CHỌn giống và nhân giống bằng hom các loài keo lai, keo lá tràM


PHẦN III. CÔNG NGHỆ GIÂM HOM KEO LAI VÀ 2 LOÀI BỐ MẸ



tải về 216.16 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích216.16 Kb.
#31369
1   2   3

PHẦN III. CÔNG NGHỆ GIÂM HOM KEO LAI VÀ 2 LOÀI BỐ MẸ
1. Nguyên lý chung:

Giâm hom là một kỹ thuật nhân giống sử dụng phương thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Về nguyên tắc, mọi bộ phận hay cơ quan sinh dưỡng của một cơ thể thực vật khi tách khỏi cây mẹ và đặt trong môi trường thích hợp thì đều có khả năng tái tạo lại một cách hoàn chỉnh cả cơ thể. Tuy nhiên thực tế khả năng tái tạo đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm di truyền của loài cây, genotip của cá thể, tuổi và trạng thái sinh lý của cây mẹ cũng như thực liệu sinh dưỡng đó. Ngoài các nhân tố của thực liệu nhân giống vừa kể thì các nhân tố hoặc điều kiện môi trường nhân giống cũng có và ảnh hưởng tác động rất lớn đến khả năng tái tạo này.

Cây Keo với các hom chồi lấy từ vườn cung cấp hom là loài thực liệu nhân giống sinh dưỡng khá thuận lợi bằng kỹ thuật giâm hom để cho một tỷ lệ thành công cao nếu được đặt trong môi trường nhân giống phù hợp với kỹ thuật này.
2. Những cơ sở phục vụ cho công nghệ giâm hom:

2.1. Nhà giâm hom:

Nhà giâm hom là một phần cấu tạo không thể thiếu được trong hệ thống dây chuyền sản xuất cây hom. Thiết lập nhà giâm hom tức là thiết lập một môi trường thích hợp để thúc đẩy sinh lý sự ra rễ của hom giâm, nếu môi trường không đảm bảo, trong nhiều trường hợp, hom không thể ra rễ được.

Trong những vùng khí hậu khác nhau việc thiết lập nhà giâm hom cũng phải có những quy mô, cấu rúc khác nhau để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nơi đó. Nguyên tắc chung để thiết lập nhà giâm hom là:

- Giữ độ ẩm không khí ở mức độ cần thiết trong khu vực giâm hom.

- Giữ nhiệt độ thích hợp để duy trì hoạt động và không làm rối loạn quá trình trao đổi chất của hom giâm.

- Điều tiết đủ lượng ánh sáng cho quang hợp để tạo ra các Cacborhydrate cần thiết cho quá trình ra rễ.

- Đảm bảo điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất cây hom để phòng chống nấm bệnh xâm nhiễm.
2.1.1. Các kiểu nhà giâm hom:

Hiện nay có nhiều kiểu nhà giâm hom được thiết lập ở các nơi trong cả nước, các kiểu nhà thông dụng như sau:



Kiểu giâm hom kiên cố có mái che mưa: Kiểu nhà giâm hom này được xây dựng kiên cố, tổng giá trị đầu tư cao, nhà cao 2,2-2,5 m, phía trên lợp bằng tôn Plastic có màu sáng trong để che mưa, bên dưới được che bằng lưới nilon màu đen, độ che sáng 50%, xung quanh được xây bằng tường gạch cao 1 m, phía trên tường được che kín bằng lưới sợi nylon hoặc tôn nhựa màu sáng. Bên trong là các hệ thống luống chứa cây được xây bằng gạch rộng 1,2 m, cao 0,2 m, dài thay đổi theo điều kiện địa hình. Hệ thống bét phun được lắp ở giữa, khoảng cách giữa 2 bét là 1,2 m, có hệ thống thoát nước.

Ưu điểm : ưu điểm của kiểu nhà này là che được mưa nắng thuận lợi trong việc chăm sóc và giâm hom, vệ sinh tốt, hạn chế được nấm bệnh xâm nhiễm từ bên ngoài vào. Giữ được ôn độ ở những thời điểm giá lạnh.

Nhược điểm: Giá thành xây dựng cao, hoàn lại vốn lâu. Nhiệt độ trong nhà tăng cao vào thời điểm nắng nóng.

- Kiểu giâm hom bán kiên cố không có mái che mưa:

Đây là kiểu nhà có giá trị đầu tư xây dựng thấp, mái nhà được che bằng lưới sợi nylon màu đen, độ che sáng 50%, kiểu mái che là hình mái vòm hoặc mái bằng. Xung quanh được bao bọc bằng lưới sợi nylon như phần mái che, bên trong cũng được thiết kế các hệ thống luống chứa cây, hệ thống bét phun như cách thiết kế nhà giâm có mái che.

Ưu điểm: + Nhiệt độ trong nhà không tăng cao vào những thời điểm nắng nóng.

+ Giá thành xây dựng tương đối thấp, dễ hoàn lại vốn.



Nhược điểm: Không che được mưa gió, gây phức tạp trong chăm sóc, hom giâm dễ nhiễm bệnh, thối gốc nhất là vào thời điểm có mưa, giữ ẩm kém.

Để hạn chế nhựơc điểm của kiểu nhà này, có thể sử dụng thêm vòm che cây bằng bằng phủ lín bằng polyetylen màu trắng trong.

- Kiểu giâm hom cơ động:

Kiểu giâm hom cơ động được lắp đặt theo mùa vụ sản xuất, tháo mỡ và di chuyển dễ dàng. Kết cấu của kiểu giâm hom này bao gồm hệ thống tưới phun tự động và hàng rào chắn gió. Khi cây hom ra rễ ổn định thì di chuyển hệ thống tưới sang một vị trí mới đã chuẩn bị sẵn đầy đủ giá thể để tiến hành giâm hom đợt khác. Còn các luống cây hom đã ra rễ vẫn giữ lại để tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng.



Ưu điểm: Tiện dụng, có thể lắp đặt để thực hiện giâm hom ở những nơi thiếu điều kiện đầu tư, có thể cung cấp cây giống phục vụ trồng rừng tại chỗ, chi phí đầu tư ít nên giá thành cây giống thấp, sử dụng tối đa công suất của nhà giâm khi đưa ra sử dụng.

Nhược điểm: Khó bảo vệ phòng chống nấm bệnh hại xâm nhiễm, điều kiện vệ sinh không an toàn, làm việc khó khăn trong mùa mưa gió, giữ ẩm kém.

2.1.2. Trang thiết bị trong nhà giâm hom:

Các thiết bị của nhà giâm hom bao gồm:

- Hệ thống che sáng.

- Hệ thống giữ ẩm.

+ Hệ thống che sáng: Để điều tiết lượng ánh sáng thích hợp với các giai đoạn của hom giâm, cần phải thiết kế hệ thống che sáng bằng lưới nylon màu đen, độ che sáng của lưới từ 30-50%.

+ Hệ thống giữ ẩm: Hệ thống giữ ẩm gồm có:

Vòm che bằng tâm PE: sử dụng vòm che bằng tấm PE có ưu điểm là đơn giãn và giá thấp, song nhược điểm của phương pháp này là dễ bị tác động khi các nhân tố môi trường bên ngoài thay đổi. Như vậy lượng nước mất đi trong lá sẽ gia tăng do gradient áp suất Lavpg gia tăng.

Hệ thống tưới phun sương tự động: Thường lắp đặt trong nhà giâm hom đễ giữ ẩm cho hom khi tạo ra lớp sương bao xung quanh luống giâm trong một thời gian dài. Gradient áp suất Lavgp được duy trì thấp trong suốt quá trình ra rễ, hạn chế thoát hơi nước. Hệ thống phun sương giữ áp suất trong lá (V­­L) tốt, dễ dàng điều khiển áp suất hơi nước trong không khí (Vk).

Lavgp = VL - Vk

Trong đó:

- Lavgp (Leaf atmosphere vapour gradient pressure) là Gradient (độ lệch) áp suất hơi nước không khí và lá - V : áp suất hơi nước trong lá.

- Vk : áp suất hơi nước trong không khí.

Hệ thống tưới phun sương bao gồm: Nguồn nước, bơm nước, đường dẫn, bét phun, bộ ngắt mạch tự động.

Một hệ thống tưới phun đạt yêu cầu cho công tác giâm hom phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

1. Nguồn nước tưới phải trong sạch.

2. Hạt phun sương tơi mịn.

3. Chế độ phun phải được điều khiển bằng hộp ngắt mạch tự động, chế độ thời gian phun min = 5 giây  max = 2 giờ.
2.2. Dụng cụ phục vụ giâm hom:

Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi giâm hom. Các loại dụng cụ dao, kéo cắt cành, kéo cắt thông dụng, dao cắt, ngoài ra cũng phải trang bị đầy đủ các dụng cụ chứa đựng hom như thùng đựng, xô, chậu. Các dụng cụ pha chế thuốc kích thích ra rễ, thuốc nấm như cân tiểu li, ống đong, bình thủy tinh màu, hộp đĩa petri. Các dụng cụ chứa đựng cây như rổ, rá, khay nhựa, xe đẩy, và các dụng cụ khác như đục túi bấu, đá mài, kềm, búa, ghế ngồi, sàng đất.


2.3. Nguyên vật liệu phục vụ giâm hom:

* Nguồn nước: Nguồn nuớc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình giâm hom, khi cây hom còn ở giai đoạn trong nhà giâm thì toàn bộ các bộ phận của hom giâm liên tục chịu ảnh hưởng dưới vòi nước của hệ thống tưới phun mù tự động để giữ ẩm, ổn định nhiệt độ môi trường cũng như trong thân cây, làm dung môi và môi trường để vận chuyển và trao đổi chất. Do hom giâm là một phần cơ thể của cây chưa hoàn chỉnh chỉ có phần lá và thân nên rất dễ mẫn cảm với nguồn nước cung cấp cho cây ở giai đoạn này. Nguồn nước cung cấp cho tưới phun mù phải sạch, không bị nhiễm bẩn hoặc bị phèn nặng, pH nguồn nước tưới trong khoảng 6-7 là tốt nhất; pH càng thấp thì tỉ lệ hom bị thối gốc và teo ngọn càng cao, nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng làm hom dễ bị thối gốc. Thông thường, hom bị nhiễm độc do nguồn nước hoặc do môi trường giá thể thời gian bị thối gốc xuất hiện từ 3-5 ngày sau khi giâm hom.

* Giá thể: Là môi trường để hom ra rễ, nó gắn liền với hệ thống sản xuất phù hợp, một biện pháp giữ ẩm không khí có thể ảnh hưởng đến sự giữ ẩm và thoát nước của môi trường giá thể.

Nguyên tắc chung để chọn môi trường giá thể thích hợp cho giâm hom là:

1. Vật liệu làm giá thể phải giữ ẩm nhưng thoát nước tốt.

2. Không có nguồn nấm bệnh.

3. Rẽ tiền và tiện dụng.

Các loại vật liệu làm giá thể hiện nay thường là: Cám xơ dừa, cát sông, đất tầng B, tro trấu tùy điều kiện mỗi nơi để sử dụng thích hợp. Vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay tại Đông Nam Bộ là đất tầng B (đất phù sa cổ). Nếu sử dụng đất thịt thì pha thêm 20% cát.

Vật liệu làm giá thể khai thác về nên phơi ủ (đậy kín bằng nylon), sau đó đập tơi vụn và sàng bỏ các loại tạp vật hữu cơ lẫn trong đất cát rồi đưa vào cất trữ ở nơi có mái che mưa. Giá thể cho vào túi bầu PE có kính thước là 7 x 12 cm.


CÁCH PHA CHẾ THUỐC KÍCH THÍCH RA RỄ
* Thuốc kích thích ra rễ (Hormon ra rễ).

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tỷ lệ ra rễ không tăng lên khi sử dụng các loại hormon như IBA, NAA, IAA ... Tuy nhiên, khi áp dụng hormon thì thời gian ra rễ sẽ rút ngắn lại, số lượng rễ trên cùng một hom cũng tăng lên và chất lượng rễ cũng được cải thiện. IBA là hormon có nhiều ưu điểm hơn cả so với các loại hormon khác đã áp dụng trong nghiên cứu và sản xuất.

+ Các thành phần pha chế hormon:

1. Hormon IBA (Indole butyric acid).

2. Các chất dạng bột như talcum, các dung môi hào tan như acetone, alcohol.

+ Cách pha chế hormon:



@ Pha chế hormon dạng khô:

Hormon dạng khô thường được sử dụng và dễ cất trữ, song nhược điểm của chúng là khó xử lý đồng đều cho tất cả các hom. Hormon khô rất dễ tìm mua trên thị trường, đặc biệt là hormon sử dụng trong nông nghiệp. Tùy thuộc vào nồng độ ghi trên nhãn mà có thể sử dụng ngay hay phải pha chế lại cho phù hợp với từng trường hợp sử dụng cụ thể.



- Kỹ thuật pha chế hormon khô được thực hiện như sau:

Ví dụ: Để pha chế 1000g hormon khô có nồng độ 3000 ppm thì thành phần và khối lượng các chất sử dụng là: 3 g IBA; 97 g bột talcum; 250 ml alcohol.

Biện pháp tiến hành:

Bước 1: Hoà tan IBA trong alcohol hoặc acetol.

Bước 2: Trộn dung dịch ở bước 1 với bột talcum.

Bước 3: Cho hỗn hợp vào chậu và trộn cho đến khi đảm bảo các chất đã trộn đều với nhau.

Bước 4: Cho hỗn hợp đã trọn đều ra khay để nơi râm mát cho đến khi khô. Tán nhỏ thành bột mịn.

- Cách sử dụng hoormom khô:

+ Cho hormon bột vào đĩa nhỏ, chiều dày lớp bột khoảng 0,5 cm.

+ Lấy hom sau khi đã xử lý nấm và rữa bằng nước sạch rủ bớt nước đọng trên lá rồi chấm gốc hom vào hormon sao cho hormon chấm vào mặt cắt gốc hom rồi cắm hom vào giá thể.

+ Có thể sử dụng hormon khô trộn đều chung với nước thành hỗn hợp sền sệt sau đó nhúng hom vào dung dịch này rồi đem cắm hom vào giá thể.

- Cất giữ hormon khô: Để chúng khỏi mất giá trị sử dụng, hormon khô cần được cất giữ trong môi trường khô lạnh và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Lọ chứa phải kín và đặt trong môi trường khô lạnh.

+ Không cất giữ quá 6 tháng sau khi pha chế.

+ Cần có nhãn ghi ngày tháng sản xuất và nồng độ chuẩn.

+ Nếu thấy các dấu hiệu mất phẩm chất thì phải hủy bỏ.

@ Pha chế hoormom dạng nước:

Hormon dạng nước rất dễ pha chế, song nhược điểm của chúng là khó cất giữ được lâu và dễ bị thoát hơi nước làm sai lệch nồng độ ban đầu.

- Kỹ thuật pha chế hormon dạng nước được thực hiện như sau: Để pha chế lít hormon dạng nước có nồng độ 3000 ppm cần có các thành phần sau: 3 g IBA; 25ml alcohol; 985ml nước lọc.

- Biện pháp tiến hành:

Bước 1: Cho IBA vào bình thí nghiệm có vạch dung tích 1000ml.

Bước 2: Rót alcohol vào bình có chứa hormon rồi khuấy đều để hoà tan hormon.

Bước 3: Đổ thêm nước lọc vào bình cho đủ 1000 ml.

Công thức pha chế:

A = NV/1.000.000

W = V - al

Trong đó: A: Lượng hormon ra rễ cần pha chế (g).

N: Nồng độ cần sử dụng (ppm).

V: Thể tích cần pha chế (ml).

W: Thể tích nước lọc (ml)

al: Thể tích dung môi cần thiết để hòa tan hormon.

Để có nồng độ thấp hơn từ một dung dịch mẹ sử dụng công thức sau:

N1V1 = N2V2

Trong đó: N1: Nồng độ hormon ban đầu.

V1: Thể tích hormon ban đầu.

N2: Nồng độ hormon cần pha.

V2: Thể tích hormon cần pha.

Ví dụ: Để pha chế 500 ml hormon ở nồng độ 100 ppm từ 1 lít hormon ban đầu có nồng độ 300 ppm.

V1 = N2V2/N1 = 100 x 500/300  166,66 ml.

Đổ thêm vào 233,33 ml nước lọc ta thu được dung dịch hormon cần dùng.

- Cách sử dụng hormon dạng nước:

Hom được bó thành từng bó rồi nhúng vào chậu chứa hormone, độ sâu của hom nhúng vào hormon khoảng 2 - 3cm.

Cất giữ hormon dạng nước: Cũng như cất giữ hormon dạng khô, lưu ý nút đậy phải thật kín để tránh bốc hơi nước làm tăng nồng độ dung dịch đã pha.

Nồng độ hormon thuong được sử dụng cho giâm hom Keo lai là 3000 ppm.

* Thuốc trừ nấm:

Các loại thuốc trừ nấm thông dụng hiện nay là: Benlate, Capstan, Thiram. Nồng độ cho xử lý hom là 0,15%, ngâm hom trong 30 phút, nước thuốc đã dùng xong không được dùng lại.


3. Kỹ thuật giâm hom:

3.1. Các phương thức giâm hom:

Hiện nay có nhiều cách để giâm hom, giâm trực tiếp vào bầu, giâm ra nền luống rồi cấy vào bầu. Đối với hom Keo phương thức thông dụng được thực hiện nhiều nơi là:

- Giâm hom trực tiếp vào bầu: Đối với phương thức này hom sau khi xử lý đem cắm trực tiếp vào bầu chứa môi trường ra rễ, đảm bảo các lý hóa tính khi giâm hom cũng như khi đưa đi trồng. Thành phần giá thể của phương thức này là: Cám xơ dừa hoặc đất tầng B + 20% cát sông, loại tuí bầu PE 7 x 12 cm.

Ưu điểm của phương thức này là bỏ qua giai đoạn cấy trung gian, giảm được tỷ lệ hao hụt cây hom bị chết do quá trình cấy chuyền, giảm chi phí nhân công ở giai đoạn cấy hom.

Nhược điểm: Những nơi không có điều kiện giâm hom không thể áp dụng được phương thức này.

- Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phương thức giâm hom vào nền luống đợi hom ra rễ rồi cấy vào bầu: Đối với phương thức này phải qua giai đoạn cấy chuyền trung gian nên giá thể ở luống giâm được dùng là hoàn toàn bằng cát sông để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra rễ cũng như khi bứng nhổ cây đem cấy chuyền. Thành phần ruột bầu để cấy cũng như thành phần ruột bầu của phương thức giâm hom trực tiếp.

Ưu điểm: Có thể áp dụng được những nỡi không có điều kiện giâm hom, giảm chi phí vân chuyển.

Nhược điểm: Tăng tỷ lệ hao hụt cây hom, giá thành cây hom cao.



3.2. Cắt hom và giâm hom:

- Chuẩn bị:

+ Các dụng cụ để cắt và giâm hom như dao, kéo phải sắc bén, rỗ rá đựng hom, xô chậu để xử lý nấm, các hệ thống giữ ẩm, che sáng phải được chuẩn bị sẵn trước khi bắt đầu thực hiện công việc cắt và giâm hom.

+ Các vật liệu như thuốc nấm, hormon và giá thể đã tạo sẵn ở luống giâm, tưới đẫm giá thể trước 1 ngày, xử lý nấm bệnh ở giá thể bằng benlate nồng độ 6 g/10 lít nước hoặc dung dịch thuốc tím nồng độ 2%, tưới đẫm bề mặt với độ sâu 2-3 cm. Việc xử lý nấm được tiến hành trước khi giâm hom 12h, trước khi giâm hom dùng nước rữa thuốc benlate hoặc thuốc tím đi.

- Cắt hom:

Hom được cắt có chiều dài 15-20 cm, trên hom để lại từ 2-3 cặp lá, lá được cắt bỏ 1/2-1/3 phiến lá, tất cả các chồi nách đều được cắt bỏ, đỉnh chồi ngọn có thể cắt bỏ hoặc không cắt bỏ, chỉ chọn hom ngọn, loại bỏ các hom già ở phần gốc. Hom cắt xong cho vào chậu nước ngay sau đó vớt ra xử lý thuốc nấm.



- Xử lý nấm:

Hom được cho vào dung dịch thuốc nấm nồng độ 0,15% ngâm trong 30 giây sau đó vớt ra rữa bằng nước sạch 2 lần.



- Xử lý hormon:

Nhúng gốc hom vào dung dịch IBA với nồng độ 3000 ppm, sau đó để ráo rồi cắm hom vào bầu hay nền giâm.



- Bảo quản hom sau khi chế biến:

Hom sau khi chế biến được sắp lại ngay ngắn và xếp vào luống giâm dưới hệ thống phun mù đang hoạt động, nên xếp hom chồng lên nhau dày 5-7cm, không nên xếp hom thành lớp quá dày sẽ làm hom dễ bị thâm đen ngọn do quá trình hô hấp của hom trong khi còn bảo quản. Có thể bảo quản hom trong thời gian 24 giờ bằng cách rãi đều hom dưới hệ thống phun mù để giữ ẩm và làm mát hom.



- Cắm hom:

+ Cắm hom đã xử lý thuốc trực tiếp vào giá thể, không làm xây xát hom.

+ Cho hệ thống tưới phun hoạt động.

- Chăm sóc hom giâm:

Trong giai đoạn hom ở nhà giâm cần quan tâm ở các công việc sau:



+ Tưới phun:

Sau khi cắm hom vào giá thể, cần tưới phun sương cho hom hàng ngày, sử dụng hệ thống tưới phun tự động đảm bảo và thuận lợi hơn. Nguyên tắc phun sương là phun nhiều lần nhưng một lần phun không lâu. Tùy theo áp dụng kỹ thụât giâm hom mà điều chỉnh chế độ tưới phun thích hợp. Nếu trời nắng nóng đối với giâm hom trong nhà cứ 5-10 phút phun một lần, 5-10 giây một lần phun, đối với giâm hom ngoài trời cứ 1-3 phút phun một lần, 5-10 giây một lần phun . Nếu trời râm mát thì chu kỳ gián cách giừa lần phun keo dài hơn từ 3–5 lần so với lúc trời nắng. Ban đêm có thể ngưng phun hoặc từ 30-60 phút phun 1 lần tùy theo thời tiết. Mùa nắng phun cả ngày lẫn đêm, mùa mưa phun ban ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Sau khi hom ra rễ thì giảm tưới.

Nhìn chung tưới phun thích hợp là tạo được độ ẩm không khí trong nhà giâm đạt mức >90%, đồng thời kết hợp với che sáng sẽ tạo được nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình giâm, nhiệt độ thích hợp cho giâm hom từ 28-30oC. Tuy nhiên phạm vi biên độ nhiệt > 5oC xảy ra trong thời gian giâm cũng ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm.

+ Ánh sáng:

Cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng như chất lượng ánh sáng đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Thông thường trong kỹ thuật giâm hom đều sử dụng mái che 50% ánh sáng trong thời kỳ mới giâm đến khi khi cây ra rễ ổn định. Tuy nhiên, đối với giâm hom các loài Keo (Acacia) việc che bớt cường độ ánh sáng tỏ ra không cần thiết cho quá trình ra rễ của hom. Nhưng để giảm thiểu khả năng thiệt hại khi giâm hom ngoài trời không có mái che mưa nắng cần đặc biệt quan tâm là phải điều tiết nhịp độ tưới phun thích hợp thì sẽ hạn chế tối đa tỉ lệ cây bị chết héo.

+ Trạng thái vệ sinh:

Để hom không bị nhiễm bệnh, cần phải thường xuyên vệ sinh khu vực nhà giâm hom, quét dọn sạch đất cát, nhặt sạch các vật liệu hom bị thối hỏng rồi đem đốt, khơi thông các hệ thống thoát nước, các dụng cụ trong nhà giâm cần được xử lý bằng thuốc nấm sau mỗi lần giâm hom.



+ Phun phòng nấm bệnh:

Phun phòng 1 lần/tuần bằng thuốc benlate nồng độ 6 g/10 lít/50 m2.



- Chuyển hom và chăm sóc huấn luyện:

+ Hom sau một tháng ở nhà hom, cây hom đã ra rễ và ngọn phát triễn, tiến hành phân loại cây thành từng nhóm tốt, trung bình, xấu chuyển ra khu vực nuôi dưỡng để tiếp tục chăm sóc.

+ Giảm dần lượng nước tưới trong 10 ngày đầu, sau đó 1 ngày chỉ tưới một lần.

+ Bón phân:

Thưới thúc bằng phân NPK 0,3%, lượng tưới 2 lít/m2. Sau khi tưới phải phun nước sạch để rữa phân còn bám trên lá hoặc cành non.

+ Trước khi xuất vườn từ 7-10 ngày nên đảo bầu lại để loại bỏ cây xấu, cây chết. Cây hom được huấn luyện và nuôi dưỡng trong vườn từ 1-1,5 tháng tuổi, khi cây con có chiều cao 25-30 cm là có thể đem đi trồng.





PHẦN IV: QUẢN LÝ VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY HOM KEO LAI

1. Lao động:

1.1. Lao động phục vụ ở vườn cung cấp hom:

Bao gồm các công việc như: Trồng cây, cắt cây tạo chồi, làm cỏ, tưới nước, bón phân, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh.

Các công việc ở vườn cung cấp hom được thực hiện quanh năm, các chỉ tiêu định mức khối lượng lao động có thể tạm tính cho thiết lập 1000m2 vườn cung cấp hom cụ thể như sau:

Cự ly trồng cây: 0,5 x 0,5 (m), mật độ: 4000 cây/1000 m2



1.2. Lao động phục vụ giâm hom và huấn luyện nuôi dưỡng cây hom;

Công việc ở nhà giâm hom thường được thực hiện theo mùa vụ, thời gian giâm hom là 6 tháng, bao gồm các nội dung công việc: đóng xếp bầu, thu họach chồi, Cắt hom, giâm hom, chăm sóc bón phân, nuôi dưỡng cây hom, phun thuốc phòng trừ.

Tỉ lệ cây xuất vườn được tính b/q là 80%.
2. Tính toán khối lượng sản xuất:

2.1. Tính số lượng cây giống làm nguồn vật liệu cung cấp hom:

Để lập một kế hoạch sản xuất hom phục vụ cho mùa trồng rừng tương đối sát với thực tế cần căn cứ vào các nhân tố sau:

- Số lượng cây giống được lấy hom ở vườn cung cấp hom. (M)

- Số lượng b/q hom thu hoạch một lần trên một cây mẹ (H).

- Số lần thu hoạch trong một mùa vụ (T).

- Tỷ lệ ra rễ b/q trong các kỳ giâm (R%)

- Tỷ lệ cây sống qua huấn luyện nuôi dưỡng (S%)

Số lượng cây hom đạt tiểu chuẩn (Nt/c ) sản xuất trong một mùa vụ được tính như sau:



Nt/c = M.H.T.R.S (cây/vụ)

Trong thực tế, các chỉ số trên được tính là:

h = 5-6 (hom/lần hái)

t = 6 (lần hái)

r% = 80%

s% = 90%


Nt/c

Suy ra: M = ------------- (cây giống)



H.T.R.S

2.2. Tính diện tích vườn cung cấp hom: diện tích vườn cung cấp hom phục vụ cho kế hoạch sản xuất cây hom/mùa vụ trồng rừng:
Nt/c

DT(m2) = ----------- x (0.25)

H.T.R.S

2.3. Tính diện tích nhà giâm hom: diện tích nhà giâm hom cũng là một căn cứ để tính toán khối lượng kế hoạch sản xuất cho mùa vụ.

Snhà = Schứa hom + Sđường đi

Với tỷ lệ: Sđường đi = 4/5 Schứa hom

và dung lượng chứa của mỗi m2 mặt bằng là 600 bầu (loại bầu 7 x 12 cm).

Một đợt giâm để cây hom có bộ rễ ổn định có thể chuyển ra khỏi hệ thống nhà giâm hom thuờng kéo dài khoảng 45 ngày. Như vậy trong một mùa vụ có thể luân chuyển giâm hom được 3 lần trên một diện tích nhà giâm.

Snhà (m2) = [ + (x)]/3

2.4. Ví dụ: Để có 100.000 cây hom phục vụ trồng rừng hàng năm (3 tháng giâm/vụ trồng) cho đơn vị thì cần phải:

+ Xây dựng vườn cung cấp hom có diện tích:

Nt/c 100000 25000



DT(m2) = --------x (0.25) = ------------ x (0.25) = ------- = 1050m2

H.T.R.S 5,5.6.80%.90% 23.8


+ Tương ứng với số cây giống lấy hom là:

Nt/c 100000 100000



M(cây giống) = --------- = ------------------ = ---------- = 4201 cây

H.T.R.S 5,5.6.80%.90% 23.8



+ Chuẩn bị số lượng bầu đóng để giâm hom là:

Số lượng bầu cần đóng= 100000cây t/c+30% (loại bỏ) = 130000 bầu

+ Diện tích nhà giâm hom cần xây dựng:

Snha giâm hom = [ + (x)]/3 = [ + (x)]/3

= (166.66 + 133.33) /3 = 100 m2



Каталог: public -> files
files -> C ty tnhh tm & dv đIỆn tử tin học nguyễn lâM 315 Đại Lộ Bình Dương, tx thủ Dầu Một, Bình Dương. Tel: 0650 3813473 – 3837388 Fax: 0650 3822450
files -> Bộ đơn giá xây dựng công trình tỉnh Hậu Giang
files -> SỞ XÂy dựng số: 1297 /sxd-ktxd v/v Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 88/2011/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt năM
files -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NỘi vụ
files -> COÄng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa vieät nam thaønh phoá hoà chí minh ñoäc laäp Töï do Haïnh phuùc
files -> LỊch công tác của lãnh đẠo chi cục văn thư LƯu trữ
files -> LỊch khởi hành tour outbound quý I 2018
files -> CHỦ TỊch ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 216.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương