CHÚa nhậT 6 thưỜng niên a lời Chúa: Hc 15,16-21; 1Cr 2,6-10; Mt 5,17-37 MỤc lụC



tải về 235.76 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích235.76 Kb.
#23818
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5. Đừng giận ghét


(Suy niệm của Lm Inhaxiô Nguyễn Văn Đức)

Chương 5,6,7 của Tin Mừng Matthêu nói về đức công chính của người môn đệ với hai nội dung chính: Tin, cầu nguyện và thể hiện niềm tin ấy trong đời sống thực hành luân lý hằng ngày.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy các môn đệ thực hành niềm tin bằng cách: đừng giận ghét. Chúa dạy như vậy có khả thi không? Bởi vì trên đời này, dù một người hiền lành đến mấy cũng không tránh khỏi đôi lần nổi giận. Chính Chúa Giêsu cũng đã nổi giận với những người buôn bán trong Đền thờ kia mà!

Thưa, giận thì được nhưng đừng ghét! Nói cách khác, chúng ta không chấp nhận tội lỗi nhưng chúng ta không ghét người tội lỗi; ghét có nghĩa là loại trừ họ. Đến như nhạc sĩ Phạm Duy mà còn hát: kẻ thù ta đâu phải là người, giết người đi thì ta ở với ai?

Chúa Giêsu tố cáo tội lỗi nhưng lại thương những người tội lỗi và thường đứng về họ trước sự chỉ trích của những người tự cho mình là người công chính:”bọn đĩ điếm và tội lỗi sẽ vao nước Trời trước các ngươi". (Mt 21,32). Chúa Giêsu không chỉ nói đến sự giận dữ mà Ngài còn muốn phải làm hòa trước khi thể hiện niềm tin Chúa khi dâng lễ và cầu nguyện. (Mt 5,23-24)

Chúng ta biết giận là một trong thất tình: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục thuộc về bản tính con người.Giận là tức. Khi giận thường mất khôn và nói quá lời. Tức ai thì nói cho đã tức nhưng sau đó lại hối hận. Cũng có lúc hối hận thì đã muộn rồi. Vậy trong thực tế, một người nóng tính, hay giận (như Phêrô, nóng lên, liền chém đứt tai tên đầy tớ Thầy cả thượng phẩm) có thể chừa hay từ bỏ tính nóng giận của mình không?

Từ bỏ hẳn thì không,vì nó thuộc bản chất con người, nhưng làm chủ được nó thì có thể. Một người biết mình nóng tính, nên thường ngày tập sống tha thứ, tập sống dịu dàng, vui vẻ với mọi người; từ từ người đó sẽ làm chủ được những cơn nóng giận của mình.

Vậy lời Chúa dạy hôm nay: đừng giận ghét, thì ta phải hiểu rằng: ta không được ghét ai, nghĩa là loại trừ họ, đó là điều trái với đức thương yêu, nhưng đồng thời ta cũng phải tập làm chủ nhưng cơn nóng giận của mình. Việc đó có thể làm được với ơn Chúa và nhất là với đời sống cầu nguyện, vì đó là cách thức chúng ta dễ nâng tâm hồn lên với Chúa để Ngài thanh luyện tâm hồn chúng ta thuộc về Chúa và gần gũi với tha nhân hơn.


6. Hãy nên hoàn thiện


(Suy niệm của Lm Antôn Nguyễn Văn Tiếng)

Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt.5,48).

Đó là mục đích cuối cùng của Chúa Giêsu, nâng con người lên “hoàn thiện” để trở về địa vị cao cả đích thực của con người là “làm con Thiên Chúa”, Đấng là Cha trên trời - Đấng hoàn thiện.

Nhưng con đường nào dẫn con người đến hoàn thiện?



Luật trần gian

Một người phụ nữ ngoại đạo có một đứa con gái yêu một chàng trai Công Giáo. Nhiều người trong thân tộc của bà không đồng ý, vì họ đều là những tín đồ ngoan đạo của tôn giáo mà họ đang theo. Chàng trai chỉ cưới cô gái nếu cô gái cùng chung niềm tin với mình. Cô gái cũng mến mộ đạo Công giáo và muốn vào đạo. Sự quyết định cuối cùng là của người mẹ. Bà nói: “Tôi đồng ý cho con tôi vào đạo Công giáo. Tôi muốn nó lập gia đình với một người có Đạo. Đạo nào cũng được, miễn đừng vô đạo thôi”.

Từ “vô đạo” ở đây, có lẽ theo ý bà, là “không có đạo”, “không theo một tôn giáo nào”. Chứ còn từ “vô đạo” mà nói chung chung, thì nghe nặng lắm. Thí dụ người ta nói: tên ấy là quân vô đạo. Vì theo cách hiểu thông thường, đạo là “phép tắt đối xử trong xã hội, ai cũng phải biết và phải tuân thủ, giữ gìn: đạo làm người, ăn ở sao cho phải đạo, đạo vợ chồng” (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên).

Vì không phải ai cũng sống theo “đạo làm người”, nên con người phải đặt ra bộ luật rõ ràng, minh bạch để người ta tuân giữ và thưởng phạt khi cần thiết. Luật, do đó, nó chứa đựng “đạo lý con người”, như “kim chỉ nam” để con người sống cho ra người, sống đúng đạo làm người.

Nhưng, “Luật trần gian” có giới hạn của nó. Lòng tham, sự yếu đuối, cùng với khát vọng vô bờ bến, con người không thể sống tốt chỉ với những luật lệ trên giấy trắng mực đen đó. Người ta có thể lòn lách để trách né luật lệ, và có khi dùng chính luật lệ đó để bảo vệ sự an toàn cho mình và sống lạnh lùng đối với tha nhân.



Luật Thiên Chúa theo cách giảng dạy của trần gian

Thiên Chúa yêu thương con người và muốn con người trở về địa vị nguyên thủy của mình là “làm con Thiên Chúa”. Thiên Chúa giáo huấn cho con người một cách tiệm tiến theo dòng Lịch Sử Cứu Độ, và Ngài muốn con người được sống thăng hoa và ngày một trở nên thánh thiện với giáo huấn của Ngài qua các ngôn sứ, mà đỉnh cao trong Cựu Ước là Mười Điều Răn được truyền qua Môsê trên núi Si-nai.

Nhưng, Giới Luật Thiên Chúa cũng bị giới hạn qua cách suy nghĩ, cách diễn tả, và cách sống của con người.

Toàn bộ “Lề luật”, trong sách Luật Do Thái, được rút và diễn nghĩa từ Cựu Ước, gồm 613 điều luật, trong đó điều cấm là 365, còn điều phải làm là 248, không tính những điều luật phụ. Thoáng nhìn qua, có vẻ như rất minh bạch. Luật có hai loại “khinh luật”, và “trọng luật”, khinh luật thì bị phạt, còn trọng luật thì phải bị tử hình.

Nhưng, tuy dù là “Luật Thiên Chúa”, phàm nhân đã cắt nghĩa theo cách hiểu và ý muốn của con người, nên Luật Thiên Chúa đã thành ra gánh nặng và phương tiện trục lợi cho con người.

“Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt. 23,4).

“Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề cũng như không, còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc” (Mt. 13,18).

“Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ kính cha mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế các ông dựa và truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.” (Mt. 15,4).

Lời Thiên Chúa không được hiểu đúng và làm đúng, vì không có sự chân thật trong lòng người. Nhưng làm sao có sự chân thật khi con người không có Tình Yêu Chân Thật đối với Thiên Chúa?

Cuối cùng, lối sống đạo đức giả của những người có trách nhiệm giảng dạy phân phát Lời Chúa đã biến đổi Lời Chúa thành thứ “Giới luật phàm nhân” phục vụ cho quyền lợi riêng họ.

“Những kẻ đạo đức giả kia, ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông rằng: ‘Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân” (Mt.15,7).

Luật Thiên Chúa theo cách giảng dạy của Chúa Giêsu

“Thưa Thầy, trong lề luật, điều răn nào trọng nhất?”

Chúa Giêsu đã trả lời ngay ông tiến sĩ luật hỏi Ngài câu hỏi đó: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất” (Đnl.6,5).

Nghĩa là, Luật Thiên Chúa còn đó ! Đúng như lời Ngài đã khẳng định: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc giáo huấn của các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, và cho đến khi mọi sự được hoàn thành, thì một chấm một phết trong sách luật cũng không thể bỏ đi được” (Mt5,17-18).

Chúa Giêsu đến, như Ngài đã nói, là để kiện toàn lề luật.

“Kiện toàn” ở đây không phải là để “đánh bóng” Lời Chúa theo ngôn ngữ loài người, mà giúp con người mở rộng lòng ra để biết đón nhận và sống Lời Chúa đúng theo thánh ý Chúa hơn. “Ta sẽ ban tặng các con một trái tim mới, Ta sẽ đặt vào lòng các con một tinh thần mới, Ta sẽ lấy trái tim chai đá ra khỏi lòng các con, và ban tặng các con một trái tim bằng thịt biết yêu thương. Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào lòng các con để làm cho các con theo đúng luật của Ta” (Ez.36,23-27).

“Trái tim mới” ấy, trái tim “biết yêu thương” ấy, là trái tim theo mẫu mực “Trái Tim Giêsu”.

Vì không có “tình yêu” nào như “Tình Yêu Giêsu”. Không có trái tim nào như “Thánh Tâm Giêsu”.

Vì chỉ có “Trái tim Giêsu” mới yêu Chúa Cha đến mức vâng phục trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa.

“Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà theo ý Cha” (Lc.22,42).

Vì chỉ có “Trái Tim Giêsu” mới yêu con người đến hiến mạng vì con người. “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga.15,13).

“Tình yêu Giêsu” là tình yêu giao hòa giữa con người và Thiên Chúa, giữa con người với nhau. Là Hiến Lễ Tình Yêu con người dâng lên Thiên Chúa và là Lễ Vật Tình Yêu con người trao tặng nhau.

“Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt.5,23-24).

Và, tất cả đều bắt đầu từ “một Tình Yêu”. “Yêu như Giêsu”.

Khởi nguồn là Tình Yêu con người đối với Thiên Chúa. Một tình yêu sâu đậm vượt trên tất cả. Phải có một tình yêu như thế, con người mới có thể yêu tha nhân đến quên mình, khi nhận ra hình ảnh Thiên Chúa nơi anh em mình.

“Nhưng điều răn thứ hai cũng giống như điều răn ấy, là ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi” (Lv.19,18).

“Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu các ngươi đã đến thăm,Ta bị tù đầy các ngươi đã đến với Ta… Những gì các ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt.25,36).

Điệp ngữ “Anh em đã nghe Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết” được lập đi lập lại nhiều lần, cho thấy sự dứt khoát và quyền năng của Chúa Kitô trên Lề Luật.

"Ngày Sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày Sabát.” (Mc.2,27-28).

Lề Luật sẽ được kiện toàn nhờ lòng người thăng tiến, nhưng xem ra, con người vì tội lỗi, tham vọng và tư lợi, đã làm Lề Luật trở nên thứ ách nặng nề, nó chỉ còn là thứ trang điểm bề ngoài cho một nền đạo đức giả tạo và trên đà băng hoại. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã lưu ý các môn đệ của Ngài, cũng chính là giáo huấn chúng ta: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và nhóm Pharisêu, thì anh em sẽ chẳng vào Nước Trời”.

“Họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài” (Mt.23,5).

“Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc.18,11).

Điệp ngữ “Anh em đã nghe Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…” được lập đi lập lại nhiều lần, cho thấy rõ khoảng cách mức độ thăng tiến mà Chúa đòi hỏi nơi con người để Luật Chúa được kiện toàn sánh với cách con người đang “tuân giữ Luật Chúa” còn rất xa.

Một tên xã hội đen tìm được một tình yêu chân chính, anh quay lại nẻo thiện lương, hòa nhập vào xã hội, và sống hạnh phúc đời thường. Anh có vợ đẹp, con ngoan. Anh chạy xe lôi, cuộc sống vừa đủ, có phần vất vả, nhưng anh cảm thấy thanh thản tâm hồn và bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Một ngày kia, một người đàn ông mang kính râm gọi xe anh. Khi xe chạy đến một đoạn đường vắng, khách bảo dừng lại. Người khách bất ngờ rút súng chĩa thẳng vào anh. Hắn kể tội anh khi anh còn thuở giang hồ. Anh quỳ xuống xin tha. Anh xin lỗi vì nợ giang hồ, nhưng anh xin cho anh được sống để nuôi vợ con. Một tiếng nổ khô khan. Anh nằm xuống cùng với ước mơ hoàn lương không trọn.

Sự “sòng phẳng” và “công bình” kiểu con người hiểu và mong muốn không thể giúp con người hoàn thiện được.

“Anh em đã nghe Luật dạy ‘ Mắt đền mắt, răng đền răng’. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt.5,38).

Hoàn Thiện theo Gương Chúa Giêsu

Cuối cùng, chỉ có Tình Yêu - và Tình Yêu như Đức Kitô - mới nâng con người lên đỉnh “hoàn thiện”. Chỉ có Tình Yêu như Đức Kitô mới giúp con người có thể sống với Lề Luật kiện toàn mà thánh ý Thiên Chúa mong muốn qua Giáo Huấn Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Ngài đến để kiện toàn Lề Luật.

Kiện toàn Lề Luật để con người được trở nên hoàn thiện,

Hoàn thiện theo gương của Ngài – Đức Kitô,

“Ta là Ánh sáng thế gian” (Ga.8,12).

"Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”(Ga.14,6).

và hoàn thiện như “Cha trên trời”, là Đấng hoàn thiện.



Lạy Chúa,

Xin cho con được trở nên hoàn thiện,

nhờ bền lòng vững chí,

bước đi theo con đường Thập Giá Đức Kitô. Amen.

Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2014
downloads -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
downloads -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
downloads -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
downloads -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng

tải về 235.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương