Chương 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên vị trí địa lý


Bảng 1.54: Mức báo động lũ và mực nước lũ lớn nhất đã xuất hiện tại một số trạm ở Quảng Bình (1961-2005)



tải về 3.14 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.14 Mb.
#96
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Bảng 1.54: Mức báo động lũ và mực nước lũ lớn nhất đã xuất hiện tại một số trạm ở Quảng Bình (1961-2005)

Trạm

Mức báo động

(cm)


Đặc trưng nhiều năm

Năm

xuất


hiện

Hệ thống sông

I

II

III

BQNN

(cm)


Hmax

(cm)


Ngày

Đồng Tâm

700

1200

1600

1277

1845

18/X

1993

Sông Gianh

Mai Hoá

300

500

600

598

883

18/X

1993

Kiến Giang

800

1100

1300

1244

1771

07/X

1992

Sông

Nhật Lệ


Lệ Thuỷ

120

220

270

265

391

23/IX

1979

Ghi chú: Mực nước tính theo cao độ Quốc gia (cm)

1.5.3.1. Thời gian truyền lũ

Thời gian và tốc độ truyền lũ được trình bày tại bảng 1.55.



Bảng 1.55: Thời gian và tốc độ truyền lũ trên các sông

Sông

Đoạn

Đoạn sông

Chiều dài

(km)


Thời gian truyền lũ (giờ)

Tốc độ truyền lũ (km/giờ)

Trung bình

Dài nhất

Ngắn nhất

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Gianh

1

Đồng Tâm - Mai Hoá

25

5

12

1

4.0

5.0

2.0

2

Mai Hoá - Tân Mỹ

40

7

15

3

2.5

3.5

1.0

Nhật Lệ

1

Kiến Giang - Lệ Thuỷ

20

4

12

1

3.5

4.5

2.0

2

Lệ Thuỷ - Đồng Hới

40

6

12

4

2.0

3.0

1.0

1.5.3.2. Chế độ lũ

Mùa lũ trên hệ thống sông Gianh gồm 4 tháng VIII, IX, X và XI; còn lưu vực sông Nhật Lệ là tháng IX, X, XI và XII, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 tháng IX, X và XI. Số trận lũ và độ lớn của lũ phân bố rất khác nhau trên các lưu vực và thậm chí ở thượng lưu và hạ lưu của cùng một con sông.

Thông thường ở Quảng Bình, lũ xảy ra trong tháng VII, tháng VIII là lũ sớm, lũ xảy ra trong tháng XII, tháng I là lũ muộn.

Cuối tháng IV đến đầu tháng VI, gió mùa Tây Nam còn yếu, mặt khác cao áp ở Thái Bình Dương lấn vào và không khí xích đạo mang nhiều hơi nước nóng ẩm ảnh hưởng đến thời tiết Quảng Bình.

Sự ảnh hưởng nói trên kết hợp với đặc trưng khí hậu và địa hình, địa mạo của tỉnh đã gây nên một mùa mưa phụ trong mùa khô ở đây - Nhân dân gọi đợt mưa lũ này là mưa lũ tiểu mãn.

1.5.4. Đặc điểm thủy văn mùa cạn

Theo chỉ tiêu phân mùa, mùa cạn các sông thuộc tỉnh Quảng Bình được tính từ tháng XII đến tháng VII năm sau ở phía Bắc tỉnh, từ tháng I đến tháng VIII hàng năm ở phía Nam tỉnh, cụ thể:

- Trên lưu vực sông Gianh: Mùa cạn bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng VII. Ba tháng cạn nhất là tháng II, III, IV (ở sông Rào Nậy) và V, VI, VII (ở sông Rào Trổ). Trong đó, tháng cạn nhất trên sông Rào Nậy tại trạm Đồng Tâm là tháng IV và sông Rào Trổ tại trạm Tân Lâm là tháng VII.

- Trên lưu vực sông Nhật Lệ: Mùa cạn bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào tháng VIII. Ba tháng cạn nhất là tháng là VI, VII, VIII và tháng cạn nhất là tháng VII ở cả hai trạm Kiến Giang và Tám Lu.

Trong tháng V, VI thường xuất hiện lũ tiểu mãn nên dòng chảy trong 2 tháng này đã chi phối mạnh đến chế độ dòng chảy thời kỳ cuối mùa cạn. Tuy nhiên, vẫn có năm trong tháng VI một số nơi ở Quảng Bình không có mưa, vì vậy mùa cạn những năm (1977, 1993, 1999) hạn hán nặng đã xảy ra nghiêm trọng.

1.5.5. Đặc điểm thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thủy triều

1.5.5.1. Chế độ nước sông

Sự chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất trong năm ở vùng hạ lưu các sông tuy không lớn như ở vùng thượng lưu, nhưng cũng thể hiện sự phân mùa tương đối rõ rệt. Sự ảnh hưởng của thuỷ triều trong các sông vùng hạ lưu là quanh năm, nhưng thể hiện mạnh mẽ nhất là trong mùa cạn.



Bảng 1.56: Các đặc trưng mực nước tháng TBNN
(1961-2005) vùng sông ảnh hưởng triều (cm)


Trạm

Tháng

Đặc trưng



I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Mai Hoá

Htb

6

2

-2

-5

-2

-3

-4

9

51

85

53

21

18

Htb (max)

80

65

69

74

97

101

93

204

349

471

235

109

162

Htb (min)

-58

-61

-62

-64

-63

-65

-65

-58

-42

-29

-35

-49

-54

Hmax

136

93

81

129

736

710

524

785

769

883

608

307

883

Hmin

-73

-73

-76

-78

-82

-83

-84

-75

-67

-47

-61

-64

-84

Tân

Mỹ


Htb

-7

-13

-15

-18

-19

-22

-24

-17

1

20

14

3

-8

Htb (max)

63

51

56

59

56

49

46

64

92

116

100

82

70

Htb (min)

-97

-96

-92

-97

-102

-108

-112

-105

-90

-73

-79

-91

-95

Hmax

85

69

115

117

116

95

106

198

158

187

133

109

198

Hmin

-185

-198

-199

-199

-198

-199

-199

-199

-189

-181

-180

-199

-199

Đồng Hới

Htb

-2

-8

-13

-16

-17

-19

-21

-13

6

29

4

12

-3

Htb(max)

59

49

50

49

48

42

39

55

96

126

105

83

67

Htb (min)

-77

-79

-79

-79

-82

-89

-82

-85

-71

-49

-54

-68

-75

Hmax

86

76

80

80

173

166

92

173

185

205

155

122

205

Hmin

-126

-141

-137

-107

-100

-111

-110

-102

-92

-77

-80

-86

-141

Từ bảng 1.56 nhận thấy rằng: những trạm gần cửa sông biên độ dao động của mực nước trong năm nhỏ hơn trạm xa cửa sông. Các trạm xa cửa sông trong những tháng mùa lũ do chế độ lũ thượng nguồn chi phối mạnh hơn nên biên độ mực nước cao nhất trong năm cũng lớn hơn các trạm gần cửa sông.

Các tháng mùa khô dòng chảy thượng nguồn nhỏ, nhưng do ảnh hưởng của thuỷ triều nên mực nước trong sông vùng hạ lưu thường thay đổi từng giờ, từng ngày. Sự khác biệt lớn giữa chế độ mực nước vùng sông không ảnh hưởng thuỷ triều và vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều là sự thay đổi mực nước theo chu kỳ của mặt trăng từng ngày trong tháng. Vùng sông không ảnh hưởng thuỷ triều, trừ những ngày bị ảnh hưởng lũ, còn nói chung mực nước ít có sự biến đổi.



1.5.5.2. Chế độ thuỷ triều

Vùng cửa sông Gianh và cửa sông Roòn thuộc dạng nhật triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng. Cửa Nhật Lệ chủ yếu thuộc bán nhật triều không đều; phần lớn xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước ròng) trong ngày.



Bảng 1.57: Biên độ dao động mực nước trong năm TBNN của các trạm

Trạm

Sông

Biên độ mực nước đặc trưng TBNN (cm)

Htb

Hmax

Hmin

Mai Hoá

Gianh

667

960

374

Tân Mỹ

Gianh

242

341

202

Đồng Hới

Nhật Lệ

237

302

130

Thuỷ triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống và chế độ triều ở đây thuộc dạng chế độ triều hỗn hợp với bán nhật triều là chủ yếu.

1.5.5.3. Biên độ triều và thời gian triều

Triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, từ số liệu quan trắc từ (1961-2005) tại các trạm thuỷ văn gần cửa sông cho thấy: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 - 0,80m, lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m.

Trong mỗi tháng âm lịch dòng triều cũng như mực nước triều thay đổi 2 lần có tính chất chu kỳ. Biên độ triều lớn nhất thường xuất hiện vào kỳ sóc, vọng nhưng có chênh lệch một ít, đôi khi sự chênh lệch này tích luỹ dần khiến biên độ triều lớn nhất xuất hiện vào thời gian thượng, hạ huyền. Biên độ triều bé nhất trong tháng thường xuất hiện vào thời kỳ thượng hạ huyền, nhưng chênh lệch đó tích luỹ dần khiến kỳ nước kém lại xuất hiện vào khoảng sóc, vọng. Biên độ triều lớn và triều nhỏ thay đổi như tăng, giảm dần dần, chu kỳ chung khoảng 14 - 15 ngày.

Trong các tháng không ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình mực nước triều thường khá ổn định. Còn những tháng ảnh hưởng lũ thì tuỳ thuộc vào mức độ dòng chảy ở thượng nguồn mà qui luật triều có thể bị phá vỡ.

Những ngày nhật triều không đều, thời gian triều lên trung bình 8,30 giờ, lớn nhất lên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ; thời gian triều xuống trung bình 16 giờ, dài nhất là 18 giờ, ngắn nhất là 13 giờ.

Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5 - 6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 6 - 7 giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2 - 3 giờ, dài nhất là 10 - 12 giờ.

Càng vào sâu trong sông do ma sát lòng sông và năng lực dòng nước ở thượng nguồn đổ về mạnh hơn nên sườn trước của triều dốc dần và sườn sau thì thoải ra làm cho thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống.

Do bị ảnh hưởng bởi chế độ triều phức tạp bao gồm cả bán nhật triều không đều và nhật triều không đều, cho nên thời gian triều lên, thời gian triều xuống ở các cửa sông Quảng Bình cũng thay đổi phức tạp.



1.5.6. Phân vùng thủy văn

Lãnh thổ Quảng Bình có thể được phân chia thành các vùng thuỷ văn (xem bảng 1.58), cụ thể như sau:



1.5.6.1. Vùng thuỷ văn đồi núi

Vùng thuỷ văn đồi núi bao gồm lãnh thổ các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, một phần của Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Đây là toàn bộ phần đồi núi phía Tây của tỉnh với các đặc trưng: Lượng mưa năm bình quân: 2.200mm đến trên 2.600mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.500 - 2.500mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,67 - 0,76 và được chia thành 2 vùng:



- Vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc tỉnh: phần trung du và đồi núi của lưu vực sông Gianh bao gồm lãnh thổ các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá và một phần huyện Bố Trạch với các đực trưng: Lượng mưa năm bình quân: 2.200 - 2.600mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.500 - 2.500mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,69 - 0,76; mùa lũ từ tháng VIII - XI, mùa cạn từ tháng XII - VII năm sau.

- Vùng đồi núi phía Nam và Tây Nam tỉnh: phần trung du và đồi núi của lưu vực sông Nhật Lệ bao gồm một phần lãnh thổ các huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ với các đặc trưng: Lượng mưa năm bình quân: 2.300mm đến trên 2.500mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.600 - 1.800mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,67 - 0,73; mùa lũ từ tháng IX - XII, mùa cạn từ tháng I - VII.

1.3.6.2. Vùng thuỷ văn đồng bằng

Vùng thuỷ văn đồng bằng bao gồm phần đồng bằng ven biển thuộc một phần lãnh thổ các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Đây là toàn bộ phần đồng bằng phía Đông của tỉnh với các đặc trưng: Lượng mưa năm bình quân: 2.000 - 2.300mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.300 - 1.500mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,65 đến 0,69; hạ lưu các sông ảnh hưởng của triều và mặn; chế độ triều là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều, tại cửa sông biên độ triều trung bình A = 0,6 - 1,3 m, biên độ triều lớn nhất Amax = 1,66m và được chia thành 2 vùng:



- Vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh: Phần đồng bằng hạ lưu của sông Gianh, sông Roòn bao gồm một phần lãnh thổ huyện Quảng Trạch và Bố Trạch với các đặc trưng: Lượng mưa năm bình quân: 2.000 - 2.200mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.300 - 1.500mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,66 - 0,69; mùa lũ từ tháng VIII - XI, mùa cạn từ tháng XII - VII năm sau; chế độ triều là bán nhật triều và nhật triều không đều, trung bình từ Bắc vào Nam có khoảng 6 ngày nhật triều không đều/tháng; biên độ triều tại cửa sông: A0 = 0,6 - 1,2m, Amax = 1,66m.

- Vùng đồng bằng Trung và Nam tỉnh: Phần đồng bằng hạ lưu của hệ thống sông Lý Hoà, sông Dinh, sông Nhật Lệ, bao gồm một phần lãnh thổ các huyện, thành phố: Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với các đặc trưng: Lượng mưa năm bình quân Xo từ 2.200mm đến trên 2.300mm; lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.500 - 1.600mm; hệ số dòng chảy 0 từ 0,65 - 0,69; mùa lũ từ tháng IX - XII, mùa cạn từ tháng I - VIII; chế độ triều là bán nhật triều và nhật triều không đều, trung bình có khoảng 4 ngày nhật triều không đều/tháng; biên độ triều tại cửa sông: A0= 0,5 - 1,0m, Amax = 1,34m.

Hạ lưu các sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và độ mặn. Chế độ triều là bán nhật triều và nhật triều không đều, trong đó bán nhật triều không đều là chủ yếu.




tải về 3.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương