CHÚa nhậT 4 MÙa chay c lời Chúa: Gs 5,9a. 10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1 11-32 MỤc lụC


Cha nhân lành vòng tay rộng mở - Achille Degeest



tải về 292.79 Kb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích292.79 Kb.
#32045
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

10. Cha nhân lành vòng tay rộng mở - Achille Degeest


Trả lời những câu nói xa nói gần ác ý của những người Biệt phái, Đức Giêsu nêu ra những dụ ngôn đẹp lạ lùng về lòng từ ái, nhất là dụ ngôn đứa con phá gia. Biệt phái và Ký lục là những kẻ có “môn bài” giải thích Lề Luật, tự cho quyền xét đoán kẻ khác về phạm vi Lề Luật. Họ rất bất bình thấy Chúa nói chuyện, hơn nữa, tỏ ra thân mật với những kẻ tội lỗi. Chúa công khai ghét sự tội vô cùng, lên án sự tội dù nó mai phục trong những chốn hiểm hóc nhất là tâm và trí con người. Vậy mà Chúa lại dễ tính để người ta gọi Người là bạn của những kẻ thu thuế và những kẻ tội lỗi. Thật ra Chúa có làm bạn với hạng người ấy, vì bản thân Chúa hoàn toàn trong sạch cho nên Chúa có thể thương yêu trong sự thật hạng người tội lỗi. Bài dụ ngôn được thánh chép sử thuật lại theo một mạch lạc trong sáng, chẳng cần giải thích thêm. Chúng ta nhặt ra mấy đoạn có giá trị gợi cảm.
1) Hồi tâm lại, nó tự nhủ…

Anh thanh niên khinh bạc và ích kỷ nhận ra hơi muộn, nhưng không quá muộn, là những hành vi của anh đưa đến những hệ luỵ. Trước đây anh không muốn nghĩ đến điều đó, nhưng bây giờ những hệ luỵ tai hại xiết chặt lấy anh. Anh nhận thấy, hưởng thụ bằng cách chỉ vung tiền mà không lao động tiết kiệm tất đưa đến khốn khổ. Tuy nhiên còn có điểm đáng khen là anh không tuyệt vọng về cha anh. Nguyên tắc hồi tâm trở lại là không được tuyệt vọng về Thiên Chúa. Hơn nữa trong thâm tâm phải nhìn nhận mình bất xứng và chỉ trông cậy vào tình yêu của Cha.


2) Người con cả liền nổi giận và không thèm vào nhà…

Trên bình diện con người, phản ứng như người anh cả rất dễ hiểu. Nhưng Đức Giêsu dạy rằng trong Nước Trời, phản ứng như vậy không được. Những kẻ lành ăn ở ngay thẳng là đúng bổn phận, phải quyết chí trung kiên trong kinh nguyện và cố gắng đạo đức. Tuy nhiên họ không có quyền đặt một giới hạn cho lòng từ bi của Thiên Chúa. Hơn nữa, phải độ lượng theo lượng cả khoan dung của Người. Giả sử Thiên Chúa vui mừng thấy một đứa con hư trở về nhà Cha, thì những kẻ xưa nay vẫn hiếu thảo được mời gọi chung vui đón mừng kẻ sám hối.


3) Truyền thống Kitô giáo từ xưa đã cảm thấy điểm trung tâm của dụ ngôn này là lòng độ lượng của Cha.

Tất nhiên, điều cần thiết tuyệt đối phải có, là kẻ tội lỗi phải ăn năn hối hận. Dẫu sao, thực tại trước hết là Thiên Chúa dành cho kẻ có tội một sự quan tâm âu yếm thương xót. Đứa con hư khỏi mất công gõ cửa vì cửa mở sẵn chờ ý. Người cha chạy vội ra xa đón chờ con. Tới đây chúng ta thấy Thiên Chúa nhân lành không biết đến những hạn chế con người đặt cho sự tử tế của mình, những hạn chế có tên là tự ái, tự trọng, công bằng, v.v… Điều chắc là Thiên Chúa cầm cân nảy mực, duy trì trật tự trong mọi sự mọi việc, và chẳng thấy chỗ nào trong Phúc Âm nói rằng đứa con lãng tử khỏi phải tạ tội, khỏi phải làm điều gì để hàn gắn thiệt hại y đã gây ra cho gia đình –nhưng một vòng tay rộng mở chờ y.


11. Trở về trong tình thương.


Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà trốn lên thành thị. Ở đó, chàng đã ăn chơi, trác táng… Kiếp sống sa đoạ đã đưa chàng đến chỗ thân tàn ma dại. Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ lại nếp sống ấm êm trong gia đình.
Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về, nghĩ mình quá bất xứng, không biết cha mẹ có tha thứ không, nên chàng đã rẽ lối đi nơi khác. Ở đó, chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi. Chàng cũng ngỏ ý: nếu cha mẹ bằng lòng thì hãy lấy chiếc áo bông treo trước cửa nhà.
Mẹ chàng đã làm gì? Bà không những treo một cái áo bông mà lấy tất cả các áo trong nhà ra treo kín cả bờ dậu trước ngõ như một rừng cờ đón rước con trở về.
Thưa anh chị em, Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây phút. Tình yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng ta hơn cả sự mong đợi và cầu xin của chúng ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai đầy tớ mở tiệc ăn mừng.
Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ hơn cả sự chờ mong của chúng ta. Chính lòng thương xót của Ngài đã cứu người con. Người con ôm gia tài của cha ra đi mang theo bao nhiêu ước mơ của tuổi trẻ: tự do, tình yêu, hạnh phúc… Nhưng rồi tất cả chỉ là ảo tưởng. Ước mơ hạnh phúc không thành. Cuối cùng chỉ còn là bụng đói, xác xơ, đau khổ và tủi nhục.
Điều gì đã đưa chàng thanh niên đến quyết định trở về? Phải chăng đau khổ, thất bại, vỡ mộng, bế tắc? – Không, nếu chỉ có vậy thôi, có lẽ không đủ lý do để anh dám mang mặt trở về. Bởi đã có biết bao người rơi vào tình cảnh túng quẫn như anh, đã không dám trở về. Họ đã buông xuôi, tuyệt vọng và đã giải quyết bằng cách tự tử. Phải có một cái gì khác trở thành động lực thúc đẩy anh trở về. Cái gì khác đó chính là tình yêu của người cha. Phải, nếu không tin vào tình yêu của người cha, chắc chắn anh sẽ không dám quay đầu trở về. Nhưng anh vẫn tin tưởng vào lòng yêu thương tha thứ của cha anh. Chính niềm tin vào lòng yêu thương của người cha đã đem lại tia sáng hy vọng, đã nâng anh đứng dậy, đã mở đường tạo lối thoát cho anh để trở về cùng cha.
Tội lỗi đưa đến chỗ bế tắc, đường cùng. Con người tự tách mình khỏi tình yêu của Thiên Chúa là đi vào chỗ chế, là “mất đi”. Tình yêu Thiên Chúa đã mở lối thoát, đã cảm hoá con người tội lỗi. Nếu không có tình yêu, không có ý thức tội lỗi, thì chỉ có mặc cảm tội lỗi mà thôi. Không phải nước mắt đổi mới tâm hồn con người mà chính là tình yêu của Thiên Chúa đổi mới tâm hồn con người sám hối. Nếu không có tình yêu của Thiên Chúa, nếu không tin mình được Thiên Chúa yêu thương, con người sẽ không tìm được con đường trở về. Phải tin mình luôn được Thiên Chúa yêu thương, phải tin rằng mình luôn có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Chúa, dù có bỏ ra đi, chỗ ấy vẫn không mất, chỗ ấy vẫn còn để trống, để chỉ dành riêng cho ta.
Tấm lòng của người cha thật nhân hậu, tốt lành. Người con chỉ mong có được một chỗ ngủ, một bát cơm ăn, một tấm áo mặc. Nhưng cha anh đã quảng đại vô biên, đã đón nhận người con với niềm vui rộn rã: mặc áo mới cho con, mang giầy dép cho con, rồi mở tiệc ăn mừng.
Tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Tình yêu của Ngài vượt quá mơ ước của chúng ta: “Nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, thì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Ngài biết hết mọi sự” (Rm 5,20).
Trở về là gặp lại niềm vui xum họp. Trở về là “tìm lại được”, là “sống lại”. Tìm lại được sự sống, đó là ý nghĩa đích thực của việc hoán cải và cũng là lý do của niềm vui sâu xa nơi người cha. Người cha vui mừng mở tiệc không phải vì từ nay đứa con trở về sẽ giúp cho ông việc nầy sẽ làm cho ông việc nọ, mà chỉ vì từ nay anh sẽ được sống và được sống hạnh phúc dồi dào. Thật là một niềm vui hoàn toàn vị tha và rộng mở của người cha bao dung, nhân hậu.

Trong khi người cha tràn đầy niềm vui đón nhận sự trở về của người con với tất cả sự bao dung rộng mở: “Em con đã chết, nay lại sống” thì lòng người anh lại đầy tị hiềm và từ chối chia sẻ niềm vui của người cha: “cái thằng con của cha kia…”


Con của cha chứ không phải em của con. Anh tự loại mình ra khỏi gia đình. Anh kể công với cha anh như một người làm thuê, như một người tôi tớ, chớ không phải như một người con hiếu thảo: “Bao nhiêu năm qua con đã hầu hạ cha, chẳng hề trái lệnh cha, thế mà…”. Dù không bỏ cha, cũng chẳng bỏ nhà ra đi như người em, nhưng rõ ràng anh không phải là đứa con sống hạnh phúc bên cạnh cha mình. Anh vẫn gần mặt mà chẳng gần lòng.
Thưa anh chị em, chúng ta là những người con bướng bỉnh, những người con bụi đời, những người con ích kỷ của người cha nhân hậu. Người cha ấy đã đón nhận chúng ta trở về, không phải một lần, dăm ba lần, mà rất nhiều lần. Thiên Chúa là người cha luôn tha thứ cho chúng ta và đem chúng ta về với Ngài. Thế nhưng tại sao chúng ta lại cứ muốn trốn khỏi người Cha đầy lòng khoan dung, nhân hậu? Sao chúng ta cứ muốn tách rời khỏi tình yêu của Thiên Chúa khi chúng ta biết rằng Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi chúng ta trở về để tha thứ, để vui mừng, tiếp đón? Lòng nhân hậu Chúa vô biên, chúng ta đừng bao giờ quên điều ấy. Nếu chúng ta nhớ Thiên Chúa nhân lành vô cùng,chúng ta sẽ không chống đối Ngài, chúng ta sẽ cố gắng làm vui lòng Ngài.
Hôm nay tôi xin đề nghị: Hãy tỏ lòng biết ơn Chúa vì đã được tha thứ bằng cách ở lại trong tình yêu của Cha trên trời. Nếu chúng ta lỡ xa cách Chúa, hãy mau trở về với Ngài. Hãy cầu nguyện cho mình và anh chị em khám phá ra tình yêu của Chúa ngay giữa cuộc sống. Bắt gặp được tình yêu Thiên Chúa như Phêrô bắt gặp tia mắt của Chúa Giêsu khi chúng ta sa ngã. Chính tình yêu của Chúa mới cứu được chúng ta.
Thánh lễ thực hiện điều đó: ngay tại đây, trong lúc này, chúng ta, những người con đang gặp lại người Cha đầy lòng yêu thương tha thứ. Hãy tạo cho Ngài niềm vui xum họp và cùng chung vui với Ngài và với anh em một nhà.

Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201303
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
201303 -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 292.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương