CHỈ thị của ubnd tỉnh Hà Nam số 06/2003/ct-ub ngày 24 tháng 3 năm 2003 về tăng cường công tác pbgdpl trong giai đoạn hiện nay



tải về 21.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích21.45 Kb.
#14062
CHỈ THỊ của UBND tỉnh Hà Nam số 06/2003/CT-UB ngày 24 tháng 3 năm 2003 về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, công tác này càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt.

Trong những năm qua các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã có cố gắng trong việc tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật và đã thu được những kết quả tốt, đáp ứng được một phần yêu cầu của việc tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội pháp luật.

Tuy nhiên, công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên chưa có trọng tâm, trọng điểm, còn thiếu cơ chế phối hợp các cấp, các ngành để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội.

Để đổi mới và đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện tốt Quyết định số 13 ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã kịp thời chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, địa phương mình quản lý.

Trước mắt, phải làm tốt các việc sau đây:

a. Củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến giáo dục pháp luật:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các ngành, đặc biệt chú trọng việc xây dựng, củng cố lực lượng tuyên truyền viên pháp luật của các xã, phường, thị trấn.

- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phô biến giáo dục pháp luật, cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho lực lượng tham gia phổ biến giáo dục pháp luật.

b. Đưa nhóm đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật là các tầng lớp nhân dân lên hàng đầu, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Tập trung hơn đối với các đối tượng cụ thể như: phụ nữ, nông dân ở các thôn, xóm, làng, khu vực xã miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Nhóm đối tượng khác như: cán bộ, công chức, thanh thiếu niên, người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân cần được cụ thể hóa thành các nhóm đối tượng có các biện pháp phổ biến giáo dục phá luật cho phù hợp.

c. Phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu của các đối tượng; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, bản tin chuyên ngành sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc phổ biến thông tin pháp luật.

Củng cố và phát triển tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, mở rộng việc xây dựng tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Nâng số lượng đầu sách của tủ sách pháp luật và có cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp bảo đảm cho việc tìm hiểu pháp luật đến nhân dân.

- Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu sinh hoạt văn hóa có lồng ghép nội dung pháp luật thiết thực. Đưa nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, các câu lạc bộ, các hội nghè nghiệp.

d. Nâng cao chất lượng dậy và học pháp luật trong nhà trường: thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật chính khóa, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.

e. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phát triển các loại hình trợ giúp, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị- xã hội, để thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp.

Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc theo dõi triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật trong tỉnh. Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Phối hợp với các ngành biên soạn đề cương phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các cơ quan chức năng biên soạn các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật để cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Hướng dẫn Văn phòng HĐND và UBND các huyện, thị xã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Thực hiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tich xuất sắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

3. Sở Văn hóa- thông tin, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam phối hợp Sở Tư pháp thiết lập các chuyên đề, chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật.

Củng cố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên về pháp luật. Phối hợp với Sở Tư pháp định kỳ bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cập nhật thông tin về tình hình thi hành, chấp hành pháp luật, thường xuyên định hướng thông tin phổ biến pháp luật của báo chí.

Ưu tiên hỗ trợ sách, báo, tài liệu pháp luật phổ thông để phục vụ cho nhân dân, tăng đầu sách pháp luật trong các thư viện, phát triển hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã. Chỉ đạo cơ quan văn hóa thông các cấp, lồng ghép nội dung pháp luật vào hoạt động của các đội văn hóa thông tin cơ sở, nhà văn hóa các cấp, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật lưu động.

4. Sở Giáo dục- Đạo tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác giảng dạy pháp luật, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường. Định kỳ tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật.

5. Sở Tài chính vật giá chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật ở các ngành, các cấp.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện, cấp xã.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chất lượng và ổn định, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và có chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ này.

7. Bộ Chỉ huy quan sự tỉnh, Công an tỉnh chịu trách nhiệm phổ biến giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang thuộc quyền quản lý, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp để xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện.

8. Trong quá trình triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp phải phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội nông dân, Hôi Cựu chiến binh, Hội Luật gia tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức đó phát huy vai trò tham gia tích cực vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật, vân động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật.

Nhận được chỉ thị này, Thủ trưởng các ngành, các cấp, Hội đông phổ biến giáo dục pháp luật khẩn trương có kế hoạch triển khai thực hiện, tạo bằng được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Hà Nam thực sự có hiệu quả.

Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội dung trên, thường xuyên tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh







T/M UBND tỉnh Hà Nam
Chủ tịch
ĐINH VĂN CƯƠNG

Каталог: vi-vn -> stp -> TaiLieu -> VB%20QPPL
VB%20QPPL -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
VB%20QPPL -> Chỉ thị số 02/2007/ct-ubnd ngày 09 tháng 4 năm 2007 của ubnd tỉnh Hà Nam Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tcvn iso 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nước địa bàn tỉnh
VB%20QPPL -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18
VB%20QPPL -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18
VB%20QPPL -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà nam khoá XVI, KỲ HỌp thứ 18
VB%20QPPL -> Quyết định số 26/2011/QĐ-ubnd ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
VB%20QPPL -> Quyết định số 09/2011/QĐ-ubnd ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam V/v ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất
VB%20QPPL -> Nghị quyết số 31/2010/nq-hđnd ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam Về
VB%20QPPL -> Nghị quyết số 34/2010/nq-hđnd ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam Về Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị, chế độ chi tiếp khách đối với các cơ quan nhà nước
VB%20QPPL -> Nghị quyết số 32/2010/nq-hđnd ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồn thu

tải về 21.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương