Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Bốn IV.Lý luận về “Tức thân thành Phật”



tải về 2.3 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Chương Bốn




IV.Lý luận về “Tức thân thành Phật”

(Giáo nghĩa của Chân Ngôn Tông)



IV.01.Ðặc sắc của Chân Ngôn Tông

Ở đây chúng ta sẽ học hỏi về những lời dạy của Chân Ngôn Tông. Ðiểm đặc sắc nổi bậc về những lời dạy của Chân Ngôn Tông là việc “tức thân thành Phật” (nghĩa là với thân nầy sẽ thành Phật trong đời nầy) hoặc giả “để được thành Phật”, đó là cách gọi của Tông Phái nầy.

Lúc ngài Hoằng Pháp Ðại Sư đang thành lập Chân Ngôn Tông của Nhật Bản thì cũng có những lời giải thích của các Tông phái Phật Giáo khác: muốn thành Phật phải tu hành trải qua sanh tử 3 kiếp. Đối với Ðại Sư, Ngài đã căn cứ theo kinh Ðại Nhựt và kinh Kim Cang Ðảnh cũng như Bồ Ðề Tâm luận mà viết ra quyển “tức thân thành Phật nghi”. Ngài lại cho rằng: Chính thân nầy do cha mẹ sinh ra, ta có thể chứng quả và đó là nhân thành Phật trong đời nầy.

Bây giờ ta hãy lần lượt xem qua quyển “Tức Thân Thành Phật Nghi” của Ðại Sư và ở đây tưởng cần xem qua một đoạn về lý luận của việc “tức thân thành Phật như sau:

Ðầu tiên ngài quan sát về thực thể của vũ trụ. Ngài lý luận và phân tích trên 3 phương diện của THỂ đại (nguyên thủy, bản thể, bản chất) và TƯỚNG đại (hình tướng, tướng trạng và hiện tượng) cũng như DỤNG đại (việc làm, sự tác dụng và hoạt động). Tiếp đến ngài cho rằng: Thể ấy có sáu đại, tướng có bốn mạn và dụng có ba mật. Tiếp theo đứng trên lập trường ấy để luận bàn. Sau đây là những vần thơ chữ Hán được diễn dịch ra.

Lục đại thường thì vô ngại. Trong vũ trụ nầy cuộc sống đầy đủ sáu đại, không có gì cản trở, lâu dần được kết lại thành bản thể của Du Già. Mỗi một đại ấy sẽ trở thành - THỂ.

Tứ chủng Mạn Trà La nguyên thủy là bốn loại đàn tràng mật pháp. Mỗi một loại như vậy đều biểu hiện Chơn Thật Tướng của từng loại. Nó luôn như vậy không lìa nhau là tướng. Nguyên tướng như vậy.

Hãy mau thể hiện Tam Mật Gia Trì. Phật và ngay bản thân của ta, tam mật ấy ứng với sự chuyển động, thật là bất tư nghì. Thể hiện nơi thế giới nầy một cách mau chóng và rõ ràng, đó là Dụng;

Nó trở thành những mắc xích với nhau. Với thân thể nầy được chiếu sáng bởi những châu báu như võng lưới ấy và chính thân nầy chứ không đâu khác, gọi là vô ngại, là thân này vô ngại.

Pháp như vậy đầy đủ trí tuệ. Ngay cả những vật thể cũng có hình tướng của Phật, có thể trưởng dưỡng đầy đủ trí tuệ giác ngộ.

Vượt qua tâm ấy và tâm vương trong từng sát na. Tất cả nguyên ủy của con người, tâm là chủ thể và tác dụng nhiều lần không giới hạn.

Mỗi mỗi là năm Trí Vô sát Trí. Tâm là chủ thể và đối với tác dụng, trong 5 loại trí tuệ ấy, trí tuệ không giới hạn, đầy đủ ắt không thiếu sót.

Vì thế cho nên: đầy đủ lực sáng suốt hoàn toàn là Phật Giáo; và trí huệ ấy chiếu sáng trong như tấm kiếng, thì đối với chơn lý sẽ rõ biết sự thành Phật. Kẻ có trí bừng tỉnh thành Phật. Dưới đây lần lượt giải thích về những thơ văn liên hệ; và tiếp tục luận về “tức thân thành Phật”.
---o0o---

IV.02.Ý Nghĩa Của Lục Đại

Lục đại có nghĩa là bản thể của vũ trụ, tượng trưng cho bản chất ấy là: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Đây là 6 nguyên tố chính yếu.

Ta có thể nghĩ rằng bốn nguyên tố nầy được gọi là tứ đại gồm: đất, nước, gió và lửa. Đây là cách nhìn về bản thể của vũ trụ. Điều nầy từ xưa, triết học cổ đại của Ấn Độ vốn đã sẵn có. Sau nầy thêm vào Không đại và Thức đại, nên thỉnh thoảng vẫn nghe gọi là năm đại hay sáu đại. Đây là do sự phân tích mà thành.

Lại nữa lục đại nầy chẳng phải đơn thuần là một vật thể; chúng ta cũng có thể khảo sát về tánh chất và sự tác dụng của nó nữa.

Vì lẽ địa đại có tánh cứng, nên tất cả đều mang tác dụng là bảo trì, gìn giữ.

Thủy đại mang tánh nhuần nhuyễn, tùy theo sự dao động của tất cả mọi vật.

Hỏa đại có tánh nóng, nên có tác dụng làm cho tất cả đều thành thục.

Phong đại có tính động, nên tất cả đều trợ giúp và dưỡng nuôi cho những gì hay động.

Không đại có tánh không ngăn ngại, nên tất cả đều có cái đức để bao dung.

Thức đại có tánh phân biệt và quyết định tuyển chọn tất cả mọi việc qua cái đức ấy.

Trên đây là những đức tính đã được nghiên cứu. Ngoài ra trong lục đại nầy gồm 5 đại có yếu tố vật chất. Đó là đất, nước, lửa, gió và không. Còn thức là yếu tố có tính cách tinh thần. Có thể nói rằng đây là điều tập hợp giữa vật và tâm, nhị nguyên luận vậy.

Đồng thời khi luận về vấn đề nầy, đây nhứt định chẳng phải là sáng kiến của Đại Sư. Ngay như trong “Tức thân thành Phật nghi”. “Đại Bát Nhã kinh” và “Bồ Tát Anh Lạc kinh”, đối với lục đại, ngài đều lấy trong ấy ra để luận giải.

Đại Sư ở trong “tức thân thành Phật nghi” đã dẫn dụng về lục đại nầy. Tuy nhiên lục đại theo cách gọi về tự thể của nó cũng không có gì là cách biệt mới lạ. Duy chỉ cần chú ý đến điểm đặc biệt của nó. Với lục đại nầy không thể suy nghĩ một cách đơn giản là những nguyên tố, mà phải thấy rằng: Đây là Tam Ma Da thân của Như Lai. Lục đại đây đơn giản chẳng phải là do vật thô, to lớn, mà được hiểu là những việc tượng trưng đối với các Đức Như Lai.

Ngoài ra sự khảo sát về bản thể của vũ trụ, để học hỏi từ 6 đại nguyên tố, có tính cách như triết học để luận về vật và tâm, nhị nguyên luận. Nhưng ở đây Đại Sư còn tiến xa hơn một bước nữa và cho rằng: bản thể của vũ trụ là Như Lai, là pháp thân của chư Phật.

Lục đại đơn thuần không phải là những đại thô, to lớn, mà là tượng trưng cho Như Lai. Lục đại ấy chính là ý nghĩa đời sống của chư Phật. Đứng trên luận điểm mới mẻ nầy để nói về lập luận ấy.

Với tôi (tác giả) trong sinh hoạt thường ngày về tín ngưỡng, tất cả chính là liên hệ đến Như Lai, và trên thực tế cũng nên quán sát vấn đề nầy như thế nào. Dĩ nhiên trong trường hợp nầy, Đức Phật ở đây không phải là sanh thân Phật, mà cũng chẳng phải là pháp thân Phật. Ở đây được nhận định theo những điểm như sau:

Phật không phải là một vị được sinh ra rồi mất đi với cái nhìn hữu hạn, mà là một vị có đời sống lâu dài, không giới hạn sánh với đất trời.

Phật là bậc vĩ nhân có hình dáng và tấm lòng cao tột, chúng ta không thể dùng văn từ, ngôn ngữ để diễn tả được.

Phật không phải là vị còn bị mê mờ, ô nhiễm, Ngài là bậc thanh tịnh vượt lên hết thảy chướng ngại vẩn đực trong ngoài thân tâm.

Phật lúc nào và nơi đâu cũng vượt lên những câu hỏi thường tình của thế gian như là: nguyên nhân, điều kiện, khi nào thành Phật ra sao v.v… điều nầy không thể tưởng tượng được.

Trên thực tế pháp thân của Phật to lớn như vũ trụ, cũng chẳng có gì là chướng ngại, là vị tự tại trong mọi tình huống.

Phật nguyên thủy với tâm thanh tịnh, nhận thức chánh đáng và là vị có khả năng, năng lực đối phó, phán đoán tất cả.

Đại thể như thế để suy nghĩ về 6 điều kiện của một vị Phật là vậy.

Ở đây ta có thể nhìn lại các điểm:

Đời sống không hạn định, nghĩa là nói đến đời sống (tuổi thọ) của đất trời. Địa ở đây được so sánh tột cùng và có tính cách tượng trưng. Còn đại địa nghĩa là cùng với vũ trụ tồn tại xưa nay; không sanh, không thêm bớt, chẳng mất đi đâu cả.

Dùng bút viết, dùng lời giải thích cũng không được, ví như giải thích về nước. Vì nước không thể giải thích hình tướng màu sắc, lạnh nóng ra sao… điều đó chỉ tự mình uống mình biết, mà người khác không thể nào phê phán đuợc.

Sự thanh tịnh ấy hoàn toàn giống như lửa. Lửa không bị nhiễm ô, lại mang một sức mạnh thanh tịnh trong sạch khi cháy.

Vượt khỏi nguyên nhân và điều kiện để tồn tại nghĩa là giống như gió thổi. Gió từ đâu đến hay đi về đâu, chẳng có gì bị bắt buộc hết.

Cơ thể to lớn ấy tự do di động chính là hư không vậy, Như trên đã nói, không cần giải thích nữa.

Trí tuệ toàn trí toàn năng ấy, tất cả đều do thức mà ra. Và do nguyên thủy tu hành từng giai đoạn nên gọi là trí thức. Hay còn gọi là trí tuệ ngộ được giai đoạn ấy.

Trên đây nếu suy nghĩ nhận định thì Phật, Như Lai, và chúng ta có thể nói tất cả chỉ là địa, thủy, hỏa, phong, không và thức vậy. Đại Sư dùng lời nói về lục đại gồm đất, nước, lửa, gió, không và thức nầy, phải hiểu rằng đó là những điều tượng trưng cho Như Lai và chư Phật vậy. Lại nữa chữ đại của lục đại nầy nghĩa là sáu loại của đất, nước, lửa, gió, không và thức, nhưng mỗi mỗi đều đầy đủ trong vũ trụ và thật là to lớn, cho nên đặc biệt ở đây gọi là đại.
---o0o---

IV.03.Vô Ngại Đối Với Du Già67

Ở đây Đại Sư đã giải thích về chủng tử Chân Ngôn. Đây chính là văn tự tượng trưng cho Phật, Bồ Tát. Có thể nói đây là những lời nói chân thật của chư Phật nói ra.



Sau đây là ví dụ và sẽ giải thích như sau:

Tuy nhiên 6 chữ Chân Ngôn nầy (chữ Phạn) trên thực tế không xuất hiện ngay cả trong kinh Đại Nhật lẫn trong kinh Kim Cang Đảnh. Quả thật như vậy, không tìm thấy được ở trong những kinh khác. Điều nầy không biết có phải do Đại Sư sáng tác ra Chân Ngôn nầy chăng? Điều nghi ngờ nầy đã xuất hiện. Với điều nầy những học tăng sau Đại Sư cho rằng Chân Ngôn nầy như là giới đã định và bởi vì đang là những bí quyết đã được tương thừa và nằm ở trong tháp bằng sắt ở Nam Ấn Độ. Cho nên chẳng thấy nơi xuất xứ khi tìm kiếm là phải.

Thế nhưng điều nầy chẳng thể giải thích, do vậy chẳng còn cách nào hơn. Câu thần chú nầy (chữ Phạn) được gọi là Chân Ngôn thai tạng giới của Đại Nhựt Như Lai (chữ Phạn)

Hum có nghĩa là chủng tử của Kim Cang Tát Đỏa. Trong nầy có 2 chữ như vậy và đã giải thích một chữ rồi. Những điều sau sẽ trình bày thêm. Vật, tâm nhị nguyên luận là một, và Kim Thai tạng lưỡng bộ thì bất nhị. Ở đây không giải thích mà chỉ biết bằng ám thị.

Như câu đầu viết: chủng tử Chân Ngôn kia, nghĩa là: có câu, chữ chia ra: “cái kia, chủng tử và đối với Chân Ngôn ấy là”. Khi đọc câu nầy ta thấy Đại Sư không có chỗ nào nghi ngờ gì cả.



Như vậy cho đến sáu chữ (chữ Phạn) A VI RA HUM KHAM HUM và trong đó xuất hiện 5 chữ A Va Ra Ha Kham là bản thể đối với Chân Ngôn.

Lại nữa với 5 chữ nầy lần lượt biểu hiện theo ý nghĩa văn tự cũng như có thể nói như sau:

A: Nghĩa là chư pháp vốn bất sanh (vạn vật từ xưa đến nay chưa hề sanh, diệt), địa đại.

VA: Ly ngôn thuyết (xa rời sự giải thích bằng ngôn ngữ), thủy đại.

RA: Thanh tịnh vô cấu trần (thanh tịnh, dơ ấy, bụi ấy chẳng nhiễm), hỏa đại.

HA: Nhơn nghiệp bất khả đắc (nguyên nhơn không thể nắm bắt được), phong đại.

KHAM: Đẳng hư không (sánh với hư không), không đại.

Lại nữa chữ cuối cùng Hum theo Đại Sư cho rằng văn tự ấy có nghĩa là thức đại. Chữ Hum nầy là chủng tử của Kim Cang Tát Đỏa.

Bởi vì ngài Kim Cang Tát Đỏa đã nhơn cách hóa Bồ Đề Tâm là Bồ Tát. Cho nên chữ Hum ấy có thể nói là văn tự biểu hiện cho Bồ Tát Tâm.

Bởi vì Bồ Đề Tâm cũng là biểu hiện cho Thức Đại. Cho nên chữ Hum ấy là chữ chính để chỉ cho Thức Đại. Theo Yamamoto Shomoku thì có thể nói rằng: đây là ý nghĩa nội tại của Phật tánh.



Như trên câu A Va Ra Ha Kha gồm 5 chữ là 5 đại của địa, thủy, hỏa, phong và không. Đây chính là tượng trưng cho tính chất vật chất và nguyên lý của thế giới. Nếu điều ấy tóm gọn chung lại một, thì đây là hiển hiện căn nguyên của sanh mệnh lực, và lý Pháp Thân cũng có thể nói là:

Thai Tạng giới Đại Nhựt Như Lai. Đó chính là Chân Ngôn A Vi Ra Hum Ken.

Mặt khác đối với thức đại, biểu thị chữ Hum là ý nghĩa của Bồ Đề Tâm, là tượng trưng cho Kim Cang Tát Đỏa, và trở thành thăng hoa giác ngộ của thế giới này là Bồ Tát. Ngài Đại Nhật Như Lai đã tiếp tục kế thừa việc này. Việc rõ biết thế giới này là sự biểu hiện Phật Thể qua việc giao động của Trí Tuệ. Đây có thể gọi là Trí Pháp Thân của Kim Cang giới Đại Nhật Như Lai vậy.

Lục đại ấy không phải là lục đại tồn tại riêng rẽ từng thứ, mà ngũ đại cũng trở thành thai tạng giới của Đại Nhật Như Lai.

Còn thức đại trở thành Kim Cang giới của Đại Nhật Như Lai. Ngoài ra Kim Thai lưỡng bộ của Đại Nhật Như Lai lại chắc chắn rằng không phải là Phật thể riêng biệt. Nguyên thủy là một Đại Nhật Như Lai. Thỉnh thoảng đứng về phương diện chân lý và từ phương diện của Trí Tuệ đều phân biệt quan sát thì không thể có kết quả được. Nguyên thủy của lưỡng bộ này là bất nhị. Một thể vậy. Nếu nhìn được như vậy thì sự tồn tại của vũ trụ này nó chẳng phải tồn tại đơn thuần là vật chất, mà tất cải đều là sự sống còn to lớn của sanh mệnh thể. Điều ấy ta có thể cầm chắc được.

“Lục Đại thường vô ngại và thành Du Già” như phần đầu trong những câu văn chữ Hán đã tường thuật như vậy. Nhưng vô ngại có nghĩa không phải là một hình tượng riêng biệt mà lại hỗ tương với nhau. Còn Du Già thường là sự nối kết với nhau để bảo tồn. Hình tướng của Pháp Thân Đại Nhật Như Lai là tượng trưng cho tất cả ý nghĩa ấy. Chúng ta có thể nghĩ như vậy.
---o0o---

IV.04.Không rời khỏi “Tứ Mạn”

Nói về hiện tượng của thế giới và tướng trạng của vũ trụ thì có bốn loại Mạn Trà La.

Mạn Trà La dịch âm theo tiếng Phạn là Mandala. Manda có nghĩa là bản chất, La có nghĩa là sỡ hữu. Lại vừa còn có nghĩa giữ gìn bản chất ấy, mà hiện tượng đơn thuần không phải là hiện tượng. Điều ấy có nghĩa, hiện tượng nằm trong cội rễ của bản chất.

Trung Quốc dịch là “luân viên cụ túc” nghĩa là chiếc xe gồm có gọng, trục, lưới che đầy đủ, bánh xe v.v…Nếu xe thiếu một cái gì đó vừa kể thì không thể dùng được. Ý nghĩa ở đây nằm ở chỗ: tất cả toàn thể lực phải thể hiện đầy đủ mới có thể chuyên chở được.

Bốn loại Mạn Trà La này gồm: Đại Mạn Trà La, Tam Muội Da Mạn Trà La, Pháp Mạn Trà La và Yết Ma Mạn Trà La. Lại nữa với những hiện tượng và hình thức ấy mà được phân loại ra 4 loại như thế ấy. Đó là: Mạn Trà La nghĩa là: dùng mắt thấy và biểu hiện qua hình thù và màu sắc.

Tam Muội Da Mạn Trà La nghĩa là: ở đây không thấy được hình tướng và màu sắc của tâm cũng như thân mệnh, mà ở đây biểu hiện chỗ cao cả ấy.

Pháp Mạn Trà La nghĩa là: cả dùng mặt để thấy hay không thấy. Lời nói và văn tự biểu hiện tất cả.

Yết Ma Mạn Trà La nghĩa là: tất cả không dừng lại ở chỗ hình thức mà biểu hiện qua sự di động.

Nếu phân loại những hiện tượng là trên hết thì bên trên đã được chia ra như vậy.

Trong 4 loại Mạn Trà La này sẽ hỗ tương với nhau để trở thành những hiện tượng của thế giới. Ở đây đã tường thuật về việc 4 loại Mạn Trà La này không lìa khỏi nhau qua thi kệ của chữ Hán.

Như chương trước ta đã biết về bản thể của lục đại. Đây đơn thuần không phải là những nguyên tố của lục đại như đã tường thuật. Đây là lục đại qua sự tượng trưng của các đức Như Lai. Rồi từ trong thể đại ấy biểu hiện qua tướng đại. Mạn Trà La này cũng là điều tất nhiên biểu hiện thế giới của chư Phật, chứ không có gì khác hơn thế. Đồng thời trong cuộc đời này có thế giới của chư Phật như vậy. Ở trong ấy chư Phật và con người trở thành Phật đều phải sống chung với nhau.

Thế giới này nguyên thủy là cảnh giới tịnh độ và thân này nguyên thủy cũng là thân Phật. Với Đại Sư trong “Tức Thân Thành Phật nghi” đã giải thích rằng:

“Đại Mạn Trà La nghĩa là: Mỗi một vị là một hình ảnh của Phật và Bồ Tát. Hình thù biểu hiện cho thân thể. Lại nữa hình tượng này, màu sắc kia, được họa lên để gọi cho Đại Mạn Trà La này vậy”.

Tam Muội Da Mạn Trà La nghĩa là: Dấu hiệu nắm giữ của chư tôn gồm có các loại như: đao kiếm, luân bảo, kim cang, hoa sen v.v… Lại nữa những hình ảnh được họa ấy, hoặc hai tay chấp lại và mỗi ngón tay đan chéo lại với nhau là Ấn khế68 .

Pháp Mạn Trà La nghĩa là: Chủng tử và Chân Ngôn biểu hiện qua bổn tôn, hoặc giả chơn lý của vũ trụ được biểu hiện qua nội dung, được nói trong các kinh. Đây nghĩa là Pháp Mạn Trà La.

Yết Ma Mạn Trà La: Đây chính là những động tác, hoạt động nguyên thủy của chư Phật và các vị Bồ Tát. Những đồ này được đúc hoặc niêm lên trên đất, giống như là sự biểu hiện. Bốn loại Mạn Trà La như vậy, cũng không phải chỉ rõ cho biết nơi số lượng, mà mỗi một loại đều sánh với hư không. Rồi những loại như vậy liên hệ với nhau, hỗ tương cho nhau. Mỗi thứ không rời xa nhau. Cái kia không có trạng thái rời xa cái nọ. Chung quanh không gian đó và ánh sáng, chẳng có ngăn ngại, chẳng bị chắn lối, mà nơi nào cũng hiện diện được”.

Điều chính yếu là thập tướng của vũ trụ, đó chính là Mạn Trà La. Trong cuộc đời này, đây chính là thế giới của chư Phật. Đây chính là Tịnh Độ trong cuộc đời. Ít ra phải suy nghĩ như vậy. Hiện thật của cuộc đời này là Cực Lạc. Với việc này chúng ta đang tồn tại và sống ở nơi ấy.

Từ sự nhận định như vậy, tuy rằng đã vẽ nên thật tướng của vũ trụ, nhưng hình ảnh vẽ nên Mạn Trà La chỉ là hai bộ Kim và Thai. Đây cũng có thể nói rằng giáo lý của Chân Ngôn Mật Giáo là sự biểu thị qua hình ảnh tranh vẽ Mật Bảo ấy.


---o0o---

IV.05.Tam Mật Gia Trì

Đại Sư đã nói rằng: sự di động của vũ trụ là Tam Mật (3 loại thần bí di chuyển). Đó chính là sự bí mật của thân thể hoạt động, sự bí mật của ngôn ngữ hoạt động và sự bí mật của tinh thần hoạt động.

Như phía trước đã tường thuật rằng: bản thể của vũ trụ được biểu thị qua lục đại, mà lục đại ấy nó không chỉ đơn thuần là những nguyên tố. Đó chính là ý nghĩa Pháp Thân Như Lai vậy. Lại nữa từ bản thể của vũ trụ thể hiện ra nhiều hiện tượng. Cả bốn loại Mạn Trà La cũng vậy, tất cả đều là thế giới của chư Phật, như đã trình bày rồi.

Bây giờ muốn giới thiệu ở đây về Tam Mật biểu hiện qua sự di chuyển của vũ trụ. Đại Sư nói Tam Mật của tất cả chư Phật và Tam Mật của Như Lai.

Chư Phật đã thể hiện ra nơi chân lý của vũ trụ, gồm thân thể, lời nói và tâm ý là 3 sự hoạt động. Điều này không thể dùng sự thấy, nghe mà có thể rõ biết được. Ở đây có thể biểu hiện cho những cái Mật đặc biệt ấy. Chung chung đối với tất cả chúng sanh thì gọi đây là tam nghiệp và là những hoạt động của thân, khẩu, ý. Ở đây chúng ta có thể suy nghĩ và đối chiếu thử xem.

Lại nữa thế giới của Mạn Trà La là tất cả chư Phật và giữa những vị Phật ấy có cái lực hiện ra để hỗ tương cho nhau, duy trì sự sống cùng nhau. Với thân thể, lời nói cũng như tâm ý đều hoạt động, thì chư Phật cũng như chúng ta, không có gì thay đổi hết. Cùng hỗ tương với nhau bằng sức mạnh. Đây được gọi là Tam Mật Gia Trì.

Đối với sự gia trì được giải thích như sau:

“Gia Trì có nghĩa là lòng đại bi của Như Lai, biểu hiện qua những tín tâm của con người. Phật lực ấy cũng giống như là ánh sáng của mặt trời, chiếu rọi vào tâm của chúng sanh giống như mặt nước. Nước tâm của con người ấy cảm nhận được hào quang chiếu rọi của mặt trời giống như hào quang của chư Phật vậy”.

Vậy thì hành giả của Chân Ngôn Mật Giáo nên suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa này. Nếu tay bắt ấn, miệng niệm Chân Ngôn và tâm trụ nơi Tam Ma Địa (tinh thần thống nhất) thì Tam Mật của chư Phật và Tam Mật của hành giả tương ứng, gia trì cho nhau, sẽ có thể tỏ ngộ một cách mau chóng. Đây cũng là điểm đã được trình bày rồi.

Với điều này theo Hán thi có ý nghĩa là: Nếu Tam Mật gia trì thì sẽ mau hiển lộ.

Căn cứ theo lực của Tam Mật Gia Trì này, thật là bất tư nghì Đại Sư chẳng nói đây là điều tuyệt diệu, mà theo lời kinh sau đây sẽ được hiểu rõ ràng hơn. Những câu văn nguyên thủy sẽ chứng minh điều ấy:

Một thuyết lấy từ trong “Kim Luân Thời Xứ Nghi Quỹ”. Một thuyết khác lấy từ trong “Quán Trí Nghi Quỹ”. Hai thuyết khác lấy từ trong “Ngũ Bí Mật Nghi Quỹ” và trong “Tức Thân Thành Phật Nghi” của Hoằng Pháp đại sư cũng sẽ được trình bày một cách rõ ràng về những câu thơ bắt đầu bằng chữ Hán. Nó cũng giống như cốt cách ấy. Dưới đây xin giải thích một cách đơn giản.


---o0o---

IV.06.Lý Cụ Thành Phật

Như trên ta đã biết và nếu đọc xem “Tức Thân Thành Phật Nghi” của Đại Sư thì sẽ thấy không những: “từ sự tu hành này, với thân này sẽ thành Phật” mà còn kết luận rằng: “sự thành Phật ấy đã sẵn sàng”. Tuy nhiên ở đây có thể làm chấn động tự thân của mỗi người, là kết quả phải tự mỗi người có thể trở thành một vị Phật chăng? Trên thực tế suy nghĩ cái lý như vậy thật cũng khó xảy ra.

Việc này Đại Sư đã giảng nghĩa trong “Tức Thân Thành Phật Nghi” một cách e dè. Có một quyển khác cũng gọi là: “Tức Thân Thành Phật Nghi”. Trong đó có nói rõ về ba loại Tức Thân Thành Phật: Lý cụ thành Phật, Gia trì thành Phật và Hiển đắc thành Phật. Lấy đây làm điểm chánh để khảo sát thực hư.

Đầu tiên là Lý Cụ Thành Phật: Như thế đã rõ, cho đến bây giờ hầu hết sự thành Phật ấy đều có tính cách luân lý. Nghĩa là ở đây lập lại một lần nữa là: bản thể của vũ trụ chính là lục đại, là Đại Nhật Như Lai. Bởi vì chúng ta được sinh ra từ THỂ đại ấy, nên bản chất không khác gì với Đức Đại Nhật Như Lai. Tướng Đại của vũ trụ là 4 Mạn Trà La, là thế giới của Phật và chư vị Phật khác, chúng ta là một trong những người được sống trong thế giới ấy nên không khác gì là bạn của chư Phật.

Tiếp theo là Dụng đại của vũ trụ là Tam Mật Gia Trì. Thân, khẩu, ý của chư Phật và thân, khẩu, ý của chúng sanh hỗ tương gia trì và cảm ứng với nhau là điều căn bản. Vì chúng ta là một trong những người đang sinh sống, hoạt động cả thân, khẩu, ý ấy, nên đương nhiên với Phật ta là một người sẽ thành. Lại nữa, nếu nhìn từ bản thể hay dù nhìn vào tướng trạng, hoặc nhìn với cái nhìn tác dụng đi nữa, đối với chúng ta, tất cả đều giống như Phật. Với lý luận như vậy, Phật là điều kiện đã đầy đủ. Điều này ở đây gọi là Lý Cụ Thành Phật.

Thế nhưng như trên trình bày, dẫu cho tự mình có thể thành Phật với thân này đi chăng nữa, nhưng trên thực tế chắc chắn rằng khó ai có thể cảm nhận một cách sâu sắc được. Dẫu cho cái lý sâu thẩm là như vậy. Nhưng cũng phải nói rằng có sự bán tín, bán nghi. Đó là vì thói quen con người, nếu tự xét nét, ta sẽ thấy việc ngộ nhận chính mình không phải là ít.

Việc ngộ nhận tự mình chẳng phải xảy ra hằng ngày sao? Thông thường ít ai nói ra điều này trước người khác. Bởi vì tự thân mắc cở. Như vậy ta có thể nói rằng: với thân này mỗi người tự thể là một đức Phật được chăng? Đây là một câu hỏi được đặt ra, và là một vấn đề.

Ví dụ: cho đến bây giờ ta không có người thân quen, không có anh em, nhưng bỗng một ngày kia, có người thiếu niên lưu lạc lâu ngày đến thăm một ông chủ trong ngôi nhà lớn và đột nhiên nghe rằng: “mày là con trai của tao. Hãy là người thừa kế của ngôi nhà này”.

“Vâng, thưa ông chủ, tôi đã hiểu rồi”.

Dĩ nhiên là anh ta sẽ không đáp lời ngay lập tức như vậy được. Phải ở lại đó một thời gian để nghe ngóng và suy nghĩ rồi nói: “Vậy sao!” nhưng dẫu có nói được chăng nữa, cũng khó cảm nhận được sự thật ấy một cách dõng dạc vậy. Giả sử nếu từ ngày đó bắt đầu sống trong ngôi nhà không định trước như vậy, thật khó mà tin được điều nầy. Ngay cả anh em gần gủi, hay người cùng sống chung trong nhà ấy chăng nữa, cũng khó mà tin một cách nhanh chóng như thế.

Cảm giác đầu tiên phải bị thay đổi, rồi phải lấy thái độ hòa chung như một người thân trong gia đình, đồng thời còn phải nỗ lực tích cực hơn. Sự nỗ lực ấy chính là điều cần yếu để có thể “tức thân thành Phật”.

Như vậy ở đây giáo nghĩa Tịnh Độ Chơn Tông càng cảm nhận rõ ràng hơn nữa. Khởi thỉ chúng ta là những kẻ phàm phu sống trong đời sống đầy phiền não, nên chắc rằng không thể dễ dàng bàn đến đức Phật cao cả đẹp đẽ ấy, mà ta thường hay hạ mình chấp nhận làm người thấp nhất trong cuộc đời này. Do vậy, mà đức A Di Đà Như Lai chắc chắn sẽ đến cứu vớt. “Này kẻ hiền thiện! Ngươi sẽ được vãng sanh, dù là kẻ ác đi nữa!”

Đây là những lời nói nổi tiếng trong Thán Dị Sao (Tanishoo)69 . Bởi vì người hiền cũng được cứu mà kẻ ác càng đáng được cứu hơn nữa. Ở đây phải nói ngay rằng phương pháp lý luận như thế không bình thường lắm, nhưng khi nghe thuyết pháp sẽ hiểu được ngay. Cả hai đứa trẻ nếu cùng nghĩ đến người thân, mà trong ấy có một đứa tốt và một đứa xấu, thì cha mẹ phải ra tay đỡ đứa con yếu đuối trước. Đối với đứa con xấu số kia cha mẹ phải lưu tâm để ý nhiều hơn nữa. Lòng từ bi của các đức Như Lai cũng giống như vậy. Các Ngài không từ bỏ việc giúp người ác trở thành Phật. Do vậy mà dẫu cho người ác đi chăng nữa, chư Phật vẫn cứu như thường và hướng dẫn giúp đỡ kẻ ấy. Đây là lời giáo huấn của Tịnh Độ Chơn Tông một cách chính thức; như vậy đối với những người ác vẫn có cơ hội trở thành thánh thiện.

Còn đối với Chân Ngôn Tông thì cho rằng: tự mỗi người cho mình là kẻ phàm phu, mà rốt cuộc ai cũng thành Phật. Phật đó đã có sẵn. Ngoài ra người xưa cho rằng: những người nghi ngờ như thế, tội không sâu lắm. Còn đối với người con đã lưu lạc đến các xứ khác thì lúc nghe nói: “mày là con của tao”, chắc rằng đứa bé đó nghi ngờ và không dám nghĩ rằng, bất hiếu cha mẹ nên đáng thương hơn! Dĩ nhiên việc này không thiếu trong đời thường. Tuy có nhiều phiền não đấy, nhưng cũng là Phật đấy. Nếu lấy lời của Tịnh Độ Chơn Tông để nói thì gọi là “phiền não hàm đủ bản chất Bồ Tát”70 , nhưng trong chúng ta ai cũng khó rõ biết được.

Đồng thời việc thực hành tất nhiên là cần thiết. Điều quan trọng là nỗ lực sinh hoạt với tự thân để xứng danh làm một vị Phật. Bởi vì với Tịnh Độ Chơn Tông là một tông môn tuyệt đối tin vào tha lực, nên phó thác cho đức A Di Đà, không cần phải thực hiện bất cứ một cái gì khác. Duy chỉ có việc xưng danh niệm Phật để báo tạ thâm ân; được như vậy, chắc chắn sẽ vãng sanh về Cực Lạc tịnh độ. Đây là những lời giáo huấn. Còn đối với chúng ta tự mình đã có Phật trong tâm, nên dù có đến Cực Lạc một người đi chăng nữa thì việc đi ấy cũng chẳng phải lạ lùng.

Nếu để chờ cho đến lúc chết mới đi đến thế giới Cực Lạc, chi bằng ngay trong đời sống hiện tại, đó chính là Cực Lạc.

Cực Lạc ở trong đời sống của chúng ta rất là cần thiết71, quan trọng . Thế giới Cực Lạc ở đây hay ở kia, chính là việc phải tự giác của mỗi tự thân trong chúng ta, trong khi đang sống trong thế giới của Mạn Trà La. Do vậy những hành vi thực hiện điều này rất là cần yếu.

Chúng ta có thể thấy được Cực Lạc trong đời này chăng? Ngay cả địa ngục nữa, có thấy được chăng? Đây là những vấn đề thường hay được tranh cãi. Còn bản thể của vũ trụ gồm lục đại như đất, nước, lửa, gió, không và thức, và khi nói đến có ai đó có giải thích được về động đất, lụt lội, núi lửa, bão tố, trời đánh…không? Hóa ra là như vậy, trong khi thế giới này chẳng bao giờ thiếu những thiên tai, dầu cho có con mắt thứ 6 đi chăng nữa thì những người dân hiền lành vẫn bị những người ác có trí tuệ lừa đảo, dối trá như thường.

Đó không phải chỉ là những cá nhân cùng một chí hướng với nhau, mà vấn đề là giữa quốc gia này đối với quốc gia khác.

Do vậy mà chiến tranh sẵn sàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hiện tại trên quả địa cầu này khi nào chiến tranh xẩy ra. Đây có phải là thực thể của Cực Lạc chăng?

Thế nhưng chúng ta có thể nhìn ở góc độ khác, thì với tác giả cho rằng mỗi ngày chúng ta đều tắm mình dưới ánh thái dương, hít thở những không khí trong lành, Cơm gạo, canh tương, rau cải, cá mắm…. Tất cả đều thọ nhận ân huệ của đất trời.

Khi ăn một bửa cơm, chúng ta đều thấy tất cả các vật liệu ấy bây giờ phải nhập vào từ ngoại quốc. Nếu nói một cách mạnh hơn, trong bửa cơm ấy chỉ có nước lã là vật có được trong nước của chúng ta mà thôi. Như vậy nhiều người trong chúng ta sống nhờ vào mọi người trong thế giới. Thế nhưng chẳng phải chỉ riêng lẽ về vấn đề ăn uống, mà còn áo quần, nhà cửa v.v…, những nguyên vật liệu ấy đều là những ân huệ của trời đất và chính họ, những người có thiện tâm thiện ý giúp đỡ nhau để chúng ta được sinh tồn nơi cõi đời này.

Đây chẳng phải là một cuộc sống ở Cực Lạc sao? Còn nếu có đám cháy nổi lên ở đâu đó, chúng ta phải nỗ lực phòng ngừa và đem toàn lực ra chửa cháy. Nếu trong vạn nhứt có người bị hại thì điều đầu tiên là phải lo cứu giúp. Con người nếu vì đó mà tạo ra chiến tranh điều này dĩ nhiên là khó xảy ra được.

Như vậy đối với thế giới nầy, thực là một cảnh giới Cực Lạc mà ở đó người ta đang sinh sống. Họ là những người bạn thân thiết của chư Phật. Điều nầy đương nhiên chỉ đúng một nửa và phần còn lại phải thực hành, là điều rất cần yếu.

Như thế nói về việc tu hành như “Hồi Phong Hạnh” của Thiên Thai Tông hay “Hoang Hạnh” của Nhật Liên Tông, chúng ta có thể liên tưởng về những việc khổ hạnh khó làm cũng không chừng.

Hồi Phong Hạnh nghĩa là Phật Đường cũng như các chỗ thờ Thần nằm chung quanh bốn bề là núi và mỗi dãy phải đi bộ chừng 10 cây số như vậy, hành giả phải liên tục đi trong 1.000 ngày như thế rất khó khăn. Còn Hoang Hạnh nghĩa là phải tắm nước đóng băng giữa mùa đông như thế. Còn đến mùa hạ thì đem thân mình lao vào trong đống lửa. Đây chính là khổ hạnh. Thế nhưng với chúng ta việc làm ở đây chẳng phải chỉ những việc khổ hạnh như thế. Hãy quan sát và thực tập những sinh hoạt hằng ngày như Đức Phật. Vừa làm việc cúng dường lên chư Phật và vừa thể hiện những động tác như thường nhật. Nguyên những việc nầy không phải để cầu thành Phật, mà sau khi thành Phật, việc làm như thế sẽ thấm dần trong sự sinh hoạt với chư Phật. Đây chính là những hạnh cúng dường hay cũng còn gọi là hạnh công đức. Việc tu hành ấy đối với mọi người là một khái niệm, mà ai trong chúng ta tùy theo mỗi người cũng có thể thực hành được.

Vị Tu sĩ tụng đọc Kinh mỗi sáng tối ở tại chánh điện. Việc hành trì này với ngôn ngữ chuyên môn gọi là Gongyoo (Cần hạnh). Đây chính là việc cúng dường phụng sự chư Phật.

Đây là một trong những việc làm có tính cách đại biểu như vậy. Các vị Đàn Gia, Tín đồ ở trước Phật Đàn tại nhà của mình tụng đọc kinh “Tại gia cần hành” thì việc này cũng giống nhau vậy. Phía nào cũng là cần hành cả, vì trong đó có chữ hành và việc nầy cũng chẳng phải gọi là sự tu hành.

Những việc làm như vậy với tác giả gọi là hành. Việc làm ấy thật là tối cần thiết và rất là cơ bản. Tuy nhiên nói khác hơn đây là hạnh của Tam Mật gồm có: “Tay bắt ấn, miệng tụng Chân Ngôn và tâm trụ tại Tam Ma Địa”.
---o0o---

IV.07.Gia Trì Thành Phật

Ở đây sẽ lần lượt triển khai về hai mục của gia trì thành Phật. Gia trì như trước đã trình bày rồi. Nghĩa là cái lực của chư Phật có thể sánh với ánh sáng của mặt trời và tâm của con người giống như mặt nước, càng cho nước thêm vào càng tốt. Điều ấy cũng giống như tâm của con người được thọ nhận ánh sáng của mặt trời chiếu lên nước, tương tợ như ánh sáng của chư Phật dọi soi vào tâm của chúng sanh. Đây chính là lối giải thích của ngài Hoằng Pháp Đại Sư. Giữa Phật và chúng sanh luôn luôn hỗ tương nhau và có sự liên hệ với nhau để duy trì lẫn nhau. Điều nầy có nghĩa là có thể tạo nên những dao động. Vượt lên trên tất cả mọi sự thường tình, thật là bất khả tư nghì. Với lực bất khả tư nghì như vậy chính là lực gia trì để thành Phật. Đây được gọi là sự gia trì thành Phật.

Về cách thực hiện cụ thể thì tay bắt ấn, miệng xướng lên Chân Ngôn, còn tâm thì trụ lại ở Tam Ma Địa. Đây chính là việc thực hành Tam Mật. Lại nữa những hoạt động về thân, khẩu, ý của Như Lai cũng giống hệt như vậy. Tự chính mình điều chỉnh thân, khẩu, ý trong khi hành hoạt.

Khi tay bắt ấn nghĩa là cả hai tay chấp lại, nắm cho thật chặt, hoặc giả đâu những đầu ngón tay lại với nhau, rồi thay đổi vị trí, cho đúng với Ingei (Ấn Khế) như vẫn thường gọi.

Khi ta nhìn những tượng Phật hay các hình Phật được vẽ hầu hết đều thấy các vị Phật hay các vị Bồ Tát tay thường bắt ấn, hoặc giả trên hai bàn tay ấy có mang một cái gì đó. Đây được gọi là cái gì? Một phần các ngài có hình dáng ngồi thiền, nhưng đa phần đều có tư thế đang thuyết pháp. Bao nhiêu lần giảng đạo thì trên ấn ấy đều có biểu tượng đặc trưng cả. Đây chính là biểu hiện tánh cách đặc trưng ấy giống như các vị Phật. Thính chúng khi nghe việc thuyết pháp ấy cảm kích được khi thấy tay bắt ấn thật cứng cáp, đồng thời tay ấy tạo thành âm thanh, rồi chấp 2 tay lại và có thể nói rằng: Để yên cho thật tự nhiên.

Lại nữa Ấn khế nầy với Đức Phật và ngay cả tác giả khi tâm ý hỗ tương cho nhau thì lúc ấy xác nhận được dấu hiệu: Ví dụ như khi đánh Dã cầu cũng vậy. Khi gặp “Pitcha” và “Kyatcha” cũng như”Kochi” và “Rama” v.v… Thì đây là những dấu hiệu để tiếp tục giao đấu nhau. Với chúng ta khi đến trước chư Phật cũng vậy, là sự giao tiếp khi đến tham bái ngài, là một dấu hiệu để tiến tới bên các ngài.

Vì lẽ ấy với Ấn Khế nầy cả trong kinh Đại Nhật lẫn trong kinh Kim Cang Đảnh đều truyền đạt lại rất nhiều việc như vậy.

Tiếp đến khi miệng xướng lên Chân Ngôn như: “A Vi Ra Hum Kha” hay “Om San Ma Ya Sa To Ban” v.v… thì đây là lời nói của các vị Thần Thánh. Những câu như vậy cũng đã được truyền lại từ trong Kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh. Được biết rằng nguyên thủy đây là lời nói của chư Phật. Đứng về phương diện ngôn ngữ học thì đây là tiếng Phạn của Ấn Độ (Sanskrit) nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đây không phải là những lời nói phổ thông bình thường. Đơn giản là những chữ ấy đứng riêng rẽ và chẳng có âm nào hợp ý với nhau hoàn toàn, chỉ có chữ, những chữ nầy dầu có dịch ra đi chăng nữa, dĩ nhiên nó sẽ trở thành văn chương hay những câu văn được cấu thành như văn bình thường. Điều nầy chúng ta có thể suy nghĩ rằng: Những câu chú ấy có cái gì đó huyền bí chăng? Dĩ nhiên chẳng phải chỉ tụng đọc suông những câu chữ như thế mà hết bịnh được, cũng chẳng phải đi đến Cực Lạc một cách dễ dàng được.

Điều nầy trên thực tế là cái gì vậy? Và sẽ trở thành những gì? Những thần chú như thế cứ lập đi lập lại nhiều lần qua cửa miệng và đến một lúc nào đó lời xướng ấy trở thành chính mình và chư Phật khi nghe xướng lên như vậy các ngài sẽ đến với chúng ta. Nếu vẫn luôn tiếp tục như thế, ngay cả cho đến lúc nầy vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của những chữ ấy thì đến một lúc nào đó sẽ nghe được ý nghĩa của ngôn ngữ ấy. Sẽ thấy từ giữa câu nầy với giữa câu khác và thấy rõ ràng từng câu văn như vậy. Ngoài ra với điều nầy đối với đương sự tự xướng lên lời Chân Ngôn như vậy, ngược lại có thể nghe sự trả lời của chư Phật, tiếp đó là được thấy.

Còn tâm trụ ở Tam Ma Địa là thế nào? Nói chung là tâm ấy đều tập trung vào chỗ quán Minh Tưởng, và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng “Một” là cái gì đó không được quên. Điều nầy có nghĩa là giữa tâm ta và tâm Phật trở “thành một” vậy.

Như phía trước đã mấy lượt trình bày rồi. Dẫu cho tự thể mình là Phật đi nữa, mà chính mình cũng không đơn giản để nghĩ được như vậy. Nhưng với điều ấy chúng ta cứ cố gắng nghĩ rằng: Mình chính là Phật và cứ như thế cái cảm giác nầy vẫn liên tục suy nghĩ, là điều vô cùng quan trọng. Trong trường hợp chú tâm như thế, gọi là trụ ở Tam Ma Địa.

Hoặc giả trong “Bồ Đề Tâm Luận” có nói rằng:

Chỉ có cái thật trong Chân Ngôn pháp

Sự thật ấy được dạy qua bằng Chân Ngôn

Ngoài việc tức thân thành Phật ra

Vì thân nầy cũng chính là thân Phật

Nói đây là pháp Tam Ma Địa

Hãy quán pháp Minh Tưởng (Tâm Thành Một)

Đối với các lời dạy trong ấy

Không khiếm thuyết với những lời dạy khác.

Nếu viết rõ ra, ta có thể giải rõ thêm về những lời hữu danh nầy. Để nhận chân cho rõ ý nghĩa của pháp Tam Ma Địa nầy có thể giải: “Cái tâm của chơn Phật, chính là pháp Minh Tưởng”, đây chính là điểm đầu tiên chỉ rõ cho cả trước lẫn sau vậy.

Như thế thì Phật và thân, khẩu, ý của ta 3 loại nầy mỗi mỗi đều đạt đến một. Ba việc nầy giống như là định lý của một tam giác đều. Điều chỉnh lại 3 điều kiện ấy thì giữa ta và Phật sẽ không đi ra ngoài chỗ gặp nhau nầy. Nói khác đi, đó là: định lý của tam giác đều vậy.

Chiều dài 3 cạnh đều bằng nhau

Chiều dài hai cạnh và chiều rộng một góc bằng nhau

Chiều dài một cạnh và chiều rộng của 2 góc bằng nhau.

Đây là 3 loại, mà nếu lấy rộng ra từng loại một để xem thử thì lần lượt cả 3 điều kiện đều giống nhau như phía trước. Vì lẽ đó mà ta và Phật không khác nhau. Nghĩa là bằng nhau như 3 điều kiện đã so sánh trên. Đó chính là Thân (tay) và Khẩu (lời nói), Ý (tâm) gọp chung thành 3 vậy. Đây chính là sự thành Phật của Tam Mật Gia Trì.


---o0o---

IV.08.Hiển đắc thành Phật

Tiếp đến xin trình bày về Hiển Đắc Thành Phật. Những vị Tăng sĩ của Chân Ngôn Tông lúc làm lễ đắc độ72 xong, sau đó phải học rất nhiều kinh. Đầu tiên là Hạnh, tiếp đến là Tứ Độ Gia Hạnh. Đó chính là:

Thập Bát Đạo

Kim Cang giới

Thai Tạng giới

Hộ Ma


Chữ độ trong Tứ Độ hay chữ độ trong Đắc Độ đều có nghĩa giống nhau là: “bước qua”. Nghĩa là vị ấy từ chỗ chưa thành thục tiến đến chỗ thành thục.

Gia Hạnh nghĩa là gia thêm việc làm. Hạnh ở đây có nghĩa là tích chứa thêm. Mỗi ngày từ đầu hôm đến nửa đêm và hừng sáng, lúc nào cũng tỉnh thức thực hành và việc nầy cứ lập đi lập lại nhiều lần như vậỵ Ngày nay tùy theo cách thực hành khác nhau của mỗi Tông Phái. Tuy số ngày không giống như vậy; nhưng ngày xưa trong vòng 1000 ngày ấy hành giả không ra khỏi cửa chùa.

Thập Bát Đạo và dấu ấn của Thập Bát, theo Chân Ngôn là trung tâm của việc thực hành theo quan niệm ấy (nghĩa là tâm hướng về nội dung có tính cách cụ thể). Ngày xưa khi Ngài Hoằng Pháp Đại Sư qua Trung Quốc, nhờ ân sư là ngài Huệ Quả Hòa Thượng dạy dỗ; nên có thể nói rằng: Đây là nhân duyên của Phật Bồ Tát gia trì cảm ứng; nên mới được Tam Mật Hạnh như vậy.

Kim Cang Giới có đề cập đến trong kinh Kim Cang Đảnh. Chư Tôn của Kim Cang Giới Mạn Trà La và sự gia trì cảm ứng có thể sánh với Tam Mật Hạnh.

Cũng giống như vậy, Thai Tạng Giới nghĩa là rút ra từ kinh Đại Nhựt. Chư Tôn của Thai Tạng giới Mạn Trà La và sự gia trì cảm ứng được sánh với Tam Mật Hạnh. Lại nữa Hộ Ma có nghĩa là trên Đàn thực hiện, vừa đốt đèn và kết duyên với Chư Tôn cùng sự gia trì cảm ứng sánh với Tam Mật Hạnh. Nguyên Thủy của Hộ Ma là: đốt, châm lửa (nghĩa là mồi ngọn lửa trí tuệ cho việc giác ngộ). Ngoài ra còn ý khác sâu xa hơn. Đó là: ngọn đèn, ấy chính là thân thể của Bổn Tôn và cũng là thân thể của chính mỗi người.

Miệng chụp đèn có nghĩa miệng Bổn Tôn cũng là miệng của chính mình.

Giữa ngọn đèn là lửa, đồng thời đó là ngọn đèn trí tuệ của Bổn Tôn, và là trung tâm trí tuệ của chính mình.

Nếu suy nghĩ khác thêm nữa có thể thấy nối kết với nhiều loại ấn khác nhau, và tụng đọc Chân Ngôn, dùng pháp hành để quan sát, theo dõi những quan niệm đó.

Những việc làm của Tam Mật như vậy, mỗi lần thực hiện thì mới cảm ứng đạo giao73 . Đây chính là sự tích chứa công đức từng phần của sự Gia Trì Thành Phật. Nếu nửa chừng dừng nghỉ, công đức hành trì cũng không mất đi đâu.

Do vậy đối với Tứ Độ Gia Hạnh, mỗi ngày phải ngồi 3 lần, và trong mấy mươi ngày hay hàng trăm ngày đó, phải tiếp tục hành trì. Nếu làm được như vậy, một lúc nào đó dần dần sẽ giữ được sự duy trì liên tục; và chẳng bao lâu sẽ được thành tựu. Trong khoảnh khắc giữa ta và Phật sẽ xuất hiện cảm giác cùng một thể không khác.

Điều nầy cũng có nghĩa: đứa con của Trưởng Giả được đón nhận, kể từ khi bỏ nhà ra đi lúc còn nhỏ. Ban đầu hành trì thật khó cảm nhận được; nhưng từ từ sẽ quen dần. Trong khi nỗ lực một thời gian lâu, chẳng biết một lúc nào đó sẽ trở thành đứa con của chính mình hay anh em mà amình chẳng hay.

Điều nầy giống như vậy, ta phải khẳng định rằng: ta và Phật không gì khác nhau cả.

Dẫu cho Tứ Độ Gia Hạnh có thực hành xong đi nữa, thì vị Tăng sĩ của Chân Ngôn Tông, sau đó mỗi ngày vẫn đều tiếp tục thực hành một lần về Tam Mật nầy. Dĩ nhiên điều này không thể so sánh với “khó hành khổ hạnh” của những Tông phái khác; nhưng dù sao việc thực hiện liên tục mỗi ngày là điều căn bản. Như vậy khi suy nghĩ: Mặc dù tượng Phật A Di Đà bằng gỗ; nhưng cứ cố gắng hành trì, chẳng bao lâu một lúc nào đó, cái Đức của Phật lại xuất hiện và ánh sáng hào quang sẽ sáng tỏ. Đây được gọi là: Hiển Đắc Thành Phật.

Thực tế đã thành Phật, trở thành Phật và dĩ nhiên không phải liền sau đó hào quang xuất hiện; cũng chẳng phải thân thể này có ánh màu hoàng kim. Cũng chẳng phải thay đổi tùy theo sự khác biệt của mỗi người. Thế nhưng có cái gì đó khi chúng ta gặp họ thì có một sự cảm nhận sâu xa. Tuy thân thể không chiếu lên ánh sáng; thế nhưng giữa người ấy và ta, ta thấy cái tâm rực sáng. Những người như vậy luôn luôn hiện hữu.

Trong những ngôi chùa nhỏ địa phương, nhiều người đã được gặp những vị Tăng sĩ như vậy. Họ chẳng phải là những vị thuyết pháp giỏi; ngay cả việc trì kinh cũng chẳng phải thông suốt; và dĩ nhiên cũng không phải là những người múa bút như rồng bay phượng múa. Khi nói chuyện với những vị này, ta thấy họ thường lắng nghe và vòng tay lại. Thế nhưng khi nhận ly trà từ tay những vị đó, tâm hành giả liền cảm nhận niềm an lạc và như thấy mình rực sáng một niềm tin.

Những ngôi chùa xưa này dù đã cũ kỹ; nhưng cả trong lẫn ngoài đều gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi buổi sáng chung quanh chùa âm vang tiếng Đại Hồng Chung. Chùa ở nơi hẻo lánh mà có được những vị Thầy như thế; trải qua bao nhiêu năm vẫn một mực hành trì, lập đi lập lại đều đặn, nhân cách của những vị Thầy sáng rực lên. Việc này có thể nghĩ rằng: họ là những người được “Hiển Đắc Thành Phật” vậy.

Vị ấy sẽ được tán dương là: Vạn đức viên mãn như chư Phật. Và cái Đức tự nhiên đó sẽ được xuất hiện trong mỗi chúng ta, đó là điều ai cũng mong ước.

---o0o---





tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương