CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH



tải về 0.53 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.53 Mb.
#13244
1   2   3   4   5   6

4. Một số nhận xét

Từ những kết quả khảo sát nêu trên, có thể di tới một số nhận xét sau

- Là quyển từ điển ghi nhận lại chữ quốc ngữ trong thời kì mới hình thành, bảng chữ cái của từ điển, một mặt, khẳng định được vị trí của 22 chữ cái (A, B, ꞗ, C, D. Đ, E, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, V, X) được dùng làm con chữ để tập hợp các từ ngữ tiếng Việt thời kì đó vào từ điển, mặt khác cũng cho thấy sự chưa ổn định của bảng chữ cái tiếng Việt thời kì này. Rõ nhất là trường hợp của các chữ cái ꞗ, U, V.

- Lượng từ ngữ 9000 đơn vị được thu thập vào bảng từ của Từ điển là một con số không phải là lớn (so với lượng từ ngữ của một quyển từ điển đối chiếu hoặc từ điển giải thích hiện thời), nhưng cùng với “hơn 10.000 từ ngữ Việt khác được dẫn ra trong các mục từ vì có liên quan đến nghĩa các mục từ” (trích Lời nói đầu của Từ điển) đã phản ánh được đặc điểm của tiếng Việt ở thế kỉ XVII về nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp…

- Về cách sắp xếp mục từ: Đây là quyển từ điển đầu tiên về chữ quốc ngữ ở nước ta, đồng thời cũng là quyển từ điển đầu tiên sắp xếp các mục từ theo thứ tự chữ cái A,B,C (mặc dù đây đó, trong một số vần chưa thật triệt để). Cách sắp xếp này thuận tiện cho người tra cứu từ điển, đáp ứng được chức năng là công cụ tra cứu của từ điển. Chỉ cần nắm được trật tự chữ cái, người sử dụng có thể dễ dàng tra được từ ngữ cần tìm. Cách sắp xếp này hiện cũng vẫn đang được các từ điển đối dịch và từ điển giải thích áp dụng.

- Về các loại đơn vị từ ngữ đưa vào làm từ đầu mục trong từ điển: Từ điển thu thập nhiều loại đơn vị từ vựng, từ yếu tố cấu tạo từ (đơn vị nhỏ nhất, như bất, vô…) đến các đơn vị như từ đơn, từ ghép, cụm từ và ngữ tự do.

Việc đưa khá nhiều ngữ tự do vào từ điển (bắc nồi lên, bố thí cho người ta, gạt đèn đi cho tắt, giỏng tai mà nghe,… như đã nêu ở mục 2.1.) có thể được tác giả cho là cần thiết, nhưng đã làm mất tính chặt chẽ trong lựa chọn đơn vị mục từ của từ điển. Trong khi đó, bảng từ của từ điển lại thiếu các thành ngữ - là loại đơn vị các từ điển giải thích tiếng Việt hiện nay thường thu thập.

- Các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa đã được xử lí tương đối rõ trong từ điển. Tuy nhiên hiện tượng đa nghĩa của từ - một vấn đề được coi là trung tâm chú ý của các từ điển giải thích hiện nay thì dường như lại chưa được chú ý trong từ điển Việt – Bồ – La. Người tra cứu không thể tìm được các ý nghĩa khác nhau của một từ trong mục từ. Dường như trong quyển từ điển này, mỗi từ chỉ có một nghĩa.

- Việc đưa 6 loại thông tin trong cấu trúc vi mô (cấu trúc của một mục từ trong từ điển) thể hiện rõ đây là một loại từ điển thuộc loại vừa đối dịch, vừa giải thích từ ngữ bằng tiếng nước ngoài, lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh làm ngôn ngữ đích. Loại từ điển như vậy, tuy không thể đi sâu vào việc trìn bày cấu trúc nghĩa của từ và giải thích các nghĩa của từ, nhưng lại rất thuận tiện cho những người tra cứu có nhu cầu học nhanh, tra cứu nhanh từ ngữ của một ngôn ngữ. Loại hình từ điển như vậy có thể đáp ứng rất tốt cho nhu cầu của những người sử dụng trong giai đoạn chữ quốc ngữ mới hình thành, còn chưa được sử dụng rộng rãi.

Đã 365 năm qua đi kể từ khi Từ điển Việt - Bồ - La được in ấn lần đầu, quyển từ điển cho đến nay vẫn là một kho lưu trữ vô vùng quý giá về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của nước ta ở thời kì này. Có thể khẳng định đây là nguồn ngữ liệu to lớn, để các nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa học nghiên cứu về nhiều phương diện của tiếng Việt và văn hóa nước ta ở thế kỉ XVII.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Rey Debove J. Nghiên cứu về kết cấu của từ điển ngôn ngữ (trong: Nghiên cứu từ điển hiện đại bằng tiếng Pháp về ngôn ngữ học và kí hiệu học - Paris 1971. bản dịch của Viện Ngôn ngữ học).

  2. Vũ Quang Hào. Từ điển về từ điển. Nxb.VH, HN. 1999

  3. Alexandre De Rhodes, Từ điển An Nam – Lusitan – Latinh (thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La, xuất bản tại Roma, 1651, Bản chụp và dịch in của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991

  4. Lý Toàn Thắng, Từ điển học hệ thống – Một thành tựu của ngôn ngữ học Nga và Xô viết. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 1, 2. 2009 và số 1, 2,3,6. 2010.

  5. Nguyễn Ngọc Trâm, Hoàng Phê, Chu Bích Thu ... Một số vấn đề từ điển học. Nxb. KHXH, HN. 1997.

  6. Phạm Hùng Việt. Hướng tới việc biên soạn Từ điển tiếng Việt cỡ lớn – công cụ quan trọng để chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 1. 2010.

  7. Phạm Hùng Việt (chủ nhiệm chương trình). Những vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp biên soạn các loại từ điển và bách khoa thư Việt Nam. Chương trình cấp bộ, Hà Nội, 2010.

  8. Wierbicka A. Từ điển học và việc phân tích khái niệm. (copyright 1985 by Karoma Publisher, in tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học 2002).

  9. Zgusta L. Giáo trình từ điển học. Praha 1971 (Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học, 1978).

---------------------------------------------------------------------------------

Tiếng Việt ở các địa phương và tiếng Thăng Long

dưới con mắt của các giáo sĩ sáng tạo chữ Quốc ngữ

Phạm Văn Hảo

(PGS. TS; Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
1. Mở đầu

Nửa đầu TK XVII, trong bối cảnh đất nước phân thành Đàng Trong và Đàng Ngoài phức tạp, triều Lê yếu hèn, chính là thời điểm các giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam để truyền đạo và sáng tạo chữ quốc ngữ. Nơi họ vào được xác định là cả bán phần phía Bắc của Nam Trung Bộ, từ phía Nam đèo Hải Vân đến Phú Yên. Nếu lấy thời điểm 1651, khi Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày ra đời, thì trước đó, vào những năm 30 của TK XVII các giáo sĩ phương Tây đã nhắc đến các địa danh, như Cacham (Kẻ Chàm - Thanh Chiêm, Quảng Nam), Pulo Cambi (Quy Nhơn), Nươcman (Nước Mặn, Quy Nhơn), Quamguya (Quảng Nghĩa, Quảng Ngãi), Sinoa (lúc đó gọi tên xứ Hóa, Thuận Hóa),…và họ đã đến để mở nhà nguyện. Ở Quy Nhơn, địa danh Nước Mặn được nhắc tới nhiều trong các lá thư hoặc tờ trình viết bằng tiếng Ý hoặc La tinh của các giáo sĩ như Gaspa Luis (1621, 1626), Cristophoro Borri (1631), A de Rhodes (các tài liệu viết từ 1631 - 1647), v.v. Điều này thấy rõ trong các tài liệu đã được tìm hiểu kĩ.

Như vậy, ta thấy rõ các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên (bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên theo địa lí hành chính bây giờ) là nơi ca giáo sĩ đến ta một cách chính thức để truyền đạo. Trong các tỉnh này, Bình Định là một điểm đến quan trọng (Tài liệu “Bản tường trình” của Gaspa Luis 1626 đã đề cập đến những nơi ông có thể đã đến, như Nước Mặn, Quangia, Quynhin, Ranram, Benda (Bến Đá), Bôde (Bồ Đề), v.v.). Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những bức thư như các tờ trình theo lối chức nghiệp trong nội bộ các giáo sĩ với nhau hoặc giáo sĩ với Tòa Thánh thì đây vẫn là các tài liệu “nội bộ”. Phải có tài liệu in, tức là phải có sách, thì độ phổ biến mới rộng được. Hai quyển sách của A. de Rhodes (“Phép giảng tám ngày” và “Từ điển Việt - Bồ - La”) ra đời vào 1651 tại Roma đã đáp ứng nhu cầu này. Cả hai quyển đều lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ đích (từ điển) và ngôn ngữ diễn đạt trực tiếp nội dung bài giảng (phép giảng). Việc có tài liệu in là quan trọng, nhưng theo chúng tôi, cái quan trọng hơn cả là giá trị của tài liệu. Sở dĩ A. de Rhodes được coi là tác giả chính đóng góp cho sự sáng tạo chữ quốc ngữ một cách rõ rệt, vì cách nhìn tiếng Việt của ông rất khoa học, có tầm vượt trội so với các tác giả cùng thời. Đó là cách đánh giá vị trí của tiếng Việt ở Thăng Long (Bắc Bộ) trong quan hệ với các phương ngữ ở Nam Trung Bộ lúc bấy giờ.

2. Các quan niệm tiếng Việt ở địa phương và Kinh đô Thăng Long của A. de Rhodes

Trước khi trình bày quan điểm của A. de Rhodes, thiết nghĩ cần thiết phải nêu một quy luật của ngôn ngữ: quy luật chuẩn hóa một cách “tự nhiên”.



2.1.Quy luật chuẩn hóa ngôn ngữ tự nhiên

Chuẩn hóa ngôn ngữ quốc gia một cách “tự nhiên”, hiểu theo nghĩa nó không được chỉnh trị một cách riết róng theo các điều luật nào, phong trào nào, theo hướng nào, mà theo cách tự nhiên, luật bất thành văn, do nhu cầu giao tiếp xã hội quy định. Đây là một quy luật có thật ở các ngôn ngữ quốc gia dân tộc, chủ yếu là dưới thời phong kiến. Người nếu ý kiến này sớm ở Việt Nam chính là Giáo sư Hoàng Tuệ [12].

Điều kiện để ngôn ngữ được chuẩn hóa là phải: dân tộc đó phải có một chính quyền tập trung (triều đình), có Kinh đô, có ngôn ngữ được dùng chính thức (như tiếng Việt ở Việt Nam), có thể có chữ viết dùng trong ngôn ngữ viết (chữ Hán ở Việt Nam), có ngôn ngữ văn học. Do nhu cầu giao tiếp, để hiểu nhau mà tiếng nói (phát âm, dùng từ, đặt câu) và chữ viết (cách viết chữ, viết câu, hình thức văn bản) phải có những quy định nhất định. Các điều kiện trên là quan trọng, nhưng không nhất thiết phải “đồng bộ” (như ở ta khi đó (thế kỉ 17) thì ngôn ngữ nói được sử dụng tiếng Việt nhưng ngôn ngữ viết thì dùng chữ Hán). Ở Việt Nam, có thể coi là từ những năm 1960, khi đất nước còn chia cắt, ở Việt Nam Cộng hòa (miền Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) đều có các hội thảo ngôn ngữ học bàn đến chuẩn hóa tiếng Việt thì mới có phong trào chuẩn hóa có định hướng. Trước đó là ngôn ngữ được chuẩn hóa tự nhiên. Có chuẩn hóa như thế ta mới có các tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng như thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, rồi hàng loạt nhà văn sáng tác bằng chữ quốc ngữ như Hồ Biểu Chánh, Tố Tâm, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,…

Có điều lưu ý là chuẩn ngôn ngữ viết theo phong cách sử dụng có vẻ chặt chẽ thì trong ngôn ngữ nói có vẻ lỏng lẻo hơn.



2.2. Quan niệm của A. de Rhodes và các cộng sự về tiếng Việt

Khác với các giáo sĩ khác, như các thầy của ông về tiếng Việt như F. de Pina (ông này vào Hội An 1617, mất tại đây 1625), A. de Rhodes đã ra Thăng Long 3 năm thời chúa Trịnh Tạc, ghi chép tiếng Việt, ghi chép các địa danh Bắc Kì. Chúng tôi nghĩ rằng các giáo sĩ như A. de Rhodes, Onofre Borges, vào cuối nửa đầu TK XVII có vẻ như họ coi tiếng Bắc Bộ (Đông Kinh), cụ thể là tiếng Thăng Long, nơi có triều đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh mới được coi là tiêu biểu của tiếng Việt. Họ đã viết các tác phẩm về tiếng Đông Kinh và giải pháp về chữ quốc ngữ của họ rất kinh tế và khá chính xác về cơ bản là theo tiếng Đàng Ngoài (6 thanh điệu, phụ âm đầu và đặc biệt phần vần phong phú, gần như tiếng Việt ngày nay). Các nhà ngôn ngữ học hiện nay đánh giá rất cao các quan niệm của A. de Rhodes về tiếng Việt như vậy (như các giáo sư: Cao Xuân Hạo, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Văn Lợi và những người khác). Phải chăng đó là kết quả của cách chiêm nghiệm về truyền thống chữ viết châu Âu (chữ Hy Lạp, Latin), truyền thống La tinh hóa chữ Nhật, chữ Trung Quốc đã tạo nên một định hướng quan niệm “hiện đại” như thế.

Khi bàn đến việc ghi chép tiếng Việt của A. de Rhodes, Vương Lộc cho rằng quyển từ điển Việt - Bồ - La này đã “ghi chép tiếng miền Bắc chứ không phải tiếng miền Trung như M. Felus nhận định” [15]. Thật ra ý kiến này cũng chỉ được ít người chấp nhận, chúng tôi cho rằng ý kiến của Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên chính xác hơn: “Quyển từ điển có ghi cả tiếng Đàng Ngoài và tiếng Đàng Trong”. Theo thiển ý, tiếng Đàng Ngoài ở đây là tiếng Bắc, coi là cơ bản, còn tiếng Đàng Trong là tiếng các địa phương.

2.3.Một vài chứng cứ về ngôn ngữ

2.3.1.Trước hết, tên quyển từ điển ta đang xét là “Dictionarivn Annamiticum Seu Tunkinenfecum Lutitana, & Litina declaratione”, dịch là “Từ điển Annam hay Đông Kinh diễn nghĩa bằng tiếng Lusitan và Latin”. Rõ ràng cái tên này rất đáng được chú ý cần thiết, bởi nó mang ý đồ, quan niệm và phương pháp làm từ điển của tác giả.

Ta chú ý từ “Annam hay Đông Kinh”. Như đã biết, Đông Kinh vốn là kinh đô thời Lê – Mạc, đối lập với Tây đô ở Thanh Hóa, khi Mạc Đăng Du lên ngôi 1527. Đông Kinh chính là Thăng Long, Hà Nội ngày nay. Như thế tiếng Đông Kinh đã đại diện cho Annam, hay coi đó là tiếng Annam cũng được. Qua cái tên, ta thấy rõ A. de Rhodes có học và ghi chép tiếng Đàng Trong, nhưng theo cách phán xét của ông, tiếng Việt ở Đàng Ngoài phải có một vị trí đặc biệt. Nói khác đi, tuy Đàng Trong và Đàng Ngoài như là hai "vương quốc" (chữ của A. de Rhodes), nhưng vẫn là hai nửa của một quốc gia thống nhất, trong đó phải coi Đông Kinh là thủ đô, nơi có triều đình nhà Lê và phủ Chúa. Các nơi còn lại chỉ là một “đàng”, hay một “phía” mà thôi. Điều này có lẽ rất rõ ở các nước phương Tây mà các giáo sĩ là những người hiểu rất rõ.

2.3.2. Những ghi chép và giải pháp của A. de Rhodes

a) Về địa danh, tác giả A. de Rhodes đưa nhiều và kĩ về địa danh Hà Nội: Ô Ông Mác (Ô Đống Mác), Quảng Bố (Quảng Bá), Ô Cầu Giền (một cửa ô ở Hà Nội), rồi tên các phường, phố như Hàng Bè, Hàng Bát,… Chính tác giả Nguyễn Đình Đầu thì nhận xét: “Đắc Lộ (A. de Rholes) thì ghi chép đại danh từ Phú Yên trở ra, còn Bỉ Nhu (P. de Bhaine) thì ghi chép từ Phú Yên trở vào” (Dẫn theo [7]).

b) Về từ ngữ, ta gặp dễ dàng các từ đặc trưng cho tiếng bắc, như nào (mô), kia (tê), nọ (đấy, đớ, nớ). Hay bên cạnh heo ta có từ lợn, bên cạnh mần ta có làm (trong từ điển không có mần), bên cạnh tra ta có già (từ điển không có tra), bên cạnh răng ta có sao, v.v. của tiếng miền Trung.

c) Về ngữ âm, cách ghi 6 thanh điệu (như nói trên) là rất điển hình của tiếng Bắc, trong đó có Đông Kinh. Hiện nay, tiếng Việt 6 thanh chỉ ghi nhận được ở tiếng Ninh Bình trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào, các phương ngữ đều nói 5 thanh. Các biến thể khác như mnhầm (lầm), mnhẽ (lẽ) là biến thể đặc trưng của tiếng miền ngoài. Cũng vậy, các cách nói dọn (nhọn), dựa (nhựa), dòm (nhòm) có thể tìm thấy dễ dàng trong từ điển. Đấy là chưa kể các biến thể âm kép như bl, tl,…được Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên nhắc lại ý của A. de Rhodes rằng đó là vùng “kế cận kinh đô”, chứ không có ở khu vực ta gọi là Nam Trung Bộ hiện nay. Theo một điều tra của chúng tôi, âm tl còn “rơi rớt” ở các khu vực Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh và Quảng Bình, một vài nơi ở Quảng Trị.

Qua phần chứng minh trên về cách ghi chép tiếng Việt, cách làm từ điển đối dịch lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, thấy khá rõ quan điểm của A. de Rhodes và các cộng sự của ông về tiếng Thăng Long, thủ đô của người Đại Việt của chúng ta lúc bấy giờ.



3. Kết luận

Các giáo sĩ phương Tây (chủ yếu là Bồ Đào Nha) đã vào Việt Nam từ đầu TK XVII, họ mở nhà nguyện để truyền đạo Thiên chúa giáo. Họ đã học tiếng Việt, ghi chép tiếng Việt chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ, trong đó có Bình Định, cùng các cộng sự là người Việt, và chính họ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Chữ Việt La tinh hóa (chữ quốc ngữ), lúc đầu là phương tiện làm việc của các giáo sĩ. Về sau qua TK XVIII, TK XIX có những biến đổi để phù hợp hơn, đến cuổi nửa đầu TK XX, đặc biệt là từ 1945 trở về sau, chính thức trở thành chữ viết chính thức của chúng ta. Sở dĩ bộ chữ này có sức sống mãnh liệt như vậy bởi nó được sáng tạo rất khoa học.

Một trong những ưu thế về khoa học của chữ quốc ngữ là nó bao quát tiếng Việt trong một tổng thể hữu lí: có tiếng địa phương và tiếng Thủ đô (Kinh đô). Theo đó, tiếng thủ đô, để bảo đảm giao tiếp trong quốc gia thống nhất (tương đối), nó có trách nhiệm chuẩn hóa tự nhiên ở một mức độ cần thiết. Chính A. de Rhodes, bằng mẫn cảm và kiến thức uyên bác của mình về mặt ngôn ngữ học, đã nhận rõ điều này khi biên soạn và công bố hai tác phẩm của mình là “Từ điển Việt - Bồ - La” và “Phép giảng tám ngày” tại Roma, 1651. Đây là một định hướng vượt trội của A. De Rhodes và số ít cộng sự.

Khẳng định những nhận định này, chúng tôi hoàn toàn không có ý đánh giá thấp tầm quan trọng của những nơi được coi là những cái nôi ấp ủ và hình thành bước đầu chữ quốc ngữ như Hội An, Thanh Chiêm, Nước Mặn,…mà chỉ như góp một tiếng nói khách quan vào công tác nghiên cứu mà chúng ta đang tiến hành ở đây.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexandre de Rhodes (1991), Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, Nxb KHXH.

2. Alexandre de Rhodes (1991), Phép giảng tám ngày, Tủ sách Đại kết.

3. Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Tủ sách Đại

kết.

4. A. G. Haudricourt (1974), Hai chữ B trong từ điển của A - lech - xan đơ Rot,



Ngôn ngữ.

5. Bùi Đức Tịnh (không đề năm), Sự phát triển về từ vựng tiếng Việt ở miền Nam

từ đầu TK XVII đến 1975, Ban Ngôn ngữ Viện KHXH TP HCM.

6. Cao Xuân Hạo (1986), Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh

Quảng Nam, Ngôn ngữ 2/1986.

7. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ: 1620 - 1659, Tủ sách Ra

Khơi, Sài Gòn.

8. Đỗ Quang Hưng (2003), Quảng Nam - Đà Nẵng và giai đoạn mở đạo chính

thức, Hội nghị Khoa học Viện Ngôn ngữ học.

9. Phạm Văn Hảo (2009), Lớp từ tiếng Quảng Nam trong từ điển của A. de

Rhodes, Hội thảo Khoa học Viện Ngôn ngữ học.

10. Lý Toàn Thắng, Phạm Văn Hảo và tgk (2006), Tiếng Quảng Nam và vị trí

của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, Nxb Quảng Nam.

11. Vương Hữu Lê (1974), Những đặc tính của âm vị Việt ngữ, Đại học Văn

khoa Sài Gòn (luận văn cao học).

12. Hoàng Tuệ (2005), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb KHXH.

13. Khai thác tư liệu chữ quốc ngữ cổ (TK XVIII) (Đề tài đặc việt, mã số 99.06

(Tóm tắt); chủ nhiệm: GS. TS Đoàn Thiện Thuật.

14. Roland Jacques (2003), Công trình của một số nhà tiên phong người Bồ

Đào Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học cho đến 1650 (Tài liệu dịch, Viện Ngôn ngữ



học).

15. Vương Lộc (1878), V





1 Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ nghĩa, Đông Dương tạp chí, số 2-1913, tr. 2.

2 Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ nghĩa, Đông Dương tạp chí, số 2-1913, tr. 2.


3 Nguyễn Văn Vĩnh, Chữ Nho nên để hay nên bỏ, Đông Dương tạp chí, số 31-1913, tr. 3.

4 Nguyễn Văn Vĩnh, Tiếng An nam, Đông Dương tạp chí, số 40-1914, tr. 4.

5 Nguyễn Văn Vĩnh, Chữ quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 33-1913, tr. 4.

6 Nguyễn Văn Vĩnh, Chữ quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 33-1913, tr. 4.

7 Nguyễn Văn Vĩnh, Cách viết chữ Quốc ngữ, Đông Dương tạp chí, số 82-1914, tr. 6.

8 Nguyễn Văn Vĩnh. Đông Dương tạp chí, số 33, tr.4-5.

9 Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương tạp chí, số 82, tr. 5

10 Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương tạp chí, số 51-1914, tr. 4-5.

11 Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương tạp chí, số 51-1914, tr. 4-5.

12 Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương tạp chí, số 51-1914, tr. 4-5.

13 Nguyễn Văn Vĩnh, Cách dịch các tiếng tên xứ, tên người Âu châu ra chữ quốc ngữ Đông Dương tạp chí, số 67-1914, tr. 9.

14 Sơn Tùng: Tiểu thuyết hoa râm bụt. Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1998, tr. 181. (trích lời ông Nguyễn Văn Vĩnh).

15Hồ Lân Trinh. Sự cải cách vần chữ Việt, trong “Phê bình văn nghệ”, tập 1, ngày 8-2-1958. Dẫn lại của Tân Phong Hiệp: “Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)". Bách Khoa, số 32-1958.

16 Hoàng Đạo Thuý: Người và cảnh Hà Nội. Nxb. Hà Nội, 1982, tr. 242.

17 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.237.

18 Nguyễn Văn Trung, Về sách báo của người Công giáo thế kỷ XVII-XIX, tr.8.

19 Nguyễn Văn Trung, Chữ, văn quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc, Nxb. Xuân Thu, tr.13.

20 Nguyễn Văn Trung, Chữ, văn quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc, Nxb. Xuân Thu, tr.14.

21 Nguyễn Văn Trung, Chữ, văn quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc, Nxb. Xuân Thu, tr.12.

22  Nguyễn Văn Trung, Về sách báo của người Công giáo thế kỷ XVII-XIX, tr.91.

23 Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) của Đỗ Quang Chính, Tủ sách ra khơi Sài Gòn, 1978, tr.14.

24 Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) của Đỗ Quang Chính, Tủ sách ra khơi Sài Gòn, 1978, tr.22.

25 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.207.

26 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.213.

27 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.217.

28 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.237.

29 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.237.

30 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.237.

31 Lý Toàn Thắng chủ biên, Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ, tr.277.

32 Nguyễn Văn Trung, Về sách báo của người Công giáo thế kỷ XVII-XIX, tr.149

33 Nguyễn Văn Trung, Về sách báo của người Công giáo thế kỷ XVII-XIX, tr.8.





Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương