CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


Vấn đề giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt



tải về 0.67 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích0.67 Mb.
#37093
1   2   3   4   5   6   7   8

5. Vấn đề giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Ngôn ngữ là một khái niệm hay một phạm trù nó có quá trình phát sinh, phát triển, bổ sung và hoàn thiện. Chữ Quốc ngữ của chúng ta cũng vậy, nó được ra đời là kết quả lao động sáng tạo của cả một tập thể các nhà truyền giáo Phương Tây với sự cộng tác giúp đỡ của nhiều trí thức người Việt, được bổ xung làm phong phú, hoàn thiện của nhiều thế hệ tri thức Việt Nam trong hơn 400 năm qua. Quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ đưa chữ Quốc ngữ thành Quốc tự của người Việt Nam, cũng không phải đơn giản mà là cả quá trình gian nan vất vả, trải qua nhiêu giông tố đắng cay thậm trí cả đầu rơi máu chảy. Khi chữ Quốc ngữ vừa mới ra đời thì bị chính sách cấm đạo vùi dập. Khi thực dân Pháp cho phổ biến thì vấp phải sự phản đối của tầng lớp trí thức Nho học. Khi người Việt Nam chấp nhận mong muốn xây dựng nó thành Quốc tự thì bị chính sách đồng hóa nô dịch của thực dân Pháp cản trở. Như thế đủ biết chữ Quốc ngữ mà ngày nay chúng ta đang dùng là vốn quý, một báu vật mà trách nhiệm của mỗi chúng ta ngày nay phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại và đậm đà băn sắc dân tộc. Trách nhiệm đó là giữ gìn, phát huy, làm giầu và làm trong sáng tiếng Việt. Được như vậy là chúng ta đã góp phần tri ân và biết ơn những người đã sáng tạo, bổ xung, hoàn thiện và phổ biến nó để ngày nay chúng ta có chữ Quốc ngữ để dùng. Một danh nhân đã từng nói: cái quý nhất mà ông cha để lại chính là chữ viết. Để làm được như vậy chúng tôi xin đề xuất mấy điểm sau.



  1. Thống nhất chuẩn mực chính tả trong tiếng Việt.

Chữ Quốc ngữ được hình thành theo nguyên tắc ghi âm ( nói sao viết vậy) khác với chữ viết được hình thành theo nguyên tắc ghi ý (mỗi ý là một từ). Ưu điểm của ghi âm là chữ viết đơn giản, dễ viết, dễ hiểu, hơn chữ ghi ý. Nhưng hạn chế của nó là việc phát âm vùng miền, địa phương và mỗi tộc người cũng khác nhau. Nếu viết đúng âm ngữ thì chữ viết sẽ rất lung tung, người này hiểu mà người khác không hiểu. Thí dụ: (cái mũ) người miền Bắc phát âm là và viết là , nhưng người miền Trung phát âm là mủ, nếu viết là mủ thì người khác có thể hiểu là máu mủ, hay mủ cây (nhựa). Chữ (dàn bà) người miền Bắc phát âm là , viết là , còn người miền Nam phát âm là bả, nếu viết là bả thì người khác có thể hiểu là bả chuột, bả vá... Một số địa phương phát âm không phân biệt được n/l, ch/tr, d/g, x/s, d với r. Người Nam bộ phát âm không phân biệt được các âm iêm, êm, im, iêp, êp, ip... Về thanh điệu thì thanh hỏi và thanh ngã phát âm gần như nhau, nếu phát âm sao viết thế thì tiếng Việt sẽ trở nên rất phức tạp.Vì vậy cần thống nhất quy định chung cách viết có như vậy mọi người đọc mới hiểu, tiếng Việt mới trong sáng, không lộn xộn. Cũng là chữ ghi âm nên chúng ta lúc thì viết là i, lúc thì viết là y vì đọc đều giống nhau, nếu không có sự thống nhất thì tiếng Việt sẽ loạn mà thật khó bắt lỗi chính tả.

Cũng về chính tả đó là vấn đề chữ viết hoa thế nào là đúng. Sau dấu : (hai chấm), ! (chấm than) có viết hoa không. Họ và tên, tên địa danh, phiên âm tên người, địa danh nước ngoài, tên tổ chức cá nhân... viết hoa như thế nào là đúng. Hiện nay tình trạng viết hoa bừa bãi, không đúng đang là một vấn nạn cần phải thống nhất.

Vấn đề lỗi chính tả hiện nay đang diễn ra tràn lan, ngày càng nhiều đến mức báo động. Theo một cuộc khảo sáng gần đây thì lỗi chính tả trong các văn bản tiếng Việt là 7,79% cao gần 8 lần so với quy chuẩn chính tả. Nhiều nhất là trên lĩnh vực truyền thông(báo trí, biển hiệu, quảng cáo, internet...) gấp 10 lần. Điển hình là Đài tiếng nói Việt Nam 30 lần27. Sở dĩ có tình trạng trên một phần là chúng ta chưa có sự thống nhất chung về cách viết chính tả chuẩn mực, nhưng phần quan trọng do người viết thiếu ý thức trong việc giữ gìn và làm trong sáng tiếng Việt.


  1. Cần có một chuẩn mực về ngữ pháp.

GS-TS Ngô Như Bình, giảng viên cao cấp khoa ngôn ngữ Đông Á, đại học Harvard (Mỹ), khi nhìn thấy thực trạng vi phạm nhưng quy chuẩn ngữ pháp tiếng Việt đã cho rằng tiếng Việt đang bị hủy hoại và kêu gọi hãy trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt. Theo ông sự hủy hoại ấy thể hiện ở 3 vấn đề lớn. Một là lỗi ngữ pháp và lỗi dùng từ ngày càng phổ biến, tiếng nước ngoài được dùng bừa bãi, một số lỗi cấu trúc ngữ pháp của tiếng nước ngoài được đem áp đặt vào tiếng Việt. Ông dẫn chứng trong một tít bài báo triển lãm tranh dân gian ghi. “Tranh dân gian khắc họa người Pháp”. Câu này tác giả muốn nói: “người Pháp nhìn thế nào về tranh dân gian Việt Nam”. Tít bài trên thiếu từ của, từ Việt Nam và từ triển lãm. Thực ra phải viết: “Triển lãm tranh dân gian Việt Nam dưới góc nhìn của người Pháp”. Viết như trên người ta sẽ hiểu là: tranh dân gian của nước nào đó vẽ về Ngữ Pháp. Hai là tiếng nước ngoài được dùng bừa bãi. Theo ông hiện trạng vay mượn ngôn ngữ là tất yểu của các ngôn ngữ nhưng chỉ nên vay mượn những từ mà tiếng Việt không có, nhất là trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Thứ ba là áp đặt cấu trúc tiếng nước ngoài vào tiếng việt, trong khi chính ngữ pháp tiếng Việt lại dùng sai, không đúng và nhiều khi không hiểu. Ông kêu gọi phải dạy lại ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường.

Cũng là vấn đề của ngữ pháp là cách dùng dấu chấm câu, dấu chấm phẩy(;), dấu ba chấm (...), dấu chấm than (!), dấu phẩy (,) thế nào cho đúng trong câu để dễ diễn tả được rõ ý nhất mà câu văn ngắn ngọn, không rờm rà, không dẫn đến hiểu sai. Vấn đề này hiện nay nhiều văn bản dùng khá tùy tiện, không theo nguyên tắc.



  1. Hạn chế tối đa việc sử dụng tiếng nước ngoài, phiên âm và viết tiếng nước ngoài cho đúng.

Hiện nay khi viết và nói nhiều người sính dùng từ nước ngoài một cách kệch cỡm, lố bịch để tỏ ra đây biết tiếng nước ngoài gây sự phản cảm trầm trọng. Có những từ tiếng việt đủ khả năng diễn tả vẫn dùng từ nước ngoài. Thậm trí trong một văn bản chỗ thì dùng tiếng Pháp, chỗ thì dùng tiếng Anh mà đôi khi còn viết sai. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong ngôn ngữ quảng cáo, biển hiệu. Theo một cuộc khảo sát các biển hiệu quảng cáo ở phố Mã Mây (Hà Nội), trong số 120 biển hiệu chỉ có 35 biển hiệu viết bằng tiếng Việt, trong khi đó có tới 85 biển hiệu viết bằng tiếng nước ngoài, không có biển hiệu nào viết tên cơ sở kinh doanh bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nhiều biển hiệu viết sai cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài28. Để chấm dứt tình trạng này, theo chúng tôi cần có sự quy định, thống nhất trong khi viết bảng hiệu, quảng cáo nhất là vấn đề dùng chữ nước ngoài sao cho phù hợp và đúng.

Vấn đề phiên âm và viết tiếng nước ngoài nhất là tên người và tên địa danh hiện nay còn khá lộn xộn, mỗi người một kiểu. Người thì phiên âm theo âm Hán(cũ), người thì phiên âm theo cách phát âm của mình. Khi viết chỗ có gạch ngang, chỗ viết liền, tên tiếng Pháp thì phiên âm kiểu Anh. Nhiều từ không cần phiên âm cũng cứ phiên âm. Mặc dù chúng ta không ít lần bàn về vấn đề nay nhưng tình trạng lộn xộn trên vẫn khá phổ biến. Vậy cần phải đi đến thống nhất: những từ đã được phiên âm trước đây đã trở thành quen thuộc như tên nước: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan... nên để như cũ. Còn những từ mới khi phiên âm sang tiếng Việt phải phiên âm theo đúng cách hoặc sát với cách phát âm của ngôn ngữ đó. Khi viết nên viết liền không có dấu cách hay gạch ngang sau đó chua thêm từ nguyên bản để trong ngoặc đơn. Trường hợp đặc biệt thì viết nguyên bản đối với những tên không thuộc hệ la tinh.



  1. Không ngừng bổ xung từ vựng để làm phong phú cho tiếng Việt.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập và phát triển, ngôn ngữ đã đạt đến trình độ cao, chúng ta phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ để bổ xung vốn từ vựng làm giầu và làm phong phú thêm cho tiếng Việt, nhưng không phải bổ xung “hầm bà làng”, thấy từ nào mới là bổ xung ngay, cái gì cũng bổ xung. Như vậy thì tiếng Việt sẽ trở thành một mớ hỗn độn không là tiếng Việt nữa. Khi bổ xung chúng ta phải chọn lọc, những từ có thể chuyển sang tiếng Việt được thì chuyển, những từ nào không cần chuyển như thuật ngữ khoa học nên giữ nguyên để bổ xung. Vì nếu chuyển sẽ làm cho mọi người khó tiếp cận với trào lưu của thế giới làm cho ta bị cô lập, khó hội nhập. Nhất là hiện nay sự bùng nổ ngôn ngữ mạng của giới trẻ đặc biệt là giới tuổi tin, làm cho không ít người lớn đau đầu. Chúng ta có chấp nhận không? Xin trả lời là chúng ta không thể không chấp nhận vì muốn hay không nó vẫn cứ diễn ra. Chúng ta nên phân biệt ngôn ngữ mạng với ngôn ngữ phổ thông. Ngôn ngữ phổ thông là ngôn ngữ mọi người thường dùng, còn ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ của một nhóm người, nhóm lứa tuổi tự đặt ra rồi quy ước với nhau thành ký hiệu ngôn ngữ giao tiếp với nhau và chỉ họ mới hiểu được. Những từ đã dùng nhiều trở thành quen ta lên chọn lọc để bổ xung, còn những từ cá biệt đôi khi trở thành kệch cỡm, thậm chí là thô bỉ, tục tữu thì loại trừ và phải có định hướng giáo dục để sớm loại bỏ. Có như vậy chúng ta mới vừa làm giầu làm phong phú nhưng vẫn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trên đây chỉ là một vài đề xuất nhỏ của những người không chuyên làm công tác ngôn ngữ như chúng tôi. Vấn đề giữ gìn và làm trong sáng tiếng Việt là cả một quá trình lâu dài, cần có sự nêu cao ý thức của tất cả mọi người, sự quan tâm đồng bộ của các cấp, các ngành nhất là của những nhà ngôn ngữ học. Nói như vậy, không có nghĩa là trước tới nay chúng ta không quan tâm tới vấn đề này. Bác Hồ lúc sinh thời luôn căn dặn và nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và Bác luôn là một tấm gương lớn. Ngay từ năm 1979 trong cuộc hội thảo về tiếng Việt tại Hà Nội (từ ngày 26 đến 31-10-1979), cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kêu gọi chúng ta hãy chung tay “giữ gìn cho tiếng Việt mãi mãi trong sáng”, và cũng đã có nhiều hội thảo, nhiều công trình, bài báo viết về vấn đề này, nhưng như thế là vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta hãy noi gương và làm theo Bác, hãy nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Việt, giữ gìn bản sách văn hóa Việt Nam mỗi khi chúng ta nói và viết. Bởi bản sắc của dân tộc chính là truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp, là văn hóa của dân tộc trong đó có ngôn ngữ, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam cũng chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chữ Quốc ngữ đối với người Việt Nam cũng là bản sắc của dân tộc Việt Nam.



----------------------------------------------------------------------------

CHỮ QUỐC NGỮ THỜI KỲ PHÔI THAI Ở NƯỚC MẶN

CỦA CHRISTOPHORO BORRI TRONG TÁC PHẨM

TƯỜNG TRÌNH VỀ KHU TRUYỀN GIÁO ĐÀNG TRONG [1]
Nguyễn Thanh Quang
Nhà truyền giáo Christophoro Borri (1583-1632) vào Đàng Trong năm 1618 và ở tại Nước Mặn (Bình Định) đến năm 1622 về Macao. Trong thời gian hoạt động truyền giáo tại Nước Mặn cùng Buzomi và Pina, ông đã viết tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong” bằng tiếng Ý, đây là tài liệu in đầu tiên có ghi một số chữ Quốc ngữ La tinh hóa, thời kỳ phôi thai.

Christophoro Borri (Christoforo Burrus, Burro, Bruno, Boro, Barri, Bravo, Brono) sinh năm 1583 tại Milan (Ý), vào Dòng Tên năm 1601 ở Arona (Ý), năm 1615 đi Goa, năm 1616 tới Áo Môn, năm 1618 cập bến Cửa Hàn (Đà Nẵng) rồi vào ở cư sở truyền giáo Nước Mặn. Borri đã viết: “ông ở Đàng Trong 5 năm, và năm 1622 bỏ xứ này hoàn toàn” [2]. Năm 1622 ông về Áo Môn, năm 1623 về Goa, rồi về Bồ Đào Nha khoảng năm 1625, dạy Toán học và Thiên văn học tại Đại học Coimbra của Dòng Tên, năm 1630 về Rôma và mất ở đây năm 1632 [3]. Trong số các nhà truyền giáo đến Đàng Trong đầu thế kỷ XVII, Linh mục Christophoro Borri là người ghi sử liệu khá nhất về việc truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1618 đến năm 1622.

Tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” của Christophoro Borri có 231 trang khổ 9cm x 12cm, viết bằng tiếng Ý, được in tại Rôma năm 1631, nhưng quyển sách này ông viết từ những năm hoạt động truyền giáo ở Nước Mặn (1618-1622) cùng hai Linh mục Francesco Buzomi và Francisco de Pina, chữ Quốc ngữ trong “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” là thứ chữ được viết vào những năm 1618-1622. Bởi vì, năm 1622 Borri rời Nước Mặn đi Macao, và khi về Châu Âu chắc ông không sửa lại những từ tiếng Việt trước khi đem xuất bản. Đây là cuốn sách đầu tiên bằng một thứ ngôn ngữ Châu Âu, hoàn toàn viết về Đàng Trong, đặc biệt phần nhiều viết về Nước Mặn, Qui Nhơn. Có lẽ, “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” là tác phẩm được dịch và in nhiều lần nhất trên thế giới trong những năm 1631-1633, trong 3 năm này, sách được dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, La tinh, Hà Lan, Đức, Anh và xuất bản tới 9 lần tại Roma, Lille, Rennes, Paris, Vienne, Louvain, London. Từ năm 1704-1990, còn được xuất bản 8 lần bằng các tiếng Anh, Pháp, Việt. Hai lần xuất bản gần đây nhất bắng tiếng Pháp và tiếng Việt do các dịch giả: Lieutenant-Colonel Bonifacy và Hồng Nhuệ [4].

Bản dịch tiếng Việt của Hồng Nhuệ (Nguyễn Khắc Xuyên), Nhà xuất bản Thăng Long, Nhà in Thiên Hà, năm 1989. Dịch giả Hồng Nhuệ phiên dịch sang Việt ngữ từ bản Pháp ngữ, xuất bản ở Lille, năm 1631. Bản Pháp ngữ này còn thiếu chương XI, phần II, của nguyên bản Ý ngữ (bản đầu tiên) in tại Rôma, năm 1631. Vì vậy, trong bản dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ cũng không có chương XI, phần II [5].

Phần I cuốn sách nói về xã hội Đàng Trong, Phần II tường thuật về hoạt động truyền giáo ở đây. Tác giả giới thiệu về: vị trí địa lý, thời tiết, đất đai phì nhiêu, dân chúng no đủ, nhiều loại trái cây khác lạ với châu Âu, voi, tê giác, cá thịt nhiều và ngon, tơ tằm, thương mại, chính trị, quân sự, nhà ở, con người, tiếng Việt, y phục, y khoa, học hành… Nói chung, Borri hết lời ca tụng đất nước và con người xứ Đàng Trong, chủ yếu là vùng đất miền biên viễn của Đại Việt – Pulucambi / Qui Nhơn.

Tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” của Christophoro Borri là tài liệu in đầu tiên có dùng một số chữ Quốc ngữ La tinh hóa hiện nay biết được. Borri sử dụng số lượng lớn từ Quốc ngữ để chỉ các vật thông thường, tên người, tên đất. Và chính Borri là người đã sử dụng số lượng chữ Quốc ngữ nhiều nhất so với các tác giả khác viết cùng thời. Theo tác giả Hoàng Xuân Việt cho biết: “Ông Thanh Lãng đã đếm được trong bản dịch của Bonifacy có đến 94 từ Quốc ngữ, và trong một tài liệu viết tay, ông viết: “Có rất nhiều chữ mang hình thức hệt như ngày nay. Thí dụ: tui, biết, Macao, mọi, càn.v.v…”” [6].

Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ Borri đã sử dụng trong đó là chữ La tinh hoá chưa có qui cách chặt chẽ, từ của ông dùng nặng về cách phiên âm theo tiếng Ý: Cacciam: “Kẻ Chàm”, Con gnoo: “con nhỏ”…, có chữ phiên âm theo tiếng Bồ Đào Nha: Chiampa: “Champa”, sayc chiu: “sách chữ” và chưa thấy dấu ghi thanh, ngoại trừ dấu được ghi như dấu huyền của chữ Quốc ngữ sau này là có sẵn trong văn tự ghi tiếng Ý: chià “trà”… Có lẽ, do hạn chế các con chữ của nhà in lúc đó chưa có những dấu ghi thanh mà Borri có thể đã sử dụng khi ông soạn thảo văn bản, nên tất cả các dấu ghi thanh: sắc, nặng, ngã (như chữ Quốc ngữ ngày nay) trong “Tường trình” đều được sử dụng như dấu huyền: Dàdèn, Lùt, Dàdèn, Lùt “Đã đến lụt, đã đến lụt”, maqui, macò “ma quỉ, ma quái”. Ngoài ra, có một số từ Quốc ngữ Borri đã dùng chữ thay các dấu: “sắc”, “ngã”, “hỏi” (như chữ Quốc ngữ ngày nay): doij “đói”, mocaij “một cái”, onsaij “ông sãi”, con gnoo “con nhỏ”…; có nhiều chữ viết liền với nhau theo cách viết đa âm tiết của ngôn ngữ châu Âu: mocaij “một cái”, tuijciam “tôi chẳng”, omgne “ông nghè”…; còn thiếu nhiều nguyên âm, mà sau này được ghi bằng chữ Quốc ngữ như: ă, â, ê, ư, ô, ơ: Nuoecman “Nước Mặn”, sayc chiu “sách chữ”…; chưa có các chữ để ghi các phụ âm: đ (doij “đói”), x (scin “xin”), v (bau “vào”…); thiếu những chữ ghép đôi / ghép ba như về sau để ghi biểu thị một số phụ âm đơn “mặt lưỡi, gốc lưỡi, quặt lưỡi, mũi,…” như: ch, gh, nh, tr, ng, th, gi, ph, ngh (Ciam “chẳng”, sayc kim “sách kinh”, gnoo “nhỏ”, omgne “ông nghè”, Quignin “Qui Nhơn”, laom “lòng”…); một số phụ âm kép Borri dùng đã bị đào thải trong quá trình cải tiến chữ Quốc ngữ, không còn trong tiếng Việt hiện đại, như: tl thay bằng tr (tlom “trong”), gn thay bằng nh (gnoo “nhỏ”…). Chữ Quốc ngữ Borri sử dụng trong “Tường trình” nguyên bản tiếng Ý như sau:



Nuoecman/Nuocmon/Nuocman “Nước Mặn”, Cacciam “Kẻ Chàm”, Chiuua “Chúa”, Chiampa “Champa”, Ciam “chẳng”, tuijciam biet “tôi chẳng biết”, doij “đói”, da an nua, da an het “đã ăn nửa, đã ăn hết”, scin mocaij “xin một cái”, Dàdèn, Lùt, Dàdèn, Lùt “Đã đến lụt, đã đến lụt”, chià “trà”, Quignin “Qui Nhơn”, Quamguya/Quanghia “Quảng Nghĩa”, Renran: “Ran Ran, tức sông Đà Rằng, Phú Yên”, Nayre “nài, nài voi”, sayc kim “sách kinh”, sayc chiu “sách chữ”, “có”, omgne “ông nghè”, onsaij “ông Sãi”, onsaij di lay “ông Sãi đi lại”, maa “ma”, maqui, macò “ma quỉ, ma quái”…

Tất cả những chữ Quốc ngữ La tinh hóa tìm thấy trong các bản tường trình viết tay từ Ma Cao gửi về cho Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã trong những năm 1620-1621 là: bức thư của João Rodrigues Giram viết bằng tiếng Bồ Đào Nha vào năm 1620, hai bức thư của João Roiz và Gaspar Luis viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và bằng tiếng La tinh vào năm 1621, được các Linh mục không biết tiếng Việt “sao y” từ các báo cáo của các thừa sai từ Đàng Trong gửi về Ma Cao vào những năm 1619 và 1620, còn rất “thô sơ”, thường là những từ riêng lẻ và chỉ tên người tên đất như: Unsai “ông sãi”, ungue “ông nghè”, Cacham “Kẻ Chàm”, Nuocman “Nước Mặn” …[6]. Nhưng chữ Quốc ngữ của Borri trong tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” ngoài những từ riêng lẻ tên người, tên đất, Borri đã viết những cụm từ / câu gồm từ 3 đến 6 từ, diễn tả một hiện tượng, một sự việc hoặc một hành động …: tuijciam biet “tôi chẳng biết”, scin mocaij “xin một cái”, onsaij di lay “ông Sãi đi lại”, da an nua, da an het “đã ăn nửa, đã ăn hết”, Dàdèn, Lùt, Dàdèn, Lùt “Đã đến, lụt, đã đến, lụt” … đáng chú ý là, chữ Quốc ngữ của Borri đã xuất hiện một số cấu trúc câu phức tạp hơn và được viết theo lối cách ngữ như chữ Quốc ngữ ngày nay, chẳng hạn, có hai câu như sau: Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam ? “Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng?” (Đạo Hoa Lang là danh từ chỉ đạo của người Châu Âu), Muon bau dau christiam chiam ? “Muốn vào đạo christiam chăng?” [8]. Đây là những câu tiếng Việt đầu tiên được ghi bằng chữ Quốc ngữ viết theo mẫu tự La tinh “khá hoàn chỉnh” của các nhà truyền giáo Dòng Tên trong quá trình sáng tạo, hình thành chữ Quốc ngữ nhằm để giao tiếp với người bản xứ, phục vụ công việc truyền giáo tại Nước Mặn.

Những chữ, cụm từ / câu đơn giản và cấu trúc câu phức tạp bằng chữ Quốc ngữ sớm nhất, tìm thấy trong tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” của Borri nêu trên, đã đủ cơ sở để kết luận là chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai?

Theo Roland Jacques: “Thời kỳ sáng tạo mãnh liệt của chữ viết tiếng Việt theo mẫu chữ La Tinh bắt đầu từ năm 1618 và chấm dứt năm 1651, nghĩa là năm xuất bản cuốn từ điển và cuốn giáo lý bằng chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Công cuộc sáng tạo này được các linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha chủ trương và tiến hành. Đối với thời kỳ này thì cho đến ngày nay người ta chỉ mới có được một hai chứng từ vắn tắt. Hiện tại, tài liệu xưa nhất có liên quan và được ghi vào danh mục là một bức thư thường niên (lettre annuelle) gửi từ Đàng Trong, do linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha là linh mục Gaspar Luis ký vào năm 1621; nhưng bức thư ấy chỉ có được năm từ riêng lẻ. Những dấu thanh điệu xuất hiện lần đầu tiên năm 1626 dưới ngòi bút của linh mục António de Fontes. Lần theo các báo cáo thường niên được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng La tinh dành cho các độc giả Âu châu, và được sao lại ở Macao, ở Lisboa, hay ở Rôma, bỡi những nhà sao chép không biết tiếng Việt, ta có được hai ba mươi chữ riêng lẻ, mà linh mục dòng Tên Đỗ Quang Chính đã lọc ra cho khoảng thời gian từ 1621 đến 1656. Chỉ có mỗi một câu trọn vẹn ghi trong một tác phẩm người Ý là Cristophoro Borri ấn hành tại Âu châu năm 1631, nhưng cách phân tích phát âm thì còn rất sai sót. Theo ý kiến chung, muốn có được một văn bản liên tục bằng tiếng Việt, dù là viết bằng chữ Nôm hay bằng mẫu tự La tinh , thì phải đợi cho đến năm 1650” [9].

Christophoro Borri đã nhận xét, tiếng Việt tuy khó nhưng lại “du dương” “giống như bản nhạc liên hồi”, người nào có tài về âm nhạc, biết phân biệt âm thanh, thì tiếng Việt là tiếng dễ dàng nhất đối với họ, và qua 6 tháng học tập, Borri đã nói chuyện và “giải tội” được. Ông thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn, phải dành ra bốn năm trọn để học [10].

Ba tài liệu viết tay có chữ Quốc ngữ đầu tiên hiện biết, được viết ở Ma Cao bỡi các tác giả: João Rodrigues Giram, João Roiz và Gaspar Luis vào năm 1620 và 1621. Đây là các bản tường trình hàng năm của tỉnh Dòng Tên Nhật Bản do Linh mục João Rodrigues Giram và João Roiz soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha, và của Gaspar Luis viết bằng tiếng La tinh gửi về cho Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã dựa theo các báo cáo ở Đàng Trong. Mặc dù, Giram, Roiz và Luis chưa sang Việt Nam nhưng trong ba tài liệu viết tay của các ông, người ta có thể tìm thấy một số chữ Quốc ngữ như: Unsai: “ông sãi”, ungue: “ông nghè”, Cacham: “Kẻ Chàm”, Nuocman: “Nước Mặn” …

Ngoài ra, những tài liệu viết tay thời kỳ này có chữ Quốc ngữ do các Linh mục khi đang truyền giáo ở Đàng Trong viết, hiện còn được lưu giữ gồm có: bản sao bức thư của Francisco de Pina viết năm 1623, bức thư của Alexandre de Rhodès viết năm 1625, bản tường trình của Gaspar Luis viết năm 1626, bản tường trình của Antonio de Fontes viết năm 1626, bức thư của Francesco Buzomi viết năm 1626.

Đến thời gian này, nhiều thừa sai người ngoại quốc đến hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong đã nói được tiếng Việt và tất cả những bức thư của các thừa sai nêu trên đều có sử dụng một số từ ghi bằng chữ Quốc ngữ, nhưng cũng chủ yếu là những từ thông thường dùng để chỉ tên người và tên đất, không có một bức thư nào thể hiện những câu chữ Quốc ngữ như trong tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong” của Borri. Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ năm 1626 đã có tiến triển mới, đó là lối viết cách ngữ và hệ thống “dấu” dần dần được áp dụng, dấu “sắc” và dấu “ớ” được dùng sớm nhất, trong bức thư của Francesco Buzomi viết năm 1626: xán tí “Thượng đế”, thien chũ “Thiên Chúa”, Ngaoc huân “Ngọc Hoàng”; bản tường trình của Antonio de Fontes viết năm 1626: Nuóc man, ben dá, Nhít La Khấu.

Sau 5 năm sống ở Nước Mặn hoạt động truyền giáo (1618-1622), Christophoro Borri đã viết một bản “Tường trình” khá dài, rất lạc quan và triều mến. “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong” là tác phẩm đầu tiên của người nước ngoài viết về xứ Đàng Trong, một “bài ca” ngợi khen đất nước và con người Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XVII, ngay sau khi xuất bản, sách được dịch ra nhiều thứ tiếng, là tác phẩm hàng đầu giới thiệu cho nhiều nước trên thế giới biết đến đất nước Việt Nam rừng vàng, biển bạc, con người Việt Nam hiếu khách, bao dung, quảng đại …

Các bản “Tường trình” / bức thư thường niên báo cáo về Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã cho biết: Pina thông thạo tiếng Việt nhất so với các thừa sai đang hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong lúc bấy giờ, không có nghĩa là Pina là người giỏi ký hiệu phiên âm La tinh hóa chữ viết tiếng Việt - có công đầu trong phiên âm sáng tạo hình thành chữ Quốc ngữ như một số nhà nghiên cứu đã nhận định. Bởi lẽ, nói giỏi tiếng Việt và ký hiệu phiên âm La tinh hóa chữ viết tiếng Việt là hai lĩnh vực khác nhau. Dịch giáo lý, chuyển ngữ kinh từ tiếng La tinh ra tiếng Việt hoặc La tinh hóa chữ viết tiếng Việt, ngoài nghe, nói được tiếng Việt, cần phải có một kiến thức nhất định về lĩnh vực ngôn ngữ học.

Mặc dù, Christophoro Borri không thông thạo tiếng Việt bằng Pina hoặc Alexandre de Rhodes sau này, nhưng ông cũng đủ hiểu biết tiếng Việt để giảng giáo lý Kitô cho giáo dân người Việt tại Nước Mặn mà không cần phiên dịch. Chính ông, là người đã cho chúng ta nhiều hiểu biết nhất về cách ký hiệu phiên âm tiếng Việt bằng chữ La tinh của các thừa sai Dòng Tên khi giao tiếp với người Việt trong buổi đầu sáng tạo hình thành chữ Quốc ngữ. Cách ký hiệu phiên âm La tinh hóa chữ viết tiếng Việt của Borri mặc dù được viết trong những năm 1618-1622, nhưng gần với chữ Quốc ngữ ngày nay hơn so với Pina (người giỏi tiếng Việt nhất lúc bấy giờ) và một số nhà truyền giáo khác trong giai đoạn 1615-1626.

Tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” của Borri là tài liệu in đầu tiên và duy nhất bằng tiếng nước ngoài, trong đó có một số chữ Quốc ngữ, được viết trong những năm 1618-1622 khi ông hoạt động truyền giáo ở Nước Mặn cùng hai Linh mục Buzomi và Pina. Và theo Hoàng Xuân Việt: “chúng ta có thể tạm cho rằng cách phiên âm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ là dựa trên hệ thống ký hiệu phiên âm Ý – Bồ. Hệ thống ấy là cơ sở ban đầu để hình thành chữ Quốc ngữ, tạo điều kiện cho nó trưởng thành và phát triển. Hệ thống ấy là khuôn thước để chữ Quốc ngữ được thể hiện được tính thống nhất và phổ cập của tiếng Việt thế kỷ 17” [11].

Như vậy, chữ Quốc ngữ trong tác phẩm “Tường trình về Khu Truyền giáo Đàng Trong” của Linh mục Christophoro Borri viết bằng tiếng Ý, được in tại Rôma năm 1631, là chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai mà các nhà truyền giáo Dòng Tên đã sử dụng trong giao tiếp, hoạt động truyền giáo tại cư sở Nước Mặn / Pulocambi / Qui Nhơn vào những năm 1618-1622 và được Borri chép lại.

NTQ


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương