Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch



tải về 0.97 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.97 Mb.
#25515
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Nếu ô tô, tàu hoả ra đời vào những năm cuối của thế kỷ XIX thì những năm đầu của thế kỷ XX người ta đã sáng chế ra máy bay. Có thể nói đây là loại ph­ương tiện vận tải đặc trư­ng của thời kỳ này. Việc hai anh em nhà Wright cho ra đời chiếc “máy bay” đầu tiên vào năm 1903 đã hứa hẹn một t­ương lai phát triển cho du lịch. Rất nhanh chóng, năm 1919 Thomas Cook đã tổ chức những chuyến du lịch đầu tiên bằng máy bay cho du khách. Năm 1958, chiếc Boing 747 đầu tiên ra đời. Cũng trong năm này ngành hàng không thế giới đã hạ giá vé cho phù hợp đông đảo hành khách.

Cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch quốc tế đã đạt những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên trong những năm chiến tranh, du lịch quốc tế hầu như bị tê liệt.

Về phương diện thông tin liên lạc, thời kỳ này con người đã phát minh ra các phương tiện truyền tin không gian như điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895).

Trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh, các khu du lịch nghỉ biển được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh, Đức ... Ở những nước này đã thành lập những cơ quan nhà nước về du lịch và một vài nước đã thành lập Bộ Du lịch.

Liên minh quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (IUOTO) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế hầu như bị đình trệ. Cơ sở hạ tầng-cơ sở vật chất kỹ thuật phần thì bị phá huỷ, phần thị bị biến thành cơ sở phục vụ cho chiến tranh.

Vào những năm đầu sau chiến tranh, du lịch quốc tế được phục hồi rất chậm bởi vì các nước đang bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế đất nước.

Năm 1963, diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma.

Năm 1967, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chủ đề: “Du lịch quốc tế là giấy thông hành của hoà bình”.

Ngày 10/10/1980, 47 nước cùng đưa ra “Tuyên bố Manila về du lịch”, trong đó có đoạn viết: “Quyền sử dụng thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là quyền được đi nghỉ ngơi theo kỳ và tự do đi tham quan du lịch là kết quả đương nhiên của quyền lao động, được thừa nhận như là yếu tố phát triển của con người”.

Năm 2005: Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của WTTC được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ.

Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng du khách và sự gia tăng của tổng doanh thu trong ngành du lịch là sự thay đổi về cơ cấu khách du lịch và sự phát triển nhiều loại hình du lịch. Vận chuyển khách bằng đường bộ và đường hàng không đã chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong ngành du lịch quốc tế. Các công ty khách sạn, lữ hành, các công ty môi giới ... lần lượt ra đời đã làm nảy sinh cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch quốc tế. Đặc biệt là ở những nước phát triển, khi đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu. Chế độ làm việc 4 - 5 ngày/tuần ở nhiều nước đã và đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách.

1.2.1.2. Ở Việt Nam - những mốc lịch sử và những sự kiện du lịch.

Việc khai thác các tài nguyên phục vụ cho du lịch đã được thể hiện rất rõ nét trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Hàng loạt các biệt thự, nhà nghỉ … được xây dựng ven các bãi biển và trên các vùng cao nguyên.

- Ngày 9/7/1960: Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập.

- Năm 1976 công ty Du lịch Việt Nam tiếp quản các khách sạn lớn ở các tỉnh, thành phố phía Nam để đưa vào kinh doanh du lịch.

- Ngày 23/1/1979, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt lớn trong sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hoạt động du lịch Việt Nam.

- Năm 1980, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Du lịch Thế giới.

- Trong quá trình tinh giản biên chế, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sát nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Do vậy, ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119/ HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận kinh doanh du lịch trước đây với tiền thân là Công ty du lịch ban đầu. Tên đối ngoại của Tổng công ty Du lịch Việt Nam là Vietnamtourism.

- Năm 1991, Việt Nam tham gia vào Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA).

- Ngày 12/8/1991, ngành Du lịch được tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch để sát nhập vào Bộ Thương mại - Du lịch.

- Ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam như một cơ quan độc lập ngang Bộ.

- Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

- Năm 1994, vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và Việt Nam tự hào đón người khách quốc tế thứ 1.000.000.

- Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010, các đề án quy hoạch du lịch các vùng, tiểu vùng, các tỉnh cũng đã được triển khai xây dựng tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với sự cộng tác của các chuyên gia trong và ngoài nước.

- Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An dược công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Năm 2000, Chương trình hành động Quốc gia về du lịch được phê duyệt.

- Năm 2001, Nghị định 27/CP của Chính phủ ban hành và khẳng định vai trò của du lịch trong nền kinh tế đất nước. Pháp lệnh du lịch đang được thực thi, Luật Du lịch sắp được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý để phát triển du lịch. Ngành du lịch đã và đang quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, du lịch đang dần được quan tâm đúng mức nhằm khắc phục tình trạng hụt hẫng trong việc phục vụ khách du lịch nước ngoài.

- Năm 2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Năm 2004, Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại.

- Năm 2005, Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị: "Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực" và đến ngày 6/12/2005 đã đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến Việt Nam.

1.2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công tác bảo vệ môi trường

1.2.2.1. Trên thế giới - những mốc lịch sử và những sự kiện môi trường

Trong khuôn khổ tài liệu này xin được đề cập đến những mốc lịch sử quan trọng về sự hình thành và phát triển của công tác bảo vệ môi trường như sau:

1) Tháng 7 năm 1972, tại Stockholm, Thủ đô của Thuỵ Điển đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người. 113 quốc gia đã nhóm họp nhằm xem xét và đánh giá sự xuống cấp của môi trường toàn cầu. Cùng với sự phát triển, chính bản thân loài người, vì những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình đã tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ sự trường tồn của Trái Đất.

Tại phiên họp này Hội nghị đã ra tuyên bố như sau:

- Con người vừa là sinh vật, vừa là người nhào nặn nên môi trường của mình. Môi trường tạo cho con người phương tiện phát triển về mặt thể chất và ban cho con người cơ hội phát triển trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần. Trong suốt quá trình tiến hóa của nhân loại trên hành tinh này, con người với sự thúc đẩy nhanh của khoa học và công nghệ, đã tiến đến một giai đoạn giành được sức mạnh làm biến đổi môi trường của mình bằng hằng hà sa số theo những cách và qui mô chưa từng có.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khao khát của các dân tộc trên khắp thế giới và là nhiệm vụ của mọi Chính phủ.

- Con người luôn luôn tích luỹ kinh nghiệm và thường xuyên tìm kiếm, phát minh, sáng tạo và tiến tới. Trong thời đại của chúng ta, năng lực biến đổi môi trường xung quanh của con người, nếu sử dụng một cách thông minh, có thể mang lại cho mọi dân tộc những lợi ích phát triển và cơ hội làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu sử dụng sai và vô ý có thể gây hại cho con người và môi trường. Xung quanh chúng ta, càng ngày càng có nhiều bằng chứng về những thiệt hại do con người gây ra ở nhiều khu vực của Trái Đất.

- Ở các nước đang phát triển, kém phát triển đã gây ra hầu hết các vấn đề tồn tại về môi trường. Hàng triệu con người vẫn đang sống dưới mức rất xa so với những mức tối thiểu cần cho sự tồn tại tươm tất của con người. Do vậy, các nước đang phát triển phải hướng mọi nỗ lực của mình cho phát triển và phải luôn nhớ rằng họ phải đề ra những ưu tiên và nhu cầu bảo đảm an toàn và cải thiện môi trường. Cùng chung mục đích này, các nước công nghiệp hoá cần phải dành nhiều nỗ lực hơn để giảm dần khoảng cách giữa họ với các nước đang phát triển.

- Tăng dân số tự nhiên luôn luôn là những vấn đề tồn tại đối với việc giữ gìn môi trường và cần phải áp dụng đầy đủ các chính sách và biện pháp một cách thích hợp để đương đầu với những vấn đề này.

2) Hai mươi năm sau, tháng 6 năm 1992, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển đã khẳng định lại Tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người năm 1972, và tìm cách phát huy Tuyên bố ấy bằng cách:

- Thiết lập một sự chung sức toàn cầu mới và bình đẳng thông qua việc tạo dựng những cấp độ hợp tác mới giữa các quốc gia, những thành phần chính trong các xã hội và nhân dân.

- Tăng cường các hành động để đạt được những hiệp định quốc tế về tôn trọng quyền lợi của mọi người và bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu.

- Công nhận bản chất toàn bộ và phụ thuộc lẫn nhau của Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta.

3) Tuyên bố Johannesburg về Phát triển bền vững vào tháng 8 - 9, năm 2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững. Tuyên bố bao gồm các vấn đề lớn như sau:

- Từ điểm khởi nguồn đến tương lai: cộng đồng quốc tế khẳng định lại cam kết về Phát triển bền vững, cam kết xây dựng một xã hội bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và thấu hiểu về nhu cầu phẩm giá cần cho mọi người, phải bảo đảm cho trẻ em được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, cần có một kế hoạch rõ ràng và khả thi để xoá bỏ nghèo khó và phát triển con người.

- Hành trình Stockholm - Rio de Janeiro - Johannesburg: để đạt được sự phát triển bền vững, cần tiếp tục thực hiện Chương trình nghị sự 21 và Tuyên bố Rio. Johannesburg cũng khẳng định rằng đã có những tiến bộ quan trọng hướng tới việc đạt được sự đồng thuận toàn cầu và quan hệ đối tác giữa tất cả các dân tộc trên hành tinh của chúng ta.

- Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt: xoá đói giảm nghèo, thay đổi tập quán và thói quen trong tiêu thụ tài nguyên ... là những yêu cầu thiết yếu để phát triển bền vững. Mối đe doạ lớn hiện nay là khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo, nước giàu và nước nghèo, môi trường toàn cầu trở nên tồi tệ hơn: đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng, thoái hoá đất, biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục diễn biến theo xu hướng xấu.

- Cam kết của chúng ta về phát triển bền vững: Các quốc gia cam kết rằng: tính đa dạng phong phú của chúng ta sẽ được sử dụng cho quá trình xây dựng các mối quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi tăng cường đối thoại và hợp tác, tôn trọng phẩm giá con người, cùng nhau hỗ trợ để phát triển, kiên quyết chống lại các vấn nạn đang đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững.

- Chủ nghĩa đa phương hoá là tương lai: cần thiết lập những thiết chế đa phương và quốc tế có trách nhiệm, tôn trọng và thường xuyên giám sát việc thực hiện Hiến chương LHQ để hướng tới sự phát triển bền vững.

- Chuyển biến thành hiện thực: nhất trí tập hợp, lôi cuốn toàn cộng đồng tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Bảng 1.2. Những sự kiện quan trọng về môi trường mang tầm quốc tế

Năm

Sự kiện

1972

- Câu lạc bộ Rome xuất bản cuốn ”Giới hạn cho sự phát triển” làm bùng lên nhiều cuộc tranh cãi về tăng trưởng kinh tế.

- Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường con người tại Stockholm (6-16/6/1972).

- Công ước UNESCO về Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên thế giới.

1973

- Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) trở thành cơ quan đầu tiên của Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại một quốc gia đang phát triển (Nairobi, Kênia).

- 80 quốc gia đã ký Công ước về Buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

- Phong trào Chipko đã ra đời ở miền Bắc Ấn Độ nhằm bảo vệ các loài cây trước nạn buôn bán gỗ lậu tại vùng núi Himalaya.

- Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm do tàu biển (MARPOL).

1974

- Thông qua Chương trình biển cấp khu vực và Kế hoạch hành động Địa Trung Hải.

- Nhà hoá học Sherwood Rowland và Mario Molina mô tả phương thức các chất khí CFC phá huỷ các phân tử ôzôn.

1975

- Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc giao cho UNEP trách nhiệm cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực Luật Môi trường.

- Công ước CITES có hiệu lực.

1976

- Thành lập Tổ chức Đăng ký quốc tế các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC).

- Vụ nổ hoá chất gây phát tán điôxin ở Seveso, ngoại ô Milan.

- Công ước về Bảo vệ biển Địa Trung Hải khỏi ô nhiễm.

1977

- Kế hoạch hành động Bảo tồn, Quản lý và Sử dụng động vật biển có vú của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Nông Lương quốc tế (UNEP/ FAO).

- Phong trào Vành đai xanh ra đời ở Kênia.

1978

- Hội đồng điều hành của UNEP thông qua nguyên tắc đạo đức môi trường nhằm hướng dẫn các nước trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai hay nhiều quốc gia cùng chia sẻ.

- Công ước khu vực Kuwait về Hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tránh ô nhiễm.

1979

- Công ước về Bảo tồn các loài động vật di cư hoang dã.

- Công ước Geneva về Ô nhiễm không khí xuyên biên giới trong phạm vi rộng.

- Hội nghị thế giới đầu tiên về biến đổi khí hậu ở Geneva.

1980

- UNEP phối hợp với IUCN và WWF ban hành Chiến lược bảo tồn thế giới, được coi như tuyên bố chính trị chung đầu tiên về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

- Hội đồng Brandt xuất bản cuốn "Nam Bắc: Chương trình vì sự sinh tồn".

1981

- Công ước về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường biển và ven biển Tây và Trung Phi.

- Công ước về bảo vệ môi trường biển và khu vực ven biển vùng Đông Nam Thái Bình Dương.

1982

- UNEP tổ chức Hội nghị Stockholm + 10 tại Nairobi.

- Chương trình Montevideo về Phát triển và Đánh giá định kỳ Luật Môi trường.

- Công ước khu vực về Bảo tồn môi trường Hồng Hải và vịnh Aden.

- Thành lập Viện Tài nguyên Trái Đất.

1983

- Công ước về Bảo vệ và phát triển môi trường biển vùng Caribê mở rộng.

1984

- Quỹ Truyền hình Môi trường (VTE) được thành lập với sự cộng tác của Hãng truyền hình Trung ương Anh Tổ chức hội nghị thế giới đầu tiên về quản lý môi trường.

1985

- Công ước Viên về Bảo vệ tầng ôzon.

- Công ước về Bảo vệ, Quản lý và Phát triển môi trường biển và ven biển khu vực Đông Phi.

- Các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng tầng ôzon.

1986

- Chương trình quản lý thân thiện môi trường đối với vùng nước lục địa, nhằm giúp đỡ chính phủ các nước lồng ghép các mối quan tâm đối với môi trường vào các chính sách vùng nước nội địa của họ.

- Công ước về Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và Môi trường tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

- Uỷ ban săn bắt cá voi quốc tế ban bố lệnh tạm ngừng buôn bán cá voi.

1987

- Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzon.

- Nguyên tắc Cairo về quản lý chất thải độc hại.

- Ấn phẩm “Tương lai chung của chúng ta” được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển xuất bản.

1989

- Công ước Basel về quản lý vận chuyển xuyên biên giới và chôn lấp các chất thải nguy hại.

1990

- Thành lập Trung tâm hợp tác năng lượng tại Đan Mạch nhằm thúc đẩy sự phát triển các kế hoạch năng lượng quốc gia thân thiện với môi trường.

1991

- Thành lập Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) với sự tham gia với tư cách thành viên của UNEP, UNDP, WB.

- Nghị định thư về Bảo vệ môi trường, bổ sung cho Hiệp ước Nam cực, được ký tại Mađrit.

1992

- Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro.

- Công ước về bảo vệ biển Đen tránh khỏi ô nhiễm.

- Công ước khung về Biến đổi khí hậu.

- Công ước về Đa dạng sinh học.

1993

- Chương trình Montevideo II về Phát triển và đánh giá định kỳ Luật Môi trường.

1994

- Công ước Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hoá.

- Nhóm liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc xây dựng báo cáo biến đổi khí hậu cảnh báo về những ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài của hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

1995

- Chương trình toàn cầu hành động bảo vệ môi trường biển trước các hoạt động từ đất liền.

- Báo cáo đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu.

- Báo cáo đánh giá lần II về biến đổi khí hậu.

- Hướng dẫn quốc tế về an toàn sinh học.

1996

- ISO 14000 đưa ra hệ thống quản lý môi trường trong ngành công nghiệp.

- Hiệp ước toàn diện về cấm thử vũ khí hạt nhân.

1997

- Nghị định thư Kyoto được 122 quốc gia thông qua.

1998

- Sự trợ giúp hợp tác Liên Hiệp Quốc trong công tác chống cháy rừng ở Nam Phi.

1999

- Thành lập lực lượng đặc biệt đánh giá ảnh hưởng của xung đột vùng Balkans đối với môi trường.

- Ngày 12 tháng 10 được coi là “ngày người thứ 6 tỷ” của dân số thế giới theo ước tính của Liên Hiệp Quốc.

2000

- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với việc buôn bán động thực vật biến đổi gien.

2001

- Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ yêu cầu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng 9 loại thuốc trừ sâu độc hại, khó phân huỷ, và hạn chế sử dụng một số loại hoá chất khác.

- Hiệp ước về nguồn gen thực vật cho lương thực và nông nghiệp được thông qua tại Hội nghị của Tổ chức Nông Lương – FAO.

2002

- Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tại Johannesburg, Nam Phi.


tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương