Chân Ngôn Tông Nhật Bản ht thích Như Điển dịch o0o Nguồn


Chương Hai II.Lược Truyện Về Ngài Hoằng Pháp Đại Sư



tải về 2.3 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích2.3 Mb.
#35966
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Chương Hai




II.Lược Truyện Về Ngài Hoằng Pháp Đại Sư




II.01.Sự ra đời của Ðại sư

Như chúng ta đã biết, Phật Giáo có rất nhiều Tông phái; sau đây sẽ trình bày về “Chân Ngôn Tông của chúng ta”.

Cách đây hơn 1100 năm Chân Ngôn Tông đã được Ngài Kooboo Daishi (Hoằng Pháp Ðại Sư) Kuukai (Không Hải) (774 – 835), sáng lập ra Tông chỉ. Thế nhưng trước đó Ðại Sư đã sang Trung Quốc và đặc biệt Ngài là vị kế thừa Mật Giáo chánh thống ấy. Có thể nói rằng Ngài dùng tư tưởng của Mật Giáo làm trọng tâm. Do vậy mà Chân Ngôn Tông được gọi là Shingen Mitsukyoo (Chân Ngôn Mật Giáo). Nếu gọi đơn giản hơn, thì gọi là Mật Giáo. Về nội dung dùng Chân Ngôn Tông làm Tông Chỉ.

Ở đây nếu muốn tìm đến nguồn gốc của Mật Giáo thì phải tìm lại Mật Giáo phát xuất từ Ấn Ðộ, mà điều ấy thật xa vời. Ðầu tiên, nên tìm hiểu về cuộc đời của ngài Hoằng Pháp Ðại Sư.

Trước tiên để hiểu một cách vắn gọn thì những người xuất gia có nhiều cách gọi tên như: Tục danh, Tăng danh và Thụy danh15 . Ðây là cách dùng để gọi vị Tăng một cách cung kính. Theo sách nầy, xin được phép chỉ dùng chữ Ðại Sư đơn thuần để gọi Ngài. Lại nữa chữ Ðại Sư cũng có nhiều vị Cao Tăng được người đời gọi như thế. Nhưng những Tín đồ của Chân Ngôn Tông hay nghĩ đây là việc ám chỉ Hoằng Pháp Ðại Sư. Bởi vì cũng có nhiều vị nổi danh được gọi như vậy. Cho nên xin thông cảm cho điều này.

Ðại Sư sanh vào thời Quang Nhân Thiên Hoàng, năm Hooki (Bảo Quy) thứ 5 (774) tại nước Sanuki (Tán kỵ) Quận Tado (Ða độ) bên cạnh bờ sông Biyoobu (Bình Phong). (Nay thuộc Huyện Hương Xuyên, phố Thiên Thông Tự). Cha ngài làm chức Tả Bá cũng còn gọi là Tagimi (Ðiền công) (danh xưng này dùng để gọi những quan chức địa phương, tương đương với Xã Trưởng ngày nay). Ðây là một gia đình giàu có tại Tán Kỵ lúc bấy giờ. Mẹ ngài xuất thân từ Tamayori Gogen (Ngọc Y Ngự Tiền) và gọi là Ato (A Ðao). Tên của ngài lúc nhỏ gọi là Mao (Chân Ngư).

Ngài lúc nhỏ vẫn được người đời tán dương là một Thần Đồng. Vì Ngài rất thông minh. Do vậy mà cha mẹ và gia đình mong mỏi ngài theo đuổi con đường học vấn và có ý muốn cho ngài lập thân bằng con đường quan lại. Ðặc biệt người em của mẹ là Ato Dotari (A Ðao Ðại Túc) muốn cho ngài đến học Nho Giáo với Thân Vương là một học giả, học cùng với Hoàng Tử Iyo (Y Dư) con Thiên Hoàng Kanuru (Hoàn Vũ). Vào lúc 12, 13 tuổi ngài đã thông Luận ngữ và Hiếu kinh.

Vào năm Enryaku (Diên lịch) thứ 7 (788) rời khỏi song thân, vượt biển để lên kinh đô. Lúc ngài vừa tròn 15 tuổi.

Ðể tiếp tục con đường Nho học của người cậu A Ðao Ðại Túc, vào năm 18 tuổi ngài đã đậu vào Ðại học. Ở Ðại học, ngài nghe giảng về “Vị Tửu Tịnh Thành” cũng như học về Mao Thơ, Tả Truyện, Thượng Thơ v.v… Lại còn có Bác Sĩ Okata Ushikai (Cương Ðiền Ngưu Dưỡng) dạy cho “Tả Thị Xuân Thu” nữa. Ðại Sư vào năm 24 tuổi có viết trong sách “Tam giáo chỉ quy” rằng:

“Lúc 15 tuổi tôi đã được cậu ruột là A Ðao Ðại Túc cho đi tham học. Ông là một nhà Hán học và là một quan chức về văn học (Thân Vương, được tặng cho danh vị là học giả). Là người được đặt vị trí đứng hàng thứ 5, và tôi được theo ông học. Tôi đã thấm nhuần cái học đức ấy. Ðến năm 18 tuổi được vào học Ðại học Quốc Lập. Tôi đã đến nghe họ giảng dạy tại đây. Thời đó người ta nghèo lắm, đi tìm đèn dầu cũng không có, nên phải dùng ánh sáng con đôm đốm và ánh sáng của tuyết để học bài. Với sự cố gắng học hỏi như vậy nhưng vẫn chưa thấy đủ. Có những khi ham đọc sách đến ngủ thiếp đi, trên đầu đèn còn treo, trên đùi còn để cây bút lông. Thế nhưng điều ấy đối với tôi vẫn còn dễ dãi và trong tâm lúc nào cũng mong muốn được học tập.


---o0o---


II.02.Sự tu hành của Ðại Sư

Thuở ấy sự giáo dục ở Ðại Học lấy Nho Giáo làm trọng tâm. Ðó là nơi chủ yếu đào tạo nên những nhà mô phạm và những người ra làm quan. Phải có trình độ đọc những sách bằng chữ Hán, qua đó phải giải thích cho được những sách vở này. Thế nhưng Ðại Sư đã là một người nỗ lực một cách phi thường; với ngài việc học như thế đã chẳng phải là việc khó khăn gì lắm. Ngoài những giờ học rảnh rổi ra, Ngài hay gần gủi tiếp xúc với những phong cảnh tại kinh đô. Ðồng thời ngài cũng hay đến Nara để thăm viếng và nghe thuyết pháp tại các chùa. Tại chùa Ngài đã đọc được một số kinh sách, truyện Phật Giáo.

Với tiến trình như vậy ngài đã có cơ hội tiếp xúc rất nhiều với Phật Giáo. Bao nhiêu lần lên kinh đô và bao nhiêu lần tiếp xúc đã thay đổi sự suy nghĩ của ngài. Thời gian này ngài cũng xét lại thể nghiệm chính mình và muốn nhìn thấy một chỗ đứng rộng rãi, khoáng đạt hơn. Bởi vì lúc này sự suy nghĩ về con người, cuộc đời vẫn còn bị đóng khung. Ngài hiểu rằng con đường lập thân, từ khi người trước bước qua, tiếp tục đến người hiện đại, và kéo dài mãi cho tới con người tương lai cũng chỉ thế thôi. Ðứng từ quan điểm đó để nhìn, thì thấy ngược lại với những gì Ðại học đang dạy. Tựu chung mục đích của sự học, cũng chỉ để lập thân xuất thế và tạo cho mình được “Phú quý hiển vinh” mà thôi. Còn vấn đề căn bản của con người, liên quan đến nhân sinh… những ý thức như vậy tại Đại Học chẳng có ai dạy cho mình cả. Cuối cùng cả đến vấn đề sau khi chết, chẳng lẽ không có một sự giải thích nào đó, có thể giải nghi cho mình được sao?

Những điểm như thế, trên thực tế chỉ có Phật giáo mới giải bày được cặn kẻ, sâu xa qua giáo lý. Và do những điều suy nghĩ như vậy ngài đã nghỉ học Ðại Học; và dự định cho con đường tu học theo Phật pháp. Ðây chính là ý nguyện của ngài.

Lại có một ngày Ðại Sư gặp được một vị Cao Tăng chỉ cho phương pháp tu hành qua quyển: “Hư Không Tạng Cầu Văn Trì Pháp”. Với pháp nầy, ngài Hư Không Tạng Bồ Tát là Bổn Tôn và lấy đó làm một pháp tu. Ðối với Chân Ngôn của vị Bổn Tôn nầy là pháp, xướng lên 100 vạn biến, trong đó có cả kinh văn và ý nghĩa. Tất cả đều phải thuộc nằm lòng. Với Ðại Sư, phương pháp tu hành nầy đã làm cho tâm Ðại Sư sáng tỏ. Tiếp đó ngài đã thực tập phương pháp nầy.

Bấy giờ, đầu tiên là ông cậu A Ðao Ðại Túc đang ở Kinh Ðô đã biết rõ về sự biến đổi trong tâm của ngài; và ở quê nhà hai đấng từ thân cũng muốn làm nhụt chí ngài. Thế nhưng ý chí của Ðại Sư quyết định cứng rắn, quyết tâm không trở lại quê xưa.

Như vậy Ðại Sư đã nghỉ học ở Ðại Học và bắt đầu quyết liệt với việc lội bộ vào núi rừng. Ngài băng qua Sikoku (Tứ Quốc) đến núi cao Dairyuu (Ðại Thác) tại Awa (A Ba), rồi gặp nhà của Thổ Tá, đến núi Ishitsuchan (Thạch Trung), gần đó lại có đồi cao Oomineyama (Ðại Phong), núi Yoshino (Kiết Giả), núi Kooyasan (Cao Dã Sơn) v.v… Toàn là những núi chưa có dấu chân người đặt đến đó. Nơi đây là những nơi có thể huấn luyện thân tâm của ngài, nhằm làm tăng trưởng thêm cho sự tu hành về việc thấy, nghe và hành trì.

Qua việc thể nghiệm như thế, Ðại Sư đã phê phán về tam giáo thuở ấy. Ðó là tư tưởng đại diện của Nho Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Cuối cùng ngài thấy Phật Giáo là ưu việt hơn cả, nên ngài đã viết “Tam Giáo chỉ quy”. Trong tác phẩm này ngài đã chỉ cho người đời, nêu rõ cái thảm kịch của cuộc đời qua luận bình phê phán và so sánh về Tam Giáo. Ðây có thể nói là một bản tuyên ngôn cho việc xuất gia của ngài, mà đường đường chính chính để chứng tỏ một phần nào cho cha mẹ ngài biết.

Như trên đây đã nói, tác phẩm nầy được viết vào năm Diên Lịch thứ 16 (797), lúc ấy Ðại Sư vừa đúng 24 tuổi.
---o0o---

II.03.Gặp gỡ Mật Giáo

Sau khi Ðại Sư cho phát hành sách “Tam Giáo Chỉ Quy” thì ngài vẫn quyết tâm sống xa mọi người và làng xóm. Ngài tiếp tục sống cùng với thiên nhiên. Thỉnh thoảng ngài tìm đến những Cao Tăng tại những chùa lớn để được nghe lời dạy dỗ, chỉ bày. Ngài cũng không quên mượn những kinh sách của chùa viện để nghiên cứu. Nghĩa là ở đây ngài đã tin chắc rằng tư tưởng của Phật Giáo là tư tưởng tối cao, và ngài đã chọn con đường ấy để tiến bước dấn thân. Nhưng con đường ấy chẳng đơn thuần. Vì lẽ có nhiều con đường như vậy. Ngay cả Kinh cũng có đến mấy ngàn quyển. Còn Tông phái thì đầy dẫy. Cái nào là đúng nhất đây? Ðây chính là câu hỏi to lớn đối với Ngài.

Thế rồi có một ngày Ðại Sư đến thăm chùa Todai ở Nara. Đến trước tượng Phật lớn phát lời nguyện “Con phát tâm tìm cầu chỗ quan yếu của Phật pháp. Con đã đọc hết Tam Thừa16 , Ngũ Thừa17 , 12 bộ kinh18 . Nhưng đọc cái nào cũng có những nghi vấn. Trong sâu xa của tâm con có niềm tin tưởng, nhưng rất khó quyết đoán được. Vậy kính mong thập phương ba đời chư Phật, hoan hỷ chỉ bày cho con cái nào là: Chơn thật bất nhị”.

Sau khi phát lời thệ nguyện như vậy, chẳng bao lâu thì biết được tại chùa Yamato no Kuni Kume (Ðại Hòa Quốc, chùa Cửa Mễ) có kinh: “Ðại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì”, mà cho đến bây giờ Ngài chưa một lần đọc kinh này, nên ngài đã tìm đến chùa và trình bày sự tình như vậy, chùa đã cho ngài đọc kinh trong ngôi tháp nằm ở phía Ðông của chùa.

Thực tế thì đây là một quyển kinh gồm có 7 quyển. Nói gọn là: Kinh Ðại Nhật. Ðó là một trong những quyển kinh căn bản của Mật Giáo. Ðây không phải là niềm vui của riêng Ðại Sư, mà niềm vui nầy hoàn toàn do vị Ðại Phật hướng dẫn đến.

Ngài liền cố gắng hết mình để đọc nội dung, nhưng cảm thấy chẳng dễ dàng chút nào cả. Với người mới bắt đầu học giáo lý của Mật Giáo thì phải giải thích và hiểu như thế nào đây? Sau khi đọc hơn phân nữa, thấy toàn là chữ Phạn được dịch ra âm Nhật. Ngài hiểu rằng việc dùng các ngón tay kết ấn tác pháp, chắc chắn đòi hỏi phải học trực tiếp với một vị Tăng, chứ không còn có cách nào khác.

Ðúng ra trong lúc ấy ngay cả tại Nara và Kyoto vẫn không thể nào tìm ra một vị minh sư đúng nghĩa để theo học những pháp nầy. Ngoài việc dùng thuyền sang Trung Quốc tìm minh sư, không có cách nào khác để học hỏi được những phương pháp tu hành ấy cả, Ngài suy nghĩ như vậy. Việc đầu tiên có thể nói rằng: Việc truyền Mật Giáo đến đây chỉ có tính cách phiến diện. Nếu muốn rõ hết toàn bộ thì nên tìm cầu từ cái học truyền thống. Ðây là mong ước của Ngài, nên chẳng bao lâu Ngài đã tìm cách đến Trung Quốc nhằm thời nhà Ðường để cầu pháp.
---o0o---

II.04.Truyện gần nhất viết về Đại Sư

Việc đi vào đất Đường của Đại Sư đã được loan tải, và ở đây muốn trình bày thêm một số ít việc trước khi Ngài đi đến Trung Quốc. Đây chính là những điều đã được viết lại một phần sau thời gian chiến tranh19 qua lịch sử của Nhật Bản. Vì khi đọc lại câu truyện đời Ngài cũng có ít nhiều được sửa đổi. Với những điều như vậy chúng ta thử tìm hiểu xem.

---o0o---
II.4.1. Ngày sinh nhật của Ngài
Đầu tiên là vấn đề năm tháng ngày sanh.

Trước chiến tranh được truyền tụng rằng, Ngài sanh vào ngày 15 tháng 6 năm Bảo Quy thứ 5. Khi nhìn xem ngày 15 tháng 6, thấy rằng việc ghi lại của sách vở xưa là không đúng. Bởi vì đây là do Raiyu (Lại Du) (1226-1304) đầu tiên đã kể lại trong quyển “Chơn tục tạp ký vấn đáp sao” sau 400 năm Đại Sư viên tịch. Trong đó có nói rằng: có một thuyết khác nữa. Đứng về phương diện học vấn, điều nầy có thể không tin được. Thế nhưng về phương diện Tôn Giáo, trên thực tế tại mỗi nơi ở Nhật đều có lễ Aoba Matsuri (Thanh Diệp Tế) đều cử hành ngày sinh nhật của Ngài vào ngày trên.

Lại nữa về năm sanh cũng có thuyết nói rằng Ngài sanh vào năm Bảo Quy thứ 4. Như vậy đối với mọi người, thuyết Ngài sinh vào năm Bảo Quy thứ 5 đáng tin cậy hơn cả.
---o0o---
II.4.2. Đến Kinh Đô
Đại Sư vào năm 15 tuổi đã đến Kinh đô, đúng vào năm Diên Lịch năm thứ 7; nhưng Kinh đô lúc ấy thực tế ở đâu cũng chẳng ai rõ. Đây là một nghi vấn.

Căn cứ vào sử liệu thì từ mùa Đông năm Diên Lịch thứ 3 (784) đến mùa hạ năm Diên lịch thứ 13 (794) ước chừng trong 10 năm; và Kinh đô nằm ở Nagaoka (Trường Cang). Đương nhiên lúc ấy là lúc Triều đình đang cho dời Kinh đô từ Nara đến Nagaoka. Ngay cả Đại Học và các cơ quan khác cũng phải dời đổi nữa, không biết lúc ấy đã hoàn thành chưa? Đây lại là một nghi vấn. Dĩ nhiên những chùa lớn ở Nara không được phép dời đổi.


---o0o---
II.4.3. Thọ giới với Cao Tăng nào?
Với Đại Sư, vị cao tăng đã truyền thọ “Hư không Tạng cầu văn Trì pháp” trên thực tế là vị nào vậy?

Điều nầy theo truyện ký thời tiền chiến thì cho rằng do vị Sư Gonsoo (Khuyến Tháo) (758-827) chùa Iwabuchi (Thạch Tế) ở Đại Hòa. Nhưng sau chiến tranh thì việc nầy cho thấy một nghi vấn. Bởi vì trong “Tam Giáo chỉ quy” không thấy xuất hiện một vị Tăng nào có tên như vậy. Vả lại trong quyển “Tánh linh Tập” do cao đệ của Đại Sư là Chơn Tế (Shinzei) (800-860) tập lục lại hầu hết những thi văn của Thầy mình viết ra thì thấy nơi quyển thứ 10 có nói rằng: Ngài Khuyến Tháo tán thán văn chương ấy. Trong đó chẳng thấy đề cập đến Thầy nào hay vị ân sư nào cả.


---o0o---
II.4.4. Việc đắc độ (xuất gia) của Đại Sư thì như thế nào?
Điều nầy vào thời trước chiến tranh được ghi lại và được tin như sau:

“Vào năm Diên Lịch thứ 12 (793) lúc Ngài 20 tuổi, Ngài đã đi đến chùa Magino Osan (Thực Ni Sơn) ở Hòa Tuyền và theo Ngài Khuyến Tháo để xuất gia. Thọ giới Sa Di và đổi tên là Giáo Hải và tiếp theo đổi lại là Như Không.

Tiếp theo “Năm Diên Lịch thứ 14 (795) vào mùa xuân lúc Ngài 22 tuổi thì thọ giới Cụ Túc tại Giới Đàn viện chùa Todai ở Nara. Sau đó đổi tên thành Không Hải (Kukai ).

Ở đây thấy rằng về giới Sa Di sau khi được xuất gia; có thể hiểu đó là một chú tiểu; nhưng còn thọ giới Cụ Túc, phải có Tăng tịch (giấy tờ chứng minh của Tăng Sĩ; lúc bấy giờ quốc gia quản lý tất cả) ghi nhận để chứng minh trước một người và được thừa nhận là Tăng Sĩ20.

Tuy nhiên về việc thọ giới, sau chiến tranh cho thấy được những điều đáng hoài nghi. Nghĩa là cả 2 lần thọ giới ấy không thấy đề cập một cách công khai nơi quyển “Tam Giáo Chỉ Quy”, mà ở quyển Tam Giáo Chỉ Quy ấy chỉ thấy, rõ ràng của bản tuyên ngôn bằng lời về việc xuất gia mà thôi.

Lúc bấy giờ nhà nước quản lý vấn đề Tăng Tịch và phải khai báo mới được công nhận là một vị Tăng. Còn việc không khai báo chỉ có những vị tu hành trong núi rừng, thì chưa được công nhận là một Tăng sĩ . Ở đây cũng có thể hiểu là Đại Sư thuộc về Tư Độ Tăng chăng? Đây lại là một nghi vấn khác. Thế nhưng sau đó vào năm Diên Lịch thứ 23 (804) Ngài là người được mệnh lệnh của Triều Đình cho sang Trung Quốc bằng thuyền để lưu học. Điều ấy chắc hẳn không thể là Tư Độ Tăng được. Ở đây lại xuất hiện nhiều lập luận ngược lại. Gần đây người ta lại cho rằng: Đầu tiên Ngài vẫn tiếp tục tu hành trong núi sâu với tư cách là Tư Độ Tăng ; nhưng gần đến lúc sang đất Đường Ngài mới thọ giới Cụ túc21. Đây cũng nảy sinh một cách nhìn khác.

Dẫu cho đến đất Đường để cầu pháp đi nữa thì qua sắc lệnh, Ngài vẫn là một lưu học sinh qua đó bằng thuyền. Vậy ai là người viết giấy giới thiệu cho Ngài? Còn chuyện tốn kém cho chuyến đi cũng như chi phí lưu trú, ai là người đã chi viện cho Ngài? Đấy cũng chẳng phải là do nhà của Tả Bá chính thức muốn cầu phước để làm; hoặc giả có người nào còn có thế lực để đở đầu chăng? Những gì mà trước chiến tranh không có ghi lại thì sau chiến tranh người ta hoài nghi và muốn biết được rõ ràng. Tất cả những điều nầy phải chờ đợi, và nghiên cứu về sau, chứ không còn cách nào khác nữa.
---o0o---

II.05.Đại Sư vào Trung Quốc thời nhà Đường

Đại Sư vào nhà Đường lưu học đã được sắc lệnh của nhà Vua cho phép vào tháng 5 năm Diên Lịch thứ 23 (804), lúc ấy Đại Sư 31 tuổi. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc thuộc vào thời đại nhà Đường. Nước Nhật Bản chúng ta để tỏ hòa khí cũng như tạo sự tôn kính lẫn nhau; nên thường hay gởi sứ thần đến đó. Gọi chung là đi Sứ đời Đường. Đại Sư được lên chung thuyền đi Sứ ấy để sang Trung Quốc.

Trong năm ấy đoàn thuyền gồm 4 chiếc. Chiếc thứ nhứt khởi đầu bằng vị Sứ thần đi nhà Đường là Fujiwara Kadonomaro (Đằng Nguyên Khát Giả Lịch) và Tachibana Haranari (Quất Miễn Thế) v.v... Đại Sư là người cũng đã đi chung cùng với thuyền nầy. Chiếc thuyền thứ hai có vị Phán Quan đi Sứ nhà Đường là Đằng Nguyên Thanh Công và Ngài Saichoo (Tối Trừng) (767-822) thuộc Núi Duệ sơn. Sau nầy khai mở Thiên Thai Tông Nhật Bản chính là Ngài Truyền Giáo Đại Sư (Dengyoo Daishi) cũng đã đi trên thuyền nầy.

Đoàn thuyền nầy xuất phát bên bờ sông ở Kyushu (Cửu Châu) vào ngày 6 tháng 7 trong cùng năm ấy (804). Dọc đường bị sóng to gió lớn; nên chiếc thứ 3 và chiếc thứ 4 không còn tìm ra được tông tích nữa. Chiếc thứ nhứt cũng phải bị lênh đênh cả tháng trên biển cả mênh mông, phải trải qua không biết bao nhiêu là khổ nạn, đến ngày 10 tháng 8 thì thuyền lưu lạc vào đất Sekiganchia (Diệc Ngạn trấn) thuộc Fukushyu (Phước Châu).

Họ dùng chữ viết để trao đổi với các viên chức địa phương, ai ai cũng tỏ ra vui mừng. Thế nhưng các quan chức tại đây nghi họ là thuyền của hải tặc; nên cấm chỉ đậu tại bờ biển. Thuyền lại tiếp tục trôi nổi cả tháng trên biển cả mênh mông, lúc đó hình dung ông Đại Sứ cũng thất sắc. Ông tìm mọi cách để thông dịch và dâng thơ giải bày bao nhiêu lần mà vẫn không được thừa nhận. Kết cuộc Đại Sư thay thế cho Ông Đại Sứ viết biểu để dâng lên vua. Rồi đưa qua cho Thứ Sử Phước Châu, nhờ đó tất cả đều được lên bờ.

Bấy giờ tất cả đều thay đổi y phục, và vào ngày 3 tháng 11 họ bắt đầu rời khỏi Phước Châu bằng ngựa và cả bằng thuyền nữa. Con đường bộ thật là dài xa thăm thẳm, đa phần họ đều tiếp tục đi bộ. Vào ngày 23 tháng 12 tất cả mọi người đã đi đến được Kinh Đô Trường An (Trong hiện tại thuộc phố Tân An, Tỉnh Thiểm Tây).

Còn chiếc thuyền thứ 2 có Phán Quan đi Sứ nhà Đường là Đằng Nguyên Thanh Công cùng với Tối Trừng (Truyền Giáo Đại Sư) đã cập bến Minh Châu vào ngày 1 tháng 9 cùng năm. Tại đây Ngài Tối Trừng và Ngài Nhứt Hành chia tay nhau. Ngài hướng đến núi Thiên Thai, cách đó không xa mấy. Còn Ngài Phán Quan và Nhất Hành thì cùng đi đường bộ đến Trường An.

Vào ngày 15 tháng 11 họ đã đến Kinh Đô. Ở đó họ chờ những người trong chiếc thuyền thứ nhất đến.

Khi gặp nhau lại rồi, Ngài Nhất Hành được phép đặc biệt của Hoàng Đế hứa cho gặp vào ngày 25 tháng 12. Nơi ăn chốn ở của các quan cũng đã được cung cấp đầy đủ. Đại Sư cũng đã cùng họ bắt đầu sống chung tại đây. Như vậy các vị Đại Sứ đi Đường đã hoàn thành sứ mệnh; nên vào ngày 11 tháng 2 năm sau đã trở về nước, họ lấy hướng Minh Châu để ra đi. Đại Sư còn ở lại và sau nầy di chuyển đến chùa Tây Minh để ở. Chẳng bao lâu Ngài bắt đầu việc học tập tại đó.

Đương thời Trường An là Kinh Đô và là điểm giao thông giữa 2 bờ biển Đông Tây. Cho nên các Vua đời Đường đã mở rộng nơi nầy làm trung tâm văn hóa cũng như một đô thị lớn để giao dịch với thế giới. Với tình hình như vậy Phật Giáo dưới thời nhà Đường được giúp đỡ để phát triển một cách vượt bực, kể cả Mật Giáo cũng đón nhận một thời kỳ tối hưng thạnh như vậy.

Chỉ có một việc đau buồn trong năm ấy, ngày 23 tháng Giêng tại Kinh Đô Trường An, các vị Sứ đời Đường phải chịu tang Đức Tông Hoàng Đế băng hà. Vì vậy nên ngày 25 cùng tháng Hoàng Thái Tử lên ngôi, lấy hiệu là Thuận Tông Hoàng Đế.

Sự kiện xảy ra như vậy; nhưng Đại Sư đã đến ở tại chùa Tây Minh rồi.


---o0o---

II.06.Đại Sư thọ nhận Giáo Pháp

Nơi chùa Tây Minh nầy, Nhật Bản đã có lưu học sinh tên là Vĩnh Trung sống tại đây rồi. Lại nữa ngày xưa chùa đã được Ngài Thiện Vô Úy Tam Tạng (637-735) có một thời dừng chân nơi đây để dịch kinh: “Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì” (gọi tắt là kinh Đại Nhật)22 . Cho nên chùa có một nhân duyên rất sâu xa.

Đại Sư hết mình xem qua những kinh luận trân quý của chùa nầy, đồng thời cũng tham bái những chùa lớn trong phố thị. Ngoài việc tìm xem những tài liệu và đây cũng là cơ hội để tìm kiếm các bậc học giả, cao Tăng để xin lời chỉ giáo. Thuở ấy không phải Ngài chỉ tìm đến những chùa chiền của Phật Giáo, mà Ngài còn tìm đến Giáo hội Keikyo (Cảnh Giáo) thuộc Trung Đông để nghiên cứu. Đây chính là điểm Ngài để tâm sâu xa đến các Tôn Giáo khác.

Trong đó đặc biệt phải ghi lại, là tại chùa Reisenji (lễ Truyền Tự) Ngài đã diện kiến được vị Tăng người Ấn Độ là Ngài Bát Nhã Tam Tạng (734-806?) và Ngài Mâu Ni Thất Lợi Tam Tạng (… - 806). Cả 2 vị đều là những người đang dịch kinh. Ngài Bát Nhã Tam Tạng đến Trường An vào năm Kiến Trung thứ 2 (781) dưới thời Hoàng Đế Đức Tông. Còn Ngài Mâu Ni Thất Lợi Tam Tạng thì đến vào năm thứ 16 (800) dưới thời Trinh Nguyên. Các Ngài đã nỗ lực dịch kinh. Trước hết Ngài Bát Nhã Tam Tạng ngẫu nhiên gặp Đại sư ở chùa Tây Minh lúc trước rồi. Cho nên Đại Sư từng bước từng bước thăm hỏi và cầu sự chỉ giáo.

Chủ yếu Ngài học từ hai vị Tam Tạng nầy là chữ Phạn, liên quan đến vấn đề tri thức cũng như những hiện trạng Tôn Giáo của Ấn Độ lúc bấy giờ. Nếu suy nghĩ kỹ, thì mục đích chính của Ngài vào Đường cầu pháp để hiểu rõ kinh Đại Nhật, và đây chính là nơi Ngài có thể thực tập về Chân Ngôn Đà La Ni (lời nói chân thật của Như Lai. Đây chẳng phải là ý nghĩa sâu xa rộng lớn và công đức cao, mà bình thường không thể dịch được; chỉ đọc tụng nguyên âm chữ Phạn mà thôi). Thế nhưng cả việc học được chữ Phạn cũng đã không thể giải thích rõ được điều mong cầu nầy. Từ đó trong tâm Ngài dẫn đến sự suy nghĩ rằng tại Ấn Độ có lẽ đã tiếp nhận được Mật Giáo chánh truyền và có lẽ trong Đại Thừa Phật Giáo thì đây là tư tưởng hoàn toàn mới mẻ vậy.

Cứ như vậy ngày nào Ngài cũng lội bộ đi tìm danh tăng lẫn học tăng. Cuối cùng Ngài tìm đến chùa Thanh Long, Viện Đông Tháp thì gặp Hòa Thượng Huệ Quả (746 – 805). Thầy trò đối diện nhau, như đã có những nhân duyên tiền kiếp.

Ngay trong buổi đầu gặp gỡ ấy, Hòa Thượng đã tiếp kiến Đại Sư và bảo rằng:

“Ta đã nghe người đến Trường An từ lâu rồi. Do vậy ta đã có tâm chờ ông ở chùa nầy từ dạo ấy. Đời sống của ta cũng chẳng còn kéo dài trong bao nhiêu lâu nữa. Nhưng chưa có đệ tử truyền pháp lại cho đầy đủ. Do vậy mà ta chờ ông cho đến ngày hôm nay đây. Ngày nay gặp nhau được tại nơi đây, quả thật là điều vô cùng sung sướng. Hãy mau sửa soạn hương hoa và nhập vào đàn Quán Đảnh23 . Ta muốn ông kế tục mật pháp của Mật Giáo”.

Vị Hòa Thượng nầy chính là vị Cao Tổ thứ bảy kế tục tính chính thống của Mật Giáo chánh truyền vậy.

Đầu tiên là Đức Giáo Chủ Đại Nhật Như Lai. Vị Tổ thứ hai là Ngài Kim Cang Tát Đỏa. Vị Tổ thứ ba là Ngài Long Mãnh Bồ Tát. Vị Tổ thứ tư là Ngài Long Trí Bồ Tát. Vị Tổ thứ năm là Ngài Kim Cang Trí Tam Tạng. Vị Tổ thứ sáu là Ngài Bất Không Tam Tạng và vị Tổ thứ bảy là Ngài Huệ Quả Hòa Thượng. (Muốn rõ hơn, xin xem nơi chương ba).

Những đệ tử tìm cầu đến học Pháp với Hòa Thượng Huệ Quả không phải là ít. Đặc biệt ở hải ngoại đến cầu pháp hữu vi làm môn đệ của Ngài cũng rất đông. Nhưng mật pháp mà Ngài Bất Không Tam Tạng trực tiếp truyền lại cho Ngài, Ngài (Huệ Quả) vẫn chưa thấy một nhân tài nào thích hợp và đầy đủ. Nay thì Đại Sư đang tìm đến và chỉ một lần gặp mặt, thấy đây là bậc Đại Khí, và Đại Sư đã quy ngưỡng về Ngài.

Chủ khách gặp nhau như đã từng biết nhau từ lâu; nên Thầy trò vô cùng hoan hỷ, dường như cũng đã thề ước từ xưa.

Sau đó Đại Sư đã thực sự sống tại chùa Thanh Long; và vào tháng 6 thì thọ lễ Quán Đảnh của Thai Tạng giới. Vào tháng 7 nhập đàn Quán Đảnh về Kim Cang giới. Đồng thời vào tháng 8 Đại Sư đã được tắm gội trong lễ quán đảnh để trở thành ngôi vị Truyền Pháp A Xà Lê.

Như trên, thỉnh thoảng chúng ta gặp danh từ chuyên môn là “Quán Đảnh”. Ở đây muốn giải thích một cách đơn giản về lễ này. Quán có nghĩa là đọc lên nguyên chữ cái. Còn Đảnh tức là nhận cái Quán ấy. Cách Quán ấy là dùng nước rảy lên chữ, và luôn luôn liên tưởng như vậy. Cũng có khi gọi trên Đảnh của bảo Cái là “Quán, Đảnh Bảo Cái”. Điều nầy không nhất thiết giới hạn trong dung dịch bằng nước24 .

Nghi thức cổ truyền của lễ Quán Đảnh là nghi thức cử hành khi lên ngôi vua thuộc tục lệ cổ của xứ Ấn Độ. Đây có thể nói là nghi thức kế thừa ngôi vị đế vương. Với lễ lên ngôi vua, người ta đặt chiếc ngai ở giữa, sau đó là bản đồ của quốc gia. Dùng nước của bốn bể để trong một cái bình, và Hoàng đế sẽ lấy nước đó rảy lên đầu của Hoàng Thái Tử. Tiếp đến là nghi thức thọ nhận Vương Miện để biểu hiện cho Vương quyền. Thế nhưng đối với Mật Giáo thay thế bản đồ bằng một hình Mạn Đà La và thay thế nước bốn biển là bình nước Ngũ Trí để rảy. Thay vì dùng Vương Miện thì đội lên Bảo Mão của Đức Đại Nhật Như Lai. Dĩ nhiên ngoài ra còn nhận thêm Bí Ấn, Bí Minh (thần bí và Chân Ngôn). Đây là một nghi thức cử hành trong thời gian rất lâu.

Lại nữa Quán Đảnh cũng có rất nhiều loại ; nhưng các Tăng sĩ lấy tiêu chuẩn lễ đăng quang của Hoàng Thái Tử để thực hành lễ truyền pháp Quán Đảnh. Người Phật Tử tại gia khi nhập đàn được gọi là Kết Duyên Quán Đảnh, cũng giống như nghi lễ lập Hoàng Thái Tử nối ngôi vậy.


---o0o---

II.07.Những lời giáo huấn của Hòa Thượng Huệ Quả

Những việc như thế đã được thực hiện, sau đó Hòa Thượng Huệ Quả phụng mệnh triều đình cùng với Lý Chơn và 10 vị họa gia vẽ 10 Mạn Trà La lớn của Kim Thai lưỡng bộ. Ðồng thời ra lệnh cho Bác Sĩ Imono và Dương Trung Tín làm những 15 bộ pháp cụ của Mật Giáo bằng những kim loại mới. Cũng như sắp cho 20 người chép kinh “Kim Cang Quán Ðảnh” và những kinh sách khác có tính chánh truyền của Mật Giáo, vào tháng 12 của năm ấy. Một ngày mùa Ðông lạnh lẽo, Hòa Thượng đã cho mời Ðại Sư vào bên cạnh và dạy rằng:

Ta đã hết nhân duyên với cuộc đời nầy rồi. Không thể sống lâu hơn được nữa. Vậy thì hai bộ Mạn Trà La nầy và 100 bộ kinh điển của Mật Giáo, ông hãy mang về nơi quý quốc, mà những thứ nầy ta đã được nhận trực tiếp từ sự trao truyền của ân sư Bất Không Tam Tạng, ngay cả pháp y, tràng hạt và những pháp cụ cúng dường cũng như thế. Hãy mau mau truyền bá Mật Giáo rộng rãi tại nơi ấy. Ta chỉ lo là không gặp được ngươi. Vì lẽ cuộc sống của ta không được dài lâu. Nhưng thời cơ đã đến, bây giờ việc truyền pháp đã xong. Kinh điển, đồ tượng25 đã sữa sang lại rồi, hãy mau mau mang về quốc gia của ông để phụng thờ, làm cho mọi người đều biết và hãy làm tăng trưởng phước lợi cho quốc dân. Nếu làm được như vậy thì trong nước sẽ được yên ổn, và dĩ nhiên quốc dân sẽ được hạnh phúc. Ðây chính là việc báo đáp ân Phật và ân của Thầy Tổ vậy. Hãy trung thành với quốc gia và hãy hiếu dưỡng với các đấng từ thân”.

Ðây có lẽ là những lời di ngôn chân thật; và kể từ ngày ấy chẳng bao lâu sau, vào ngày 15 tháng 12 Ngài Huệ Quả Hòa Thượng đã yên lặng nhắm mắt, đi vào cõi vô sanh. Lúc bấy giờ Hòa Thượng 60 tuổi và Ðại Sư ở vào tuổi 32.

Tuy rằng Hòa Thượng có rất nhiều đệ tử, nhưng chỉ truyền pháp lại cho một mình Ðại Sư, là người ở Ðảo phía Ðông và Ðại Sư đã thọ nhận được Mật Pháp. Ðồng thời Ðại Sư đã đứng ra dựng lập mộ bia cho Hòa Thượng. Trong nhiều đệ tử ấy, Ðại Sư được tuyển chọn để viết những câu văn trên tấm bia của Hòa Thượng.

Về việc của Ðại Sư, như trước đây chúng ta được biết, Ðại Sư vào nhà Đường là theo mệnh lệnh của triều đình Nhật Bản như là một lưu học sinh, mà lưu học sinh thuở ấy với quy định ít nhất phải ở lại Trung Quốc 20 năm. Quyết định ấy có nghĩa là trong điều kiện có thể phải học cho thật nhiều những văn hiến tại đó. Bên cạnh đó thì ngài Truyền Giáo Ðại Sư Tối Trừng đến đây với tư cách là “Hoàn học sinh”, là mệnh lệnh của triều đình. Hoàn học sinh có nghĩa là ở lại trong một thời gian ngắn. Khi mục đích đã hoàn thành thì trở về lại nước. Như vậy đối với ngài Tối Trừng được công nhận chính thức vào nhà Ðường với tư cách là Hữu vi Tăng. Mặt khác đối với Ðại Sư, ngài vẫn còn ở địa vị của một ông Tăng vô danh.

Thế nhưng với cá nhân của Ðại Sư, mục đích chính yếu của ngài là học cho được điểm căn bản của Kinh Ðại Nhật và nhận lãnh được chỗ thiết yếu cùa Chánh truyền Mật Giáo, mà điều này quả là một ân huệ, một hạnh vận chẳng thể nghĩ đến được; lại chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngài đã được Hòa Thượng Huệ Quả cho thọ nhận tịnh bình (một bình nước, giống như hình thù bình đựng nước thông thường) của Chánh Thuần Phật Giáo. Ngoài ra lại còn bảo hãy mau mau trở về nước làm lợi lạc hạnh phúc cho quốc dân. Ðây chính là lời di ngôn. Trên thực tế chỉ hơn một năm tại đời Ðường mà thôi. Nhưng ngài cảm thấy việc lưu lại ở đây không còn cần thiết nữa và ngài nghĩ rằng nên đến cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và lợi dụng thời gian còn lại để đi mua sắm những sách vở và kinh điển cần thiết.

Trong đó phải kể là những kinh đã được dịch sang tiếng Trung Hoa của ngài Tam Tạng Bát Nhã như:

Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh 40 quyển. Ðại Thừa lý Thú lục Ba la Mật 10 quyển. Những kinh sách Ngài dịch với Mâu Ni Thất Lợi Tam Tạng như: Thủ Hộ Quốc Giới chủ Ðà La Ni kinh 10 quyển. Ngoài ra còn nhận thêm những hòm sách bằng chữ Phạn nữa.

Sang năm sau vào năm Nguyên Hòa nguyên niên (806) Trung Hoa nhằm tháng 8 của Ðại Ðồng nguyên niên tại Nhật

Bản thì Ðại Sư đã được lời hứa của Sứ Thần đời Ðường của Nhật Bản lúc bấy giờ là Takashina Shinjin Toonari (Cao Giai Chơn Nhơn Viễn Thành) cho lên tàu để cùng trở về nước. Ðến được Kyushu26 vào tháng 10 năm ấy.
---o0o---

II.08.Lên kinh đô chờ thời cơ

Khi Ðại Sư đến phủ của Thái Tể ở Kyushuu đúng vào ngày 22 tháng 10 năm Ðại Ðồng nguyên niên (806) đã nhờ Phán Quan Cao Giai Viễn Thành dâng tấu lên Triều Ðình 1 quyển “Thượng Tân Thỉnh lai kinh đẳng mục lục biểu”27 (gọi thông thường là: Ngự thỉnh lai mục lục)

Trong mục lục nầy có ghi lại tên những kinh sách như sau: Kinh mới dịch 142 bộ 27 quyển, Chân Ngôn tán bằng chữ Phạn gồm 42 bộ 44 quyển, luận sớ chương 32 bộ 170 quyển, các tôn tượng, Mạn Trà La, ảnh của Truyền Pháp A Xà Lê 10 gói; đạo cụ28 gồm 9 loại và 18 thứ. Những vật liên hệ đến Hòa Thuợng Huệ Quả 5 thứ. Những vật liên hệ đến hình ảnh của ngài 8 thứ. Ngoài ra còn có xá lợi của Phật 80 viên, một trống lớn và những phẩm vật có giá trị khác. Tuy nhiên khi nhận lãnh mệnh lệnh của triều đình đi lưu học 20 năm mà mới chỉ hai năm đã trở lại quê nhà, cái tội không đủ thời gian ấy phải đáng chết. Nhưng mặt khác người vợ chánh của quan phủ khi nhận thấy được pháp tướng của Mật Giáo thì thấy khác thường. Vì từ xưa đến nay chưa hề thấy Phật Giáo có điều khác lạ to lớn như vậy. Ðồng thời việc “tức thân thành Phật” có thể thành tựu với những mật pháp cũng vậy. Ngoài ra đối với sự trăn trối của ân sư là Hòa Thượng Huệ Quả, hãy mang về quê hương càng sớm càng tốt để cho quốc dân tăng trưởng hạnh phúc. Cho nên trong từng niệm một phải mau trở về lại quê nhà, vội vàng dâng thơ lên như thế.

Việc đệ trình “Mục lục Kinh trình Vua” nầy đứng về phương diện lịch sử đã rõ ràng rồi. Thế nhưng 3 năm sau có nhiều thuyết lẫn lộn khác nhau, khiến cho sự thật đã bị hiểu sai đi nhiều ít. Sau đó Ngài được lệnh phải chờ đợi nơi chùa Quan Âm Tử Trúc trong phủ của Thái Tể, thỉnh thoảng dời đổi chùa và trong thời gian ấy tu bổ những phẩm vật đã được thỉnh về. Ðến năm sau, thuộc Ðại Ðồng năm thứ 2 (807) có thuyết cho rằng Ngài đã vào kinh đô và báo cáo với Triều Ðình, nhưng cũng có thuyết nói rằng sau đó Ngài đến ở chùa Magino Onzan (Thực Vĩ Sơn Tự) ở Izumi (Hòa Tuyền); hoặc giả cũng có thuyết cho rằng ngài đã đến chùa Kumedera (Cửu Mễ) ở Yamato (Ðại Hòa) và nơi đó đã tạo nhân duyên sâu xa để ngài giảng nghĩa Kinh Ðại Nhựt. Thực tế thuyết nào cũng hữu lý, nhưng đúng ra thì vào năm Ðại Ðồng thứ 4 (809). Triều Ðình cho người đại diện của Thiên Hoàng Tha Nga đến và sau đó được nghinh tiếp về triều.

Như vậy việc trở về nước của ngài đã được báo cáo sớm lên triều đình, nhưng tại sao phải đợi đến 3 năm sau mới gặp. Ðiều nầy những vị giải thích về lịch sử cho biết lý do như sau:

Lý do thứ nhất là đối với nội bộ của triều đình muốn dùng thời gian ấy để xử trí về tội đã đi lưu học không đủ thời gian. Thông thường theo tội xử phạt về việc thiếu thời gian lưu học đơn giản là việc cách ly như những trường hợp trước. Thế nhưng trường hợp của Ðại Sư, chính ngài đã tường thuật qua “Ngự Thỉnh Lai mục lục” rồi. Ðây là một lý do chính đáng.

Lý do thứ hai là đối với “Hoàn Học Sanh”29 , như ngài Tối Trừng đã vào đất Ðường và về lại nước trước Ðại Sư một năm rồi, đã truyền thừa Tông Thiên Thai lẫn Mật Giáo tại Nhật Bản. Ngài Tối Trừng đã khai đàn “Kết Duyên Quán Ðảnh” tại chùa Cao Hùng Sơn rồi. Ðồng thời nếu như những kinh sách mà Ðại Sư đã thỉnh về nếu được thừa nhận về Mật Giáo thì sự liên hệ của cả hai vị, trên thực tế sẽ như thế nào đây? Việc nầy trong nội bộ của triều đình rõ ràng khó có lý do để đi đến kết luận được.

Lý do thứ ba là hơn thế nữa việc trở lại nước của Ðại Sư, trước đó nữa năm thì Thiên Hoàng Hằng Vũ băng hà và ngôi vua đã được lập nên cho Thiên Hoàng Heizei (Bình Thành), mà lúc ấy chính sự tranh chấp trong gia tộc của Ðằng Nguyên rất kịch liệt. Tình hình chính trị tất nhiên là chẳng an định chút nào cả. Một chuyện đau lòng khác nữa là anh của mẹ Tân Vương là Thân Vương Y Dự đã phản nghịch qua sự đàm tấu, nên mới xảy ra sự kiện là ông cậu ấy đã cùng mẹ mình tự sát. Việc nầy xảy ra vào ngày 12 tháng 12 năm Ðại Ðồng thứ 2 (807). Tất cả những sự kiện xảy ra là do mưu lược của gia tộc Ðằng Nguyên. Vị Y Dự Thân Vương này là người đã mời Thúc Phụ của Ðại Sư là A Ðao Ðại Túc làm người dạy học tại cung vua. Lại nữa việc vào đất Ðường của Ðại Sư là cơ hội để có kế hoạch tuyên truyền làm cho lo sợ dẫu là vô hình hay hữu hình và từ đó họ đổ lỗi cho Ngài.

Do từ những lý do như trên nên mệnh lệnh của triều đình đến với ngài trở nên trể nãi. Ngay cả với Ðại Sư, chúng ta cũng có thể nghĩ rằng việc lên kinh đô ấy có chút gì đó mà ngài do dự.

Thời buổi chính sự loạn động như vậy, cho nên chỉ 3 năm tại vị là Thiên Hoàng Bình Thành phải nhường ngôi cho con vào ngày 13 tháng 4 năm Ðại Ðồng thứ 4 (809), và Tha Nga Thiên Hoàng (786 – 842) lên ngôi.

Tuy nhiên vào ngày 16 tháng 7 năm ấy triều đình đã ra lệnh cho Quan phủ Thái Chính ở Hòa Tuyền thay vì cho vào kinh đô, đổi ngài ra ở chùa Cao Hùng Sơn.

Việc Quan phủ Thái Chính cho ngài ra ở Hòa Tuyền là việc mà lúc ấy Ðại Sư từ Kyushu đã đi đến Tuyền Châu. Có lẽ đây cũng là một sự trùng hợp vậy.


---o0o---

II.09.Vào Núi Cao Hùng

Chùa Cao Hùng Sơn cũng còn gọi là chùa Thần Hộ thuộc núi Cao Hùng, không rõ được xây dựng từ lúc nào, nhưng được biết là do gia đình của Hòa Khí xây dựng. Vào năm Diên Lịch thứ 18 (799) khi Hòa Khí Thanh Ma mất, thì được an táng tại đây. Trưởng nam của Hòa Khí là Hiroyo (Hoằng Thế) muốn làm phước trong việc cúng dường, nên vào năm Diên lịch thứ 21 (802) đã cung thỉnh ngài Tối Trừng (Truyền Giáo Ðại Sư) đến đây để mở hội Pháp Hoa. Với nhơn duyên ấy cả gia đình của Hòa Khí trở thành những gia đình ngoại hộ rất tích cực. Ðặc biệt khi ngài Tối Trừng đi vào đất Ðường cũng được gia đình nầy tài trợ. Ðồng thời sau khi quy triều vào năm Diên Lịch thứ 24 (805), gia đình đón ngài về chùa nầy và mở Ðàn Quán Đảnh đầu tiên tại chùa nầy.

Mặt khác vào tháng 10 năm sau đó, Ðại Ðồng Nguyên Niên (806), sau khi triều đình đã thâu nhận được “Ngự Thỉnh Lai mục lục” và cách giải quyết như thế nào, sau khi nghe người này người kia bàn qua tán lại, kết cuộc phải hỏi thâm ý của ngài Tối Trừng. Sau khi xem mục lục ấy qua một lần rồi, ngài Tối Trừng trong tâm thật ngạc nhiên. Bởi vì sự sai biệt giữa pháp lưu30 ấy quá cách biệt và những kinh sách Mật Giáo mà tự mình thỉnh về cảm thấy quá thiếu sót và ngài Tối Trừng cảm thấy phải thay đổi, trong trường hợp có thể để xin làm người thọ giáo học hỏi. Từ lý do nầy mà đã thỉnh Ðại Sư đến núi Cao Hùng để khai đàn thọ nhận Ðàn Quán Ðảnh. Chính mình vào Ðàn ấy như là một đệ tử cầu pháp và ngài Tối Trừng nghĩ rằng những kinh sách mới thỉnh về, đa phần là những Thánh kinh đang được xem qua. Cả sự suy nghĩ như vậy cũng được báo cáo lên triều đình.

Vào năm Ðại Ðồng thứ 4 (809) Thiên Hoàng Tha Nga đã ra lệnh và thừa lệnh của triều đình, Ðại Sư đã vào kinh đô. Lại nữa người em ruột của Hòa Khí Hằng Thế là Chơn Cương cũng có lời cầu thỉnh, còn Ðại Sư đã sống tại chùa Cao Hùng Sơn.

Trong năm nầy ngài Tối Trừng đã mượn sách “Ðại Nhật Kinh lược xuất niệm tụng tùy hành pháp” và 12 bộ kinh luận khác để xem. Sau đó vẫn còn tiếp tục mượn nữa.

Lại nữa vào năm Hoằng Nhân thứ 3 (812) Ðại Sư đã khai đàn “Lưỡng bộ quán đảnh” lần đầu tiên tại chùa Cao Hùng Sơn. Ðến tháng 11 có đàn Kim Cang giới và vào tháng 12 mở Ðàn

Thai Tạng giới. Lúc đó ngài Tối Trừng bảo Hòa Khí Chơn Cương ghi lại và rất nhiều tăng sĩ đến từ núi Tỉ Duệ cũng đã nhập đàn nầy.

Ðứng về phương diện như trên, tại chùa Cao Hùng Sơn là nơi lần đầu tiên Ðại Sư đã cử hành. Ðến năm Hoằng Nhân nguyên niên (810) đưa biểu tấu: vì vấn đề “Trấn hộ quốc gia” nên cho mở đại pháp hội “Nhân Vương kinh pháp”. Vào lúc nầy có biến loạn của Kusuko (Dược Tử). Loạn Dược Tử là sự tranh chấp giữa triều đình của Thiên Hoàng Tha Nga và những thế lực thân cận của Thiên Hoàng Bình Thành. Thượng Hoàng Bình Thành vào năm Ðại Ðồng thứ 4 (809) vì bị bịnh, nên đã nhường ngôi cho Hoàng Thái Tử (Tha Nga Thiên Hoàng) và Bình Thành muốn di chuyển kinh đô về nơi cũ là Nara. Lúc bấy giờ thì Thượng Hoàng đang sủng ái người hầu là Sahara Kusuko (Ðằng Nguyên Dược Tử). Bà ta có người anh ruột đang làm Tả Vệ Binh, đã phụng nạp vào đây những công khanh, quan lại mà đa số là nhân viên của ông ta, rồi sai làm những việc buôn bán, dịch vụ cốt để thân cận bên trong quốc gia và từ đó nổi loạn. Ðây chính là hiểm họa của triều đình đã trở thành hai khối đối lập với nhau. Ðối với việc nầy những người còn tôn kính Thượng Hoàng thì kiêng sợ và không thể làm ngơ được với lập trường thụ động, mà phải có suy nghĩ trong những đối sách. Vào ngày 6 tháng 9 năm Hoằng Nhân nguyên niên (810) đột nhiên Thượng Hoàng hồi phục bịnh tình và ra lệnh dời đô về cựu kinh đô là Nara. Ðối với việc nầy lòng người dao động một cách mãnh liệt. Vào ngày 10 cùng tháng ấy về phiá Triều Ðình muốn cắt đứt sự liên lạc với phía của Thượng Hoàng. Còn về phía nội bộ của Thượng Hoàng giống như lang sói, nên đã chia ra làm hai phe rõ rệt. Phe quy phục triều đình và phe ở lại với Thượng Hoàng. Kết quả sự biến nầy chỉ kéo dài trong 3 ngày. Sau đó thì Thượng Hoàng xuất gia, còn em của Dược Tử thì tự tử. Ðây là kết quả của sự biến ấy.

Khi Ðại Sư muốn mở đàn “Trấn hộ quốc gia” là vì nhơn đức của vua, nhưng lòng người chưa được yên ổn bao nhiêu thì vào tháng 10 cùng năm đã xảy ra sự việc như trên.
---o0o---


II.10.Tha Nga Thiên Hoàng và Ðại Sư

Nửa cuộc đời về trước của Ðại Sư đã nhẫn khổ và cố gắng hết mình, bây giờ đã qua đi, nửa cuộc đời sau này còn nhiều việc cần bàn, nhất là thời cơ lên ngôi của Tha Nga Thiên Hoàng. Lúc đó Thiên Hoàng 23 tuổi và Ðại Sư ở vào tuổi 36.

Cả Thiên Hoàng lẫn Ðại Sư, hai người rất thân với nhau, khi giao tiếp thường có tâm tôn kính. Thật ra cũng có nhiều việc khó giải quyết, nhưng từ từ thời gian trôi qua mọi việc sẽ sáng tỏ. Họ là những người lãnh đạo và đã cùng nhau bước đi trên con đường ấy. Cả hai đều giữ mối giao hảo, tương trợ nhau một cách thân mật. Đó cũng do hai nguyên do:

Thứ nhất là Thiên Hoàng được đào tạo nuôi dưỡng trong một môi trường văn nghệ31 rất cao. Ðặc biệt Ngài rất rành về Thư pháp32 và mến mộ thi văn. Ðại Sư cũng có một tài năng hầu như tương đồng. Thiên Hoàng, Ðại Sư và Quật Miễn Thế (người mà Đại Sư đã lên cùng thuyền, sống chung giao hảo trên đất Đường với nhau), cả 3 người đương thời được xưng tụng là 3 ngòi bút trứ danh. Ðây là nguyên nhân mà họ đã tâm đầu ý hợp.

Lý do thứ hai là Thiên Hoàng thường hay suy nghĩ đến việc văn hóa hướng thượng cũng như quốc gia an lạc thái bình. Ðại Sư cũng thế, từ lập trường của một vị Tăng sĩ hay nghĩ đến việc hộ quốc an dân, hơn thế nữa cũng muốn cống hiến cho nền văn hóa nước nhà.

Việc thân giao giữa Thiên Hoàng và Ðại Sư có thể đưa ra những thí dụ lần lượt theo năm tháng như sau:

Vào năm Ðại Ðồng năm thứ 4 (809), Thiên Hoàng đã lên ngôi vào tháng 4 cùng năm. Còn Ðại Sư vào tháng 7 năm ấy đã vào ở trong chùa núi Cao Hùng. Vào tháng 10 thì gặp sứ giả của Thiên Hoàng tại chùa Cao Hùng Sơn.

Ryuugikei (Lưu Nghĩa Khánh) đã làm bình phong soạn một bài văn gọi là Sesetsu (Thế Thuyết) và ra lệnh Ðại Sư. Ðại Sư liền viết một bức thư dâng lên.

Vào năm Hoằng Nhân thứ 2 (811) Ðại Sư đã dâng lên Thiên Hoàng bút tích (viết bằng bút lông) và đúng là của Hoàng Ðế Ðức Tông tập “Lưu Hy Di”.

Vào mùa thu năm Hoằng Nhân thứ 2 (812) một lần nữa Ðại Sư lại dời đến chùa Otokuniji (Ất Huấn), ở trong vườn chùa có cam rất ngọt, Ðại Sư đã hái dâng lên vua.

Hoằng Nhân năm thứ 5 (814) nhuần tháng 7 qua sắc lệnh của vua, Ðại Sư đã dâng lên “Phạn Tự Tất Ðàn Tự Mẫu Thích Nghĩa”33 . “Cổ kim văn tự tán”34 , “bình về sách” của vua Lương Vũ Ðế cũng như “nhà bia của Lan Ðình”. Bài Minh của bia do luật sư Ðàm Nhứt viết cùng với hình ảnh của Ðại Quảng Trí Bất Không Tam Tạng v.v… và những chữ họa, cùng sách vở gồm 10 quyển.

Với những phẩm vật dâng lên vua như vậy tất nhiên là Ðại Sư tự viết và cả thơ văn nữa. Ðồng thời khi Thiên Hoàng trả lời cho ngài cũng trả lời những thơ văn bằng chữ Hán.

Cùng năm Hoằng Nhân thứ 5, Thiên Hoàng đã sắc gởi cho Ðại Sư ở Cao Hùng 100 gói bông35 .

Ðây là những sự liên lạc giao hảo qua lại với nhau có tính cách văn nghệ. Ðến năm Hoằng Nhân nguyên niên (810) vào ngày mồng 9 tháng 11 lại nhận ở riêng tại chùa Ất Huấn.

Vào tháng 6 năm Hoằng Nhân năm thứ 7 (816) Ðại Sư đã rời chỗ đông đúc, dời về Cao Dã Sơn kiến lập một viện tại đó. Chính ngài đã dùng pháp tọa thiền để tu hành nơi đây và đồng thời dâng biểu lên vua để được xây dựng nơi đây làm đạo tràng huấn dục các đệ tử. Ðúng vào tháng 7 năm ấy thì đã được sắc lệnh chấp nhận để khai sáng nơi ấy.

Năm Hoằng Nhân thứ 13 (822) vua ra lệnh cho xây dựng Chân Ngôn Viện tại chùa Todai ở Nara và khai mở Ðàn Quán Ðảnh. Người thọ nhận lễ Quán Ðảnh đầu tiên, đó là Thái Thượng Thiên Hoàng Bình Thành. Thiên Hoàng Bình Thành như đã trình bày ở trước, sau khi loạn Dược Tử chẳng bao lâu thì xuất gia. Thế nhưng trong năm nầy ông cũng đã thọ giới “Tam Ma Na”36 và thọ lễ Nhập Ðàn Quán Ðảnh.

Vào tháng giêng năm Hoằng Nhân thứ 14 (823) nhà vua đã ban cấp chùa Todai cho Ðại Sư, mà chùa nầy nguyên thủy là do Hoằng Vũ Thiên Hoàng đã tạo ra thời Heian tại Kinh Đô, mà các cửa phụ và chính xây dựng thành Ðông Tây hai chùa như là La Thành. Ðây là chùa có gốc gác sâu xa như vậy, mà Ðại Sư được chỉ định dùng chùa làm đạo tràng chính của Mật Giáo. Nên không thừa nhận những Tăng sĩ của các Tông phái khác cư trú ở nơi nầy. Sắc lệnh cho “Ðịnh ngạch tăng”37 là 50 vị và từ đó cũng đổi tên chùa thành: Giáo Vương Hộ Quốc Tự (Kyooo Gokokuji).
---o0o---

II.11. Sự Giáo Dục Các Ðệ Tử

Vào năm Hoằng Nhân thứ 3 (812) Ðại Sư ở chùa Cao Hùng Sơn, lần đầu tiên mở Quán Ðảnh cả hai bộ vào cuối đông của năm đó và tại chùa ấy ông đã chế ra Sandoo (Tam Cương)38 . Tam Cương nghĩa là những chức vụ phân chia ra, nhằm hộ trì cho tu viện được vững vàng. Ðó là Yooza (Thượng Tọa) tức là chức vụ coi xem Tăng chúng trong chùa. Jishuu (Tự Chủ) là chức vụ quản lý chùa và tháp. Tsuina (Ðô Duy Na) đơn giản gọi là Duy Na. Chức vụ nầy là sắp đặt các việc thường nhật trong chùa39 .

Ba công việc với chế độ ấy ngài đã học từ Ấn Ðộ và Trung Quốc. Ðất nước Nhật Bản kể từ thời Thiên Vũ Thiên Hoàng cũng đã sắp đặt các việc như vậy cho các chùa lớn. Ba vị đảm trách ba việc căn bản ấy của chùa Cao Hùng Sơn là: Chức Thượng Tọa, ngài Cảo Lân (Goorin) (767-837), chức Tự chủ do ngài Thật Huệ (Jitsuei) (786-847). Ðô Duy Na là ngài Trí Tuyền (Chisen) (789-825). Những vị nầy là những vị được tuyển chọn ra.

Như trước đã biết, lúc làm lễ Quán Ðảnh có ngài Tối Trừng và một số học Tăng đến từ núi Tỉ Duệ và có một số, cũng nhập đàn, trong đó có một vị tên là Thái Phạn (Taihan) (778-837) sau đó chẳng chịu trở về lại Tỉ Duệ Sơn, mà ở lại chùa Cao Hùng Sơn cho đến suốt đời và trở thành đệ tử của Ðại Sư.

Lại nữa chuyện nầy thuộc về những năm trước đó, là vào năm Ðại Ðồng thứ 4 (809) lúc Ðại Sư 27 tuổi, có người em ruột tên là Chơn Nhã (Shinga) (801-879) lên kinh đô mà chưa làm lễ xuất gia và nhơn đó cũng là cơ hội để Ngài dạy thêm cho mọi người.

Như vậy là Ðại Sư đã trở lại Triều Ðình vào năm Ðại Ðồng nguyên niên (806) cho đến Hoằng Nhân năm thứ 3 (812), trong 6 năm trời ấy và nói cho đúng ra thì phải chờ đợi Thiên Hoàng Tha Nga cho đến năm Ðại Ðồng thứ 4 (809) trong cả 3 năm như thế, ta chỉ thấy các đệ tử còn sót lại có 5 người. Những người ấy được thọ nhận trực tiếp từ Ðại Sư.

Ðến năm Hoằng Nhân thứ 14 (823) lúc Ðại Sư được ban cho chùa Todai thì không còn bảo bọc cho những Tăng nhân khác Tông phái nữa, mà theo định ngạch thì chùa nầy cho ở đến 50 người. Nếu suy nghĩ: Ðại Sư trên thực tế với số đệ tử nhiều như vậy, phải giáo dục họ như thế nào đây? Dĩ nhiên là không chỉ dạy trực tiếp cho các đệ tử của mình, mà với Tông chỉ mới phải tuyên dương làm sao cho dễ hiểu đây?

Với họ là những người có lẽ trực tiếp sao chép lại các kinh “Ðại Nhật”, kinh “Kim Cang Ðảnh” hay đọc tụng và giảng nghĩa và ngài đã dạy trực tiếp các Quán Pháp cũng như pháp yếu cho họ, những điều mà chính ngài đã học hỏi đưọc. Nhưng dẫu cho nói thế nào đi chăng nữa, cho đến bây gìờ nếu không có Tông chỉ, thì làm sao có thể truyền đạt hết những điều sâu xa và cần yếu được.

Ở đó Ðại Sư đã dùng sự chuyên môn của mình để làm nên những công việc vĩ đại. Ðó là trước tác những sách vở liên quan đến Chân Ngôn giáo học, mà ngày đó việc in ấn chẳng có kỹ thuật tinh xảo như ngày nay, mỗi chữ, mỗi câu đều phải viết bằng bút lông. Ngoài ra cũng chẳng có được bản phụ nữa.
---o0o---

II.12.Công Việc Trước Tác

Những tác phẩm mà Ðại Sư đã biên soạn gồm những quyển như sau:

− Biện Hiển Mật Nhị Giáo luận (Benken Mitsunigyooron) 2 quyển.

− Hiển Giáo (Phật Giáo ngoài Mật Giáo). Ðây là sự so sánh với Mật Giáo. Hiển Giáo ấy là sự thuyết pháp của Ðức Thích Ca qua ứng và hóa thân. Còn Mật Giáo thì pháp thân của Ðức Ðại Nhật trực tiếp thuyết pháp. Ðồng thời nội dung những lời dạy ấy sâu cạn cũng có lợi ích, không thể so sánh được. Trong khi đó Mật Giáo thì có luận chứng hơn hẳn những việc nầy.

− Tức Thân Thành Phật Nghĩa (Sokushin Joobutsugi) 1 quyển.

− Giáo chủ của Mật Giáo là Ðức Ðại Nhật Như Lai. Ðó là thân Phật chăng? hoặc giả với thân thể phàm phu của chúng ta có sự liên quan như thế nào? và để xác minh điều ấy ngài đã luận rằng từ lâu xa cái thân phàm phu nguyên thể nầy cùng một thể với pháp thân của Ðại Nhật Như Lai.

− Thinh Tự Thật Tướng nghĩa (Shooji Jitsusoogi) một quyển.

− Ðối với Hiển Giáo nói rằng: Thông thường pháp thân không có thuyết pháp. Với điều nầy, ở trong đời chỉ cảm được âm hưởng và những hiện tượng. Còn đặc biệt pháp thân của Ðại Nhật Như Lai thì thuyết pháp không cần đến việc dùng chữ nghĩa.

− Hồng tự nghĩa (Unjigi) một quyển.

− Tiếng Phạn trong ý nghĩa của chữ “Hồng” gồm tất cả Phật thân và bao gồm tất cả những giáo lý hành quả. Kết lại, ý nghĩa của chữ “Hồng” là chủ trương biểu hiện thật tại của Ðại Nhật.

− Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiện (Hannya Shingyo Hiken) một quyển.

− Trong Ðại Thừa Phật Giáo hầu như ai ai cũng có đọc tụng Bát Nhã Tâm Kinh. Nhưng dẫu có dốc toàn lực tụng 270 chữ trong kinh ấy và dầu cho có hiểu rõ hết lời dạy của các Tông phái Phật Giáo đi nữa thì cũng bị chỉ trích là kinh nầy cũng không khác gì kinh điển của Mật Giáo mấy.

− Bí Tạng Bảo Thược (Hizoo Hooyaku ) 3 quyển.

− Cái tâm của con người được phân chia lần lượt từ thấp đến cao trong 10 tầng lớp, giai đoạn. Trong đó có 3 giai đoạn chính là:

Từ phàm phu đến tâm Phật phải lần lượt trải qua “Tâm phẩm chuyển sanh”. Tiếp đến là chuyển sanh “Chân ngôn Hành Giả tu hành”.

Và giải thích về “Bí Mật Mạn Trà La Thập Trụ Tâm”.

− Himitsu Mandara Juujun Shinron (Bí Mật Mạn Trà La Thập Trụ Tâm luận) 10 quyển. Ðại bộ phận sách này liên quan đến giáo học của Ðại Sư. Như trước đã nói về 10 trụ tâm trong “Bí Tạng Bảo Thược”40 , giải thích tường tận trong từng quyển một. Trong ấy cũng nói về tư tưởng của thế nhân, tôn giáo, nhân sinh, cho đến những sum la vạn tượng. Toàn thể lưỡng bộ Mạn Trà La được nói rất kỹ.

− Bí Mật Mạn Trà La Giáo Phụ Pháp Truyền (Himitsu Mandara Gyoofu Hooden) (Quảng Phụ Pháp Truyền) 2 quyển. Tường thuật về sự thành lập của Mật Giáo. Trong ấy kể về Ðức Tướng và phú pháp của bảy vị Tổ truyền lại cho đến bây giờ.

− Phụ Pháp truyện (Fuhooden) 1 quyển. Nói là phụ pháp của bảy vị Tổ hay đúng hơn là ghi lại lược truyện truyền thừa của bảy vị Tổ, ngoài ra cũng không nhứt thiết nói liên quan về những vấn đề của Tông Học.

− Văn Cảnh Bí Phụ Luận (Bunkyoo Hifuron ) 6 quyển. Ðây là luận về văn chương và luận về thơ văn của Ðại Sư. Những bài luận về văn chương từ đời trước đến nay của Nhật Bản, chưa có ai cao hơn quyền uy của ngài cả.

− Văn Bút Nhãn Tâm sao (Bunbitsu Ganshinshoo) 1 quyển Như Văn Cảnh Bí Phụ Luận ở phía trước là những sáng tác lớn. Còn ở đây là phần tóm lược.

− Triện Lệ Vạn Tượng Danh Nghĩa (Tenrei Banshoo Meigi) 30 quyển. Ðây là quyển từ điển đầu tiên của Nhật Bản. Lúc ấy Trung Quốc đang tập trung để làm từ điển. Nhưng Trung Quốc cũng mất những nguyên điển không phải là ít. Cho nên đây là tư liệu rất quan trọng.

Những tác phẩm như trên đã được lần lượt biên soạn và cho ra mắt và sau nầy viết lại hay sao lại cũng nhiều. Nhờ đó mà làm sáng tỏ thêm toàn bộ Chân Ngôn Tông. Ðồng thời đây là những tài liệu dùng để dạy trực tiếp cho các đệ tử. Ở đây ta cũng có thể hiểu rằng: khi giảng nghĩa thì tất cả đều mang tính cách giáo dục.
---o0o---

II.13.Công Việc Xã Hội

Như trên ta đã biết Đại Sư rất được sự tín nhiệm và thân thiện của Thiên Hoàng Tha Nga và từ đó Đại Sư đã nỗ lực đem Tông chỉ mới này làm cho các nơi khác được hiểu biết rộng rãi hơn như ở Kyoto, Nara và Koza. Vào tháng 7 vua Hoằng Nhân năm thứ 11 (820) đã phái ngài Shinzei (Chơn Tế) (800-860) và ngài Cán Hải (Kankai) (820) v.v... đi đến các nơi như Kanto, Tohoku v.v... để truyền đạo.

Ở đây tác giả muốn ghi lại một vài nét truyền đạo có tánh cách đặc biệt của Đại Sư. Dĩ nhiên ngài thường hay có những buổi nói chuyện đạo với những người bạn trí thức, nhưng ngài cũng không quên gần gũi hỏi han mọi người.

Đó không phải chỉ là những lời thuyết giảng suông, mà còn giúp người dân đào giếng để mọi người có nước uống. Ngài hay giúp đỡ thuốc men cho những người khó khăn bịnh hoạn. Đây là những điều cụ thể, nhằm cứu đời và giúp người một cách rất tích cực. Khắp cả nước thỉnh thoảng đó đây vẫn còn sót lại những giếng nước của Đại Sư như thế. Đây là truyền thuyết về việc cứu đời của Đại Sư. Dĩ nhiên đứng về phương diện lịch sử thì ít có chỗ tin cậy. Nhưng suối nước nóng tại chùa Shyuzen (Tu Thiền) ở Ytoo cũng do ngài cho khai quật và độ nóng ấy thật là độc đáo.

Cho đến mãi bây giờ, ai đến du lịch và tắm ở đó vẫn còn nhớ đến ơn của ngài.

Vào tháng 5 đời Hoằng Nhân thứ 22 (821) được lệnh việc tu sửa đặc biệt hồ Mannoo (Vạn Nồng) ở Tán Kỵ Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, công việc tái thiết đã xong.

Khi tác giả còn nhỏ, nghe được những chuyện như thế này, không thể tưởng tượng nổi là một người tu hành như thế mà còn biết làm thợ và coi sóc, đốc thúc những người làm tại công trường mỗi ngày nữa. Khi đến tận nơi để xem và qua sự giải thích của các sử gia thì chính ngài đã thiết kế công trình xây dựng như thế. Ở bên trên bờ hồ có thiết kế một nơi cúng bái, gọi là Hộ Ma, để cầu nguyện an toàn trong khi xây dựng cũng như tất cả những việc khác của công trường. Ít nhất việc thiết kế xây dựng thời ấy cũng là mô hình kiến thiết cho các đập nước vào thời đại của chúng ta. Điều này khi đi thị sát tại chỗ nhiều người có trách nhiệm đã phát biểu như vậy.

Nguyên thủy hồ này có núi bao bọc bốn bên. Những ngọn núi ấy có đến 36 dòng thác nhỏ. Ngài tìm cách ngăn nước lại chỉ chừa một dòng, sau đó xây đập che chắn trước hồ. Nước từ trên cao đổ xuống sâu, từ đó phân ra khắp 16 thôn địa phương của Marukame (Hoàn Quy), độ chừng 3,500 mẫu ta, làm cho đất đai thấm nhuần màu mỡ.

Hồ này thời Thiên Vũ Thiên Hoàng (701-703) đã được hình thành, nhưng độ khoảng 120 năm sau thì hư hại, nên phải thường tu bổ. Cho đến năm Hoằng Nhân thứ 9 (818), vì không đề phòng nên bị lỡ đê. Người ta dán bảng yết cáo khắp nơi là ai có thể tu bổ tiếp tục được thì hãy nỗ lực. Nhưng vì hồ quá rộng, bao nhiêu công lao đổ vào đó cũng không đủ, nên vào tháng 4 năm Hoằng Nhân thứ 12 (821) Vua đã ra lệnh cho quận và ty tại Tán Kỵ Quốc cùng đặc phái Đại Sư đến và dùng pháp lực để cầu nguyện chư Phật gia hộ. Điều đáng nói đây chính là chỗ xuất thân của Đại Sư và Đại Sư cũng đã cầu thỉnh ơn trên. Đồng thời do nhờ mọi người cùng hiệp lực, nên kế hoạch “Icho Niwa”41 đã được thiết lập.

Kết quả dầu cho người tài giỏi mấy đi nữa trong 3 năm vẫn chưa thực hiện xong. Còn đối với Đại Sư, công việc chưa đầy 3 tháng đã hoàn thành. Kể từ thời đó đến nay, thời gian hơn 1.200 năm mà vẫn chưa một lần đê bị vỡ.


---o0o---

II.14.Công Việc giáo hóa

Vào tháng 4 năm Hoằng Nhân thứ 14 (823) Tha Nga Thiên Hoàng đã sắc ban chùa Todai cho Đại Sư và đã nhượng ngôi cho Hoàng Tử Đại Bạn còn chính mình muốn lìa cung và lập nên Tha Nga viện để được yên ổn (sau này trở thành chùa Đại Giác) . Đây không biết có phải là để làm kỷ niệm chăng?, mà Thiên Hoàng đã mời Đại Sư vào cung thiết lập đàn tràng ở Lãnh Tuyền viện và nhà Vua đã thọ nhận lễ Quán Đảnh của Kim Cang giới tại đó.

Đại Bạn Hoàng Tử đó chính là em ruột của Thiên Hoàng Tha Nga, sau nầy là Thuần Hòa Thiên Hoàng. Thuần Hòa Thiên Hoàng cũng giúp như tiên đế, đã tiếp đãi Đại Sư với thái độ như đối với một bậc cao tăng luôn được ngưỡng vọng. Đại Sư một lần nữa để tạo sự tin tưởng, Ngài chủ trương: “Vương pháp Phật pháp bất nhị” (nghĩa là quốc vương lo chuyện an ninh của quốc gia và hạnh phúc của quốc dân. Đây là công việc chính; Còn nhà Phật lo trấn giữ quốc gia, cầu nguyện cho mọi người được an cư lạc nghiệp. Đây là hoạt động của Tôn Giáo). Đây là lập trường rất rõ ràng giữa Bệ hạ và Tăng lữ. Nghĩa là những công việc nầy chẳng phải bao trùm hết việc chính sự.

Thiên Hoàng Thuần Hòa cai trị nước, còn Đại Sư thì sáng tác, dạy học. Mãi cho đến năm Thiên Trường thứ 5 (828) cho thành lập Shugei Shyuchiin (Tông Nghệ Chủng Trí Viện). Lúc bấy giờ ở Kyoto đã có Đại Học. Các nơi khác có trường Quốc Học, nhưng những trường này chỉ để dành riêng cho con em từ “Ngũ vị” trở lên học và dầu cho có học trường tư thục đi nữa thì người dân vẫn không được vào đây học. Đây là phạm vi bị giới hạn, ở đây Đại sư muốn xiển dương tinh thần Đại Thừa Phật Giáo mà trong nhân gian không phải ai ai cũng là Phật Tử, nên Đại Sư đã có ý niệm thực hiện một cơ hội giáo dục hoàn chỉnh hơn. Từ đó mọi người, bất kể ai cũng có thể tự do tham gia học tập ở các trường. Đồng thời không phân biệt Thầy dạy là Tăng hay Tục và nội dung của việc học ấy cũng đã phải học các sử tích ở trong cũng như ở ngoài.

Hạnh phúc thay! Trước đề nghị ấy, có một người tên là Đằng Nguyên Tam Thốn cũng đồng ý với lý tưởng của Đại Sư, cho nên ông ta đã nguyện hiến dâng 2 mẫu đất cách chùa Todai 2 căn phố, có sẵn 5 căn nhà để thực hiện việc nầy.

Lại nữa danh xưng của trường học là rút từ trong kinh Đại Nhựt ra. Gọi là “Tổng hợp các nghề” và vị A Xà Lê tổng hợp các việc học, gieo vào đó trí huệ ưu việt. Cho nên còn một tên gọi khác là: Tổng Nghệ Chủng Trí Viện.

Thế nhưng trường nầy, sau khi Đại Sư tịch diệt chẳng bao lâu, rất tiếc là có nhiều việc phức tạp đã xảy ra, nên trường phải đóng cửa. Trong hiện tại Đại Học Chủng Trí Viện trong vườn chùa Todai đang phục hưng trở lại. Nhằm tiếp tục kế thừa ý nguyện của Đại Sư.

Giáo dục được gọi là một cơ hội như người ta thường nói và sau thế chiến, hiến pháp đã thay đổi cho thời đại mới, nên từ đó mới tạo ra “Giáo dục cơ bản pháp” mà người ta thường đề cập đến. Tuy nhiên 1.200 năm trước đây chúng ta phải quả quyết rằng tư tưởng của Đại Sư là một tư tưởng quá tuyệt vời.

Liên quan về vấn đề hoạt động giáo dục của Đại sư còn một việc nữa cũng muốn ghi nốt lại đây. Đại Sư là người sáng chế ra chữ Hiragana (Bình Giả Danh)42 và những bài hát theo mẫu tự ABC. Những điều nầy không còn gọi là một truyền thuyết nữa. Thế nhưng trong 50 âm vận ấy cũng có nhiều chữ giống với chữ Phạn, thuộc thể văn Mata (Ma Đa). Không biết rằng điều ấy có vô lý chăng, khi nghĩ rằng đây là sự tưởng tượng của Đại Sư để sáng tác ra chữ ấy?
---o0o---

II.15.Những Hoạt Động Tôn Giáo Sau Cùng

Vào tháng 2 năm Thiên Trường thứ 10 (833) Thuần Hòa Thiên Hoàng thoái vị và lập Hoàng Thái Tử con của Tha Nga Thiên Hoàng lên làm vua, với đế hiệu là Nhơn Minh Thiên Hoàng. Đại Sư lúc ấy 60 tuổi.

Năm sau niên hiệu lại thay đổi và sửa lại là Thừa Hòa. Vào tháng giêng năm Thừa Hòa nguyên niên (834) Đại Sư đã nhận được sắc lệnh vua từ Cung Trung Trung Vụ Tỉnh là sau 7 ngày nên cử hành Tu Pháp. Từ ngày mồng một đến ngày mùng bảy Tết Nguyên Đán thì cử hành những lễ nghi trong cung đình và từ ngày mồng tám đến ngày 14 phải làm Mật Pháp để cầu nguyện cho quốc thái dân an và ngũ cốc được mùa. Đây là những lễ nghi được học lại từ triều đình của Đại Đường.

Sau đó Đại Sư đã trình tấu lên Vua rằng: Sau này cứ mỗi năm nên y lệ như thế để cử hành và ra lệnh đến các quan phủ để thừa tri. Trong khi đó tại cung nội thiết lập đạo tràng ở Chân Ngôn viện. Ở đó bày biện những pháp cụ của Huệ Quả Hòa Thượng một cách rất trang nghiêm. Có 27 vị Tăng Giải pháp và 27 vị Sa Di của Chân Ngôn Tông hiện diện. Họ cùng nhau cử hành nghiêm túc về mật Pháp. Việc này xảy ra vào tháng giêng năm Thừa Hòa thứ 2 (835). Từ đó trở về sau trong cung điện mỗi năm đều cử hành những lễ nghi trọng đại như vậy. Còn gọi những ngày lễ này là: “Cung Trung Chân Ngôn Viện hậu thất nhựt ngự tu pháp”43 .

Sau khi Đại sư tịch diệt, những vị đứng đầu chùa Todai, đều mời những vị A Xà Lê đến cử hành những nghi lễ như vậy. Chỉ ngừng lại một thời gian loạn lạc từ Triều Đại Yoshino (Kiết Giả) đến Ứng Nhân mà thôi. Mãi cho đến thời Meijiishin (Minh Trị Duy Tân)44 vẫn còn tiếp tục cử hành. Sau khi vua Minh Trị lên ngôi, chính phủ đã di chuyển về Tokyo45, lại nữa có chính sách “chính giáo phân ly”46 , nên đã thay đổi Đạo Tràng về Quán Đảnh viện ở chùa Todai để cử hành. Các vị Quản Trưởng (Kancho)47 thuộc các Tông phái của Chân Ngôn Tông đời đời đều cử hành lễ nầy như các vị Đại A Xà Lê thưở trước. Ngay cả bây giờ vẫn còn tiếp tục những nghi thức cổ xưa về Mật Pháp ấy.

Sau những pháp hội hoàn mãn vào năm thứ 2 Thừa Hòa, chẳng bao lâu Đại Sư rời khỏi Kinh Đô để trở về lại Cao Dã Sơn.

Như trước đây đã có đề cập về Cao Dã Sơn. Vào năm Hoằng Nhân thứ 7 (816) do sắc chỉ, nên đã kiến lập tại đây một đạo tràng gọi là: Tọa thiền Quán Pháp và nơi đây đã trở thành Thánh Địa. Đầu tiên nơi đây Đại Sư đã lệnh cho Thật Huệ và Thái Phan tạo một thảo am. Cùng năm thứ 8 tự tay dựng nên Kim Đường. Năm thứ 10 khánh thành và đổi tên thành Kongo Bugi (chùa Kim Cương Phong). Sau đó đại tháp, những ngôi nhà khác tiếp tục được xây dựng. Đến năm Hoằng Nhân thứ 13 theo lệnh Vua xây dựng Chân Ngôn viện tại chùa Todai ở Nara. Tiếp đến năm thứ 14 nhận được việc ban cấp cho chùa Todai ở kinh đô. Như vậy tùy theo từng lúc mà việc xây dựng được cho phép hay không. Có khi thì Nara, có lúc tại Kyoto.

Vào tháng 11 năm Thiên Trường thứ 9 (831) Đại Sư lúc ấy 59 tuổi, có thể do thân thể chẳng an và đã muốn lánh xa thế sự, nên đã giao chùa Todai cho Thật Huệ, chùa Thần Hộ cho Chân Tế và Chân Ngôn Viện của chùa Todai cho Chân Nhã, còn mình lui về Cao Dã Sơn, rồi vĩnh viễn xa rời những nơi nầy, chuyên tu thiền định và lắng dịu vào chỗ tư duy. Tuy nhiên về sau này cũng có mấy lần phải tiếp tục rời núi để qua lại chốn kinh kỳ là điều ngoài dự tưởng của Đại Sư.

Sau khi cử hành Tu Pháp hoàn mãn vào năm Thừa Hòa thứ 2 thì Đại Sư lên núi và cũng có nghĩa là ngài đã biết trước việc ra đi ấy chăng? Ngài triệu tập các đệ tử lại và tùy theo từng người, ngài đã để lại những lời di huấn. Rồi vào sáng sớm ngày 21 tháng 3, lúc ngài 62 tuổi, Đại Sư đã đi vào chỗ vô tung.

Vào tháng 10 năm Thiên An nguyên niên (857), Văn Đức Thiên Hoàng đã truy phong cho ngài là Đại Tăng Chánh. Vào tháng 3 năm Trinh Quán thứ 6 (864) lại được Thanh Hòa Thiên Hoàng sắc phong là Hooin Daiwajooi (Pháp Ấn Hòa Thượng). Đến tháng 10 năm Diên Hỉ thứ 21 (921) Đề Hồ Thiên Hoàng tuyên dương ngài với Thụy Hiệu là Hoằng Pháp Đại Sư.

Cuối cùng chúng tôi muốn nói thêm một lời nữa. Đó là việc ra đi của Đại sư. Không gọi đó là: nhập diệt hay nhập tịch như những vị Tăng Sĩ khác, mà gọi đây là Nhập Định48 . Điều này có nghĩa là ngài không bao giờ mất đi, mà ngài đang đi vào sâu trong thiền định. Cũng có thể nói là ngay bây giờ ngài vẫn còn sống. Đây chính là cách gọi và lòng tin mãnh liệt của những người đi sau vậy.

Tùy theo việc tôn xưng mỗi vị Tổ Sư của mỗi Tông Phái khác nhau. Còn trường hợp của ngài Hoằng Pháp Đại Sư cũng không ra ngoài sự tôn xưng ấy. Nó không đơn thuần được tôn kính như là một vị Tổ Sư, mà đặc biệt mỗi khi tụng kinh, mọi người đều niệm rằng: “Nam Mô Đại Sư Biến Chiếu Kim Cang”. Ta có thể đối chiếu niềm tin này một cách trực tiếp như vầy. Niềm tin ấy đã phát sanh để gọi cho tư tưởng Nhập Định này vậy.

Nhìn lại từ xa xưa trở lại đây, chữ Nhập Định nầy chưa thấy có ai gọi như thế. Nhưng ở đây cũng minh xác lại một điều là nó không khác mấy với danh từ Nhập Diệt mà mọi người vẫn thường nghe biết. Tuy nhiên đối với việc nầy, có thể nhìn thấy dưới nhãn quan về cuộc sống của Chân Ngôn Mật Giáo, hay gọi là: “Đời sống ấy trở về một với đất trời vũ trụ và đang ở trong trạng thái Thiền Định lâu dài”. Nói rõ ra là Nhập Định, với ý nghĩa như vậy, trong quyển sách nầy chúng tôi đã lần lượt xử dụng danh từ Nhập Định.
---o0o---



tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương