Chi phí VÀ hiệu quả CỦa các hoạT ĐỘng phòng chống sốt réT Ở hai huyện miền núi miền trung việt nam cindy Schenk*, Pamela Wright*, Kees Swaans



tải về 168.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích168.41 Kb.
#36612
CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT

Ở HAI HUYỆN MIỀN NÚI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Cindy Schenk*, Pamela Wright*, Kees Swaans*,

Marjolein Zweekhorst*, Nguyễn Hoàng Lan **

*Uỷ ban Y tế Hà Lan -Việt Nam

**Khoa YTCC- Trường Đại học Y Dược Huế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

ĐẶT VẤN ĐỀ: Số ca mắc sốt rét đã giảm ở Việt Nam từ năm 1991 nhờ thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia về phòng chống sốt rét. Tuy nhiên sốt rét vẫn còn là vấn đề sức khỏe ở các huyện miền núi, miền sâu của Việt Nam. Vào năm 2005, 50% số ca sốt rét, trên 90% số trường hợp nặng và 95% các ca tử vong do sốt rét xảy ra ở các huyện miền núi của miền trung Việt Nam. Đã có nhiều sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế ở những vùng này, trong số đó tổ chức y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) đã thực hiện chương trình phát triển sức khỏe được quản lý bởi cộng đồng (CMHD) để cải thiện tình hình sức khỏe ở một số xã ở huyện Hướng Hóa từ năm 2002. Một trong những hoạt động của chương trình này là hỗ trợ cho hoạt động phòng chống sốt rét ở các xã mà sốt rét được xem là vấn đề sức khỏe ưu tiên. Nghiên cứu này để giúp MCNV tìm hiểu xem các hoạt động của CMHD về phòng chống sốt rét đã có hiệu quả kinh tế tại các hộ gia đình như thế nào và việc tăng thêm các chi phí cho các hoạt động can thiệp do chương trình CMHD có liên quan ra sao với những hiệu quả can thiệp.

MỤC TIÊU: Đánh giá kinh tế những chương trình phòng chống sốt rét bởi xác định (1) chi phí của các hộ gia đình cho sốt rét; (2) chi phí-hiệu quả của những chương trình phòng chống sốt rét ở các xã có và không có chương trình CMHD ở hai huyện miền núi ở miền trung Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP: Nghiên cứu đinh lượng kết hợp với định tính được thực hiên ở 4 xã, hai xã ở huyện Hướng Hóa, có thực hiện chương trình CMHD và hai xã ở huyện A Lưới. Số liệu thứ cấp về chi phí của các hoạt động và sự thay đổi về số ca sốt rét trong ba năm 2005-2007 được thu thập. Quan sát có cấu trúc cũng được sử dụng để đánh giá điều kiện sống của người dân.

KẾT QUẢ: Tổng chi phí cho sốt rét của các hộ gia đình là 12,21USD ở Hướng Hóa và 13,24 USD ở A Lưới. Chi phí gián tiếp chiếm đến 60% tổng chi phí. Sốt rét không còn được xem là gánh nặng kinh tế của các hộ gia đình nữa. Tỉ số chi phí-hiệu quả (CER) cao hơn ở Hướng Hóa, do hỗ trợ tài chính nhiều ở đây. CER cho giảm một ca sốt rét ở A Túc (Hướng Hóa) là 744 USD, ở Hồng Vân (A Lưới) là 347USD và 73USD ở A Đớt (A Lưới).

KẾT LUẬN: Ở thời điểm hiện tại, chi phí hiệu quả của chương trình phòng chống sốt rét ở Hướng Hóa cao hơn ở A Lưới. Tuy nhiên, trong tương lai chi phí này sẽ giảm rõ rệt do kiến thức và kỹ năng của người dân ở Hướng Hóa về phòng chống sốt rét đã tốt hơn.



Abstract

BACKGROUND: Malaria morbidity in Viet Nam strongly reduced since 1991 due to National Malaria Control Programme (NMCP). In 2005, there were 50% of total cases of malaria, above 90% of the severe cases and 95% of the deaths occurred in mountainous districts of Central Viet Nam. There were many international supports for malaria control there. Medical Committee Netherlands-Vietnam (MCNV) introduced Community Managed Health Development (CMHD) programme to improve the health situation in several communes in Huong Hoa district since 2002. One of activities of CMHD programme was malaria control in some communes where malaria was listed as priority health problem. The study determined if CMHD activities for malaria had economic benefits for households and to what extent the costs of malaria intervention activities that resulted from the CMHD programme were related to the intervention effects.

OBJECTIVE: To evaluate malaria control programmes with respect to economic aspects by identifying (1) costs of malaria for households ; (2) cost-effectiveness of malaria control programmes in communes with and without the CMHD programme in two mountainous districts in Central Viet Nam

METHODOLOGY: Quantitative data collected by interviewing representative of households in 4 communes, two in Huong Hoa where there was CMHD programme and two in A Luoi. Quanlitative data collected by focus group discussion with household members and with health staff in commune health centre as well as district health centre.

Secondary data for costs of activities was collected in period time 2005-2007.

Structured observation of living situation was used.

RESULTS: Total costs of malaria for households were $12.21 in Huong Hoa and $13.24 in A Luoi. Indirect cost was higher than direct cost, cover 60% of the total. Malaria is not regarded as economic burden for household anymore. Cost-effectiveness ratio (CER) is higher in Huong Hoa, due to much higher financial input. CER of reduced malaria case was $744 in A Tuc (Huong Hoa) and $347 in Hong Van; $73 in A Dot (A Luoi). CER of improved knowledge of 1% of villagers was $275 in Huong Hoa and $45 in A Luoi.

CONCLUSION: In short term, cost-effectiveness of malaria control in Huong Hoa is less favourable than in A Luoi. However, owing to knowledge & skills are higher, in the future when malaria phase in Huong Hoa will become sustainable, the benefits will be much more evident.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 1991, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình quốc gia phòng chống sốt rét (NMCP), bởi vì số người mắc bệnh, số tử vong và gánh nặng kinh tế của sốt rét cao ở Việt Nam. Kết quả là tình hình sốt rét đã cải thiện rõ rệt và hiện nay bệnh không còn là vấn đề y tế công cộng nữa. Mặc dù chương trình đạt được thành công, nhiều huyện miền núi ở miền trung Việt Nam sốt rét vẫn còn là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Vào năm 2005 nửa số trường hợp, hơn 90% những ca sốt rét nặng và 95% chết do sốt rét xảy ra ở các tỉnh miền Trung Việt Nam [1] . Những địa phương này thực sự là thách thức của NMCP bởi vì những vùng này thường là vùng sâu và những cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu có nhiều hạn chế. Sự thành công của những chiến lược can thiệp cũng bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán và trình độ văn hóa thấp của các dân tộc thiểu số sống ở đây [1-3]. Ngoài ra miền trung Việt Nam thu hút về mặt kinh tế đối với những di dân từ những vùng dịch đã làm sốt rét duy trì và tái phát [1].

Năm 2002, Ủy ban y tế Hà Lan- Việt Nam (MCNV) đã thực hiện một chương trình phát triển sức khỏe được quản lý bởi cộng đồng (CMHD) ở nhiều xã ở huyện Hướng Hóa để tăng cường cuộc chiến đấu chống lại sốt rét và nhiều bệnh khác, cải thiện tình hình sức khỏe của người dân. Ở một số xã, sốt rét được chọn là vấn đề sức khỏe ưu tiên, MCNV cùng với dân làng đã thiết kế và thực hiện những hoạt động phòng chống sốt rét bổ sung thêm vào những hoạt động khác của MCNV như xây nhà bếp riêng biệt, nhà vệ sinh và cung cấp chăn [4]. Nghiên cứu này được MCNV hỗ trợ để khảo sát hiệu quả những hoạt động của CMHD về sốt rét đã có lợi cho kinh tế của hộ gia đình như thế nào và cũng để xem việc tăng thêm chi phí cho những hoạt động can thiệp sốt rét từ chương trình CMHD có liên quan đến những hiệu quả can thiệp ra sao.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá kinh tế những hoạt động phòng chống sốt rét ở những xã có và không có chương trình CMHD về phòng chống sốt rét ở hai huyện miền núi của miền trung Việt Nam, bởi xác định (1) Chi phí của hộ gia đình cho sốt rét; (2) Chi phí hiệu quả của những hoạt động can thiệp



3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đánh giá kinh tế được sử dụng để phân tích chi phí hiệu quả của những hoạt động phòng chống sốt rét ở hai xã của huyện Hướng Hóa, A Túc (A1) và A Xing (A2) ở đó chương trình CMHD đã được thực hiện, và hai xã ở huyện A Lưới, Hồng Vân (B1) và A Đớt (B2), không có chương trình CMHD.

Thông tin định lượng được thu thập bởi phỏng vấn 100 người đại diện hộ gia đình ở mỗi xã dựa vào mẫu phỏng vấn. Những hộ gia đình có sốt rét năm 2008 được yêu cầu điền thông tin về chi phí của sốt rét, dựa trên phương pháp nguồn vốn con người (human capital approach). Thông tin định tính dựa vào thảo luận nhóm có trọng tâm (FGD) được tổ chức ở mỗi xã với những thành viên của những hộ gia đình có và không có sốt rét năm 2008 và cán bộ y tế ở các trạm y tế xã. Thảo luận nhóm cũng được tổ chức cho các cán bộ ở trung tâm phòng chống sốt rét ở hai huyện1. Quan sát có cấu trúc được thực hiện ở 4 xã để phân tích điều kiện sống của người dân

Thông tin thứ cấp về những hoạt động can thiệp, hiệu quả và chi phí trong khoảng thời gian từ 2005-2007 được thu thập tại trạm y tế, trung tâm y tế và văn phòng MCNV ở Đông Hà.



  1. Đội vệ sinh dự phòng ở trung tâm y tế huyện A Lưới.

4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.1. Gánh nặng kinh tế của các hộ gia đình do sốt rét

4.1.1. Chi phí trực tiếp của các hộ gia đình do sốt rét

Bảng 1. Những chi phí trực tiếp của các hộ gia đình do sốt rét



Chi phí (VND)

Hướng Hóa

(n=52)


A Lưới

(n=11)


P

Dự phòng

6.364

0

0,33

Điều trị

80.308

90.091

0,78

Tổng chi phí

86.673

90.091

0.92

Tổng chi phí (USD)

5,09

5,29




Bảng 1 đã cho thấy hầu như không có chi tiêu nào ở các hộ gia đình cho những chăm sóc y tế, đó là do sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam “Không tốn tiền thuốc và viện phí. Tiền chỉ dùng cho đi lại và thức ăn cho bệnh nhân và người nuôi bệnh” (nam, 25, nhóm không sốt rét, A1). Chi tiêu chính cho điều trị là đi lại từ nhà đến cơ sở y tế và mua thức ăn bồi dưỡng cho người ốm và người chăm sóc. Đặc biệt nếu sốt rét nặng và phải điều trị ở các bệnh viện huyện, tiền được sử dụng nhiều hơn vào thức ăn và đi lại. Chi phí cho dự phòng thấp, chỉ có 5/52 hộ gia đình ở Hướng Hóa mua màn để phòng bệnh, gợi ý rằng các hộ gia đình mong chờ được cấp màn từ các chương trình can thiệp.

4.1.2. Chi phí gián tiếp cho sốt rét ở các hộ gia đình ở hai huyện

Bảng 2. Chi phí gián tiếp cho sốt rét ở các hộ gia đình ở hai huyện






Hướng Hóa

(n=52)

A Lưới

(n=11)

P

Số ngày không làm việc do bệnh

3,8

10,9

0,001

Giá trị thành tiền (VND)

56.623

112.291

0,074

Số ngày không làm việc do chăm sóc người ốm

4,5

1,6

0,019

Giá trị thành tiền (VND)

64.731

23.182

0,140

Toàn bộ chi phí gián tiếp (VND)

121.354

135.473

0,864

Tổng chi phí (USD)

7,12

7,95




Tổng chi phí gián tiếp không khác nhau có ý nghĩa giữa hai huyện. Số ngày công mất trung bình do sốt rét thấp hơn ở Hướng Hóa so với A Lưới (3,8 so với 10,9 theo thứ tự) nhưng số ngày công mất do thời gian chăm sóc người ốm cao hơn ở Hướng Hóa (4,5 so với 1,6 ở A Lưới). Do sốt rét vẫn còn lưu hành ở Hướng Hóa, thể hiện ở số trẻ em < 15 tuổi bị sốt rét, có thể giải thích số ngày chăm sóc cao. Thu nhập ước tính trung bình mất đi mỗi ngày từ 10.000 đến 15.000 VND. Đa số người tham gia phỏng vấn đều giải thích rằng thu nhập không thường xuyên, thường phụ thuộc vào công viêc và thời tiết và vì thế ước tính rất khó khăn “tiền người dân kiếm được không giống nhau mỗi ngày, hầu hết họ là nông dân” (cán bộ y tế, B1). Ngày công mất cao nhất ở A Lưới có thể giải thích do người dân tìm đến các cơ sở y tế muộn hơn so với Hướng Hóa, làm tăng độ trầm trọng của bệnh “Những bệnh nhân được điều trị đúng lúc, sốt sẽ cắt sớm hơn và họ sẽ đi làm viêc trở lại nhanh hơn” (nhóm sốt rét, A2)

4.1.3. Tổng chi phí và gánh nặng kinh tế

Bảng 3. Những chi phí của các hộ gia đình cho sốt rét ở cả hai huyện






Hướng Hóa

(n=52)

A Lưới

(n=11)

P

Tổng chi phí trực tiếp (USD)

5,09

41,7%

5,29

40,0%

0,924

Tổng chi phí gián tiếp (USD)

7,12

58,3%

7,95

60,0%

0,864

Tổng chi phí (USD)

12,21




13,24




0,872

Bảng 3 cho thấy toàn bộ chi phí sốt rét ở hộ gia đình không khác nhau có ý nghĩa ở A Lưới và Hướng Hóa (p=0,872). Tổng chi phí là $12.21 ở cả hai xã ở Hướng Hóa và $13.24 ở hai xã ở A Lưới, cao hơn nghiên cứu của Morel và cộng sự trong nghiên cứu gánh nặng kinh tế của sốt rét ở các hộ gia đình ở nam trung bộ của Việt Nam (2008). Morel đã ước tính mỗi giai đoạn sốt rét hộ gia đình bệnh nhân đã chi trung bình $11.79 [5]. Theo Chima & cộng sự ở một nghiên cứu đã thực hiện ở Châu Phi, chi phí trực tiếp của bệnh vượt quá chi phí gián tiếp [6]. Trong khi ở nghiên cứu này, chi phí trực tiếp chỉ chiếm 40% tổng chi phí. Sự hỗ trợ của các chương trình can thiệp của chính phủ và các tôt chức quốc tế đã làm giảm chi phí này ở các địa phương nghiên cứu.

Bảng 4. Gánh nặng kinh tế của các hộ gia đình cho sốt rét theo nhóm thu nhập1






Nghèo

Cận nghèo

Trung bình

Khá

Giàu

P

Gánh nặng kinh tế

4,0%

5,5%

1,2%

1,2%

1,6%

0,011

1 Tổng chi phí của các hộ gia đình cho sốt rét như % toàn bộ thu nhập hộ gia đình

Bảng 4 cho thấy chi phí của sốt rét chiếm từ 1,2 đến 5,5% tổng thu nhập của các hộ gia đình ở các nhóm thu nhập. Theo Nicholas Prescott (WorldBank) chi phí của cho bẹnh tật chiếm trên 10% tổng thu nhập của hộ gia đình, đó là thảm họa [7]. Gánh nặng cao nhất ở các hộ gia đình thuộc các nhóm cận nghèo và nhóm nghèo. Hầu hết người dân đã xếp sốt rét ở mức 8-10 (ngay cả hơn 10) về tác động kinh tế lên hộ gia đình (với 1 là bệnh có ảnh hưởng lên kinh tế hộ gia đình lớn nhất). Những thành viên của các hộ gia đình ở Hướng Hóa đã đề cập đến tình trạng kinh tế của các hộ gia đình đã cải thiện, bởi vì số ca sốt rét đã giảm “vài năm trước, số ca sốt rét đã giảm, kết quả là kinh tế của các hộ gia đình đã được cải thiện. Không có gia đình nào trở nên nghèo do sốt rét, trẻ em đã không phải nghỉ học, và các hộ gia đình đã không phải bán bò hay lợn do sốt rét” (nữ, 35, nhóm không sốt rét, A1)



4.2. Chi phí-hiệu quả của các chương trình can thiệp sốt rét

4.2.1. Chi phí của các hoạt động can thiệp

Bảng 5. Những chi phí của những hoạt động can thiệp về sốt rét

Đơn vị: 1000 VND

Hướng Hóa

A1

A2




2005

2006

2007

2005

2006

2007

Dự phòng

118.041

27.882

27.963

159.303

25.813

36.796

Điều trị

5.152

5.137

5.929

5.097

5.394

6.183

Tổng chi phí1

123.193

33.019

33.892

164.400

31.207

42.979

Tổng chi phí

từ 2005-2007



190.104

238.586

A Lưới

B1

B2




2005

2006

2007

2005

2006

2007

Dự phòng

14.097

6.890

5.580

9.084

5.745

5.036

Điều trị

3.089

3.109

2.713

2.847

2.991

2.910

Tổng chi phí1

17.186

9.999

8.294

11.931

8.735

7.946

Tổng chi phí

từ 2005-2007



35.479

28.612

1 Tổng chi phí dự phòng và điều trị

Bảng 5 cho thấy những chi phí của những hoạt động phòng chống sốt rét từ năm 2005-2007, bao gồm những chi phí của dự phòng và điều trị. Ở A1 và A2 tổng chi phí cao hơn B1 và B2 trong cả ba năm 6,5 lần. Ở tất cả bốn xã ở Hướng Hóa và A Lưới, chi phí cho dự phòng cao hơn chi phí điều trị. Chi phí dự phòng nhiều nhất vào năm 2005 ở Hướng Hóa, đây là năm cuối cùng những hoạt động phòng chống sốt rét của MCNV hỗ trợ cho các xã này. Ngoài ra Hướng Hóa còn nhận được nguồn ngân sách hỗ trợ từ quĩ toàn cầu cho sốt rét, trong khi ở A Lưới chỉ có nguồn ngân sách từ chương trình y tế quốc gia.



4.2.2. Hiệu quả của các chương trình phòng chống sốt rét

Ở nghiên cứu này, các kết quả trung gian được sử dụng đế đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp trong short term, với giả thiết rằng tất cả các kết quả có được là nhờ các chương trình này được thực hiện.



(1) Số ca sốt rét và chết

Bảng 6. Số ca sốt rét từ năm 2005-2007 Đơn vị: Người






2005

2006

2007

Huyện Hướng Hóa1

1521

1469

1576

A12

60

48

45

A22

64

63

84

Huyện A Lưới1

443

403

256

B12

17

13

11

B22

58

40

35

1 Số liệu từ báo cáo quốc gia

2 Số liệu thứ cấp từ CHC và DHC

Bảng 6. cho thấy từ 2005 đến 2007 số ca giảm ở A1, B1 và B2. Lí do chính cho giảm ca sốt là cải thiện mạng lưới y tế thôn bản, có bác sĩ ở xã, truyền thông tốt, tính sẵn có của các biện pháp dự phòng, kiến thức và kỹ năng của người dân tốt hơn (dùng màn, thuốc dự phòng và vệ sinh nhà cửa) và hành vi tìm kiếm điều trị sớm hơn sau khi khởi phát sốt. “trong quá khứ không có màn, nhà không sạch và do đó có nhiều ca sốt. Bởi vì chính quyền đã cấp màn và người dân đã vệ sinh nhà cửa sạch hơn, số ca sốt đã giảm rõ rệt. Mặc dù vẫn còn một số ca nặng nhưng không có ai chết vì sốt rét” (nữ, 30 nhóm không sốt rét, A1). Bảng 6 đã cho thấy số ca sốt rét ở A2 từ 2006-2007 đã tăng. Theo cán bộ y tế ở đây thì những hoạt động phòng chống sốt rét mạnh hơn đã giúp chẩn đoán được nhiều ca sốt hơn. Ngoài ra chương trình xét nghiệm máu hàng loạt cho tất cả người dân ở vùng có nguy cơ sốt rét cao để sàng lọc tìm ký sinh trùng cũng giúp phát hiện thêm nhiều ca sốt rét. Tuy nhiên mặc dù số ca sốt rét tăng nhưng không có ca nặng hay chết bởi vì được phát hiện sớm. Taị thời điểm này số lượng trẻ em mắc sốt rét nhiều hơn ở Hướng Hóa đã chứng tỏ ký sinh trùng vẫn còn đang lưu hành ở vùng này. Vị trí vùng sâu của những xã này và phong tục của một số nhóm người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa ảnh hưởng lên những hiệu quả can thiệp ““Dân làng đã không cho phép chúng tôi phun thuốc ở trần nhà bởi vì theo niềm tin của họ đó là nơi Giàng ở” (cán bộ y tế, huyện Hướng Hóa)

Ở tất cả bốn xã, phần lớn các trường hợp đã xuất hiện là sốt rét ngoại lai, chủ yếu là giao lưu với nước bạn Lào, ở đây sốt rét vẫn còn là vấn đề lớn. Từ tất cả các kết quả khảo sát, A Lưới dường như là ở giai đoạn củng cố của các hoạt động phòng chống sốt rét tại thời điểm này trong khi Hướng Hóa hãy còn ở giai đoạn tấn công. Đây là giai đoạn khó khăn, đòi hỏi nhiều nguồn lực đầu tư kể cả tiền và thời gian.

(2). Kiến thức về sốt rét

Bảng 7. Số người đại diện hộ gia đình biết đường lây truyền sốt rét

Đơn vị: Người




Hướng Hóa1

(n=200)


A Lưới1

(n=200)


P

Muỗi

183

91,5%

151

83,9%

0,023

Muỗi Anopheles

146

73,0%

99

55,0%

0,000

1 Phần trăm dựa vào trả lời phỏng vấn

Trong nhiều kiến thức về sốt rét được truyền thông đến người dân, nghiên cứu đã chọn hiểu nguyên nhân gây bệnh như một đại diện cho kết quả này. Bảng 7 cho thấy số người biết muỗi truyền sốt rét và số người biết tên chính xác muỗi Anopheles. Nhiều người ở Hướng Hóa biết được muỗi (Anopheles) truyền bệnh sốt rét. Tuy nhiên ở cả hai huyện cũng có một số người cho rằng tất cả muỗi đều nguy hiểm hay không thể nêu tên của loại muỗi truyền bệnh.”Chúng tôi không phân biệt được các loại muỗi, tất cả các loại muỗi đều độc” (Nhóm sốt rét, A2) và “Tất cả các loại muỗi đều có thể truyền bệnh sốt rét nhưng muỗi Anopheles là nguy hiểm nhất” (nam, 35, nhóm không sốt rét, B1). Mặc dù nhiều người ở Hướng Hóa biết nhiều về sốt rét hơn nhưng vẫn còn một số người cho là sốt rét được truyền qua nước “Nếu uống nước không đun sôi, muỗi sẽ phát triển trong dạ dày và gây sốt” (nhóm sốt rét, A2).



(3). Sử dụng các biện pháp dự phòng

Bảng 8. Những biện pháp dự phòng được sử dụng bởi các hộ gia đình ở hai huyện

Đơn vị: hộ gia đình





Hướng Hóa1

(n=200)


A Lưới1

(n=200)


P

Màn ngủ

197

99,5%

174

91,6%

0,000

Tẩm màn

194

98,0%

160

84,2%

0,000

Phun thuốc

188

94,9%

91

47,9%

0,000

Làm sạch các vật dụng chứa nước

126

63,6%

114

60,0%

0,461

Dời chuồng gia súc xa nhà

57

28,8%

59

31,1%

0,626

Khác

45

22,7%

13

6,9%

0,000

1 Phần trăm dựa vào trả lời phỏng vấn

Bảng 8 cho thấy số người đại diện hộ gia đình đã cho biết các biện pháp dự phòng mà các hộ gia đình đã sử dụng. Toàn bộ việc sử dụng các biện pháp dự phòng cao ở hai xã ở Hướng Hóa hơn A Lưới. Màn được sử dụng nhiều nhất ở hai huyện. Số hộ gia đình được phun thuốc cao hơn có ý nghĩa ở Hướng Hóa, bởi vì hoạt động này không được thực hiện ở A Lưới nữa. Những biện pháp dự phòng khác, được đề cập chủ yếu là vệ sinh nhà cửa, được áp dụng nhiều hơn ở các xã này. Số lượng hộ gia đình làm sạch các vật dụng chứa nước và dời chuồng gia súc xa nhà không khác nhau có ý nghĩa ở hai huyện.



4.2.3. Tỉ số chi phí-hiệu quả

CER được tính với tổng chi phí từ các chương trình phòng chống sốt rét ở các xã từ 2005-2007. Những hiệu quả can thiệp được đo lường bằng các đơn vị tự nhiên như số ca sốt rét (thay đổi từ 2005-2007), số người hiểu đúng sốt rét và số hộ gia đình sử dụng những biện pháp dự phòng (khảo sát vào thời điểm nghiên cứu). Tỉ số giữa tổng chi phí và một hiệu quả can thiệp được tính.

Bảng 9. Tỉ số chi phí-hiệu quả cho số ca sốt rét giảm






Ca sốt rét1

Chi phí2

CER3

Hướng Hóa

A1

- 15

190.104

12.674

A2

+ 20

238.586




A Lưới

B1

-6

35.479

5.913

B2

-23

28.612

1.244

1 Thay đổi về số ca sốt rét từ 2005 đến 2007

2 Đơn vị: 1000 VND

3 Đơn vị: 1000 VND/số ca giảm

Bảng 9 cho thấy CER của các chương trình phòng chống sốt rét để giảm số ca mắc bệnh trong một khoảng thời gian ba năm. CER thấp nhất ở B2 chỉ 1.244.000 VND để giảm một ca sốt rét. Ở A1 CER cao nhất, để giảm một ca sốt rét ở đây đã chi 12.674.000 VND. Ở A2 số ca sốt rét tăng, vì thế CER không được tính. Nhận thức tăng, có thể dẫn đến tăng số ca sốt rét thay vì giảm. Tại thời điểm này, chi phí hiệu quả của chương trình phòng chống sốt rét theo số ca mới mắc, dường như tốt hơn ở A lưới. Tuy nhiên trong tương lai điều này có thể thay đổi do nhận thức tăng.

Bảng 10. Tỉ số chi phí-hiệu quả về kiến thức sốt rét nhận được




Số dân biết1

Chi phí2

CER3

Muỗi truyền bệnh sốt rét

Hướng Hóa

183

91,5%

428.690

4.685

A Lưới

151

83,9%

64.091

764

Anopheles truyền bệnh sốt rét

Hướng Hóa

146

73,0%

428.690

5.872

A Lưới

99

55,0%

64.091

1.165

1 Thông tin từ mẫu phỏng vấn. % được sử dụng để tính CER

2 Đơn vị: 1000 VND

3 Đơn vị: 1000 VND/%

Bảng 10 cho thấy CER của những chương trình sốt rét về kiến thức sốt rét của người dân. CER là những chi phí cần thiết để đạt được 1% người dân hiểu đúng tại thời điểm này. CER thấp hơn ở huyện A Lưới. Ở A Lưới đã chi 764.000 VND để có 1% người dân biết về nguyên nhân truyền bệnh sốt rét. Ở Hướng Hóa chi phí này cao hơn 4.678.500 VND. Để biết muỗi Anopheles truyền bênh sốt rét, ở A Lưới đã chi 1.165.000 VND cho 1% số người dân biết, ở Hướng Hóa cao hơn nhiều đến 5.872.000 VND.

Bảng 11. Tỉ số chi phí-hiệu quả về việc sử dụng màn của các hộ gia đình




Hộ dùng màn ngủ1

Chi phí2

CER3

Hướng Hóa

197

99,5%

428.690

4.308

A Lưới

174

91,6%

64.091

700

1 Thông tin từ mẫu phỏng vấn. % được sử dụng để tính CER

2 Đơn vị: 1000 VND

3 Đơn vị: 1000 VND/%

Bảng 11 cho biết CER về việc sử dụng màn ngủ bởi các hộ gia đình tại thời điểm này. Ở đây giả thiết rằng có đủ số màn ngủ tại các hộ gia đình và họ dùng màn đúng. Ở Hướng Hóa 4.308.000 VND được chi cho 1% số hộ gia đình dùng màn gần đây. Ở A Lưới ít hơn 6 lần giá trị này, chỉ 700.000 VND.

Tỉ số chi phí-hiệu quả cao hơn ở Hướng Hóa có thể giải thích được, bởi vì tổng ngân sách cho tất cả những hoạt động can thiệp sốt rét cao hơn ở Hướng Hóa so với A Lưới.

4.2.4. Chi phí –hiệu quả tăng thêm (ICER)

ICER ở Hướng Hóa so với A Lưới là tỉ số của chi phí tăng thêm của tất cả các hoạt động can thiệp ở Hướng Hóa để thêm vào các lợi ích thêm và của các can thiệp này.

Bảng 12. Chi phí hiệu quả tăng thêm của Hướng Hóa so với A Lưới




Lợi ích tăng thêm ở Hướng Hóa

ICER1

Người dân biết muỗi truyền SR

+7,6%

47.974

Người dân biết muỗi Anopheles

+18,0%

20.256

Hộ gia đình dùng màn ngủ

+7,9%

46.152

1 Đơn vị: 1000 VND/% đơn vị hiệu quả can thiệp

Bảng 12 cho thấy lợi ích thêm vào đã nhận được từ những chi phí tăng thêm này. 47.974.000 VND đã chi cho 1% tăng thêm của người dân biết muỗi truyền bệnh tại thời điểm này ở Hướng Hóa. Để có 1% tăng thêm của người dân biết muỗi Anopheles truyền bệnh ở Hướng Hóa đã chi 20.256.000 VND. Và 46.152.000 VND đã sử dụng để tăng thêm 1 hộ gia đình dùng màn ở đây.



5. KẾT LUẬN

Những hoạt động phòng chống sốt rét từ CMHD hầu như hướng về dự phòng. Hướng Hóa đã nhận sự hỗ trợ thêm từ GF làm cho khó khăn để đánh giá riêng biệt kết quả những hoạt động phòng chống sốt rét từ CMHD; không thể tách rời tất cả các hiệu quả can thiệp đặc hiệu đến mỗi chương trình và người cấp ngân sách. Vì thế hiệu quả được kết hợp cho các chương trình đã được đánh giá ở Hướng Hóa so với chỉ có NMCP ở A Lưới.

Ở Hướng Hóa, toàn bộ số ca sốt rét nhiều hơn ở A Lưới. Tuy nhiên nghiên cứu này đã chứng tỏ ở các xã ở A Lưới và Hướng Hóa nằm trong hai giai đoạn khác nhau của quá trình phòng chống sốt rét, một ở giai đoạn duy trì và một đang ở thời kỳ tấn công. Ở Hướng Hóa tình hình sốt rét nguy hiểm hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả các hoạt động. Kiểm soát giai đoạn tấn công là cuộc chiến đầu dai dẳng và đòi hỏi nhiều tài chính hơn. Ở cả hai huyện, nhiều ca sốt rét là ngoại lai. Những biện pháp dự phòng cho việc đi sang Lào cũng đã được bao phủ bởi HE rồi nhưng nên chú ý thêm trong tương lai.

Kiến thức về sốt rét tốt hơn ở Hướng Hóa. Đây là kết quả rất tốt vì đa số người dân ở xã nghiên cứu là mù chữ, tỉ lệ này cao hơn ở A Lưới. Giáo dục sức khỏe tăng thêm do CMHD, GF và NMCP ở Hướng Hóa đã chứng tỏ rất hiệu quả. Chỉ một khía cạnh của kiến thức được đề cập đến khi tính CER, trong khi kiến thức là một khái niệm rộng, đóng góp nhiều yếu tố vào chương trình phòng chống sốt rét. Nếu lấy tất cả các yếu tố này để tính, có thể CER ở Hướng Hóa thuận lợi hơn.

Cuối cùng nhìn vào chi phí của các hộ gia đình cho sốt rét. Ở cả hai huyện toàn bộ chi phí cho sốt rét của các hộ gia đình tương đương nhau. Ở tất cả các xã, chi phí sốt rét của các hộ gia đình không còn là một gánh nặng kinh tế nữa.

CER đã chứng tỏ rằng sự kết hợp của những chương trình phòng chống sốt rét ở Hướng Hóa cao hơn ở A Lưới. Tuy nhiên, điều này không nên được sử dụng trực tiếp kết quả này để quyết định hướng tương lai của chương trình CMHD, vì nghiên cứu đã cho thấy CMHD và GF đã tăng kiến thức và kỹ năng về phòng chống sốt rét ở Hướng Hóa. Tại thời điểm này, chi phí tăng thêm cho hoạt động chống sốt rét ở Hướng Hóa dường như cao hơn. Khi những hiệu quả short term biến mất và giai đoạn sốt rét chuyển sang duy trì, lợi ích sẽ trở thành rõ ràng hơn. Vì thế MCNV nên duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét như đã thực hiện trong chương trình CMHD.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Erhart A, Ngo DT, Phan VK, Ta TT, Van Overmeir C, Speybroeck N et al. Epidemiology of forest malaria in central Vietnam D: A large scale cross sectional survey. Malar J 2005; 4:58.

  2. Hung IQ, Vries PJ, Giao PT, Nam NV, Binh TQ, chong MT et al. Phòng chống sốt rét: một kinh nghiệm thành công ở Việt Nam. Bull World Health Organ 2002; 80 (8): 660-666

  3. Tổ chức y tế Hà Lan-Việt Nam, Phan Thị Thu Hiền, Trần Lê Hiếu, Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng màn của người dân ở ba xã của huyện KBang, tỉnh Gia Lai, 2005

  4. Medisch Comité Nederland Vietnam. Over het MCNV. Retrieved 17-7-2009, from

  5. Morel CM, Thang ND, Xa NX, Hung I, X, Thuan IK, Van Ky P et al. Gánh nặng kinh tế của sốt rét ở các hộ gia đình ở nam trung bộ, Việt Nam. Malar J 2008; 7:166

  6. Chima RI, Goodman CA, Mills A. The economic impact of malaria in Africa: a review of the evidence. Health policy 2003; 63(1):17-36

  7. Coping with catastrophic health shocks. 99 May 2;Conference on social protection and poverty, Washington DC: Inter-American Development Bank, 1999.

  8. Hồ Sỹ Quảng, CMHD có thế thay đổi thói quen truyền thống của dân làng ở nông thôn Việt Nam nếu những cộng đồng được làm theo nhu cầu của họ. Nghiên cứu định tính về trường hợp sốt rét. 2008.

  9. Sốt rét ở Việt Nam, chương trình mục tiêu y tế quốc gia, giai đoạn 2001-2005






Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 168.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương