Chương 1 MỞ ĐẦU Định nghĩa



tải về 0.85 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.85 Mb.
#1418
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5.2.1.1. Các khu bảo tồn hiện có


            Khu bảo tồn chính thức đầu tiên được hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ, Ulysses Grant chỉ định 800.000 ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia Yellowstone.

Kể từ đó, các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là phương thức nổi trội cho việc bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật hoang dã và toàn bộ cảnh quan. Theo danh sách của Liên hiệp quốc về các khu bảo vệ (UNEP, WCMC 2001), có 12.750 khu bảo vệ trên toàn thế giới, có diện tích lớn hơn 1.000 ha. Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới (WCMC) ghi nhận thêm 17.600 khu bảo tồn có diện tích nhỏ hơn tiêu chí tối thiểu của UN (United Nations) là 1.000 ha, với diện tích thêm vào là 28.500 km2. Như vậy, hiện nay có cả thảy là 30.350 khu bảo tồn, với diện tích 13,23 triệu km2 (Bảng 4.2.) chiếm 8,83% diện tích bề mặt trái đất, trong đó có 1,3 triệu km2 là các khu bảo tồn biển. Trong số 191 quốc gia có khu bảo tồn, 36 quốc gia có khu bảo tồn chiếm 10 - 20% diện tích đất đai, 24 quốc gia có diện tích các khu bảo tồn lớn hơn 20% diện tích lãnh thổ.



Bảng 4.2. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên Thế giới

 

Châu Phi

Châu Á

T. B.Dương

Mỹ Latinh và Caribê

Còn lại trên thế giới

Tổng

Số khu bảo tồn

Tổng

1254

3706

2362

23.028

30.350

Số khu bảo vệ I-III (các khu bảo tồn nghiêm ngặt)

346

944

936

8.478

10,704

Số khu bảo vệ  IV-VI (quản lý tài nguyên)

908

2.762

1.426

14.550

19.646

Tỷ lệ số khu bảo tồn I-III  (%)

28%

25%

40%

37%

35%

Diện tích (triệu km2)

Tổng diện tích

2.06

1.85

2.16

7.16

13,23

Số khu bảo vệ I-III (các khu bảo tồn nghiêm ngặt)

1.21

0.72

1.37

3.82

7.12

Số khu bảo vệ  IV-VI (quản lý tài nguyên)

0.85

1.13

0.79

3.34

6.11

Tỷ lệ số khu bảo tồn I-III  (%)

59%

39%

63%

53%

54%

Nguồn: Pretty (2002)

5.2.1.2. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn


Nếu như các khu bảo tồn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên trái đất thì hiệu quả bảo tồn các loài của thế giới được đến đâu? Sự tập trung của các loài thường xảy ra ở những nơi nhất định trong toàn bộ cảnh quan: theo các độ cao khác nhau, tại những nơi giao nhau của các kiến tạo địa chất, tại những nơi có tuổi địa chất cao và những nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Một vùng cảnh quan thường bao gồm các dãi đất rộng lớn với cùng một kiểu cư trú và chỉ có một vài khu nhỏ có các kiểu nơi cư trú thuộc loại hiếm. Trong trường hợp này, việc bảo tồn đa dạng sinh học có thể sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào bảo tồn các vùng đất rộng lớn với những kiểu cư trú phổ biến mà là phải bảo tồn đại diện của các kiểu cư trú trong một hệ thống các khu bảo tồn. Các ví dụ sau đây sẽ minh hoạ hiệu quả tiềm tàng của các khu bảo tồn nhỏ.

Ě        Chính phủ Indonesia có kế hoạch bảo vệ các quần thể của những loài chim và linh trưởng bản địa trong hệ thống các vườn Quốc gia và khu bảo tồn của nước này. Mục tiêu nói trên sẽ đạt được nhờ vào việc tăng diện tích các khu bảo tồn từ 3,5% lên 10% so với tổng diện tích đất đai của cả nước.

Ě        Tại hầu hết các quốc gia nhiệt đới lớn vùng Châu phi, đa số quần thể của các loài chim bản địa là là nằm trong các khu bảo tồn (bảng 4.3.). Ví dụ Zaia có trên 1000 loài chim, thì 89% số loài xuất hiện trong các khu bảo tồn với diện tích chỉ chiếm 3,9% tổng diện tích đất đai của cả nước.

Ě        Một ví dụ điển hình về vai trò của các khu bảo tồn nhỏ đó là Vườn Quốc gia Santa Rosa ở vùng Tây Bắc Costa Rica. Vườn này chỉ chiếm 0,2 diện tích của Costa Rica song nó đã chứa tới 55% số lượng các quần thể của 135 loài bướm đêm của nước này. Những ví dụ trên đã cho thấy rõ rằng những khu bảo tồn được lựa chọn cẩn thận thì có thể nuôi dưỡng và che chở cho rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, các loài của một quốc gia.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương