Chương 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên vị trí địa lý


Bảng 1.58: Các đặc trưng cơ bản của các vùng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình



tải về 3.14 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.14 Mb.
#96
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Bảng 1.58: Các đặc trưng cơ bản của các vùng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình

Vùng đồi núi

- X0 = 2.200 - 2.600mm

- Y0 = 1.500 - 2.500mm

- 0 = 0,67 - 0,76




Vùng đồi núi phía Bắc và Tây Bắc

- X0 = 2.200 - 2.600mm

- Y0 = 1.500 - 2.500mm

- 0 = 0,69 - 0,76

- Mùa lũ từ tháng VIII - XI

- Mùa cạn từ tháng XII -VII năm sau



Vùng đồi núi phía Nam và Tây Nam

- X0 = 2.300 - 2.500mm

- Y0 = 1.600 - 1.800mm

- 0 = 0,67 - 0,73

- Mùa lũ từ tháng IX - XII

- Mùa cạn từ tháng I - VII



Vùng đồng bằng

- X0 = 2.000 – 2.300mm

- Y0 = 1.300 – 1.500mm

- 0 = 0,65 – 0,69

- Chế độ triều là nhật triều và bán nhật triều không đều, trung bình từ Bắc vào Nam có từ 4 đến 6 ngày nhật triều không đều/tháng

- Biên độ triều tại cửa sông

A0 = 0,5 – 1,2m

Amax = 1,66m



Vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh

- X0 = 2.000 – 2.200mm

- Y0 = 1.300 – 1.500mm

- 0 = 0,66 – 0,69

- Mùa lũ từ tháng VIII - XI

- Mùa cạn từ tháng XII -VII năm sau

- Chế độ triều là bán nhật triều và nhật triều không đều, trung bình từ Bắc vào Nam có khoảng 6 ngày nhật triều không đều/tháng

- Biên độ triều tại cửa sông

A0 = 0,6 - 1,2m, Amax = 1,66m


Vùng đồng bằng phía Nam tỉnh

- X0 = 2.200 – 2.300mm

- Y0 = 1.500 – 1.600mm

- 0 = 0,65 – 0,69

- Mùa lũ từ tháng IX - XII

- Mùa cạn từ tháng I - VIII

- Chế độ triều là bán nhật triều và nhật triều không đều, trung bình có khoảng 4 ngày nhật triều không đều/tháng

- Biên độ triều tại cửa sông

A0 = 0,5 – 1,0m, Amax = 1,34m


Từ các đặc điểm và điều kiện khí tượng thủy văn nêu trên, cho thấy: Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện địa lý - địa hình rất phức tạp với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có những nét đặc sắc do tác động của điều kiện địa hình.

Quảng Bình có tài nguyên khí hậu phong phú và đa dạng về chế độ bức xạ, chế độ mưa, chế độ nhiệt ẩm,... đó là những điều kiện thuận lợi cho sản suất nông nghiệp và các ngành kinh tế dân sinh khác.

Quảng Bình là địa phương có một nền nhiệt độ cao, có lượng mưa vào loại trung bình so với toàn quốc về tổng lượng cũng như số ngày mưa trong năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng thuộc mùa mưa lũ, lượng mưa 4 tháng mùa mưa chiếm từ 65 - 76% lượng mưa cả năm. Do tác động của điều kiện địa hình, nên mưa cũng phân bố không đều trên toàn tỉnh, ở những nơi có địa hình thuận lợi, định hướng không gian đón gió thì lượng mưa tương đối cao như ở vùng núi phía Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, những nơi khuất gió thì lượng mưa thấp hơn như ở Roòn hay thung lũng Troóc.

Khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Bình có mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng VIII đến tháng XI hàng năm, trong khi đó các lưu vực ở phía Nam tỉnh mùa mưa lũ thường xảy ra từ tháng IX đến tháng XII. Lũ lớn ở Quảng Bình thường xuất hiện trong tháng X là chủ yếu. Tuy nhiên, do sự biến động hàng năm của khí hậu nên lũ lớn có thể xảy ra bất cứ tháng nào trong mùa lũ. Vì địa hình bị chia cắt mạnh, thượng lưu các sông ngắn và dốc, nên khi có mưa to thì lũ lên rất nhanh, gây lũ lớn và ngập lụt nghiêm trọng ở trung và hạ lưu các sông.

Mùa ít mưa ở Quảng Bình từ tháng XII đến tháng VII năm sau, trong 8 tháng này lượng mưa chỉ chiếm khoảng 24 - 35% của lượng mưa TBNN, nhưng trong mùa ít mưa cũng có khi xuất hiện lũ vào khoảng tháng V - VI, đây là thời kỳ mưa lũ tiểu mãn. Lũ tiểu mãn thường làm dịu đi thời kỳ nắng hạn ở Quảng Bình, tuy nhiên có năm lũ tiểu mãn cũng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, tài sản, tính mạng của nhân dân trong tỉnh.

Qua số liệu thống kê khí tượng - thuỷ văn 50 năm (1956-2005) cho thấy: Các yếu tố khí hậu, thủy văn biến đổi có tính quy luật và biến động không lớn; tuy nhiên có một số biến đổi nhỏ trong từng thời kỳ.

Trong các thời kỳ 1961-1975, 1976-1990, 1991-2005 thì thời kỳ 1976-1990 biến động nhiều nhất, biến động nhỏ nhất là thời kỳ 1961-1975, kế tiếp là thời kỳ 1991-2005. Đặc biệt trong thời gian từ 2000-2005, thời tiết Quảng Bình ít biến động, mùa đông ấm hơn, rét đậm, rét hại, nắng nóng, gió mùa Tây Nam hoạt động không mạnh và thời gian duy trì không dài, làm cho thời tiết dịu hơn và hạn hán đỡ gay gắt hơn các thời kỳ khác, không có bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp và không xảy ra lũ lụt lớn.

1.6. Đặc điểm cấu trúc địa chất

1.6.1. Địa tầng

Theo các tài liệu mới nhất, trên phạm vi tỉnh Quảng Bình có các phân vị địa tầng có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi, bao gồm các hệ tầng chủ yếu sau:



1.6.1.1. Giới Paleozoi

- Hệ Ordovic, thống thượng - Hệ Silur, thống hạ.

+ Hệ tầng Long Đại (O3 - S1 ):

Hệ tầng Long Đại do Mareichev A.M, Trần Đức Lương xác lập năm 1965 trong công tác đo vẽ chỉnh lý bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc. Mặt cắt chuẩn được mô tả tại thượng nguồn sông Long Đại từ Bản Ho qua Bản Mít đến Vít Thù Lu huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Trên bản đồ địa chất tỉnh Quảng Bình, hệ tầng Long Đại phân bố rộng rãi ở phần phía Nam thuộc các huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh.

Hệ tầng bao gồm các trầm tích lục nguyên xen phiến sét giàu vật chất hữu cơ, có một khối lượng không lớn các đá carbonat ở phần trên cùng.

Hệ tầng Long Đại được phân thành 4 tập: O3 - S1 1; O3 - S1 2; O3 - S1 3 và O3 - S1 4 .

+ Hệ tầng Sông Cả (O3 - S1 sc):

Hệ tầng Sông Cả được Mareichev A.M, Trần Đức Lương xác lập năm 1965 để chỉ các trầm tích lục nguyên phân bố rộng rãi ở khu vực Bắc Trung Bộ (Nghệ An và Hà Tĩnh). Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, các thành tạo hệ tầng Sông Cả phân bố trên diện tích hẹp ở khu vực phía Bắc thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa tiếp giáp với huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Hệ tầng bao gồm các trầm tích lục nguyên xen cát kết, cát bột kết, sét bột kết, đá phiến sét, đá phiến thạch anh, đá phiến sericit... Hệ tầng Sông Cả được phân làm hai tập: Tập 1 (O3-S1 sc1) và tập 2 (O3-S1 sc2).

- Hệ Silur, thống thượng.

+ Hệ tầng Đại Giang (S2 đg):

Hệ tầng Đại Giang do A.M. Mareichev xác lập năm 1965 với tuổi Silur. Ông cho rằng hệ tầng Đại Giang có quan hệ chuyển tiếp trên thành tạo flys hệ tầng Long Đại. Nguyễn Xuân Dương trên cơ sở hoá thạch đã mô tả quan hệ không chỉnh hợp của hệ tầng Đại Giang với hệ tầng Long Đại (1997).

Hệ tầng Đại Giang ở Quảng Bình có khối lượng không lớn, bao gồm chủ yếu là trầm tích lục nguyên hạt mịn, có carbonat và phần lót đáy có cuội kết cơ sở phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Long Đại.

+ Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1 hn):

Hệ tầng Huổi Nhị có diện phân bố hẹp ở phía Bắc vùng nghiên cứu. Hệ tầng có thành phần đơn điệu, chủ yếu bao gồm các trầm tích lục nguyên như cát kết, đá phiến sericit xen bột kết. Trong đá của hệ tầng, đặc biệt là trong các trầm tích lục nguyên hạt mịn phong phú di tích thực vật nhỏ, tuổi Devon sớm (theo xác định của Nguyễn Chí Hưởng và giáo sư Cai C. Y. Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Trung Quốc).

Ranh giới dưới của hệ tầng chưa quan sát được, ranh giới trên là ranh giới chéo với hệ tầng Huổi Lôi.

- Hệ Devon, thống hạ.

+ Hệ tầng Rào Chắn (D1 rc):

Hệ tầng Rào Chắn do Trần Tính và nnk lập (1979) ở tờ bản đồ Hà Tĩnh - Kỳ Anh. Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, trầm tích của hệ tầng chỉ lộ ra ở thượng nguồn Rào Quạt, Khe Lớp, Lâm Sun, Ngọn Rào - đèo Lý Hoà với diện tích khoảng 130km2. Thành phần thạch học cấu tạo hệ tầng chủ yếu là cát kết thạch anh dạng quaczit, đá phiến sét thạch anh, sét vôi, bột sét vôi, đá vôi sinh vật chứa san hô... Bề dày hệ tầng khoảng 1.300m.

Hệ tầng phủ chỉnh hợp trên hệ tầng Đại Giang và chuyển lên hệ tầng Bản Giàng.

+ Hệ tầng Tân Lâm (D1 tl):

Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng xác lập năm 1978. Thuộc vào khu vực Quảng Bình, hệ tầng Tân Lâm bao gồm các diện lộ không lớn ở khu vực Lệ Thuỷ. Trên bình đồ chúng có quan hệ khá khăng khít với các đá vôi hệ tầng Cù Bai. Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, các diện lộ hệ tầng Tân Lâm tạo nên một dải ở phía Đông huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Đại Giang và Long Đại. Thành phần chủ yếu là cát kết hạt vừa đến nhỏ xen bột kết và đá phiến sét phân lớp dày, chuyển lên trên là bột kết xen đá phiến sét màu đỏ, các lớp mỏng thấu kính đá vôi. Bề dày chung của hệ tầng 600 - 900m.

- Hệ Devon, thống hạ - trung.

+ Hệ tầng Bản Giàng (D1-2 e bg):

Hệ tầng do Trần Tính xác lập (1977) theo mặt cắt khe Rào Chắn chảy qua Bản Giàng có tuổi eifel. Sau đó, phân vị được sử dụng rộng rãi trong các văn liệu địa chất với tuổi Devon sớm - giữa. Hệ tầng có thành phần chủ yếu là trầm tích lục nguyên, được chuyển tiếp từ hệ tầng Rào Chắn, phía trên chuyển tiếp lên hệ tầng Mục Bài được quan sát ở nhiều nơi như Cao Quảng, Đoạn Ba, Cát Đằng. Thành phần thạch học hệ tầng gồm cát kết thạch anh, bột kết ít khoáng, bột kết thạch anh, sét kết, sét bột kết màu xám tro, dày 490 - 760m; các đá cát kết, sét kết phân lớp xiên chéo chứa Cá cổ ở đèo Lý Hoà tạm xếp vào hệ tầng (D1-2 e bg ?).

- Hệ Devon, thống trung, bậc givet.

+ Hệ tầng Mục Bài (D2 g mb):

Hệ tầng Mục Bài được Trần Tính và nnk xác lập (1978). Chúng kéo thành dải hẹp từ Thanh Lạng, Qui Đạt đến hạ lưu sông Rào Nậy. Hệ tầng chia làm 3 tập khá rõ: Tập dưới: sét vôi, vôi sét, vôi silic, đá vôi màu đen đến xám đen; Tập giữa: cát kết, phiến sét, sét vôi màu xám vàng đến xám lục; Tập trên: đá vôi màu đen. Bề dày chung của hệ tầng khoảng 450 - 500m.

- Hệ Devon, thống trung - thượng.

+ Hệ tầng Đông Thọ (bậc Frasni D2g - D3fr đt):

Hệ tầng do Dovjikov A.E., 1965 xác lập để mô tả khối lượng lục nguyên là cát kết xen ít bột kết, ở vùng núi Đông Thọ (Hà Tĩnh) có tuổi Frasni. Ở tờ Mahaxay - Đồng Hới (1984) lại xác nhận bổ sung phần cao hệ tầng là tầng lục nguyên - silic hạt mịn và đều có tuổi Frasni. Khi nghiên cứu chuyên đề Tống Duy Thanh và đồng nghiệp (1995) lại coi khối lượng hệ tầng gồm các đá cát kết ở Minh Lệ chứa thực vật dạng vảy và cát kết phân lớp xiên chéo chứa Cá cổ ở đèo Lý Hoà với tên là hệ tầng Đông Thọ (tương đương Đông Thọ) tuổi Givet muộn. Bề dày của hệ tầng thay đổi từ 150 - 550m. Thành phần thạch học hệ tầng gồm cát kết thạch anh, cát kết thạch anh dạng quarzit, cát kết ít khoáng, cát bột kết thạch anh màu xám tro, xám sáng xen ít lớp cát bột kết ít khoáng, sét kết và sét kết chứa vật chất than, dày 150 - 550m.

+ Hệ tầng Minh Lệ (D2g-D3fr ml):

Trầm tích của hệ tầng Minh Lệ lộ ra ở phía Đông và phía Tây Bắc của khối đá vôi Kẻ Bàng.

Hệ tầng bao gồm chủ yếu là cát kết thạch anh hạt vừa, màu xám nhạt, phân lớp vừa và mỏng, xen các lớp bột kết, phiến sét chứa vật chất than màu đen. Tại một số nơi trong vùng có thể thấy một tập trầm tích lục nguyên silic ở phần trên cùng của mặt cắt hệ tầng.

Trong trầm tích của hệ tầng đã phát hiện nhiều hoá thạch Tay cuộn Brachiopoda: Megachonetes sp., Schizophoria cf. ivanovi, Adolfia sp.; Vỏ nón Tentaculites: Styliolina sp., Homoctenus sp.; đặc biệt ở cửa Hói Đá (gần ga Minh Lệ) đã gặp một vết lộ hoá thạch thực vật đẹp chứa Protolepidodendron sp., Bergeria (Lepidodendropsis) sp. và các bào tử: Apiculatisporites sp., Geminospora sp., Grandispora sp., Favispora cf. rotunda Lu, Gymbosporites magnifica (McGregor). Phức hệ hoá thạch kể trên cho phép xếp hệ tầng Minh Lệ vào Devon trung bậc Givet đến Devon thượng bậc Frasni (D2g-D3 fr ml). Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Mục Bài và chuyển tiếp lên hệ tầng Cát Đằng.

+ Hệ tầng Cù Bai (D2-3 cb):

Hệ tầng Cù Bai do Nguyễn Xuân Dương xác lập năm 1971 để chỉ cho các đá carbonat mà A.E. Dovjicov và các đồng nghiệp (1965) đã mô tả là trầm tích Givet - Frasni. Thuộc phạm vi vùng Quảng Bình, các trầm tích carbonat hệ tầng Cù Bai bao gồm các loại đá vôi, dolomit, dolomit vôi, sét vôi và có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Tân Lâm. Các diện lộ tiêu biểu được thấy tại khu vực Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Bề dày hệ tầng 500 - 600m.

- Hệ Devon, thống thượng.

+ Hệ tầng Bằng Ca (D3 fr bc):

Hệ tầng có diện phân bố hẹp thường tạo dải nằm kề với hệ tầng Đông Thọ và được chuyển tiếp từ hệ tầng Đông Thọ. Hệ tầng có thành phần chủ yếu là đá phiến sét, đá phiến silic, bột kết silic, đá phiến sét silic xen ít lớp cát kết, cát bột kết thạch anh phân lớp mỏng màu xám, xám đen, đôi nơi ở phần trên của mặt cắt xen lớp mỏng mangan màu nâu đen, bề dày hệ tầng là 100 - 240m. Mặt cắt đặc trưng được theo dõi ở vùng Ngọc Lâm, Cao Quảng.

+ Hệ tầng Cát Đằng (D3 ):

Hệ tầng do Nguyễn Quang Trung và nnk (1983) xác lập, lộ thành một số dải hẹp tại phía Bắc và phía Đông Nam của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hệ tầng chủ yếu gồm các trầm tích carbonat đa dạng, trong đó các đá vôi sọc dải và đá vôi loang lổ chiếm một khối lượng đáng kể, ngoài ra còn có đá vôi màu xám, đôi nơi có xen những tập mỏng đá vôi silic hoặc phiến silic vơi bề dày của hệ tầng khoảng 250m. Đá của hệ tầng Cát Đằng chứa các hoá thạch Stromatoporoidea: Stachyodes aff. costulata Lec., S. lagowiensis Gog., Anostylostroma? crassa Hung và đặc biệt phong phú các vi hoá thạch Conodonta thuộc các đới rhenana, linguformis, triangularis, crepida, marginifera, trachytera và tập hợp gracilis-sigmoidalis có tuổi từ Frasni tới cuối Famen (D3fr-fm).

Hệ tầng Cát Đằng nằm chỉnh hợp trên tập đá phiến silic của hệ tầng Đông Thọ. Quan hệ trên của hệ tầng với hệ tầng La Khê (C1 lk) chư­a quan sát đư­ợc. Theo tài liệu địa chất khu vực thì đó là quan hệ bất chỉnh hợp.

- Hệ Devon, thống thượng - Hệ Carbon, thống hạ.

+ Hệ tầng Xóm Nha (D3 - C1 xn):

Trong phạm vi loạt tờ Minh Hóa, hệ tầng có diện lộ hẹp và là phần cao nhất của mặt cắt Devon, phân bố trong các cấu trúc nếp lõm Paleozoi ở Cao Quảng, Xóm Nha, Hoá Sơn. Hệ tầng gồm các đá khá đặc trưng và dễ nhận biết ở thực địa, chúng được chuyển tiếp từ hệ tầng Bằng Ca và phía trên bị các lớp sạn cát kết hệ tầng La Khê phủ không chỉnh hợp lên.

+ Hệ tầng Phong Nha (D3 - C1 pn):

Các thành tạo Devon thư­ợng - Carbon hạ trong vùng lộ thành những dải hẹp, không thể hiện được trên bản đồ địa chất tỉ lệ nhỏ. Tuy nhiên, chính trong khoảng địa tầng này có một phân vị mang tên Phong Nha - tên của vùng thắng cảnh, đồng thời bao gồm khối đá vôi tạo nên cửa động Phong Nha, nên xin được giới thiệu.

Hệ tầng do Lê Hùng (trong Vũ Khúc và nnk, 1984) xác lập. Trong vùng nghiên cứu hệ tầng lộ ra ở vùng cửa động Phong Nha, cửa Hang Tối, dọc theo sông Chày, đoạn đầu của Đ­ường 20. Hệ tầng được chia làm ba phần.



Phần dưới: chủ yếu gồm đá vôi màu xám, dạng khối hoặc phân lớp dày. Bề dày khoảng 100m. Đá vôi này chứa hoá thạch San hô bốn tia, San hô vách đáy, Tay cuộn và Trùng lỗ thuộc phức hệ Cystophrentis - Quasiendothyra, tuổi Famen. Tập đá này đã cấu tạo nên cửa động Phong Nha nổi tiếng và cả cửa Hang Tối ở phía Tây Nam của Phong Nha.

Phần giữa: phần này bắt đầu bằng một số lớp đá vôi màu xám, phân lớp trung bình, xen những lớp mỏng đá sét vôi khi bị phong hoá cho màu nâu, gụ. Những lớp này chứa rất nhiều hoá thạch Tay cuộn nhỏ, kích thư­ớc chỉ bằng đầu đũa. Tiếp lên trên là đá vôi, vôi sét, vôi silic màu xám sẫm, phân lớp vừa và mỏng, càng lên phía trên hợp phần silic càng gia tăng. Bề dày 140m.

Phần trên: trầm tích lục nguyên silic, gồm đá phiến silic, sét - silic, phiến sét màu xám. Bề dày 30m. Trong phần này hiếm di tích cổ sinh. Mới phát hiện hoá thạch Pseudophillipsia sp. (Bọ ba thuỳ) tuổi Carbon sớm.

- Hệ Carbon, thống hạ.

+ Hệ tầng La Khê (C1 lk):

Hệ tầng do Dovjikov A.E. và đồng nghiệp (1965) xác lập theo mặt cắt ở lân cận ga La Khê để mô tả tầng lục nguyên - silic - sét than - đá vôi màu đen chứa Huệ biển, Trùng lỗ tuổi Carbon sớm và được giới hạn hai gián đoạn địa tầng, ở phía dưới và trên của hệ tầng. Hệ tầng có hai phần rõ ràng: dưới là lục nguyên và trên là đá vôi. Hệ tầng có đặc điểm thạch học là cát sạn kết, đá phiến sét, sét than, bột kết, đá phiến silic, silic xen ít lớp mỏng đá vôi, đá vôi silic và có mặt cắt khá phổ biến ở nhiều nơi. Dày 180 - 270m.

- Hệ Carbon - Hệ Permi.

+ Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs):

Hệ tầng Bắc Sơn được Nguyễn Văn Liêm xác lập (1979). Theo các mặt cắt vùng Bắc Sơn (Đông Bắc Bộ) để mô tả tầng đá vôi chứa hoá thạch Trùng lỗ có tuổi từ Carbon sớm đến Permi giữa (C1 - P2). Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, hệ tầng Bắc Sơn tạo dạng địa hình cacxtơ rộng lớn của khối đá vôi Kẻ Bàng, Khe Trung, Rào Nậy (Tây Quảng Bình). Các trầm tích của hệ tầng rất đơn điệu chủ yếu là đá vôi màu xám sẫm, xám sáng phân lớp dày có cấu tạo trứng cá kết tinh yếu chứa phong phú hoá thạch trùng lỗ, trùng thoi.

- Hệ Permi, thống thượng.

+ Hệ tầng Khe Giữa (P3 kg):

Hệ tầng do Lê Hùng (1984) mô tả lần đầu tiên với khái niệm là điệp theo mặt cắt chuẩn ở Khe Giữa. Hệ tầng Khe Giữa lộ ra không nhiều ở vùng đá vôi Kẻ Bàng. Bề dày chung của hệ tầng khoảng 120m. Ranh giới dưới của hệ tầng không quan sát được.

- Hệ Permi không phân chia.

+ Hệ tầng Động Toàn (P đt?):

Hệ tầng Động Toàn được Vũ Mạnh Điển và đồng nghiệp xác lập năm 1997 trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 loạt tờ Hương Hoá. Có thể nói đây là một trong những phát hiện tốt về địa chất của miền Trung Trung Bộ, nó làm thay đổi một số quan niệm về lịch sử phát triển địa chất khu vực trong thời kỳ Paleozoi đến đầu Mesozoi của toàn vùng. Nhìn chung, hệ tầng Động Toàn bao gồm tập hợp các đá phun trào có thành phần từ andesit đến andesitodacit, một khối lượng không lớn các phun trào acit cùng các đá tuf, tuf dung nham aglomerat.

1.6.1.2. Giới Mesozoi

- Hệ Trias, thống trung, bậc Anisi.

+ Hệ tầng Đồng Trầu (T2 a đt):

Hệ tầng do Dovjikov A.E., (1965) xác lập theo mặt cắt Đồng Trầu (Như Xuân, Thanh Hoá).

Hệ tầng thành dải hẹp lộ ra chủ yếu ở phía Bắc đứt gãy Rào Nậy. Thành tạo nên hệ tầng gồm 2 phụ hệ tầng: Phụ hệ tầng dưới (T2a đt1): phân bố thành 3 dải chính Hoành Sơn - Đèo Ngang, Hoành Sơn - Sông Roòn và dải chạy dọc bờ trái sông Rào Nậy. Thành phần gồm cuội kết cơ sở, cát kết, tro núi lửa, cát kết tuf. Bề dày của phụ hệ tầng dưới đạt 1.500 - 1.700m; Phụ hệ tầng trên (T2a đt2): lộ ra thành 2 dải Cổ Cang - Khe Nét và Quán Bưởi - ngọn Khe Trong. Thành phần chủ yếu là các đá vụn thô nguồn gốc lục địa như cát bột kết, đá phiến sét đôi khi xen thấu kính đá vôi nhỏ. Tổng bề dày của phụ hệ tầng trên đạt 1.500m.

- Hệ Trias, thống thượng, bậc Nori - Reti.

+ Hệ tầng Đồng Đỏ (T3 n-r đđ):

Phân vị "Tầng Đồng Đỏ" do Dovjikov A.E., (1965) xác lập để mô tả các trầm tích lục nguyên chứa than vùng cùng tên ở Hà Tĩnh, tuổi Jura sớm (J1đđ).

Trong nhóm tờ, hệ tầng Đồng Đỏ lộ với một diện tích rất nhỏ, ở những chỏm đồi thấp vùng Minh Cầm, lấp đầy trong trũng dạng địa hào rìa đứt gãy Rào Nậy. Mặt cắt lộ rất xấu và không liên tục, có thành phần chủ yếu là bột kết, sét kết xen ít lớp cát kết; đá phong hoá có màu nâu, vàng nhạt, phân lớp mỏng, có thế nằm dốc đứng 20 - 300 < 70 - 900.

- Hệ Jura, thống hạ - trung.

+ Hệ tầng Bãi Dinh (J1-2 bd):

Các trầm tích Jura hạ - trung hệ tầng Bãi Dinh lần đầu tiên được các tác giả mô tả và thể hiện trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Minh Hoá. Diện phân bố của hệ tầng dọc theo Đường 12A từ bản Y Leng đến đèo Mụ Giạ mở rộng về phía biên giới Việt - Lào.

- Hệ Jura, thống thượng - Hệ Kreta, thống hạ.

+ Hệ tầng Mụ Giạ (J3 - K1 mg):

Hệ tầng do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1988) xác lập để mô tả các trầm tích “màu đỏ” ở khu vực đèo Mụ Giạ (phía Tây Đường 12) mà trước đây xếp vào trầm tích Kreta không phân chia (DovjiKov A.E., 1965) hoặc Kreta muộn (Vũ Khúc, 1991) thuộc tờ Bãi Dinh + Minh Hoá. Các trầm tích của hệ tầng phân bố chủ yếu ở phần cao địa hình thuộc các suối nhánh chảy ra sông Rào Nậy và suối Nước Rụng, độ cao 700 - 2.017m. Dựa vào hai lớp cuội kết (cuội kết cơ sở và gian tầng) mới phát hiện để phân hệ tầng thành 2 tập: Phần dưới: chủ yếu là các trầm tích hạt thô gồm cuội kết, cát kết xen lớp kẹp sỏi kết, sạn kết; Phần trên: là các trầm tích hạt mịn chủ yếu gồm bột kết xen ít cát kết và sét kết. Bề dày chung của hệ tầng khoảng 950 - 1.000m.

1.6.1.3. Giới Cenozoi (Kainozoi)

- Hệ Neogen.

+ Hệ tầng Đồng Hới (N13 - N21 đh):

Hệ tầng Đồng Hới do Komarova M.I. và Phạm Văn Hải (1980) xác lập để mô tả các trầm tích lục nguyên hạt thô xen ít hạt mịn chứa kaolin có tuổi Neogen phân bố ở khu vực Đồng Hới, sau đó Trịnh Dánh và nnk (1989) chuyển thành hệ tầng để thuận tiện đối sánh địa tầng Kainozoi trong khu vực.

Các trầm tích của hệ tầng phân bố chủ yếu ở phía Bắc vùng đô thị Đồng Hới với diện tích 40 - 50km2, thuộc Đức Ninh, Lộc Ninh và Lý Ninh (nay là phường Nam Lý và Bắc Lý). Chúng lộ trên mặt hoặc bị phủ đồng bằng Đồng Hới ở các độ sâu khác nhau.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm mặt cắt, thành phần vật chất và mức độ chứa kaolin có thể phân chia hệ tầng thành 2 phụ hệ tầng:



Phụ hệ tầng dưới (Nđh1): Có thành phần chủ yếu là cuội sạn sỏi lẫn cả xen lớp thấu kính sét có chứa di tích thực vật. Cuội sỏi có thành phần là đá phiến sét, đá phiến sericit, cát kết và thạch anh. Các đá của phân hệ tầng này phân bố ở dưới sâu và phủ không chỉnh hợp lên trên hệ tầng Đại Giang (S2 đg). Có lẽ các trầm tích của phân hệ tầng không có điều kiện phong hóa thuận lợi nên mức độ biểu hiện kaolin rất nghèo nàn. Bề dày của phân hệ tầng 80 - 111m.

Phụ hệ tầng trên (N đh2): Có thành phần thạch học tương tự như phân hệ tầng dưới song có thành phần hạt mịn gia tăng hơn, mức độ biểu hiện kaolin phong hóa từ các cuội có thành phần là đá phiến sét, đá phiến sericit và sét đóng vai trò là xi măng mạnh mẽ hơn đã tạo nên các thân khoáng kaolin có chất lượng và trữ lượng lớn. Bề dày phân hệ tầng trên 40 - 94m.

Các trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Đại Giang (LK 273, LK 242a), hoặc các đá granitoid phức hệ Trường Sơn (Ga C1 ts) (LK 4ĐH, HK 13). Phần trên chúng lại bị các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ có nguồn gốc khác nhau phủ bất chỉnh hợp lên: ở phía Tây Nam đô thị Đồng Hới chúng nằm dưới các trầm tích sét bột loang lổ thuộc trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen muộn () ở độ sâu 1 - 3m, ở phía Nam và Đông Nam đô thị Đồng Hới là các trầm tích có nguồn gốc sông, sông - biển tuổi Holocen sớm - giữa phủ lên ở độ sâu từ 6 - 11,5m, còn ở phía Đông giáp biển, các trầm tích Neogen hoàn toàn vắng mặt. Như vậy, các trầm tích của hệ tầng Đồng Hới chỉ phân bố trong trũng sụt ở trung tâm vùng nghiên cứu theo phương Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam.

Do bề mặt móng cấu trúc khác nhau nên độ dày của hệ tầng nhìn chung có sự thay đổi từ hai phía Đông, Tây vào phần trung tâm của trũng sụt từ 8 - 209,5m. Trong một số lỗ khoan, kaolin chủ yếu có mặt ở phần trên của mặt cắt (phân hệ tầng trên), có dạng lớp hoặc thấu kính với độ dày khác nhau từ 2 - 41m, có nơi tới 66m.

Các trầm tích Neogen hệ tầng Đồng Hới được nhận xét tóm tắt như sau:

Đây là một mặt cắt trầm tích chứa kaolin đặc trưng và chứa các di tích bào tử phấn hoa tuổi Neogen. Chúng lộ trên mặt hoặc bị phủ dưới các trầm tích Đệ Tứ, hoàn toàn khác biệt với các mặt cắt Neogen đã được mô tả ở vùng đô thị Đông Hà, Huế, Đà Nẵng - Hội An.

Các trầm tích hệ tầng phân bố chủ yếu trong trũng sụt tân kiến tạo ở phần trung tâm đô thị Đồng Hới, kéo dài theo phương Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam và phủ trực tiếp trên móng cấu trúc Paleozoi (hệ tầng Đại Giang). Độ dày của hệ tầng thay đổi từ phần rìa trũng vào trung tâm. Dọc đới ven biển hoàn toàn không có trầm tích Neogen.

Trong mặt cắt của hệ tầng, phân hệ tầng trên có chứa các lớp kaolin nguồn gốc phong hóa có chất lượng tốt và trữ lượng lớn.

Tuổi Neogen (Miocen muộn - Pliocen sớm) của hệ tầng Đồng Hới đ­ược xác định dựa vào sự có mặt của phức hệ bào tử phấn hoa, thực vật nêu trên.

Hệ tầng Đồng Hới đ­ược thành tạo trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm với các vật liệu lấp đầy các trũng tr­ước núi. Kaolin một phần do cuội giàu felspat phong hoá ra và một phần do lắng đọng trầm tích giầu kaolin tạo thành.

Hệ tầng Đồng Hới phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Devon và bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích có nguồn gốc sông, sông - biển Pleistocen trung - phần dưới Pleistocen th­ượng.

- Hệ Đệ Tứ.

Các trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình đa dạng về nguồn gốc, biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Theo chiều từ lục địa ra biển, các tường chuyển tiếp cho nhau liên tục tạo thành tập hợp các tướng Aluvi -proluvi (ap) - Aluvi (a) - Aluvi - trầm tích biển (am) - Trầm tích sông - biển - vũng vịnh (amb) - Trầm tích biển - gió (mv) - Trầm tích biển (m).

Phân tích sự biến đổi của các lớp trầm tích trong lỗ khoan với tiêu chí: Mở đầu các chu kỳ trầm tích lượng hạt thô chiếm ưu thế - ứng với giai đoạn biển lùi, các vật liệu trầm tích chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ lục địa - tương ứng với chúng là các thời kỳ băng hà trên thế giới. Kết thúc mỗi chu kỳ trầm tích - hạt mịn chiếm ưu thế, các trầm tích ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đại dương và liên quan chặt chẽ với các thời kỳ gian băng trên thế giới.

Trong vùng nghiên cứu có 2 con sông lớn đáng lưu ý đó là sông Gianh và sông Nhật Lệ (Kiến Giang và Long Đại). Ngoài ra còn nhiều sông, suối nhỏ và các chi lưu của chúng. Hệ thống mạng lưới sông, suối nhỏ và các chi lưu của chúng đã góp phần tạo dựng nên dải đồng bằng ven biển này. Hiện nay chúng vẫn phát huy vai trò của nó, dòng chảy của chúng cứ lang thang trong không gian theo thời gian nơi thì bồi đắp, chỗ thì phá huỷ và bề mặt địa hình hiện tại là sản phẩm do hoạt động của chúng tạo nên.

Từ đặc điểm trên, có thể chia các trầm tích Đệ Tứ ở vùng nghiên cứu thành các nhịp trầm tích như sau:

* Nhịp I: , 

* Nhịp II: , , 

* Nhịp III: , , 

* Nhịp IV: , , 

- Thống Pleistocen, phụ thống hạ.

+ Hệ tầng Tân Mỹ (Q11 tm):

Trầm tích sông (aQ1 1 tm):

Hệ tầng Tân Mỹ do Phạm Huy Thông và nnk xác lập (1995) khi đo vẽ địa chất đô thị Huế, tỷ lệ 1/25.000 để mô tả các trầm tích Pleistocen sớm ở đồng bằng Huế. Kết quả đo vẽ tỷ lệ 1/50.000, hệ tầng được nghiên cứu chi tiết theo mặt cắt LK MH.1 (98,9- 50,3m) ở khu vực Xuân Kiều - rìa đồng bằng Ba Đồn. Trầm tích này hoàn toàn không lộ trên mặt, chỉ gặp trong các lỗ khoan. Trong mặt cắt chúng phân bố ở phần thấp, thành phần là bột cát lẫn sạn và sét màu xám xanh xen các lớp mỏng bột sét màu xám nhạt, nâu vàng xỉn, bề dày 21,9m.

Trầm tích sông: Độ hạt thô hơn so với trầm tích sông biển (sạn, cát: 46,2%), hệ số chọn lọc kém (So: 2,18 - 8,35), trong thành phần khoáng vật giàu mảnh đá (10 - 25%), các khoáng vật khác đa dạng; có thành phần hoá học khá cao SiO2 (77,94%), còn các ôxyt dễ bị rửa trôi (Al2O3, K2O, Na2O) thấp hơn so với trầm tích sông - biển cùng hệ tầng.

Trầm tích sông - biển (amQ1 1 tm):

Tại mặt cắt LK.MH.1 (77 - 50,3m), gồm sét bột lẫn ít cát màu xám xanh, xám xi măng, nâu vàng xỉn, bề dày 26,7m. Tổng bề dày hệ tầng 48,6m.

Trầm tích sông - biển: có độ hạt mịn hơn so với trầm tích sông (bột sét: 75,53%), vụn đá và các khoáng vật khác (2 - 20%), có thành phần ôxyt SiO2 thấp (66,35%), các ôxyt nhôm và nhóm kiềm thổ khá cao (Al2O3: 14,83, K2O + Na2O: 3,17%). Có lẽ kết thúc chu kỳ trầm tích Pleistocen sớm, bề mặt của tầng trầm tích sông - biển thuộc phần trên của hệ tầng bị phong hóa nhẹ. Do đó, hàm lượng Fe2O3 cao (4,78%) hơn so với trầm tích sông (2,23%) nằm dưới nó.

- Thống Pleistocen, phụ giới trung - thượng.

+ Hệ tầng Quảng Điền :

Hệ tầng Quảng Điền do Phạm Huy Thông và nnk (1997) xác lập khi đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50.000 để mô tả các trầm tích Pleistocen trung - thượng phần thấp ở đồng bằng Huế. Ở đồng bằng Ba Đồn trước đây chúng được xếp vào tầng Lệ Ninh (Q12-3 ln) và tầng Tú Loan (Q13 tl) (Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, 1984), hoặc Pleistocen trung - thượng (Đoàn Địa chất 708, 1995).



Trầm tích sông - lũ :

Trầm tích sông - lũ Pleistocen trung - thượng tương đương với phần thấp của hệ tầng Yên Mỹ (Trần Tính, 1978). Thành phần trầm tích gồm hạt thô ở dưới (cuội, cuội tảng) nằm phủ bất chỉnh hợp trên các đá cổ hơn, phần hạt mịn ở trên bị laterit hoá. Sản phẩm của chúng gắn liền với các hoạt động của các dòng sông, suối đổ vào đồng bằng trong quá trình xâm thực sâu và xâm thực ngang. Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, dòng chảy lớn mạnh và cuốn theo các vật liệu để tích tụ vào những vùng thuận lợi.

Trong vùng nghiên cứu, trầm tích này phân bố ở các vùng ven rìa núi - nơi tiếp xúc với đồng bằng tích tụ ở khu vực Tây Nam Roòn, phía Nam núi Hòn Bung thuộc huyện Quảng Trạch. Các khu vực từ Đồng Hới kéo xuống Sen Thuỷ (Lệ Thuỷ) chúng hoàn toàn không lộ trên mặt. Các lỗ khoan ở khu vực Đồng Hới cũng bắt gặp trầm tích này ở độ sâu 8,5 - 9,0m (suối Cầu Bốn), ở lỗ khoan 242b (Đ.708) gặp ở độ sâu 6 - 14m - Đây cũng là tầng chứa nước tốt.

Phía Tây Nam Roòn, địa hình có dạng đồi thoải phân bố ở độ cao từ 10 - 30m. Thành phần trầm tích gồm: cuội, sỏi, sạn, tảng cát, sét, bột. Cuội sỏi chiếm 60 - 70%, kích thước 3 - 6cm, có khi đạt tới 8 - 10cm, độ chọn lọc kém, độ mài tròn từ kém đến khá tốt.



Trầm tích sông :

Trong vùng nghiên cứu chúng hoàn toàn không lộ trên mặt, mà chỉ gặp trong lỗ khoan. Theo mặt cắt LK.MH.1 (50,3 - 45,6m), gồm cát bột lẫn sạn, ít sét màu xám xanh nhạt, phần trên là bột cát màu xám xanh. Tại LK.QT.06 (Đoàn Địa chất 708, 1995) ở trung tâm đồng bằng Ba Đồn (ở độ sâu từ 52 - 49m) trầm tích có thành phần tương tự, song bề dày mỏng hơn khoảng 3m.

Các trầm tích sông phủ không chỉnh hợp trên trầm tích sông - biển, hệ tầng Tân Mỹ (amQ11 tm), và phía trên được chuyển tiếp lên trầm tích sông - biển cùng hệ tầng.

Trầm tích sông: Kích thước hạt lớn (Md: 0,248), hệ số chọn lọc kém (So: 2,88), thành phần hạt vụn khá đa dạng; khoáng vật sét chủ yếu là kaolini và hydromica, chlorit: ít, không có monmorilonit, có thành phần SiO2 cao (75,56%), các ôxyt (Al2O3).



Trầm tích sông - biển :

Các trầm tích này hoàn toàn không lộ trên mặt mà chỉ gặp trong các lỗ khoan. Theo mặt cắt LK.MH.1 (từ 45,6 - 37,5m) gồm sét bột, ít cát màu nâu xám, xám vàng xỉn, bề dày 8,1m.

Theo LK.QT.06 (43,8 - 31,4m) thành phần gồm bột sét lẫn cát màu xám xanh, xám vàng nhạt, bề dày 12,4m.

Trầm tích sông - biển: Có kích thước hạt nhỏ hơn (Md: 0,095), độ chọn lọc trung bình - kém (So: 2,1 - 9,63) có thành phần khoáng vật khác nghèo; đáng lưu ý là sự có mặt của siderit (ít). Về thành phần hoá có SiO2 thấp (67,6%), các ôxyt (Al2O3: 15,18%; K2O: 2,5%; Na2O: 0,68%) cao hơn so với trầm tích sông, điều này phản ánh đúng quy luật phân dị cơ học cũng như hoá học của trầm tích.

Đáng lưu ý, phần trên cùng của các trầm tích sông - biển tương tự hệ tầng Tân Mỹ có hàm lượng Fe2O3 khá cao (4,26%), liên quan đến bề mặt phong hoá của hệ tầng.

+ Hệ tầng Lệ Ninh (Q12-3 ln):

Hệ tầng do Nguyễn Quang Trung và nnk (1983) xác lập. Tại khu vực Đồng Hới - Quảng Ninh, Lệ Thủy, hệ tầng này là phần lót đáy đồng bằng, phủ lên tất cả các thành tạo có tuổi cổ hơn. Hệ tầng Lệ Ninh không lộ ra trên mặt mà chỉ gặp trong các lỗ khoan.

Các trầm tích này bao gồm cuội, sỏi, sạn lẫn dăm và sét màu vàng, xám trắng, dày 10 - 30m. Thành phần cuội, sạn, sỏi chủ yếu là thạch anh, silic, cát kết, granit, kích th­ước 3 - 4cm, đôi khi đến 10cm. Độ mài tròn kém, độ lựa chọn kém. Các trầm tích này không chứa hoá thạch. Việc định tuổi cho chúng chủ yếu dựa vào vị trí địa tầng và đặc điểm thạch học. Các trầm tích đư­ợc mô tả ở đây có thành phần t­ương đương với các tầng cuội sạn sỏi ở các đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đã đ­ược chứng minh có tuổi Pleistocen giữa - đầu Pleistocen muộn.

- Thống Pleistocen thượng, phần trên.

+ Hệ tầng Phú Xuân :

Hệ tầng Phú Xuân do Phạm Huy Thông và nnk (1995) xác lập khi đo vẽ địa chất đô thị Huế tỷ lệ 1:25.000 để mô tả các trầm tích Pleistocen muộn; phần trên ở đồng bằng Huế. Trong phạm vi nghiên cứu, trầm tích lộ ở các vùng Cao Trạch, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Cao Thượng, xã Mỹ Trạch và ngọn khe Hói Đá và phân bố rải rác ở các thung lũng Cao Quảng, Kim Bảng và Thanh Liêm. Ở Thung lũng sông Gianh, các trầm tích hệ tầng lộ rải rác tạo thềm "sót" bậc II sông Gianh từ Tiến Hoá đến Minh Cầm, có địa hình cao 10 - 15m. Còn lại hầu hết chúng bị phủ bởi các trầm tích Holocen.

Đặc trưng của các trầm tích hệ tầng có màu sắc loang lổ, vàng nghệ, nâu vàng xỉn do bị phong hoá yếu. Hệ tầng Phú Xuân gồm 2 nguồn gốc sau:



Trầm tích sông :

Tại thôn Thanh Liêm, trầm tích gồm 2 lớp: Lớp 1 (5,0 - 0,5m): bột sét màu vàng, nâu vàng lẫn kết vón laterit sắt, đoạn dưới màu nâu đến nâu phớt đỏ; lớp 2 (0,5 - 0,0m): lớp phủ gồm bột sét màu nâu, nâu xám lẫn rễ cây cỏ, bề dày 5m.

Tại khu vực Minh Cầm, trầm tích gồm bột sét, cát, ít sạn sỏi màu vàng xẫm, nâu vàng, bề mặt bị phong hoá yếu, bề dày >7,5m.

Tại khu vực Tiến Hoá, trầm tích phủ trực tiếp trên vỏ phong hoá (eQ) của hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt).

Trầm tích hệ tầng Phú Xuân có đặc điểm thành phần độ hạt chủ yếu bột sét (ở thung lũng giữa núi), lẫn ít sạn sỏi (thung lũng sông Gianh), trong thành phần khoáng vật hạt vụn ở thung lũng sông Gianh giàu thạch anh hơn (99 - 100%), nhưng nghèo mảnh đá (ít - 1%). Về thành phần hoá học cũng có sự khác biệt giữa 2 khu vực trên SiO2, Na2O và K2O ở thung lũng giữa núi thấp hơn so với thung lũng sông Gianh, các ôxyt nhôm và nhóm kiềm thổ thì lại cao hơn. Đặc biệt về mức độ phong hoá bề mặt cũng có sự khác nhau rõ rệt, ở thung lũng giữa núi trầm tích bị phong hoá mãnh liệt hơn tạo lớp kết vón laterit khá dày (1 - 3m) với hàm lượng Fe2O3 khá cao (29,31%), ở thung lũng sông Gianh mức độ phong hoá yếu hơn tạo màu sắc loang lổ nhẹ, hàm lượng Fe2O3 thấp hơn (Fe2O3: 4,43%).

Trầm tích sông - biển :

Trầm tích này phân bố ở khu vực xã Quảng Tùng, Quảng Châu, Quảng Kim (Roòn), huyện Quảng Trạch; xã Nam Trạch, thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch; Lệ Kỳ, huyện Quảng Ninh; xóm Dét, xóm Mới, Chợ Gỗ (thành phố Đồng Hới); Sen Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Ngoài ra, chúng bị phủ bởi các trầm tích Holocen ở dưới đồng bằng tích tụ.

Theo lỗ khoan KT.18 (9,0 - 0,0m) trầm tích gồm cát, bột, ít sạn màu vàng xẫm, bề dày > 9,0m.

Tại vết lộ MH.3237, mặt cắt lộ ra như sau: Lớp 1


(1,2 - 0,3m): cát bột sét lẫn ít sạn màu vàng xẫm, đỏ hồng; lớp 2 (0,3 - 0,0m): cát bột màu vàng nhạt, bề dày > 1,2m.

Theo lỗ khoan LKMH.1 (27,5 - 17,2m), mặt cắt gồm 2 lớp: Lớp 1 (27,5 - 20,1m): cát bột sạn, ít sét màu nâu vàng, nâu đỏ loang lổ; lớp 2 (20,5 - 17,2m): sét bột, ít cát màu nâu đỏ hồng, đốm vàng loang lổ.

Tại khu vực Đồng Hới, các trầm tích lộ dưới dạng đồng bằng tích tụ cao (10 - 15m) có cấu tạo như sau: Phần dưới: cát bột màu nâu đỏ, xám vàng, xám trắng, loang lổ, trong đó cát chiếm 93,47%, bột chiếm 6,5%, bề dày 4,5m; phần trên: cát lẫn bột màu vàng, trong đó cát 89,78%, bột 10,2%, bề dày trầm tích từ 5 - 10m.

Trầm tích biển :

Trầm tích này phân bố ở vùng Sen Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ trên địa hình có độ cao 10 - 30m, có chỗ xấp xỉ 40m. Thành phần gồm cát lẫn bột, cát hạt nhỏ đến trung màu trắng đốm vàng, chúng nằm trực tiếp lên thềm bóc mòn trước núi. Đây là cát có tuổi cổ nhất trong vùng nghiên cứu.

Các trầm tích sông có thành phần độ hạt thô nhất lẫn nhiều sạn sỏi (Md: 0,16), độ chọn lọc kém (So: 2,3 - 5,12) giàu mảnh đá hơn so với trầm tích sông - biển. Các trầm tích sông - biển có kích thước hạt đều hơn, độ chọn lọc khá tốt (So: 1,62), trong thành phần khoáng vật giàu thạch anh, ngoài ra còn có siderit (5%) và monmorilonit (ít). Thành phần hoá học giữa 2 nguồn gốc cũng có sự khác biệt phù hợp với môi trường thành tạo chúng, trong đó ôxyt silic của trầm tích sông thấp (68,38), của trầm tích sông - biển cao hơn (76,18), ôxyt nhôm thì ngược lại.

- Thống Holocen.

+ Phụ thống Holocen hạ - trung (Q2 1-2):

Các trầm tích Holocen hạ - trung, có diện phân bố dọc theo dải đồng bằng, men theo các sông suối, các thung lũng. Chúng có ở từ Roòn đến Lệ Thuỷ. Các trầm tích này đa dạng về nguồn gốc, chúng được hình thành liên quan chặt chẽ với các quá trình tác động của sông biển và gió. Nhìn chung, các trầm tích Holocen chuyển tướng nhanh từ rìa đồng bằng ra biển, chúng có các đặc điểm sau.



Trầm tích sông (aQ21-2):

Trong các thung lũng giữa núi, các trầm tích sông lộ rải rác với diện tích hẹp, ở khu vực Cao Quảng, Kim Bảng.

Trầm tích lộ dọc theo thung lũng sông Trốc (Phú Mỹ) và ngọn khe Hói Đá, tạo thềm bậc I khá bằng phẳng, hơi nghiêng thoải về phía dòng chảy. Trên địa hình này nhân dân đang canh tác lúa nước.

Trầm tích sông - biển (amQ21-2):

Trầm tích này phân bố khá rộng trong vùng nghiên cứu, chúng phân bố dưới dạng các đồng bằng tích tụ ở các độ cao khác nhau. Tuy nhiên, diện phân bố lớn nhất vẫn là khu vực Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Hoàn Lão còn các vùng Roòn, Ba Đồn có diện phân bố nhỏ hơn. Hệ thống sông Nhật Lệ, sông Gianh cùng với các chi lưu của nó và các hệ thống sông suối khác đã mang một khối lượng lớn vật liệu bóc mòn đến trầm đọng ở vùng biển cửa sông để tạo nên đồng bằng tích tụ hỗn hợp sông biển. Dấu hiệu của môi trường nước mặn hiện còn thấy nhiều bãi sú vẹt còn sót lại ở cầu Quán Hàu, tại sông Gianh có ở các khu vực từ Phú Hoá đến gần cửa Gianh. Ngoài ra, chúng còn có ở khu vực Long Đại (sông Long Đại). Đó là cây chỉ thị cho môi trường cửa sông ven biển, ven biển gần bờ.

Phía dưới, chúng phủ trực tiếp lên bề mặt phong hoá loang lổ hệ tầng Phú Xuân , phía trên chuyển tiếp lên trầm tích biển cùng tuổi (mQ21-2).

Trầm tích đầm lầy - biển (bmQ21-2):

Trầm tích đầm lầy - biển (bm) hoàn toàn không lộ trên mặt mà chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan. Tuy nhiên, độ sâu bắt gặp trầm tích này không lớn, quá trình thành tạo của trầm tích này liên quan đến các lòng sông cổ (Roòn). Bằng các nghiên cứu cho thấy, trước thời kỳ biển tiến vào Holocen giữa (Q22), vùng nghiên cứu đã xảy ra quá trình đầm lầy hoá đồng bằng, di chỉ của nó để lại là lớp trầm tích đặc trưng gồm sét bột dạng bột lỏng nhão màu xám đen lẫn nhiều vật chất hữu cơ, mùn thực vật và được hình thành trong môi trường khử. Các trầm tích đầm lầy - biển (bmQ21-2) có diện phân bố khá rộng rãi ở dưới đồng bằng Ba Đồn, thành phần chủ yếu là bột sét màu xám đen, trạng thái lỏng, có độ sâu phân bố từ 2,5 > 22,0m với bề dày 1,5 > 14,5m, phía trên bị phủ bởi các trầm tích biển, biển - gió cùng tuổi hoặc các trầm tích Holocen giữa - muộn. Do đó, đây là tầng đất yếu, cần được lưu ý khi đánh giá các điều kiện địa chất công trình.



Trầm tích biển - gió (mvQ21-2):

Trầm tích biển - gió tạo thành những dải hẹp chạy song song với bờ biển hiện tại dưới dạng những cồn cát không liên tục trên những thành tạo biển cùng tuổi. Độ cao của các cồn cát từ 8 - 10m, cá biệt có nới cao đến 20 - 30m (xã Ngư Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ). Tại vùng Ba Đồn, chúng còn tiến sâu vào lục địa và phủ lên bề mặt đồng bằng tích tụ.



Trầm tích biển (mQ21-2):

Trầm tích biển chỉ lộ hẹp kéo dài dọc quốc lộ 1A với bề rộng 200 - 300m, dài 4 - 5km, còn lại chúng bị phủ dưới đồng bằng gặp trong một số lỗ khoan ở trung tâm đồng bằng và ven biển. Ở dải ven biển chúng vẫn còn lộ dưới dạng “trũng giữa cồn”, quá trình thành tạo của chúng liên quan chặt chẽ với đợt biển tiến Flandrian. Tại vùng Đồng Hới, trầm tích mQ21-2 phân bố thành những diện nhỏ từ khu vực Bảo Ninh, Hồng Phú đến Quảng Phú. Tại đây cát biển có cấu tạo phân lớp song song gồm chủ yếu là thạch anh không màu, hoặc một ít vàng xỉn. Tại Bắc Hoà, Tân Thuận, Tân Hải (xã Ngư Hải) trầm tích này tạo thềm 2 - 3m chạy dọc theo bờ biển. Tại các điểm khảo sát QB.1084 (vùng Lệ Thuỷ) bề mặt này bị phủ lớp cát thạch anh dày khoảng 2 - 3m.

+ Phụ thống Holocen trung - thượng (Q2 2-3):

Các trầm tích Holocen trung - thượng chiếm diện tích khá lớn ở khu vực sông Gianh - Ba Đồn, chúng phát triển men theo thung lũng sông Gianh lên tận thượng nguồn (khu vực Đồng Ca). Ngoài ra, chúng có mặt ở các vùng Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Hoàn Lão. Trầm tích này gồm các nguồn gốc sau: sông - đầm lầy (ab), sông - biển (am), sông - biển - đầm lầy (amb).



Trầm tích sông (aQ22-3):

Phân bố với diện tích hẹp tạo các bãi bồi hiện đại ở cửa sông Nan, thôn Lạc Thiện (Quy Hoá). Tại MH.h19 (3,6 - 0,0m) trầm tích gồm cuội sỏi rời rạc. Kích thước phổ biến 1 - 2cm (60%); 0,1 - 1cm (40%). Thành phần đa dạng gồm các kết, thạch anh, đá phiến, độ mài tròn trung bình. Chúng phủ trực tiếp lên bề mặt bào mòn của đá vôi, đá vôi sét hệ tầng Mục Bài. Dày 3,6m. Các trầm tích này phân bố dọc theo các sông Gianh, Nhật Lệ và các chi lưu của nó.



Trầm tích sông - biển (amQ22-3):

Trầm tích sông - biển chiếm diện tích chủ yếu ở đồng bằng thuộc khu vực Ba Đồn, ngoài ra chúng còn có mặt ở Roòn và một sô khu vực của huyện Quảng Trạch, Phú Trạch (Bố Trạch), Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.



Trầm tích sông - đầm lầy (abQ22-3):

Đây là thành tạo trầm tích các lòng sông cổ bị đầm lầy hoá với diện phân bố nhỏ hẹp, trong khu vực nghiên cứu chỉ thấy lộ ở các khu vực Sảo Phong thuộc thung lũng sông Gianh.



Trầm tích sông - biển - đầm lầy (ambQ22-3):

Đây là các thành tạo trong bãi triều lầy vùng cửa sông ven biển, trầm tích này thường phân bố ở những vùng cửa sông mà năng lượng biển thắng thế (cửa sông kiểu Estuary) hoặc năng lượng sông chiếm ưu thế (cửa sông kiểu bồi tụ). Trong diện tích nghiên cứu chúng phân bố ở Ba Đồn, sông Gianh, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ nhưng diện tích của chúng không lớn. Trầm tích này gồm kiểu mặt cắt.



Trầm tích biển - gió (mvQ22-3):

Tại khu vực tỉnh Quảng Bình, các thành tạo này kéo dài suốt từ Bắc - Nam, chúng được phân bố dọc theo bờ biển. Hiện nay, sự tác động của gió đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cư dân sống trong vùng, nhiều nơi cát đã di động làm vùi lấp ruộng, vườn và có nguy cơ trở thành tai biến. Trên thực tế chúng đã xảy ra và nhân dân đã và đang phải hứng chịu. Ở khu vực Đồng Hới các đụn cát cao 10 - 15m, có nơi đến trên 20m (tại Hồng Phú), chiều rộng của địa hình cát cũng rất biến động. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa màu xám, vàng nhạt chứa ilmenit – zircon - monazit hàm lượng thấp. Cát có độ chọn lọc và mài tròn tốt.



Trầm tích biển (mQ22-3):

Trầm tích phân bố dọc mép nước ven biển thuộc đới triều, rộng 50 - 100m, nghiêng thoải ra phía biển 10 - 150, hoặc bị phủ dưới trầm tích biển - gió cùng tuổi (mvQ22-3).

+ Phụ thống Holocen th­ượng (Q23):

Bao gồm các trầm tích tích tụ trên mặt đồng bằng hiện nay với các kiểu nguồn gốc khác nhau: trầm tích bãi bồi, trầm tích sông - hồ, trầm tích biển - gió, trầm tích biển d­ưới dạng đê cát trắng ven bờ đang bị quá trình biển tiến hiện đại xói lở chia cắt.



Các trầm tích bãi bồi (aQ23): có diện phân bố không lớn, th­ường phát triển dọc Rào Nậy và các bãi bồi vùng cửa sông. Thành phần gồm cát, cát pha sét màu xám, nâu nhạt, lẫn nhiều mùn thực vật. Dày 2 - 4m.

Trầm tích sông - hồ (alQ23): phân bố ở phía Nam sông Nhật Lệ, vùng Quán Hàu (LK 233 ở khoảng độ sâu từ -20 đến 0m, dày 20m) gồm cát, cát - bột màu xám đen chứa phức hệ bào tử phấn hoa Lygodium - Poaceae - Myrtus với các thành phần cơ bản: bào tử và phấn hoa thực vật nhiệt đới - cận nhiệt đới: 70 - 85%; bào tử và phấn hoa thực vật cận nhiệt đới - ôn hoà ấm: 15 - 20%; trong đó bào tử và phấn hoa thực vật ­ưa ẩm chiếm khoảng 70 - 75%.

Trầm tích nguồn gốc biển - gió (mvQ23): tạo nên các doi cát phân bố kéo dài dọc bờ biển hiện đại từ Đèo Ngang đến Tân Đình Ấp. Thành phần cát chủ yếu là thạch anh màu xám sáng, đôi khi vàng nhạt, có độ bào tròn và lựa chọn tốt.

Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ23): bao gồm các trầm tích đ­ược thành tạo trong các đầm phá, đầm lầy ven biển, bề dày chung 0,5 - 2m. Thành phần trầm tích gồm sét, cát màu xám đen, các bào tử phấn hoa thuộc phức hệ Poaceae - Sonneratia - Rhizophora, có thành phần chung giống như­ phức hệ đã tìm thấy trong trầm tích sông - hồ kể trên.

- Hệ Đệ Tứ không phân chia.



Trầm tích sông - lũ (apQ):

Phân bố ở ven rìa đồng bằng khu vực Quảng Phương, Phù Lưu, Trung Thuận và diện hẹp ở khe Hói Đá, rải rác dọc hai bờ sông Gianh từ Quảng Trường đến Cảnh Hoá. Đặc trưng của trầm tích là cuội sỏi, tảng, sạn cát, độ chọn lọc, mài tròn kém - trung bình.

Các trầm tích phân bố chủ yếu ở rìa đồng bằng, có quan hệ trực tiếp với các đá gốc, do tác động dòng chảy tạm thời (sông và lũ) vật liệu trầm tích được lắng đọng gần như tại chỗ, do đó chúng đa dạng về kích thước và thành phần, sắp xếp lộn xộn, là môi trường không thuận lợi cho sinh vật, cùng với sự có mặt của khoáng vật sét là kaolinit và hydromica với hàm lượng khá cao đã phản ánh trầm tích có nguồn gốc sông - lũ.

Về quan hệ địa tầng, chúng thường lộ trên mặt hoặc bị các trầm tích trẻ hơn (vùng ven rìa) phủ trên, còn quan hệ dưới chúng phủ trên đá gốc của hệ tầng Đồng Trầu hoặc hệ tầng Đông Thọ, tạo nên dạng địa hình khá rõ ở dải đồi thấp. Do đó, các các tác giả xếp các trầm tích trên vào Đệ Tứ không phân chia, nguồn gốc sông - lũ (apQ). Tuy nhiên, không loại trừ chúng tương ứng với tầng trầm tích Pleistocen giữa - muộn, cùng nguồn gốc () thường phân bố ở vùng rìa các đồng bằng Huế - Quảng Trị.



1.6.2. Các thành tạo Magma xâm nhập

Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, các thành tạo magma xâm nhập phân bố với khối lượng không nhiều, chúng được xếp vào các mức tuổi Paleozoi và Mesozoi với các phức hệ tiêu biểu như sau:



1.6.2.1. Phức hệ Trường Sơn (a C1 ts) (Ga C1 ts)

Phức hệ Trường Sơn tạo các khối Trường Sơn (Kim Cương), khối Đồng Hới và Bản Thô với thành phần thạch học đặc trưng là granit biotit, granodiorit, tonalit biotit, granitoid, granit hai mica, granit sáng màu và các đá mạch aplit, pecmatit.

Khối xâm nhập granit phân bố về phía Tây Bắc thành phố Đồng Hới và tạo nên các dãy núi lớn Ba Rền, U Bò có độ cao trên 1.000m.

1.6.2.2. Phức hệ Quế Sơn ( P2 - T1 qs) (GDi P2 - T1 qs)

Các thành tạo xâm nhập phức hệ Quế Sơn phân bố hạn hẹp với một khối duy nhất thuộc phạm vi huyện Lệ Thuỷ trên tờ Tân Ly. Chúng nằm ở thượng nguồn khe Tăng Ký - một nhánh của sông Long Đại.

Khối Tăng Ký có dạng tương đối đẳng thước, chiều dài khoảng 10km, chiều rộng khoảng 4km. Địa hình núi cao phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối vào khoảng 300 - 400m. Ngoài ra, xung quanh khối còn có một số vệ tinh nhỏ bóc lộ không đều và các thể đá mạch khác.

Phức hệ Quế Sơn được cấu tạo nên bởi 3 pha xâm nhập chính, với đặc điểm thạch học như sau:

Pha 1: gồm các đá diorit, diorit thạch anh và ít granodiorit.

Pha 2: gồm granodiorit, granit horblen.

Pha 3: gồm granit biotit, granit horblen-biotit.

1.6.2.3. Phức hệ á phun trào Hoành Sơn (a T2 ahs) (Ga T2 ahs)

Các thành tạo á phun trào Hoành Sơn có mối quan hệ phân bố không gian gắn liền với các thành tạo trầm tích và phun trào hệ tầng Đồng Trầu. Thành phần của phức hệ bao gồm hai tướng, đó là tướng họng và tướng á phun trào.

Tướng họng thành phần gồm riolit porphyr và tuf riolit. Tướng á phun trào thành phần gồm dacit, riolit porphyr có hypersten, felsit.

Trên bản đồ, phức hệ Hoành Sơn có diện phân bố tập trung tạo nên một dải phương á vĩ tuyến từ đèo Ngang đến Quảng Hợp với chiều dài khoảng 20km, chiều rộng từ 2 - 3km đến 5 - 6km. Khối có ranh giới chuyển tiếp với các trầm tích phun trào hệ tầng Đồng Trầu.



1.6.2.4. Phức hệ Sông Mã ( T2 sm) (G T2 sm)

Phức hệ Sông Mã đặc trưng bởi tập hợp các đá granitoit cùng nguồn với phức hệ Hoành Sơn. Sự khác biệt giữa chúng chính là điều kiện độ sâu thành tạo.

Trên bình đồ, phức hệ lộ ra trên diện khá rộng tạo nên một dải kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng 25km từ thôn Lam Sơn đến khu Kim Lũ. Chiều rộng của khối dao động từ 1 - 3km. Khối có dạng một thấu kính xuyên cắt các đá trầm tích hệ Devon và các đá phun trào hệ tầng Đồng Trầu. Thành phần thạch học bao gồm các đá granit dạng nổi ban và một ít granophyr.

1.6.2.5. Phức hệ Phiabioac (a T 3 n pb) (Ga T 3 n pb)

Theo tài liệu tờ bản đồ địa chất Hoành Sơn tỷ lệ 1:50.000, chúng bao gồm các khối nhỏ phân bố ở phía Bắc tỉnh, thuộc huyện Tuyên Hoá.

Có hai khối tiêu biểu nhất, đó là các khối Khe Nét và khối Tây Khe Vong.

Khối Khe Nét nằm ở ranh giới với tỉnh Hà Tĩnh thuộc xã Hương Hoá. Một phần diện tích của khối nằm ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên bình đồ khối có hình dáng kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam 10 - 11km, chiều rộng 4 - 5km. Chúng xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Cả. Khối cấu tạo bởi hai pha xâm nhập. Pha 1 có thành phần bao gồm các đá granit sẫm màu; pha 2 gồm các đá granit sáng màu và granit hai mica. Pha 1 nằm ở trung tâm của khối, pha 2 nằm ở phần ven rìa. Chúng bị các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam xuyên cắt và cà nát mạnh.

Khối Tây Khe Vong nằm về phía Tây khối Khe Nét khoảng 8 - 9km. Một phần của khối nằm trên đất Hà Tĩnh. Diện tích của khối vào khoảng 12 - 15km2. Thành phần thạch học của khối tương đối đơn giản gồm các đá granit sáng màu và granit hai mica thuộc pha 2. Khối Tây Khe Vong cũng xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích hệ tầng Sông Cả.

1.6.2.6. Các đai mạch không rõ tuổi

Phân bố rải rác với khối lượng không lớn. Dạng nằm địa chất chủ yếu là các mạch chiều dầy 1 - 2m, kéo dài 2 -10m định hướng theo các đứt gãy. Thành phần bao gồm granit aplit, granit hạt nhỏ, lamprophyr và pegmatit granit.



1.6.3. Kiến tạo

1.6.3.1. Cấu trúc uốn nếp

Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Bình nằm trọn trên hai đới cấu trúc Long Đại và Hoành Sơn thuộc miền uốn nếp Việt - Lào.



- Đới Long Đại:

Hầu hết lãnh thổ Quảng Bình nằm trong đới cấu trúc Long Đại. Phía Tây Nam và Nam giáp với đới A Vương - Sê Kông bởi đứt gãy Đà Nẵng - Đăkrông (Trần Ngọc Nam), phía Bắc giáp với đới Hoành Sơn bởi đứt gãy Rào Nậy, phía Tây kéo sang lãnh thổ Lào.

Đới Long Đại có địa hình phức tạp, hiểm trở, trùng với dải Trường Sơn kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam từ biên giới Việt Lào (phía Tây Hà Tĩnh) đến Bình - Trị - Thiên. Đây là vùng nâng khối tảng mạnh trong Tân kiến tạo (Lê Đức An, 1980), tạo nên các đỉnh núi cao, sườn dốc, bị bóc mòn mạnh. Đới được cấu thành bởi các phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi hạ - trung, Paleozoi thượng, Mesozoi và Kainozoi.

Có thể phân chia sơ bộ thành các tổ hợp đá thuộc phần móng kết tinh Paleozoi sớm giữa, tổ hợp các đá thuộc các phức hệ chồng gối liên quan với các hoạt động muộn sau Paleozoi. Có thể phân chia được các khối cấu trúc sau đây:



+ Khối cấu trúc Hải Trạch - Trường Sơn và Ngân Thuỷ - Kim Thuỷ: Khối được cấu thành bởi các trầm tích Paleozoi hạ hệ tầng Long Đại và Đại Giang. Đây là một bộ phận của bể trầm tích lớn phân bố rộng rãi trong khu vực Quảng Bình và Quảng Trị. Trên bình đồ khối cấu trúc có dạng một phức nếp lồi, phân đới biến chất đồng tâm.

+ Khối cấu trúc Paleozoi Minh Hoá - Hải Trạch: Có dạng các khối uốn nếp lớn với thành phần lục nguyên và carbonat tướng biển thuộc các trầm tích Devon (hệ tầng Rào Chắn, Bản Giàng, Mục Bài, Đông Thọ, Bằng Ca và Xóm Nha).

+ Khối cấu trúc Paleozoi Lệ Ninh: Bao gồm các trầm tích Devon hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cù Bai.

+ Khối cấu trúc Paleozoi giữa Phong Nha - Kẻ Bàng: Có dạng một nếp lõm với thành phần lục nguyên và carbonat tướng biển Paleozoi thượng (hệ tầng La Khê, Bắc Sơn và Khe Giữa) với bề dày trầm tích 880 - 1.080m, đá ít biến vị và hầu như không bị biến chất.

+ Khối batolit Đồng Hới: Quy mô lớn, trùng với phần nhân của phức nếp lồi lớn tạo nên bởi các đá trầm tích biến chất phân đới đồng tâm hệ tầng Long Đại và Đại Giang.

+ Trũng chồng gối Mesozoi muộn Mụ Giạ và Thượng Trạch: Là một phần phía Đông của cấu trúc nếp lõm dạng chậu thoải Nậm Theun (trung tâm nếp lõm ở bên Lào), đặc trưng là các trầm tích lục nguyên - carbonat biển - á lục địa (hệ tầng Bãi Dinh) và lục địa màu đỏ (hệ tầng Mụ Giạ).

- Đới Hoành Sơn:

Đới Hoành Sơn (A.E. Dovjikov và nnk., 1963; Lê Duy Bách và nnk., 2001), nằm trong “nếp lõm Sông Cả” (J. Fromaget, 1941), thuộc võng chồng Sầm Nưa (Trần Văn Trị và nnk.,1986) tiếp giáp với đới Long Đại bởi đứt gãy Rào Nậy. Đới Hoành Sơn nằm trong đới địa chấn Mmax = 6,1 - 6,5; h = 15 - 20km (Nguyễn Đình Xuyên, 1994), được cấu thành bởi các phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi hạ - trung, Mezozoi hạ và Kainozoi, chủ yếu là các đá trầm tích phun trào và xâm nhập có tuổi Mesozoi sớm. Cụ thể hơn, đó là các đá trầm tích và phun trào hệ tầng Đồng Trầu, các đá á phun trào và xâm nhập nông loạt Hoành Sơn và các xâm nhập phức hệ Sông Mã, phức hệ xâm nhập granit Phiabioac.

Đới Hoành Sơn chỉ chiếm một phần diện tích hẹp ở phía Bắc đứt gãy Rào Nậy và tạo thành dãy núi kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam từ Đông Bắc Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến đèo Ngang (Quảng Bình) với thế núi cao dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, từ 100 - 200m đến hơn 1.000m. Thuộc phần phía Đông Nam của đới là trũng sụt Kainozoi đồng bằng Ba Đồn, được lấp đầy các thành tạo trầm tích lục nguyên gắn kết yếu và bở rời, có bề dày tăng dần từ rìa đồng bằng về phía biển, lớn nhất là > 350m (LK.MH.1). Thuộc diện lộ của đới có biểu hiện sinh khoáng vàng, liên quan đến các thành tạo lục nguyên - phun trào Trias giữa và khoáng sản ngoại sinh (trầm tích và vỏ phong hoá) như kaolin, than bùn, than nâu, cát thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.

Trên cơ sở xem xét đặc điểm thành phần trầm tích, quan hệ địa tầng, hoạt động magma thấy rằng 5 phức hệ thạch kiến tạo khác nhau phản ánh 5 giai đoạn phát triển kiến tạo của lãnh thổ Quảng Bình nói riêng và miền uốn nếp Việt - Lào nói chung, cụ thể:



+ Phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi hạ - trung gồm các thành hệ lục nguyên dạng flish, lục nguyên - phun trào trung tính - felsic, lục nguyên - cacbonat có tuổi Ocdovic muộn - Silua. Chúng tạo nên nếp lõm Đồng Hới - Ca Xen với các cánh thoải, các đơn nghiêng ở giáp Trổ thuộc đới Hoành Sơn. Các trầm tích Devon phân bố ở vùng Quy Đạt. Đới Long Đại gồm các thành hệ lục nguyên, lục nguyên cacbonat với tổng bề dày khoảng 3.000m. Chúng tạo nên nếp lồi Đông Phường, Đại Đủ, nếp lõm Quy Đạt với góc dốc các cánh trung bình 45 - 550. Tham gia vào bình đồ cấu trúc còn có granit các khối Đồng Hới, Đồng Lê phức hệ Trường Sơn.

+ Phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi thượng bao gồm thành tạo lục nguyên cacbonat. Chúng tạo nên các nếp lõm lớn như Quy Đạt, Phong Nha, Kẻ Bàng với tổng bề dày 1.400 - 1.500m. Cánh của các nếp uốn có thế năm thoải, trung bình 20 - 450. Các trầm tích thành phần đồng nhất, bề dày ổn định, thường chứa các động vật bám đáy phản ánh điều kiện thềm lục địa yên tĩnh của giai đoạn thành tạo chúng.

+ Phức hệ thạch kiến tạo Mezozoi hạ lộ ra ở đới Hoành Sơn bao gồm thành tạo lục nguyên - phun trào felsic thuộc hệ tầng Đồng Trầu với bề dày 2.800m và granit phức hệ Sông Mã. Chúng tạo nên nếp lõm Trung Thuần có góc dốc hai cánh khoảng 650. Các thành tạo kể trên cùng với xâm nhập felsic phản ánh chế độ rift nội lục vào Mesozoi sớm của vùng này.

+ Phức hệ Mezozoi trung - thượng lộ dọc phía Bắc đứt gãy Rào Nậy với thành tạo chứa than tuổi Nori - Ret và thành hệ lục địa màu đỏ tuổi Kreta, tổng bề dày 1.500m. Chúng tạo nên nếp lõm đèo Mụ Giạ, Cà Roòng thuộc đới Long Đại. Góc các cánh thoải 5 - 100. Thành tạo chứa than và lục địa màu đỏ phản ánh phức hệ được hình thành trong bồn trên vỏ lục địa sau tạo núi.

+ Phức hệ Kainozoi phân bố rộng rãi ở ven biển gồm các thành tạo lục địa chứa than tuổi Neogen. Nằm trên là các thành tạo bởi rời Đệ Tứ phân bố ở đồng bằng Quảng Bình, ở các trũng giữa núi như Quy Đạt. Chúng phản ánh các hoạt động tân kiến tạo khá mạnh.

- Trũng sụt Kainozoi ven biển (đồng bằng Ba Đồn, Lệ Thuỷ):

Trũng sụt Kainozoi thuộc tam giác châu cửa Sông Gianh, Nhật Lệ, phủ trên móng cấu trúc thuộc 2 đới Hoành Sơn và Long Đại, được lấp đầy bằng các thành tạo lục nguyên gắn kết yếu và bở rời Kainozoi, có bề dày thay đổi từ rìa đồng bằng ra biển, sâu nhất là vùng ven biển tới > 350m (LK.MH.1).



- Một số nếp uốn tiêu biểu:

+ Nếp lồi dạng vòm Đồng Hới: có dạng elip với chiều dài 10 - 20km, rộng 5 - 8km. Nhân của nếp lồi là các trầm tích thuộc phần d­ới hệ tầng A V­ương. Cánh là các trầm tích thuộc phần trên hệ tầng A Vư­ơng. Góc dốc của cánh thoải 25 - 30o, trục nếp uốn kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Phần trung tâm nếp lồi bị khối granit Đồng Hới xuyên cắt.

+ Nếp lồi Đại Đủ: có dạng cánh cung, cong đều, lưng quay về phía Bắc. Chiều dài nếp lồi khoảng 20 - 25km, rộng 6 - 7km, kéo dài từ làng Troóc lên Đại Đủ đến Cha Cung. Nhân của nếp lồi là các trầm tích thuộc hệ tầng Rào Chắn (D1) hai cánh là trầm tích thuộc hệ tầng Bản Giàng (D2e) và hệ tầng Mục Bài (D2g). Trục nếp lồi có dạng cánh cung, cánh phía Bắc có góc dốc 60 - 65o, cánh phía Nam dốc 70 - 75o, trục chúc dần về phía Tây để rồi chuyển thành nếp lõm Thác Dài - Marai.

+ Nếp lồi Si Th­ượng: có chiều dài 20km, rộng 1 - 5km, đầu nút phía Tây Bắc phình to và phức tạp, đầu nút phía Tây Nam thót nhỏ và đơn giản hơn. Nhân của nếp lồi các đá trầm tích thuộc hệ tầng Rào Chắn (D1rc), hai cánh là trầm tích của hệ tầng Bản Giàng (D2e). Cánh phía Tây Bắc có góc dốc 54 - 50o, cánh Tây Nam bị các đứt gãy cắt xén, có góc dốc thay đổi từ 55 - 60 đến 70 - 80o. Trục của nếp lồi dạng cánh cung quay lưng về phía Tây Nam, để cùng với nếp lồi Đại Đủ tạo nên nếp lõm Thác Dài - Marai.

+ Nếp lồi Đông Phư­ờng: kéo dài 20 - 30km, rộng 2 - 4km. Nhân của nếp lồi là các trầm tích của hệ tầng Bản Giàng (D2e), cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Mục Bài (D2g). Trục của nếp lồi có phương Tây Bắc - Đông Nam ở phần trung tâm bị oằn do tác động của đứt gãy. Cánh Đông Bắc có góc dốc 50 - 60o, cánh Đông Nam khoảng 65 - 70o.

+ Nếp lồi Cao Mại: có chiều dài 25 - 30km, rộng 2 - 3km. Nhân là các trầm tích tuổi Eifel, hai cánh là trầm tích tuổi Givet. Trục của nếp uốn tương đối mềm mại, kéo dài theo phương vĩ tuyến. Cánh phía Nam có góc dốc 60 - 70o, cánh phía Bắc dốc 45 - 50o, sau đó tham gia vào nếp lõm Rào Nậy.

+ Nếp lồi Cát Đằng: kéo dài từ La Trọng đến Cát Đằng với chiều dài 15 - 20km, rộng 2 - 3km. Trục của nếp uốn có phương Tây Bắc - Đông Nam nh­ưng bị oằn ở vùng A Vi. Nhân của nếp lồi là các đá trầm tích của hệ tầng Rào Chắn (D1 rc), hai cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Mục Bài (D2g mb). Cánh Đông Bắc có góc dốc 50 - 55o, cánh Tây Nam bị vò nhàu, uốn nếp mạnh, có thể nằm đảo với góc dốc 60 - 65o.

+ Nếp lõm dạng địa hào Rào Nậy: kéo dài 70 - 100km, rộng


3 - 5km. Trục nếp lõm có dạng cánh cung, lưng quay về phía Tây Nam, chúc về phía Đông Nam rồi các trầm tích Kainozoi phủ lên. Nhân của nếp lõm là các trầm tích Famen, cánh là các trầm tích Frasni thuộc hệ tầng Đông Thọ và trầm tích Givet của hệ tầng Mục Bài. Cánh phía Tây Nam có góc dốc thay đổi từ 60 - 75o, cánh phía Đông Bắc có góc dốc 70 - 80o. Phủ bất chỉnh hợp lên nếp lõm này là các trầm tích của hệ tầng La Khê (C1), và hệ tầng Bắc Sơn
(C2-P1), có thế nằm thoải.

+ Nếp lõm Quy Đạt: có dạng elip bị uốn cong, lưng quay về phía Tây Nam. Chiều dài nếp lõm khoảng 20 - 25km, rộng 3 - 4km. Nếp lõm này nằm giữa 2 nếp lồi Sĩ Th­ượng và Cao Mại, phía Đông Bắc của nếp lõm là nếp lồi Đông Phương. Nhân là các trầm tích Famen thuộc hệ tầng Cát Đằng, cánh là các trầm tích của hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng Mục Bài. Trục của nếp lõm có dạng cánh cung lưng quay về phía Tây Nam, cánh Đông Bắc có góc dốc


60 - 65o, cánh Tây Nam dốc 50 - 55o.

+ Nếp lõm Phong Nha: kéo dài từ Đư­ờng 20 lên Bãi Dinh sang Thác Dài, vư­ợt ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Nhân của nếp lõm là các trầm tích của hệ tầng Bắc Sơn, cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng Mục Bài. Trục nếp lõm có dạng cánh cung, lưng quay về phía Tây Nam. Cánh có góc dốc thay đổi từ 45 - 70o. Nếp lõm bị các đứt gãy làm phức tạp, tạo nên cấu trúc khối tảng.

+ Nếp lõm Thác Dài - Ma Rai: kéo từ Thác Dài đến núi Ma Rai, có chiều dài 15 - 20km, rộng 5 - 6km. Nhân của nếp lồi gồm đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn, cánh là các trầm tích thuộc hệ tầng La Khê. Cánh phía Tây có góc dốc 20 - 30o, cánh phía Đông Bắc bị các đứt gãy cắt xén.

+ Nếp lõm Trung Thuần: kéo từ Trung Thuần lên núi Ong Na v­ượt ra khỏi phạm vi nghiên cứu với chiều dài 45 - 50km, rộng 22 - 25km. Nhân của nếp lõm là các trầm tích thuộc phần trên hệ tầng Đồng Trầu, cánh là các trầm tích của phần dư­ới hệ tầng Đồng Trầu. Hai cánh của nếp lõm có góc dốc 50 - 60o, trục hơi chếch về phía Bắc, phần phía Đông của nếp uốn bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ.



1.6.3.2. Hệ thống các đứt gãy

Các hệ thống phá huỷ đứt gãy phát triển mạnh mẽ với các hệ thống chính là Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam, á kinh tuyến, á vĩ tuyến. Dấu hiệu để vạch các đứt gãy là việc phân tích các hệ thống phá huỷ kiến tạo, các hệ thống khe nứt, các dấu hiệu địa mạo, các dấu hiệu ảnh hàng không.



- Hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam:

Hệ thống này chủ yếu tập trung ở phía Bắc khối granit Đồng Hới tạo nên hệ thống song song cùng phương trong đó đứt gãy chính là Rào Nậy.

Đứt gãy nghịch chờm Rào Nậy (đứt gãy chính cấp I) kéo dài khoảng 150km từ lãnh thổ Lào qua Kim Lũ - Ba Đồn ra biển. Đứt gãy Rào Nậy có tính chất trượt bằng trái nghịch, có thế nằm mặt trượt là 200 - 2300  70 - 800, đới cà nát rộng 2 - 3km. Đây là một đứt gãy lớn có lịch sử phát triển mạnh nhất vào Mesozoi sớm. Chính hệ thống sông Rào Nậy đặt lòng trên đứt gãy này.

Song song với đứt gãy Rào Nậy còn rất nhiều đứt gãy nhỏ cùng phương tập trung ở phía Bắc.

Đứt gãy Lệ Thuỷ (cấp III) nằm về phía Nam, kéo dài từ tỉnh Quảng Trị qua bản Đá Mọc đến bản Đa Neng, bản Khe Giữa đến biên giới Việt Lào. Đứt gãy có phương á vĩ tuyến chuyển dần sang Tây Bắc - Đông Nam kéo dài khoảng 60km trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Dấu hiệu của đứt gãy rất rõ ràng với các đới đập vỡ cà nát và biến dạng của các đá trầm tích Long Đại, Đại Giang, chiều rộng đến 2 - 3km. Trên bình đồ tỷ lệ nhỏ, tuyến đá phun trào Mesozoi hệ tầng Động Toàn cũng trùng với phương phát triển của đứt gãy này. Theo Hoàng Anh Khiển và nnk, đứt gãy Lệ Thuỷ thuộc vào cấp III, kéo dài 90km, chiều rộng 1 - 2km, cắm về phía Tây Nam, chiều sâu ảnh hưởng đến 15 - 20km.

Dọc theo đới đứt gãy, xuất hiện nhiều điểm quặng vàng và các vành phân tán trọng sa liên quan với hệ tầng Động Toàn.

- Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến:

Có số lượng hạn chế hơn nhiều so với hệ thống Tây Bắc - Đông Nam, chủ yếu tập trung ở phía Tây Bắc trên địa bàn huyện Minh Hoá. Tiêu biểu nhất là đứt gãy Đường 12A và đứt gãy Đường 15.



Đứt gãy Đường 12A có đặc điểm địa mạo và ảnh hàng không khá rõ dọc theo Rào Nậy, có phương á kinh tuyến, phân chia hai cấu trúc theo phương Tây Bắc - Đông Nam hoặc á kinh tuyến. Cấu trúc Paleozoi trung - thượng ở khối cấu trúc Minh Hoá và cấu trúc dạng nếp lõm có thế nằm thoải cắm về phía Tây thuộc khối cấu trúc Mụ Giạ. Phần phía Bắc của đứt gãy mang tính trượt bằng phải, có thế nằm 280  800, còn phía Nam là trượt bằng phải nghịch có thế nằm 950  700.

Đứt gãy Đường 15 có đặc điểm địa mạo, ảnh hàng không khá rõ, có phương á kinh tuyến và chếch về phía Tây Bắc - Đông Nam (ở phía Tây) phân chia khối cấu trúc Minh Hoá và Kẻ Bàng. Đây là đứt gãy trượt bằng phải có thế nằm mặt trượt thẳng đứng. Dọc đứt gãy một số điểm lộ quan sát biểu hiện dăm kết.

Đứt gãy thuận Đường 20 có đặc điểm địa mạo, ảnh hàng không khá rõ, có phương á vĩ tuyến và chếch Tây Bắc - Đông Nam (ở phía Tây) phân chia khối cấu trúc Minh Hoá và Kẻ Bàng. Đây là đứt gãy trượt bằng phải có thế nằm mặt trượt thẳng đứng. Dọc đứt gãy một số điểm lộ quan sát biểu hiện dăm kết.

Đứt gãy thuận Troóc - Cát Đằng có dạng vòng cung dài 60 - 70km. Mặt tr­ượt của đứt gãy này nghiêng về phía Nam Tây Nam. Đứt gãy Troóc - Cát Đằng bắt đầu từ Paleozoi muộn và hoạt động điều hòa tới ngày nay. Tổng biên độ dao động đứng trên 700m. Liên quan đến đứt gãy có điểm nước khoáng ở Động Nghèn.

- Hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam:

Hệ thống này phát triển mạnh nhưng phân bố không đều, chủ yếu là các đứt gãy có chiều dài không lớn thuộc vào cấp IV và nhỏ hơn. Biểu hiện của các đứt gãy chủ yếu là các đới phá huỷ đập vỡ, các đới khe nứt tăng cao. Biểu hiện của chúng trên ảnh và bản đồ địa hình thường không rõ ràng như các đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam.




tải về 3.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương