CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH



tải về 0.67 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích0.67 Mb.
#37093
1   2   3   4   5   6   7   8

Chú thích:

[1] Theo Borri, Trần Đức Hòa qua đời trước năm 1620 (Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong, Bản dịch Hồng Nhuệ, Nxb Thăng Long, tr. 79); còn Nguyễn Khoa Chiêm, năm 1627 Trần Đức Hòa còn sống (Bảng Trung Hầu NGUYỄN KHOA CHIÊM, TRịnh Nguyễn diễn chí, Tiểu thuyết lịch sử, tập 1, NGÔ ĐỨC THỌ dịch, Hế,1986, tr.17,39,113,176, 187,196).

[2] Đạo sắc vua Lê truy tặng ông Trần Ngọc Trách tước Huệ Trung bá. Đạo sắc đề ngày 10 tháng 8 năm Chánh Trị thứ 7 (1564).

[3] Đạo sắc vua Lê ban thêm mỹ hiệu Quả Nghị cho Phúc thần Dương Đàm hầu Trần Ngọc Phân. Đạo sắc đề ngày 16 tháng 5 năm Quang Hưng thứ 17 (1593).

[4] Văn kiện của Bộ Lại triều Lê cấp cho con trưởng của Dương Đàm hầu Trần Ngọc Phân là Trần Đức Hòa được tập ấm chức Hoằng tín Đại phu. Văn kiện đề ngày 27 tháng 7 năm Chánh Trị thứ 7 (1564).

[5] Đạo sắc vua Lê phong ông Trần Đức Hòa tước Cống Quận công . Đạo sắc đề ngày 12 tháng 6 năm Quang Hưng thứ 18 (1584).

[6] Đạo sắc chúa Nguyễn Phúc Trăn (1676-1705), phong cho Trần Đức Hòa. Đạo sắc đề ngày 6 tháng 6 năm Chánh Hòa thứ 10 (1689).

[7] Lộc Xuyên-Đặng Quí Địch, Nhân vật Bình Định, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2006, tr. 18, 19.

[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện Tiền biên, tờ thứ 3, 9, 10.

[9] Lộc Xuyên-Đặng Quí Địch, Trần Đức Hòa tư liệu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004, tr. 9.

[10] Borri, Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong, sdd, tr.65.

[11] Borri, sdd, tr.9.

[12] Borri, sdd, tr.73,74.

[13] Borri, sdd, tr.76.

[14] Borri, sdd, tr.75.

[15] Roland Jacques, Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu của Giào hội Công giáo Việt Nam, Định Hướng Tùng thư, 2004, 13 grue de l’Ill, 67116 Reichstett, Bản dịch của: Nguyễn Đăng Trúc, Trần Duy Nhiên, Nguyễn Bá Tùng, Hồ Ngọc Tâm.

[16] Roland Jacques, sdd, tr.223.
------------------------------------------------------------------------------------------


BÌNH ĐỊNH - NƠI CÓ PHONG TRÀO DẠY VÀ HỌC

CHỮ “QUẤC NGỮ” MẠNH NHẤT “ĐÔNG ĐÀNG TRONG”

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
Nguyễn Thanh Quang
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính. Bên cạnh nền văn học cổ (Hán-Nôm) vẫn tồn tại, nghề in, nghề làm báo, nghề xuất bản theo kỹ thuật hiện đại và chữ Quốc ngữ phát triển mạnh. Giáo hội Thiên Chúa giáo Đông Đàng Trong đã có những đóng góp lớn trong việc thành lập trường và tổ chức dạy chữ Quốc ngữ trong những năm 1924-1927 và Bình Định là tỉnh có hệ thống giáo dục ngoài công lập mạnh nhất Đông Đàng Trong lúc bấy giờ .
Vì chữ Nôm và chữ Hán rất khó học đối với cai trị Pháp, nên chế độ thực dân đã tha thiết ngay với lối viết chữ theo mẫu tự La tinh – chữ Quốc ngữ. Năm 1904, Pháp ra Nghị định thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp – Việt ở Bắc kỳ. Năm 1905, Toàn quyền Đông Dương – Paul Beau đề xướng việc cải tổ và cho thành lập Hội đồng Cải cách học vụ cùng lập Nha Giám đốc học chính dưới sự điều hành của Henri Gourdon. Nếu theo đúng kế hoạch, mỗi làng xã sẽ có một ngôi trường dạy chữ Quốc ngữ. Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau tiếp tục ra Nghị định bắt dân các xã lập trường tiểu học dạy chữ Quốc ngữ và chữ Tây. Hệ thống giáo dục phổ thông Pháp – Việt hình thành đầy đủ có 3 bậc học với học trình 13 năm:


  • Bậc tiểu học 6 năm: lớp Đồng ấu, lớp Dự bị, lớp Sơ đẳng, lớp Nhì năm thứ nhất, lớp Nhì năm thứ hai, lớp Nhất.

  • Bậc Cao đẳng tiểu học 4 năm.

  • Bậc Trung học 3 năm.

Những cố gắng của Pháp trong việc thành lập trường Pháp – Việt lúc bấy giờ gặp sự kháng cự của nhân dân, không chịu học chữ Quốc ngữ. Năm 1908, ước tính vẫn còn 15.000 trường truyền thống do các Ông đồ dạy chữ Nho với khoảng 200.000 học sinh.

Chữ Quốc ngữ lúc bấy giờ chủ yếu phổ biến trong nhà thờ. Phương tiện truyền bá, cổ vũ hữu hiệu và đưa chữ Quốc ngữ vượt qua cổng Nhà thờ Thiên Chúa giáo đến với nhân dân là báo chí. Tờ báo đầu tiên xuất bản ở Việt Nam là “Gia Định báo” (năm 1865), tiếp đến một số tờ báo Quốc ngữ khác cũng được ra đời như “Phan Yên báo” (năm 1868), “Nhật trình Nam Kỳ” (năm 1883), “Nam Kỳ địa phận” (năm 1883). Năm 1907, các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục ra tờ “Đại Nam đồng văn nhật báo”, sau đổi thành “Đăng cổ tùng báo” in bằng 2 thứ chữ: chữ Hán, chữ Quốc ngữ. Nhưng chỉ đến khi “Đông Dương tạp chí” (năm 1913) và “Nam Phong tạp chí” (năm 1917) ra đời, thì vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ mới thật sự nở rộ. Báo đã mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn giấy tờ và đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học.

Chữ Hán bị bãi bỏ trong kỳ thi cử năm 1915 ở Bắc kỳ và chấm dứt trên cả nước năm 1919 ở Trung kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chữ Quốc ngữ đi vào trường học. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương - Albert Sarraut ký Quyết định thành lập Bộ Học chính tổng quy (Règlement général de s’Instruction publique). Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương - Merlin ký Quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy 3 năm đầu cấp Tiểu học.

Dưới thời Pháp thuộc (1924-1945), ở tỉnh lỵ và vài huyện lớn có trường Tiểu học, các tỉnh lớn có trường Sơ học hay Tiểu học dành riêng cho nữ sinh. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 2 - 4 trường Tiểu học, mỗi trường có từ 100 đến vài trăm học sinh. Các thành phố lớn có trường Cao đẳng Tiểu học, như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn (Bắc kỳ); Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Qui Nhơn (Trung kỳ); Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ (Nam kỳ).

Thời Hán học, ở Trung kỳ có 3 trường thi Hương là Huế, Vinh và Bình Định. Sau khi bãi bỏ việc thi cử Hán học, Pháp cũng mở tại 3 nơi này 4 trường công lập đầu tiên gọi là trường Collège (Huế 2 trường).

Trước năm 1920, ở Qui Nhơn có trường Pháp – Việt (Ecole Franco Annamite) có từ lớp 5 (Cours enfantin) trở lên. Niên khóa 1921-1922, mở thêm lớp Đệ nhất niên (Cours Première année), đổi tên là Ecole plein exercice de Qui Nhơn, bắt đầu có hệ Cao đẳng Tiểu học (Primaire supérieur). Sau đó, lấy tên trường Collège de Qui Nhơn, là trường Quốc học duy nhất ở Nam Trung Kỳ lúc bấy giờ; năm 1926 mới hoàn chỉnh cấp Cao đẳng Tiểu học, có đủ 10 lớp cho 10 cấp học, dạy bằng tiếng Pháp, trừ môn Hán văn và Quốc văn. Năm đông nhất, toàn trường có 400 học sinh từ lớp 5 đến lớp Đệ tứ; mỗi năm thi tốt nghiệp bằng Diplome (tương đương Trung học cơ sở ngày nay) không quá 30 người. Trường Collège de Qui Nhơn thu nhận sĩ tử của 9 tỉnh Trung kỳ, từ Quảng Nam đến Bình Thuận và Tây Nguyên. Số thí sinh dự thi có đến hơn 1.000 người, nhưng trúng tuyển chỉ có 45 thí sinh và 5 thí sinh người dân tộc. Học xong lớp Đệ tứ niên, thi lấy bằng Cao đẳng tiểu học, muốn học lên bậc Tú tài, học sinh Bình Định phải ra Huế hay Hà Nội học.

Theo “Cẩm nang Bình Định” (Từ Điển Bình Định) của tác giả Hoài Nam, thời Pháp thuộc tại tỉnh Bình Định, các vùng nông thôn đông dân chỉ có trường sơ cấp, gồm 1–2 lớp đầu cấp bậc tiểu học là lớp Đồng ấu (cours enfantin), lớp dự bị (cours préparatoire). Những trường này gọi là Hương trường và giáo viên gọi là Hương sư. Các lớp Đồng ấu, Dự bị (tương đương lớp 1, 2 hiện nay) chưa học tiếng Pháp, từ lớp 3 trở lên đều phải dùng tiếng Pháp để học, tiếng Việt bị coi như “ngoại ngữ”. Mỗi Tổng, nếu có từ 10 đến 18 làng thì mở thêm lớp Yếu lược (cours Élémentaire). Học xong lớp Yếu lược phải thi lấy bằng Sơ lược Yếu lược (ngoài các môn thi tiếng Việt còn có môn thi tiếng Pháp), có đỗ mới vào học lớp Nhì đệ nhất (cours moyen 1), lên lớp Nhì đệ nhị (cours moyen 2) và lớp Nhất. Một vài nơi có trường Tiểu học toàn cấp, gồm 6 lớp: Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng, Nhì đệ nhất, Nhì đệ nhị, và lớp Nhất (cours supérieur, tương đương lớp 5 ngày nay). Đến năm 1932, cả tỉnh Bình Định chỉ có 3 trường tiểu học toàn cấp (6 lớp), 10 trường Sơ học (3 - 4 lớp), 60 trường Dự bị (2 lớp), chủ yếu tập trung ở Qui Nhơn.

Qui Nhơn là một trong những trung tâm truyền giáo lớn và xuyên suốt (từ khi du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XVII đến nay) của Giáo hội Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Giáo phận Qui Nhơn có lịch sử hoạt động lâu đời và có thể xem là trung tâm của Giáo phận Đàng Trong. Từ năm 1618, các nhà truyền giáo Dòng Tên lập cư sở Nước Mặn (Qui Nhơn). Năm 1659, hình thành 2 Giáo phận: Đàng Trong, Đàng Ngoài. Giáo phận Đàng Trong từ Sông Gianh trở vào Nam kỳ lục tỉnh, bao gồm cả Cao Miên; năm 1844, chia ra Đông Đàng Trong từ Quảng Bình vào Bình Thuận; năm 1850, cắt từ Huế ra Quảng Bình thành lập Giáo phận Bắc Đàng Trong, Đông Đàng Trong từ Quảng Nam vào Bình Thuận, Tòa Giám mục Đông Đàng Trong đặt tại Gò Thị, thuộc thôn Xuân Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1924, Giáo phận Đông Đàng Trong được đổi thành Giáo phận Qui Nhơn, theo tên địa phương đặt Tòa Giám mục. Là trung tâm của Giáo phận – nơi đặt Tòa Giám mục nên việc dạy và học chữ Quốc ngữ ở Bình Định những năm đầu thế kỷ XX phát triển mạnh nhất Đông Đàng Trong.

Từ năm 1910 - 1930, giáo dục Quốc ngữ được hình thành có tính chất hệ thống. Ngoài hệ thống trường công lập của Nhà nước, còn có hệ thống tư thục trường do Giáo hội Thiên Chúa giáo thành lập. Tờ Mémorial de Qui Nhơn – Bản thông tin hàng tháng của Giáo phận “Đông Đàng Trong” (tính từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và Tây Nguyên) tổng kết vào trang cuối năm bằng tiếng Pháp xen tiếng Việt / Quốc ngữ, được in tại nhà in Làng Sông / Qui Nhơn và cũng là nơi đặt Tòa Giám mục (nay thuộc xã Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định), tháng 5 năm 1924 có in bức thơ của Giám mục Đamianô: “Thơ chung về sự lập trường chữ Quấc ngữ”. Trong thơ chung, Giám mục Đamianô viết: “Cách hơn mười năm nay, Ta đã ra thơ chung rao truyền việc lập trường sơ học. Chẳng may xảy ra cuộc chinh chiến cả thế bên Tây, trong Địa phận nhiều nơi thiếu các Cha coi sóc; kế tiếp gặp mấy năm cơ cẩn, nhiều chỗ phải thiếu thốn mọi bề; nên việc lập trường phải đình lại chưa thành.

Nay nhờ ơn Chúa đoái thương, đâu đó an cư lạc nghiệp, mọi nơi đều thơ thới; nên Ta quyết định buộc một địa hạt phải lập ít nữa là một trường tại nơi sở chính, đặng trẻ em nam nữ tựu tới học hành.

Ta xét suy thấy những nơi đã có trường dạy, và trẻ em tới học chuyên cần, thì được nhiều điều hữu ích; nhờ đó mà trẻ nhỏ được rõ thông đạo lý; được mở trí khai tâm, được nết na đằm thắm từ khiêm; được lễ nghi khôn ngoan khuôn phép …

Vậy cho lập trường và cho mau thành sự, thì Ta cho các Cha sở được phép lấy của họ và của công-nhu mà lo …cùng bớt những cuộc tốn hao vô ích, để của mà làm việc nầy ích hơn. Còn bổn đạo ai dư ăn dư để, nhứt là kẻ có con cho đi học, thì khuyên ai nấy hãy lấy lòng rộng rãi mà cúng giúp trong việc lập trường nuôi thầy dạy.

Còn những nhà nghèo không đủ của nuôi cho con ăn học, thì hãy xin Cha sở liệu cách giúp.

Mỗi năm Cha sở và chức việc phải khai về việc trường học trong hạt mình lập được mấy trường, học trò nam nữ bao nhiêu, v.v, hầu Ta rõ việc này đã tấn phát thể nào. Lại Ta sẽ đặt một Cha đi giám tra các trường trong Địa phận …

Sau hết các thầy, các chú nhà trường đã về thế gian, hãy vui lòng lãnh việc dạy dỗ trong mấy trường này. Dầu có ăn lộc tháng, song vì có lòng tốt giúp anh em, nên ra công giáo huấn luyện tập lễ nghi, thì có công nghiệp rất trọng … Ấy vậy Ta hết lòng trông cậy việc này sẽ tấn phát, thì sẽ làm ích cho con nít giáo hữu mọi bề, nên mới viết thơ chung này cho anh em tuân cứ … ”

Ngoài ra, để đôn đốc các Linh mục quản xứ, Giám mục Đamianô cũng đã có “Lời riêng cùng các Cha”: “Các Cha đã rõ việc học hành sanh ích lợi cho trí khôn mà phong hóa; còn sự dốt nát làm hại cho tâm tư thói phép; thế thì các Cha cũng hết lòng ao ước cho con chiên các Cha khỏi chữ ngu si; không biết chữ Nho, thì cũng thông Quấc ngữ mà học thiên học sách.



Vã Tòa thánh cũng hằng thúc giục các đấng Giám mục lo lập trường trong Địa phận đặng dạy dỗ các trẻ thơ. Lại cách mấy năm nay Tòa áp việc giảng đạo buộc các Đấng ấy mỗi năm khi khai sổ Địa phận mình, thì phải khai đã lập được mấy trường dạy trẻ nhỏ, và số nam nữ nhập học được bao nhiêu. Vì vậy phần ta phải vâng ý Tòa thánh, nên tống Thơ chung nầy truyền cho các Cha lo lập trường cho kíp, và đến kỳ khai sổ cũng phải khai mọi việc về trường học nữa.

Vậy thì các Cha hãy lo lập trường dạy trong Địa hạt. Mà hễ lập rồi, phải năng tới lui xem xét coi thầy giáo có ân cần luyện tập cho học trò hay không; và trẻ nhỏ có siêng năng học hành hay biếng trễ. Khi thấy đứa giỏi, hãy ban khen ban thưởng; còn biết đứa làm biếng trớ trinh ngang đầu cứng cổ, thì quở phạt tùy nghi.

Ta quyết chắc, nếu các Cha sẵn lòng lo, thì việc học hành mau chóng thạnh.

Những nơi trẻ nhỏ tựu trường học được cả năm, như các trường tổng, thì càng hay; bằng chẳng thì các Cha liệu những tháng nào tiện hơn mà dạy.

Những đứa nghèo nàn không thể học được, thì các Cha liệu thế; như bắt nó tới học ít nhiều hồi đầu hôm, hoặc xuất của họ của công-nhu mà giúp nó học, ít nữa là cho nó đọc sách vừa xuôi.

Khi lập trường rồi, mà chưa kiếm ra thầy dạy, thì các Cha dùng các thầy đang giúp Địa phận dạy đỡ ít lâu; song phải liệu kiếm thầy dạy cho mau, kẻo bê việc khác …”

Đồng thời việc đăng tải thơ kêu gọi, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ của Cha Bề trên, Mémorial de Qui Nhơn cũng đăng tải hướng dẫn vị trí qui hoạch, thiết kế xây dựng trường, cách thức tổ chức lớp học và đáng chú ý là nội dung chương trình giảng dạy theo qui chuẩn giáo dục toàn diện, khoa học của phương Tây khá cụ thể:

Vị trí xây dựng trường phải là nơi đi lại thuận tiện, cao ráo để tránh lụt lội, ưu tiên trường hướng về hướng Đông để đón không khí trong lành, xa chợ búa để tránh tiếng ồn. Phòng học có kích thước: 6,5m x 6,5m hoặc 5,5m x 6,5m, không có cột ở giữa phòng, trần nhà cao 4,5m, tường sơn màu trắng và hàng năm phải sơn lại, gạch ngói xây dựng phải thích hợp. Về hướng mặt trời phải có hành lang có mái che đủ rộng để ánh sáng không chiếu dọi vào. Phải có nhiều cửa sổ và cửa lớn để phòng có đủ ánh sáng. Học sinh không được ngồi đối diện với ánh sáng, không ngồi còng lưng. Sân chơi phải đủ rộng, trồng cây có bóng mát, mặt sân cứng và có độ dốc để không đọng nước. Phòng học phải có ba lối đi rộng 0,5m (một lối đi chính giữa, hai lối đi hai bên). Bàn học sinh có độ nghiêng vừa phải, có chiều rộng 0,5m cho mỗi học sinh và có ba loại bàn chiều cao thích hợp tầm vóc của học sinh …

Hướng dẫn việc mở trường dạy chữ Quốc ngữ của Giáo phận Đông Đàng Trong đăng trong Mémorial de Qui Nhơn năm 1927 (tr. 64-68; 74-82) tổng quát như sau:



a. Hướng dẫn chung

b. Về qui chuẩn phòng lớp

1. Địa điểm; 2. Phòng lớp (kích thước phòng); 3. Sân chơi; 4. Chỗ trọ; 5. Nước uống; 6. Nhà vệ sinh; 7. Bảng đen; 8. Bàn giáo viên; 9. Tủ; 10. Dụng cụ (hình, bảng vẽ…); 11. Toát yếu về đo lường; 12. Sổ sách: sổ cái, sổ kêu tên (điểm danh).



c. Về việc giảng dạy tại lớp

1. Sách học; 2. Chuẩn bị giáo án; 3. Chương trình cho mỗi môn học; 4. Cách giảng dạy; 5. Vở học; 6. Sửa bài tập; 7. Cách phạt sửa dạy; 8. Hình phạt; 9. Lời phê; 10. Khen thưởng (học tập, hạnh kiểm…).



d. Về các môn học

1. Tập viết; 2. Bài đọc quốc ngữ; 3. Bài đọc tiếng pháp (chỉ đề cập đến bài nầy sau bài Quốc ngữ và sau khi đã nhận biết một số từ thường dùng); 4. Bài đọc thường thức; 5. Chính tả; 6. Từ vựng; 7. Tập viết; 8. Toán (số học); 9. Đo lường; 10. Hình học; 11. Thường thức; 12. Địa lý; 13. Lịch sử; 14. Hội họa; 15. Đạo đức.

Theo thống kê trong Mémorial de Qui Nhơn tháng 2 năm 1927, địa phận Đông Đàng Trong có tất cả 60 trường Quốc ngữ do Giáo hội thành lập. Trong đó, Đà Nẵng 1 trường, Quảng Nam 4 trường, Tam Kỳ 3 trường, Quảng Ngãi 7 trường, Bồng Sơn 8 trường, Tây Bình Định 8 trường, Đông Bình Định 15 trường, Phú Yên 2 trường, Khánh Hòa 8 trường, Phan Rang 4 trường.

Hệ thống trường Quốc ngữ do Giáo hội thành lập ở Bình Định vào năm 1927 chia thành ba địa hạt: Địa hạt Bồng Sơn, Địa hạt Tây Bình Định và Địa hạt Đông Bình Định, cụ thể như sau:

Địa hạt Bồng Sơn (Bình Định) do linh mục Le Darré quản lý, gồm có các trường: trường Đồng Hâu (ngày nay thuộc thôn Tân Thành, Ân Tường Tây), giáo viên phụ trách Nguyễn Chạy; trường Đồng Quả (thôn Kim Sơn, Ân Nghĩa), giáo viên phụ trách Nguyễn Chí và Nguyễn Văn Minh; trường Ngãi Điền (thôn Nghĩa Điền, Ân Nghĩa), giáo viên phụ trách Nguyễn Thường; trường Gia Hựu nam (thôn Qui Thuận, Hoài Châu Bắc), giáo viên phụ trách Nguyễn Chánh Đậu và Trần Đạt; trường Gia Hựu nữ (thôn Qui Thuận, Hoài Châu Bắc), giáo viên phụ trách Trần Thị Sứ và Đặng Thị Kỷ; trường Mỹ Thọ (thôn Mỹ Thọ, Hoài Mỹ), giáo viên phụ trách Nguyễn Trung; trường Bàu Giêng (thôn Bàu giêng, Hoài Sơn), giáo viên phụ trách Nguyễn Văn Vị; trường Hội Đức (thôn Gia Hội, Hoài Tân), giáo viên phụ trách Nguyễn Đình Huân.

Địa hạt Tây Bình Định do linh mục Labiausse quản lý, gồm có các trường: trường Pháp - Việt Gagelin (thôn Kim Châu, phường Bình Định), các giáo viên phụ trách: Frère Xavier, Lương Bá Khiêm, Nguyễn Văn Ngư, Nguyễn Văn Khách, Nguyễn Văn Ngợi, Huỳnh Văn Ngoi; trường Kim Châu (thôn Kim Châu, phường Bình Định), giáo viên phụ trách Huỳnh Công Cử; trường Sông Cạn (thôn Mỹ Thuận, Tây Vinh), giáo viên phụ trách Nguyễn Thoản; trường Hòa Dõng (thôn Hòa Dõng, Cát Trinh), giáo viên phụ trách Nguyễn Văn Sổ; trường Kiều Đông (thôn Kiều Đông, Cát Tường), giáo viên phụ trách Nguyễn Văn Mẫu; trường Nước Nhỉ (thôn Chánh Khoan, Mỹ Lợi), giáo viên phụ trách Nguyễn Ngọc Thanh; trường Truông Dốc (thôn Đại Thuận, Mỹ Hiệp), giáo viên phụ trách Nguyễn Văn Thơ và Lê Công Ẩn; trường Đầm (thôn Hội Lộc, Nhơn Hội), giáo viên phụ trách Mai Văn Chung.

Địa hạt Đông Bình Định do linh mục Solvignon quản lý, gồm có các trường: trường Đại An (thôn Đại An, Cát Nhơn), giáo viên phụ trách Lê Khoai và Lê Văn Đoan; trường Xóm Chuối (thôn Phú Hậu, Cát Chánh), giáo viên phụ trách Phạm Nghiệp; trường Bắc Định (thôn Hữu Thành, Phước Hòa), giáo viên phụ trách Nguyễn Đức Nhơn; trường Gò Dài (thôn Xuân Phương, Phước Sơn), giáo viên phụ trách Huỳnh Đẹp; trường Gò Thị nam (thôn Xuân Phương, Phước Sơn), giáo viên phụ trách Nguyễn Sum và Trần Lộc; trường Gò Thị nữ (thôn Xuân Phương, Phước Sơn), các giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Ngọ, Bùi Thị Tại, Lê Thị Thủy; trường Lạc Điền (thôn Lạc Điền, Phước Thắng), giáo viên phụ trách Nguyễn Công; trường Lục Lễ (thôn Lục Lễ, Phước Hiệp), giáo viên phụ trách Mai Xuân Viên; trường Mỹ Cang (thôn Xuân Mỹ, Phước Hiệp), giáo viên phụ trách Nguyễn Thiệp; trường Nam Bình (thôn Hữu Thành, Phước Hòa), giáo viên phụ trách Phùng Xuân và Phùng Tấn; trường Phước Thiện (thôn Dương Thiện, Phước Sơn), giáo viên phụ trách Nguyễn Quỳnh; trường Tân Dinh (thôn Quảng Vân, Phước Thuận), giáo viên phụ trách Nguyễn Văn Kinh; trường Tân Quán (thôn Quảng Vân, Phước Thuận), giáo viên phụ trách Tô Đình Trưởng; trường Tân Thành (thôn Tân Giảng, Phước Hòa), giáo viên phụ trách Nguyễn Cự; trường Vĩnh Thạnh (thôn Tùng Giảng, Phước Hòa), giáo viên phụ trách Lê Thị.

Thống kê Mémorial de Qui Nhơn tháng 5 năm 1928 ghi: tổng số học sinh tất cả các trường Quốc ngữ của địa phận Đông Đàng Trong có 1.576 học sinh. Riêng Bình Định 939 học sinh. Trường Cầu Kế (Khánh Hòa) có số lượng học sinh ít nhất: 10 nam và 08 nữ; trường Gagelin (Kim Châu, Bình Định) có số lượng học sinh đông nhất: 182 học sinh (trong đó có 60 học sinh Công giáo, 122 học sinh ngoại đạo).

Như vậy, lúc bấy giờ ở Bình Định, hệ thống trường Quốc ngữ ngoài công lập được phát triển mạnh nhất và lan tỏa rộng đến tận các vùng nông thôn hẻo lánh, nghèo khó và ít dân; trường học Quốc ngữ ở Bình Định chiếm hơn một nửa số lượng cả Nam – Trung bộ: 31/60 trường (năm 1927) và trường Gagelin (Bình Định) có số lượng học sinh đông vượt trội so với các trường ở Đông Đàng Trong (939 học sinh năm 1928). Học sinh học Quốc ngữ ngoài công lập ở Đông Đàng Trong lúc bấy giờ, bình quân 30 học sinh/trường và có một thầy hoặc cô giáo phụ trách; trường Gagelin (Bình Định) tiếp nhận gấp 6 lần tỷ lệ bình quân ở Đông Đàng Trong (182 học sinh trường Gagelin) và có đến 6 giáo viên phụ trách giảng dạy (trong đó có 1 giáo viên người Pháp). Tổng số học sinh Quốc ngữ ở Bình Định chiếm tỷ lệ gần 2/3 tổng số học sinh các trường Đông Đàng Trong (939 học sinh/1.576 học sinh, năm 1928). Trường học sinh nữ do giáo viên nữ dạy, trường học sinh nam do giáo viên nam dạy.

Để phục vụ cho việc dạy và học chữ Quốc ngữ ở Đông Đàng Trong, nhà in Làng Sông / Qui Nhơn đã in và tái bản nhiều lần các loại sách học: Ấu học trưởng thành thân của Pierre Lục, Sách mẹo An Nam tiểu học của Trần Kim, Tiểu học quốc văn ngữ pháp: cho các trường tiểu học theo tiếng Trung kỳ, của Pierre Thanh Hương, Con nít học nói cho nhằm lễ nghi: Tiên học lễ, hậu học văn của Simon Chính (tái bản lần thứ 7), Toán pháp ấu học: Bốn phép gốc, Tập đánh vần chữ Quốc ngữ cho mau biết coi sách,…

Chữ Hán, Nôm từ lâu chỉ dành cho một thiểu số nho sĩ, giới nho quan truyền thống. Chữ Quốc ngữ phổ cập rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và có thể áp dụng một cách dễ dàng và hữu hiệu để đi vào tất cả các lĩnh vực của kiến thức. Việc tổ chức hệ thống giáo dục Quốc ngữ thời kỳ này, đã đẩy lùi nạn mù chữ trong quảng đại quần chúng nhân dân vô cùng hiệu quả mà chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều thế kỷ không làm được.

Cùng với nền giáo dục Quốc ngữ, một hệ trí thức mới được sản sinh, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chấn hưng văn hóa dân tộc. Kể từ sau năm 1945, chữ Quốc ngữ đã trở nên không thể thay thế trong công cuộc truyền bá, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, đã đưa lại địa vị ngôn ngữ chính thức của Quốc gia cho tiếng Việt – chữ Quốc ngữ. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam. Và Bình Định – vùng đất đã có nhiều đóng góp trong buổi đầu giáo dục, phát triển, truyền bá Quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.


NTQ

VAI TRÒ CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN

TRONG VIỆC SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ

TẠI NƯỚC MẶN, BÌNH ĐỊNH

Linh mục Gioan Võ Đình Đệ

Chữ quốc ngữ chúng ta đang sử dụng như dòng sông không ngừng chảy trong lòng dân tộc suốt gần 400 năm nay. Cây có cội, sông có nguồn. Ngay từ cội nguồn và cho đến hôm nay, "dòng sông quốc ngữ" ấy đã, đang được nhiều người qua nhiều thế hệ không ngừng khai thông, chắt lọc, giữ gìn, bồi đắp cho dòng quốc ngữ được trong hơn, được sáng hơn, được hữu ích hơn cho đời sống dân Việt của mình. Cuộc hội thảo hôm nay là một chứng từ sống động về nỗ lực của mỗi người chúng ta, cách nầy cách khác, góp phần vào việc khai thông, chắt lọc, giữ gìn, bồi đắp ấy.

Đâu là cội nguồn phát tích của "dòng sông quốc ngữ"? Đó là một vấn đề đã được nhiều người qua nhiều thế hệ quan tâm nghiên cứu. Với tư cách một người con đất Việt đang được thừa hưởng giá trị tinh thần và được lớn lên từ hoa quả của "dòng sông quốc ngữ", hôm nay chúng tôi xin được trình bày đề tài "VAI TRÒ CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN TRONG VIỆC SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ TẠI NƯỚC MẶN, BÌNH ĐỊNH ". Đây là một nỗ lực mày mò tìm về cội nguồn chữ quốc ngữ, một cội nguồn có điểm xuất phát với một độ dài thời gian đã nghót nghét 400 năm. Đi ngược lại độ dài thời gian như thế để tìm tới nguồn cội quả là một thách đố đối với khả năng hạn hẹp và với phương tiện "một chiếc thuyền nan" ọp ẹp mỏng manh của mình. Do đó đề tài của chúng tôi ở đây như một góp phần nhỏ mọn trong việc tìm về nguồn cội chữ quốc ngữ. Chúng tôi xin cám ơn trước những học giả cao minh sẵn lòng chỉ giáo cho những điều còn thiếu sót.

Chúng tôi xin trình bày đề tài với những nội dung sau đây :



PHẦN I: CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN ĐẾN ĐÀNG TRONG

1. Xác định một số vấn đề

- Về địa hành chánh

Nước Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ và có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong phạm vi bài nầy, chúng tôi xin được dùng Việt Nam thay cho những cách gọi khác nhau trong các thời kỳ lịch sử.

Sông Gianh – Nguồn Son, còn gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Việt Nam thành Đàng TrongĐàng Ngoài. Cho dù địa giới Đàng Trong và Đàng Ngoài được xác lập từ năm 1627, tuy nhiên trong bài nầy xin được dùng Đàng Trong và Đàng Ngoài như là địa giới thuộc quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh từ năm 1600.

Vào thế kỷ XVI, tại Đàng Trong, đã ra đời các đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại như phố cảng Hội An (Quảng nam), phố cảng Thanh Hà (Huế), phố cảng Nước Mặn (Qui Nhơn). Các phố cảng nầy chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ ngoại thương của các chúa Nguyễn. Đặc biệt Hội An và Nước Mặn là hai phố cảng gắn liền với lịch sử truyền bá Kitô giáo ở Đàng Trong.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương