CHÚa nhậT 4 MÙa chay c lời Chúa: Gs 5,9a. 10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1 11-32 MỤc lụC


Sống trong tình trạng ơn thánh – Radio Veritas Asia



tải về 292.79 Kb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích292.79 Kb.
#32045
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

5. Sống trong tình trạng ơn thánh – Radio Veritas Asia


(Trích trong ‘Suy Niệm Lời Chúa’)

Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ bức tranh Bửa Tiệc Ly trong nhà cơm của tu viện Đức Mẹ Ban Ơn tại thành phố Bắc Italia, ông phải mất nhiều năm mới hoàn thành bức tranh vì không tìm ra những người mẫu thích hợp. Một hôm nọ, ông gặp trong công viên Castellô một thanh niên tên là Francisco, gương mặt bầu dục tuyệt đẹp với phần trán an hòa và quý phái, đôi mắt suông và trong suốt, tóc vàng hoe có dợn sóng. Leonard liền mời chàng trai tuấn tú ấy đến ngồi làm mẫu để ông vẽ Chúa Giêsu.
Vài năm sau bức họa vẫn chưa xong. Ông ngày đêm gãi đầu bứt tai vì không sao tìm ra được một người có gương mặt dữ dằn làm mẫu, để ông vẽ hình Giuđa, kẻ đã phản bội bán nộp Chúa Giêsu. Tình cờ một buổi chiều, ông thấy một người đàn ông có gương mặt xấu xa dữ dằn đang nhìn các người khác đánh cá ngựa, hắn chửi thề luôn miệng. Leonard vui mừng vì đã tìm thấy mẫu người ông đang cần. Ông gọi hắn ra một góc và đề nghị với hắn nhận làm người mẫu cho ông vẽ thì sẽ được thưởng nhiều tiền. Gã đàn ông nhận lời và cùng họa sĩ vào tu viện Đức Bà Ban Ơn. Trong lúc họa sĩ đang chăm chú nhìn gương mặt gã với vầng trán buồn, đôi mắt dữ tợn, tai dựng đứng và dường như đang nhớ đến một kỷ niệm nào đó, thì ông nghe một tiếng nghẹn ngào. Ông hỏi hắn: Có chuyện gì vậy? Bác cảm thấy người không khỏe hay sao? Gã đàn ông trả lời: Thưa thầy, chắc thầy còn nhớ cách đây ba năm, tôi cũng ngồi trên chiếc ghế này làm mẫu cho thầy vẽ hình Chúa Giêsu. Gã đàn ông nhìn bức tranh gần hoàn thành trên tường và thở dài nói: Tôi thật là một tên khốn nạn, đam mê và tội lỗi đã biến tôi ra thân tàn ma dại như thế này.

Mẩu chuyện liên quan tới cuộc đời Francisco kể trên, giúp chúng ta cảm nhận thấm thía ý nghĩa dụ ngôn người con hoang đàng của Chúa nhật hôm nay. Dụ ngôn người con hoang đàng trong Phúc Âm thánh Luca là một trong các dụ ngôn hay và cảm động nhất, chứng minh cho thấy tài giảng dạy của Chúa Giêsu. Có ba nhân tố giúp chúng ta hiểu dụ ngôn một cách sâu đậm hơn:


- Thứ nhất là động từ "lẩm bẩm". Trong ngôn ngữ của Kinh Thánh, nó là động từ diễn tả thái độ của dân Do Thái phản đối ơn Chúa và khước từ kiểu cách cứu độ của Ngài. Nó là động từ mà chúng ta thường gặp trong các sách Xuất Hành, Dân Số, và Đệ Nhị luật đề cập đến 40 năm dân Israel lang thang trong sa mạc, và thường xuyên nổi loạn chống lại Thiên Chúa và phản đối các ơn của Ngài. "Lẩm bẩm" cũng là động từ diễn tả thái độ người tội lỗi bé nhỏ, tối tăm ngu muội, nhưng lại yêu sách muốn chỉ vẽ cho Thiên Chúa biết phải hành xử như thế nào để cứu rỗi nhân loại. Đây cũng là thái độ mà người Biệt phái và luật sĩ có đối với Chúa Giêsu. Cũng giống như cha ông họ ngày xưa, họ lẩm bẩm chỉ trích Chúa Giêsu giao du nói chuyện và ăn uống với người tội lỗi, bọn thu thuế, đĩ điếm. Khi kể cho họ nghe dụ ngôn người con hoang đàng, Chúa Giêsu muốn dạy cho họ biết rằng Thiên Chúa không suy tư và hành động như vậy. Trước lời phản kháng của người con cả, muốn cho cha mình đập thằng em hư đốn một trận nhừ tử nên thân, rồi tống cổ nó ra khỏi nhà, nhưng người cha hiền từ trả lời: "Em con hư mất và nay lại tìm thấy".
- Động từ "hư mất" là nhân tố thứ hai giúp chúng ta hiểu rõ sứ điệp của dụ ngôn trong Phúc Âm. Từ "hư mất" không có nghĩa luân lý như chúng ta thường hiểu trong ngôn ngữ ngày nay. "Hư mất" ở đây có nghĩa là hoàn toàn thất bại trong ơn nghĩa làm người và làm con cái Chúa của mình. Nó ám chỉ thái độ khước từ trở về trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tạo hóa, trở về trong lòng bàn tay đã nhào nặn nên con người như Thiên Chúa. Đấng đã sáng tạo nên con người, cho con người được sống tràn đầy hạnh phúc, đã có thể ngồi yên để nhìn sự thất bại hoàn toàn đó của con người, và đây là một lý do khác khiến cho Chúa Giêsu kể cho mọi người nghe dụ ngôn người con hoang đàng. Nói cách khác Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng, ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người là một sự kiện, là một thực tại cụ thể, con người tiếp nhận ơn cứu độ khi trở về trong vòng tay yêu thương ấp ủ, nhân từ của Thiên Chúa.
Và nhân tố thứ ba giúp chúng ta hiểu dụ ngôn một cách sâu xa, đó là

- sự hiện diện của người anh cả trong câu chuyện. Kiểu cách suy tư và hành xử của người anh cả diễn tả kiểu sống của tất cả mọi người không hiểu và không chấp nhận thái độ hành xử của Thiên Chúa đối với con người. Người anh cả nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ có nhiệm vụ thưởng người có công và phạt kẻ có tội thế thôi, mà không hiểu rằng Thiên Chúa không thể đứng yên nhìn cảnh con người do chính Ngài tạo dựng nên, và giữ gìn yêu thương quý mến, nâng niu trong lòng bàn tay vô hình của Ngài phải hư mất, phải thất bại trong ơn gọi làm người và làm con cái Chúa của mình. Và chính để cứu rỗi loài người khỏi hư mất, khỏi thất bại trong ơn gọi cao cả ấy mà Thiên Chúa đã nhập thể làm người, làm anh, làm cha, làm mẹ để đem con người trở về với vòng tay yêu thương của Ngài. Khi rộng mở vòng tay ôm đứa con hoang đàng vào lòng, là Thiên Chúa canh tân niềm vui tạo dựng, khi nâng niu con người trong lòng bàn tay thánh thiện, quyền năng của Ngài trong thời sáng tạo. Con người xinh đẹp vẹn toàn ấy đã hư mất mà nay lại trở về với Chúa. Chính vì thế nên phải mở tiệc mừng.


Chúng ta không biết câu chuyện kết thúc ra sao. Không hiểu sau khi tha thứ và phục hồi phẩm giá cho người con đã hư mất ấy, người cha già có thành công trong việc thuyết phục người con cả để vui vẻ vào nhà dự tiệc mừng em sống lại hay không? Nhưng chúng ta biết một điều chắc chắn, đó là đa số trong chúng ta đều có cùng một tâm thức và cung cách hành xử như người con cả. Chúng ta không bỏ Chúa đi hoang, nhưng chúng ta không ở trong nhà Chúa, không sống với Chúa, không có tâm tình và kiểu cách hành xử phản ánh Tin Mừng của Chúa. Nghĩa là chúng ta cũng rất xa Chúa và như thế có khác nào chúng ta cũng hư mất, cũng giống như người con cả trong dụ ngôn. Cho đến nay, chúng ta chưa quyết định bỏ Chúa nhưng chúng ta cũng chưa bao giờ nhất quyết bước vào nhà sống với Chúa thật sự. "Con ơi, mọi sự của Cha là của con". Chính lời nói đó của người cha già khiến anh cả sợ hãi. Anh sợ hãi vì có một con tim, như con tim dịu hiền quảng đại vô bờ của cha. Anh sợ hãi phải có cái nhìn yêu thương đại đồng, tâm tình bao dung của cha. Anh sợ hãi phải sống mà không hề nuôi các tâm tình thù ghét, báo oán, gian ác trong lòng.
Cũng như anh con cả của dụ ngôn, chúng ta sợ hãi phải trở nên giống Chúa, hoàn toàn phải chia sẻ mọi sự với Chúa và nên thánh như Chúa. Do đó chúng ta giữ đạo nhưng không sống đạo. Có thể chúng ta thường xuyên đi xem lễ mỗi ngày Chúa nhật hay cả ngày thường nữa, thường xuyên lãnh nhận các bí tích nhưng đạo không thấm vào lòng chúng ta. Ra khỏi nhà thờ, chúng ta ăn nói chua ngoa và hành xử gian dối như những người không hề biết Tin Mừng của Chúa. Và đạo đó, quả thật là đạo nhà thờ, như người ta thường gọi. Nếu sống như thế là chúng ta khước từ chấp nhận mầu nhiệm nhập thể của Chúa và như thế cũng là đi hoang rồi.

Trong thư thứ hai gởi tín hữu Côrintô 5,17-21, thánh Phaolô kêu gọi mọi người sống tình trạng ơn thánh mà Chúa Kitô đã trao ban cho mọi người qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nghĩa là sống như một thụ tạo mới, với một con tim mới và một tinh thần mới, như tiên tri Giêrêmia đã khẳng định trong chương 31 và tiên tri Êdêkiel loan báo trong chương 36. Ơn hòa giải mà Thiên Chúa trao ban cho con người qua cái chết của Chúa Giêsu, cũng có nghĩa là ơn tha thứ và ơn cứu độ. Cuộc sống mới ấy trao ban trả lại cho con người các liên hệ quân bình với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình. Chương 5 sách Giosuê nhắc cho dân Do Thái biết lời hứa cứu độ hiện thực qua biến cố Thiên Chúa giải phóng họ khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, đã dẫn đưa họ trở về Đất Hứa. Cuộc sống khổ nhục buồn thương không tự do, không phẩm giá xưa kia không còn nữa, giờ đây dân Do Thái bước vào đất Hứa và bắt đầu cuộc sống mới với các buổi lễ vui, với công việc phụng tự, và các cơ cấu đánh dấu một khúc rẽ mới trong lịch sử của họ. Lịch sử của một dân tộc luôn được Thiên Chúa yêu thương che chở và mời gọi bước theo Ngài.



Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201303
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
201303 -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 292.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương