ cao về độ phong phú loài và tính đặc hữu (Rodrigues & Gaston 2001). Diện tích giành cho các khu bảo tồn biển còn thấp hơn nhiều (0,5% diện tích dại dương) mặc dù các lợi ích của các khu bảo tồn biển rất to lớn về đa dạng sinh học bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn này cũng như việc khai thác về sau.

          Mạng lưới bảo tồn hiện có được hình thành theo nguyên tắt hơi tĩnh, không đáp ứng được với những sự thay đổi về vùng phân bố của loài do sự thay đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi vùng phân bố của loài, điển hình là sự mở rộng dọc theo phạm vi ranh giới vùng này và thu hẹp ở các vùng khác. Tuy nhiên, khi các khu bảo tồn trở thành các vùng biệt lập về hệ thực vật tự nhiên do môi trường biến đổi, thường cách biệt với các khu vực khác bởi một khoảng cách tương đối xa, thì khả năng di chuyển của loài trở nên càng hạn chế.


5.2.2. Các thỏa thuận Quốc tế


Các công ước quốc tế về nơi cư trú sẽ bổ trợ cho các công ước về loài. Ba trong số các công ước quan trọng nhất là Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Công ước về bảo vệ các Di sản Văn hoá thiên nhiên Thế giới và Chương trình Bảo tồn Sinh quyển của UNESCO.

 Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước ra đời năm 1971 nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục phá hủy các vùng đất ngập nước, đặc biệt là những vùng có nhiều loài chim nước di cư qua lại và nhằm công nhận các giá trị về sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hoá và giải trí của các vùng đất ngập nước. Công ước này đề cập tới những nơi cư trú như các thủy vực nước ngọt, cửa sông và ven biển gồm 590 địa điểm với tổng diện tích trên 37 triệu ha. 61 quốc gia đã ký kết nhất trí bảo tồn và gìn giữ các nguồn đất ngập nước của mình và sẽ chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế để bảo tồn.

 Công ước bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới có liên quan đến UNESCO, IUCN và Hội đồng quốc tế về địa danh và di sản. Công ước này đã nhận được sự ủng hộ cực kỳ rộng rãi. Với sự tham gia của 109 nước, công ước này được coi là một trong số những công ước về bảo tồn được tham gia đông đảo nhất. Mục tiêu của công ước này là để bảo vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình Địa danh Di sản Thế giới. Công ước này ưu việt ở chỗ nó thừa nhận rằng cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hỗ trợ về tài chánh cho những nơi này.

 Năm 1971, chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (MAB) đã xây dựng mạng lưới quốc tế về các khu bảo tồn sinh quyển. Các khu bảo tồn sinh quyển được thiết kế thành những mô hình chứng minh sự tương ứng giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của người dân địa phương. Tới năm 1994, đã có tất cả 312 khu bảo tồn sinh quyển được ra đời tại hơn 70 nước, chiếm tổng cộng khoảng 1,7 triệu km2.

5.2.3. Thiết kế các khu bảo tồn

            Kích thước và vị trí của các khu bảo tồn trên khắp thế giới được xác định qua sự phân bố dân cư, các giá trị tiềm tàng của đất đai và các nỗ lực chính trị của những công dân có ý thức bảo vệ. Mặc dù hầu hết các vườn quốc gia và các khu bảo tồn đều ra đời theo kiểu ngẫu nhiên và hoàn toàn phụ thuộc vào sự có sẵn của đất đai và kinh phí, song đã có rất nhiều tài liệu về sinh thái học đề cập đến những cách thiết kế về các khu bảo tồn có hiệu quả nhất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Các nhà sinh học bảo tồn đã thận trọng trong việc đưa ra các hướng dẫn chung và đơn giản trong việc thiết kế các khu bảo tồn bởi vì mọi tình huống bảo tồn đều đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Những câu hỏi then chốt mà các nhà bảo tồn cố gắng giải quyết là:

         Một khu bảo tồn cần rộng đến mức nào để bảo tồn được loài?

         Tạo ra một khu bảo tồn lớn tốt hơn hay tạo ra nhiều khu bảo tồn nhỏ tốt hơn?

         Cần phải bảo vệ trong khu bảo tồn bao nhiêu cá thể của một loài nguy cấp là đủ để ngăn cho loài đó khỏi bị tuyệt diệt?

         Hình dạng hợp lý nhất cho một khu bảo tồn thiên nhiên là hình gì?

         Khi một số khu bảo tồn được hình thành, chúng nên nằm gần nhau hay xa nhau, và chúng nên biệt lập với nhau hay là nên liên hệ với nhau qua những đường hành lang?


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương