CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


SỨC MẠNH VÀ VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ



tải về 0.53 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.53 Mb.
#13244
1   2   3   4   5   6

SỨC MẠNH VÀ VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Bạn thử tưởng tượng rằng, bỗng một ngày nào đó, tiếng nói và chữ viết đột nhiên như có đôi cánh nhiệm màu rời khỏi loài người vốn đã sáng tạo ra nó, bay đến một thiên hà xa xôi nào khác… Thật là một tai hoạ khủng khiếp! Chỉ nhớ lại cái cảm giác bất lực đến khó chịu trước một người bất đồng ngôn ngữ hay một người câm mà mình đã tiếp xúc, bạn cũng đã thấy ớn lạnh lắm rồi. Khi loài người ngày nay không còn tiếng nói và chữ viết, thế giới của chúng ta sẽ giống hệt một thế giới những người câm, và, bạn sẽ còn ớn lạnh đến chừng nào khi biết mình đang sống giữa thế giới đó mà chính mình cũng là một người câm? Lúc đó con người mất đi khả năng phản ánh ý thức (con người có khả năng phản ánh ý thức nhờ ngôn ngữ – Marx-Engels), mà ý thức vốn là một nguyên nhân của sự xuất hiện loài người.

Rõ ràng là, ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong sự duy trì tồn tại và phát triển của loài người. Nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một hệ thống tín hiệu tinh vi và phức tạp, gắn chặt với tư duy (nhưng không đồng nhất), với chức năng cơ bản nhất là một công cụ giao tế giữa con người với con người. Vì vậy, sự chính xác là một yêu cầu rất lớn đối với ngôn ngữ. Nhà văn Gorki là người ý thức được tầm quan trọng nói trên của ngôn ngữ, và hơn một lần, ông kêu gọi: “Một lần nữa tôi khuyên các bạn: Hãy chú ý đến ngôn ngữ, hãy giành giật lấy từ nó sự chính xác, điều này sẽ đem lại cho nó sức mạnh và vẻ đẹp !” Lời kêu gọi của Gorki không chỉ có giá trị đối với các nhà văn mà đối với tất cả mọi người. Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng, công cụ của nhà văn không còn gì khác ngoài ngôn ngữ mà họ dùng đến, thì chúng ta càng thấy lời khuyên của Gorki đối với họ quan trọng đến chừng nào, bởi vì, “bằng ngôn ngữ (… ), nhà văn có thể tác động trực tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác của người đọc, làm cho họ cảm giác được nhân vật một cách vật chất” – (Gorki), và “bằng ngôn ngữ, nhà văn với tác phẩm của mình có thể làm cho con người thay đổi thế giới” – (Nguyễn Đình Thi)…

Ngôn ngữ vốn là những qui ước mà thôi. Sự qui ước của ngôn ngữ tự thân nó chỉ có tính chính xác tương đối. Đứa trẻ trong làng chỉ có thể hình dung sau khi nghe tiếng “cái nhà” với những cái nhà trong làng mà nó đã thấy, còn người khác, có thể hình dung tới những cái nhà trên thế giới mà họ đã được biết. Nhưng con người sẽ kém cỏi biết chừng nào khi họ lạm dụng tính chính xác tương đối ấy của ngôn ngữ. Trong thực tế, có người chỉ đường giỏi khiến cho người hỏi đường nhanh chóng tới nơi mình muốn và có kẻ chỉ đường tồi khiến cho người hỏi đường phải mất nhiều công tìm kiếm thêm. Người chỉ đường giỏi là người đã biết sử dụng những ngôn ngữ có tính chính xác cao. Đối với văn học, nhà văn giỏi bao giờ cũng là người chỉ nhanh cho người đọc đi tới những gì mình muốn mang đến cho họ. Nhưng sự chính xác của ngôn ngữ văn học đòi hỏi chức năng biểu cảm thẩm mỹ cao, và điều quan trọng là nó phải miêu tả được trạng thái tâm hồn của con người (của nhà văn và của nhân vật). Nguyễn Du là nhà thơ đã làm cho ngôn ngữ có sức mạnh và vẻ đẹp thật tuyệt vời với nghệ thuật sử dụng những ngôn ngữ đến độ chính xác khó có thể thay thế được. Đây là đoạn ông tả Thuý Kiều tắm:



Buồng the phải buổi thong dong

Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên!

Tả một việc rất thô, mà lời văn thật nhanh nhã. Ngôn ngữ chính xác đến nỗi như là dựng lên trước người đọc một pho tượng khoả thân tuyệt mỹ, chứ không hề có cảm giác nhục dục. Thật khó mà tìm được những từ ngữ để thay thế chút ít trong bốn câu thơ trên cho nó có thể hay hơn nữa, thậm chí, để cho nó ngang bằng cũng đã là một việc quá khó. Do một sự vô tình hay cố tình nào đó, hai chữ “Dầy dầy” trong câu thứ tư được đổi thành “Rành rành” trong một bản in ở miền Nam, làm người đọc bỗng cảm thấy thật khó chịu, bởi nó không lột tả một cách chính xác tâm hồn bên trong của nhân vật Thuý Kiều với sự phát triển lô – gíc của nó.

Trong các nhà thơ của phong trào Thơ mới, Hàn Mặc Tử không phải là một nhà thơ quá ý thức chơi chữ, chơi ngôn từ, nhưng thơ ông là cả một thành tựu của sự sáng tạo ngôn từ thật “đắt”:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi!

Hoặc:


Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm

Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

Thật khó mà thay các từ “nằm sóng soãi”, “lả lơi”, “ngây tình”, “trần truồng”, “khuôn vàng”, “đáy”… bằng những từ khác cho hay hơn. Ngôn ngữ khi đã được dùng chính xác rồi trong văn cảnh của nó, tất cả mọi sự thêm thắt, thay đổi đều thành xuyên tạc cái hay của nó mà thôi.

Đối với nghệ thuật thơ, sự chính xác của ngôn ngữ không thể xét một cách “ngang bằng sổ thẳng”, bởi nếu chỉ chính xác theo kiểu đó, nó không còn là thơ nữa. Đấy là thứ ngôn ngữ “chính xác mà không chính xác !” Ngôn ngữ thường đạt hiệu quả cao khi tưởng như nó “Không chính xác mà rất chính xác”. Ví dụ câu thơ: “Những con đường bảng lảng hoàng hôn” chẳng hạn. Sẽ làm nghèo đi ý nghĩa câu thơ này, khi ta cố cắt nghĩa là “bảng lảng” bổ nghĩa cho “con đường”, hoặc cho “hoàng hôn”. Hai chữ bảng lảng ở đây thực ra dùng cho cả “con đường” và “hoàng hôn”, nhưng điều quan trọng hơn là nó có giá trị phản ánh tâm hồn, tâm trạng nhà thơ trước không gian và thời gian mà câu thơ gợi lên. Sự chính xác của ngôn ngữ ở đây chính là tạo ra hiệu quả cái có lý từ cái vô lý.

Đối với ngôn ngữ văn học, âm điệu câu thơ câu văn đều có đóng góp không nhỏ tới việc truyền cảm chính xác những điều mà nhà thơ nhà văn muốn miêu tả. Việc ngắt câu thật ngắn gọn trong văn xuôi thường tạo nên một cảm giác gấp gáp, khẩn trương, việc kéo dài câu văn tạo nên cảm giác nặng nề hoặc êm đềm. Những câu thơ toàn âm bằng thường gây được hiểu quả đáng kể khi tả những tâm trạng vẩn vơ, man mác:



Trời buồn làm gì trời rầu rầu

Anh yêu em xong anh đi đâu…

(Lê Ta – tức Thế Lữ)

Và đặc biệt là khi dùng những từ láy đôi, câu thơ thường mang lại những sức mạnh và vẻ đẹp lớn cho rung cảm người đọc, người nghe:

Khách xa gặp lúc mùa xuân chin

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang

(Hàn Mặc Tử)

Ở đây, âm điêu thực chất là nội dung của ngôn ngữ. Nếu chỉ coi âm điệu là trang điểm cho ngôn ngữ, nhà văn chỉ mới sử dụng được một nửa tác dụng của thứ vũ khí này.

*

Trong công việc viết văn, làm thơ, có nhiều thứ làm cho người viết khổ tâm, nhưng điều khổ tâm mà chắc chắn người viết nào cũng gặp và gặp thường xuyên, đó là khi anh muốn diễn tả một điều gì đó mà không tìm ra được cái từ diễn đạt nó một cách chính xác nhất, cái từ “đắc địa” nhất, nghĩa là gọi đúng tên bản chất sự vật. Ai nghèo nàn về vốn từ ngữ, đều rất mất thời giờ với sự lúng túng ấy. Nhưng cũng có người lại chịu mất thì giờ với nó bởi sự kỳ công văn chương. Chả thế mà có nhà văn từng chọn trong hàng trăm từ để lấy một từ dùng vào câu văn của họ. Có khi, từ họ chọn không hẳn là “đắc địa” theo quan niệm của người khác, nhưng nó lại rất “đắc địa” trong cái hệ thống cấu trúc ngôn ngữ riêng của họ, đấy là thứ ngôn ngữ riêng nhà văn ấy tạo nên, thứ ngôn ngữ của phong cách văn chương. Nguyễn Tuân là nhà văn bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ với phong cách rất riêng biệt, ngoài việc kỳ công tìm kiếm chữ nghĩa độc đáo, dễ gây ấn tượng, ông còn kỳ công làm cho từ ngữ bình thường bỗng toát lên những ý nghĩa mới. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta luôn luôn được hưởng sự thú vị của chữ nghĩa, hết dòng này tới dòng khác, hết trang này sang trang khác mà không nhàm chán. Có thể nói, ông là nhà văn của ngôn từ. Theo ông nói, không phải tự nhiên mà có được những chữ dùng thú vị, ông cũng có nhiều giây phút khổ tâm để tìm kiếm sự thú vị cho nó. Chắc ông phải kỳ công hơn nhiều nhà văn khác trong khi sử dụng ngôn ngữ văn chương. (? )



Trong quá trình sáng tác, ai mà chẳng chịu nhiều sự khổ tâm trong việc tìm tên gọi chính xác cho bản chất sự vật mà mình miêu tả trong thơ. Tôi nghiệm ra rằng, sự chính xác của của từ ngữ không bao giờ đạt hiệu quả cao trong sự diễn đạt cầu kỳ. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng hay nhất trong sự giản dị của nó. Sự giản dị làm cho ngôn ngữ luôn trở nên hiện đại nhất. Nhà thơ chạy theo chủ nghĩa ngôn từ sẽ nhanh chóng trở thành lạc hậu, và sự nhanh chóng lạc hậu của ngôn từ chứng tỏ tính chính xác thấp của nó.

Có thể nói rằng, sẽ không bao giờ trở thành một nhà văn chứ chưa nói đến thành nhà văn lớn khi anh không chú ý đến ngôn ngữ. Nhưng sự chú ý đến ngôn ngữ mà để người đọc luôn nhận ra sự “chú ý” ấy, thì đấy mới chỉ là một nhà văn xoàng.



NTT

--------------------------------------------------------------



TỪ MỘT BÀI THƠ CHỮ QUỐC NGỮ

Thanh Thảo

Theo Linh mục Thanh Lãng trong “Biểu nhất lãm văn học cận đại” thì Filiphé Bỉnh (1759-1832), một linh mục Dòng Tên người Việt, là người viết chữ quốc ngữ hơn 100 năm sau khi chữ này ra đời . Filiphé Bỉnh có thể rời Việt Nam năm 1794 và cư ngụ tại Bồ Đào Nha 30 năm. Thanh Lãng chưa tìm thấy tiểu sử của Filiphé Bỉnh nhưng tìm thấy khá nhiều tài liệu bằng chữ Việt của ông lưu trữ tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Tới thành Macao” có lẽ là bài thơ bằng chữ quốc ngữ đầu tiên do Filiphé Bỉnh sáng tác vào ngày 4 tháng chạp năm 1794. “Tôi đang gưỡi gắp (gửi gắm) chốn Ma cao. Hai chữ thanh nhàn xiết kễ(kể) bao. Hôm sớm phần hồn dầu mặc sức. Tháng ngày việc chác chẳng tơ hào. Xây dần (Xoay vần) tám tiết hằng no ấm. Đáp(Đắp) đổi tứ mùa khỏi khát khao. Gần chợ gần soũ (sông) gần núi bể. Trăm mùi khôn chút vẻ tanh tao”.



Là người làm thơ đương đại, tôi không bình luận về chất lượng thơ của bài thơ đã viết cách đây hơn 200 năm, vì Nguyễn Trãi từng làm thơ chữ Nôm từ hơn 600 năm trước vẫn hay hơn rất nhiều. Chỉ có điều tôi chú ý: Nguyễn Trãi làm thơ bằng chữ Nôm, còn Filiphé Bỉnh làm thơ bằng thứ chữ mà bây giờ ta gọi là chữ quốc ngữ, ở giai đoạn sơ khai của nó. Đây chẳng qua là tên quen gọi, chứ chữ Nôm cũng là chữ quốc ngữ, dùng cách viết chữ Hán mà phiên âm tiếng Việt. Chữ quốc ngữ thì dùng mẫu tự La tinh phiên âm tiếng Việt. Ngày xưa, ông cha chúng ta nhiều khi không biết chữ Hán, không biết cả chữ Nôm, dĩ nhiên chưa biết chữ quốc ngữ vì chưa có thứ chữ này, nhưng vẫn sáng tác và lưu truyền cho hậu thế những tác phẩm thuộc dòng văn học truyền miệng, trong đó có những tác phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ thuộc lòng và truyền cho thế hệ sau. Không dùng chữ viết vẫn có văn học, nhưng văn học sẽ phát triển mạnh mẽ như thế nào nếu có chữ viết, điều này tất cả chúng ta đều biết. Dù chữ quốc ngữ ra đời vì những mục đích gì và ban đầu nhằm phục vụ cho những ai, thì từ khi có chữ quốc ngữ mẫu tự La tinh dễ học dễ viết, người Việt Nam đã thực sự có chữ viết của mình. Và khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, thì với chữ quốc ngữ, đa số người Việt Nam thuở ấy đã nhanh chóng thoát nạn mù chữ nhờ theo học những lớp bình dân học vụ. Bây giờ nếu nghĩ, lẽ ra người Việt ta giữ được chữ Nôm thì sẽ giữ vững được nền văn hóa dân tộc độc đáo của mình, thì e hơi…cực đoan. Chữ Nôm là một sáng tạo rất đáng quí của người Việt, nhưng nó vẫn phải dựa vào chữ Hán-chí ít là ở hình thái chữ-mà sau nhiều thế kỷ nó vẫn không thể phát triển, không thay được chữ Hán, thì phải thấy cái khó khăn vô cùng của nó khi vừa đồng dạng vừa có mục tiêu dị biệt với chữ Hán. Sau khi chữ quốc ngữ chính thức được dùng, vào ngày 1-1-1882, cách nay tròn 134 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”, thì chúng ta đã có một thứ chữ viết của người Việt khá hoàn chính như bây giờ đang dùng. Phải chăng, như dân mình hay nói, đó là “Ơn kẻ dữ” ? Vậy mà, sau 134 năm, trong chữ quốc ngữ của ta vẫn tồn tại không ít từ Hán Việt. Văn hóa và chính trị Trung Quốc vẫn ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam. Đó là một thực tế, dù ta có thừa nhận hay không. Vậy thì phải rất vui, vì nhờ chữ quốc ngữ, chúng ta đã có một cú “thoát Trung” rất ngoạn mục, ít ra là thoát mẫu tự chữ viết. Từ 134 năm nay, người Trung Quốc vẫn viết chữ tượng hình, còn Việt Nam thì đã có chữ viết của riêng mình theo mẫu tự Latin. Khác hoàn toàn với chữ viết Trung Quốc. Với chữ quốc ngữ, Việt Nam là nước châu Á hiếm hoi có chữ viết theo mẫu tự Latin. Nói theo bây giờ, nhờ thế có lẽ ta sẽ “hội nhập” nhanh hơn chăng? Cũng chẳng biết thế nào, vì hội nhập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không đơn thuần ở mẫu tự chữ viết.

Trở lại với bài thơ “Tới thành Ma cao” của “nhà thơ vườn” Filiphé Bỉnh. Xin ghi lại bằng chữ quốc ngữ đương đại bài thơ này để dễ cảm nhận:

Tôi đang gửi gắm chốn Ma cao/ Hai chữ thanh nhàn xiết kể bao/ Hôm sớm phần hồn dầu mặc sức/ Tháng ngày việc chác chẳng tơ hào/ Xoay vần tám tiết hằng no ấm/ Đắp đổi tứ mùa khỏi khát khao/ Gần chợ gần sông gần núi bể/ Trăm mùi khôn chút vẻ tanh tao/”.

Đây là bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn, nhưng không viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, mà viết bằng thứ chữ mẫu tự Latin. Có lẽ với hồi ấy, nó lạ lẫm lắm. Và cũng còn nhiều “sạn” lắm, nếu so với chữ quốc ngữ bây giờ. Nhưng nếu không có những người mở đường như thế, dám làm thơ bằng thứ chữ còn mới mẻ và đang phát triển chứ chưa hoàn chỉnh như thế, thì làm sao bây giờ chúng ta có cả một nền thơ được viết bằng chữ Việt hoàn chỉnh như vậy. Dù bài thơ không thuộc “dạng” xuất sắc, nhưng có thể thấy sự thơ thới của nhà thơ khi dùng chữ, khi thoải mái thể hiện xúc cảm của mình bằng thứ chữ mình mới làm quen. Thơ như thế bây giờ cũng có thể làm đơn xin vào Hội nhà văn được. Ngài Filiphé Bỉnh hẳn đã rất vui khi viết được bài thơ bằng chữ quốc ngữ thời sơ khai này. Bây giờ được đọc bài thơ, chúng ta cũng rất vui, vì chỉ sau hơn 200 năm, chữ quốc ngữ dưới ngọn bút (hay máy vi tính) của các nhà thơ Việt đã tung hoành ngang dọc, đã “chơi” từ tượng trưng tới siêu thực rồi hậu hiện đại một cách thật dễ dàng. Người ta hay nói “Phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp tiếng Việt”, nhưng hơn ông Jourdain trong hài kịch Moliere làm văn xuôi mà không biết, ngày nay chúng ta làm thơ hay làm văn xuôi đều chủ động với chữ viết thuần Việt của mình, chủ động với ngữ pháp Việt của mình. Mà thứ chữ bây giờ thuần Việt ấy, khởi nguyên cũng đâu phải của người Việt? Cái gì dùng tốt cho dân tộc mình, qua thời gian trở nên một bộ phận không thể thiếu trong hành trang của dân tộc mình, thì đều tốt cả, phải không ạ ?

--------------------------------------------------------------------------------------



LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
Đặng Thị Phượng

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư)
Mở đầu

Hệ thống chữ viết ngày nay thường được gọi chung là chữ quốc ngữ. Thành ngữ “Quốc ngữ” theo nguyên tự Hán-Việt là “Tiếng nói của người Việt”. Đây chính là một cách viết tiếng Việt khác với chữ Hán được sử dụng chính thức trong nhiều thế kỷ. “Chữ quốc ngữ” về mặt kĩ thuật chính là lối viết tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh, chữ quốc ngữ được xây dựng trên căn bản trên vần La-tinh được bổ thêm hai kiểu mẫu âm tiêu.

Nhiều công trình, đề tài đã nghiên cứu về chữ quốc ngữ, trong đó đã nghiên cứu về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ qua các công trình, đề tài như: Về sách báo của người công giáo (thế kỷ XVII-XIX) của tác giả Nguyễn Văn Trung; Những đặc trưng cơ bản của tiếng Quảng Nam và vị trí của nó trong việc hình thành chữ quốc ngữ do GS.TSKH Lý Toàn Thắng chủ biên; Chữ quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc của tác giả Nguyễn Văn Trung...vv, ngoài ra chúng tôi cũng đã có những nghiên cứu lịch sử hình thành chữ quốc ngữ tại một số tài liệu nghiên cứu khác còn lưu chữ tại Thư Viện Quốc gia. Chúng tôi tạm có thể chia Lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ thành các giai đoạn:

1. Giai đoạn hình thành chữ quốc ngữ

Nhiều tài liệu nghiên cứu đều cho rằng chữ quốc ngữ xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII. Việc hình thành chữ quốc ngữ gắn với lịch sử truyền giáo, khi các Đoàn tu sĩ dòng tên (gồm các linh mục Francesco Buzomi (người Ý), linh mục Diego (người Bồ Đào Nha), ....) từ Ma Cao đến chính thức lập cơ sở truyền giáo tại đàng trong.

Để thực hiện được công việc truyền giáo, các tu sĩ dòng tên phải học được tiếng nói và chữ viết của nước sở tại. Chữ viết của nước ta thời kỳ này là chữ nho và chữ nôm, một loại chữ hình tượng khác xa với chữ Latinh. Để học được những chữ này là một công việc khó khăn đối với các tu sĩ dòng tên. Năm 1615 khi bắt đầu tiến hành truyền giáo tại Việt Nam, các tu sĩ Dòng Tên của Tỉnh dòng Nhật Bản đã có một kinh nghiệm hơn hai mươi năm nghiên cứu và sáng chế về ngữ học tiếng Nhật. Khi đến Việt Nam các nhà truyền giáo đã đưa ra một phương pháp truyền giáo vào Việt Nam dựa trên lối viết chữ tương tự của tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Việt. Chữ Nôm là chữ Việt Nam cổ xưa dựa vào chữ Hán, chữ Nôm là chữ được dùng ở Việt Nam trong thời kỳ này, được tất cả những người có học ở Việt Nam biết và được các nhà truyền giáo Việt Nam sử dụng để truyền giáo nhưng lại đa số các nhà truyền giáo là các tu sỹ Dòng tên Bồ Đào Nha không sử dụng được. Những nhà truyền giáo đã sáng tạo ra vần La tinh áp dụng vào tiếng Việt đó là Chữ quốc ngữ, để sử dụng riêng cho mình.

Khi thực hiện công việc truyền giáo tại Việt Nam, các tu sĩ dòng tên phải học học được tiếng nói, chữ viết và giảng đạo bằng tiếng Việt, năm 1620 các tu sĩ dòng tên đã bắt đầu dùng mẫu tự la tinh để viết tiếng Việt. Họ đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho phù hợp với lối phát âm và thanh điệu Việt Nam “Thời kỳ sơ khởi phôi thai của chữ Quốc ngữ, từ 1920 đến 1931, với các tài liệu viết tay của Joao Roiz (1921), Gaspar Luis (1621, 1626)...”17. Đây có thể coi là những nghiên cứu đầu tiên cho việc ra đời chữ quốc ngữ.

Công việc nghiên cứu và xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho phù hợp với lối phát âm và thanh điệu Việt, đã được các tu sĩ dòng tên triển khai bằng một loạt các công trình nghiên cứu nghiên cứu văn phạm và ngữ âm tiếng Việt. Công trình đầu tiên là Bản dịch văn bản kitô giáo ra tiếng Việt (năm 1618) của Francisco de Pina, linh mục dòng tên sinh ở Bồ Đào Nha, tốt nghiệp Trường Ma Cao. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành các công trình này Francisco de Pina được sự trợ giúp rất nhiều của một văn nhân Việt Nam có tên rửa tội là Pê-rô có kiến thức uyên bác về chữ Hán. Pê-rô giúp Francisco de Pina dịch kinh Pater noster, Ave Maria, Credo và Mười Điều Răn ra tiếng địa phương.

Cơ sở truyền giáo Pulo Cambo (ở tại Quy Nhơn ngày nay) là nơi ba linh mục Buzomi, linh mục Pina, linh mục Borri thực hiện các công trình và hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho phù hợp với tiếng Việt Nam. Một hệ thống văn phạm và ngữ vựng cũng được Buzomi và các cộng sự của ông xây dựng.

Năm 1624, Francisco de Pina đã mở trường dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc đầu tiên. Sự kiện này cũng là một mốc quan trọng của lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.

Francisco de Pina thực hiện công cuộc truyền giáo vào Việt Nam với một đam mê, sau cái chết của Francisco de Pina (ông bị chết đuối ở Đà Nẵng năm 1625), các công trình nghiên cứu văn phạm và ngữ âm tiếng Việt vẫn được các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống để kiện toàn lối viết bằng mẫu tự La tinh gọi là chữ quốc ngữ.



Chữ quốc ngữ với Alexandre de Rhodes

Mục đích chính lúc đầu của các Tu sĩ dòng tên trong việc sáng tạo ra tiếng Việt theo mẫu tự La tinh (chữ quốc ngữ) là để giúp người ngoại quốc học tiếng Việt cho đúng. Nhưng sau đó, loại chữ này được sử dụng như là công cụ để truyền đạo. Các Tu sĩ dòng tên đã không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện loại mẫu tự La tinh của tiếng Việt này. Sau cái chết của Francisco de Pina, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục nghiên cứu về ngữ học. Họ cố gắng sáng tạo một ngữ vựng Kitô giáo và viết ra những phần căn bản về Kitô giáo. Mặt khác, họ cũng cố gắng nỗ lực phân tích văn phạm và ngữ âm tiếng Việt một cách có hệ thống, để hoàn thiện dần lối viết theo mẫu tự La tinh.

Trong những người kế tục sự nghiệp nghiên cứu của Francisco de Pina, thì Alexandre de Rhodes là một tu sĩ có đầu óc và tầm nhìn vượt trội các giáo sĩ cùng thời. Có ý kiến cho rằng, ông như là khai sinh ra việc chuyển vần La-tinh vào tiếng Việt. Alexandre de Rhodes sinh năm 1593 tại Avignon, vào dòng Tên tại Roma năm 1612. Ông được cử đi truyền giáo tại Đàng Trong năm 1624, được cử đến thành lập vùng truyền giáo Đàng Ngoài năm 1627 và ở đây cho đến khi bị trục xuất năm 1630. Đến năm 1640, ông lại được cử phụ trách vùng truyền giáo Đàng Trong (1640-1645), 1645 bị vĩnh viễn trục xuất tại Việt Nam. Có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò khai sinh các công trình có tính chất quyết định sự hình thành chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes. Nhưng vai trò của Alexandre de Rhodes về sự hình thành chữ quốc ngữ được ghi nhận chính thức vào năm 1993. Ngày nay có nhiều tài liệu coi ông được tôn vinh như “người khai sinh” ra chữ viết Việt Nam.

Nhưng theo tác giả Đỗ Quang Chính Alexandre de Rhodes (cg. Đắc Lộ) không phải là người đầu tiên học tiếng Việt, Pina đã dạy ông tiếng Việt “Thật ra, trong giai đoạn hình thành chữ quốc ngữ, Đắc Lộ chỉ góp một phần quan trọng trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên”

Alexandre de Rhodes đã soạn thảo cuốn Giáo lý để truyền giáo (gồm có 8 bài giảng dùng cho 8 ngày) một bản bằng chữ quốc ngữ dựa căn bản vào cuốn Việt- Bồ do Gaspar do Amaral soạn, một bản bằng chữ Nôm. Chữ Nôm và chữ Hán rất khó học đối với các quan lại, nhân viên hành chính là người Pháp ở Việt Nam, nên chữ viết theo mẫu tự La tinh này được giới cầm quyền rất coi trọng và sau đó đã ban hành một quy chế chính thức quy định bắt buộc sử dụng chữ viết này trong tất cả các dịch vụ hành chính.

2. Giai đoạn phát triển và hoàn thiện chữ quốc ngữ

Sự phát triển của chữ quốc ngữ có thể được gắn với các sự kiện sau:

Thứ nhất, giai đoạn này có thể tính từ thời điểm thực hiện việc biên soạn và xuất bản hai cuốn sách: Từ điển Việt Bồ La và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (năm 1636). Sự kiện xuất bản hai cuốn sách này, là tiếng nói khẳng định bằng văn bản sự có mặt của tiếng Việt ra thế giới.

Thứ hai, tám năm sau đã xuất hiện những bản viết tay bằng chữ quốc ngữ hai người Việt là Igiesico Văn Tín và Bento Thiện. Đáng chú ý hơn cả là Tập Lịch sử nước Annam của Bento Thiện.

Thứ ba, sự phát triển của chữ quốc ngữ gắn liền với những tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ như: Truyện Tiên du la, Sấm truyền ca, Phi năng thi tập của Phillippe Phan Văn Minh, tập thơ bằng chữ quốc ngữ, có một số bài thơ tố cáo người Pháp lợi dụng đạo công giáo vào mục tiêu chính trị xâm chiếm Việt Nam; tác phẩm Đại Nam Việt Quốc triều sử ký của tác giả Tân Định 1879, đây là cuốn sử viết theo lối Tây Phương; Văn và Tuồng gồm nhiều bài tuồng.

Truyện Tiên du la - gồm 12 cuốn với gần 500 tích truyện kể về 500 danh nhân công giáo trên thế giới qua mấy ngàn năm lịch sử, cùng với quá trình hoàn thiện biên soạn cuốn sách thì tiếng Việt cũng đã có một bước phát triển mới.

Sấm truyền ca là tác phẩm phỏng dịch 5 tập đầu tiên của bộ Thánh Kinh Cựu ước của Thầy Cả Lữ Y Đoan thế kỷ XVII (viết năm 1670). Sấm truyền ca lưu truyền đến ngày nay đã qua nhiều dị bản, nhưng có thể khẳng định: Tác phẩm Sấm truyền ca đã lĩnh hội nội dung và tinh thần bản Thánh Kinh Cựu Ước và truyền đạt lại bằng ngôn ngữ Việt thế kỷ XVII (Chữ quốc ngữ) cô đọng, sáng tạo. Sấm truyền ca không những giữ được nội dung và tinh thần của tác giả mà còn thể hiện được văn hóa Việt, hồn Việt vào bản dịch.

Thứ tư, khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu cuốn sách Về sách báo của người công giáo (thế kỷ XVII-XIX) của Nguyễn Văn Trung thấy những vấn đề nổi bật:

Bài nghiên cứu của Thanh Lãng về lịch sử tiếng Việt cho rằng Tiếng Việt đã được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày của người dân thường từ cách đây 350 năm (khoảng đầu thế kỷ XVII), tiếng Việt được dùng để ghi trong các sách kinh đọc tại nhà thờ và tiếng Việt là thứ tiếng mà người Việt lưu vong tại các nước Miên, Lào, Thái sử dụng để nói hàng ngày (những người Việt lưu vong sang Thái Lan vẫn dùng các quyển kinh in bằng tiếng Việt để đọc hàng ngày, do linh mục người Việt dạy). Lúc đầu tiếng Việt có số lượng từ rất ít, chỉ là những từ rất đơn giản, nhưng từ những vốn từ có hạn đó người dân đã vận dụng “quy luật phủ bẩm tự nhiên để sáng tạo thêm những số lượng từ ngữ mới cần thiết cho sinh hoạt trao đổi, nhất là khi con người phải tiếp cận với các khoa học mới”18

Theo Thanh Lãn có 7 quy luật cấu tạo từ: thứ nhất, một số lượng lớn của từ tiếng Việt mượn những từ chỉ thân xác để chuyển sang từ mới có nghĩa khác: lá “gan” có thêm từ “cả gan”; Thứ hai, những từ xuất phát từ cử chỉ, hoạt động của con người (vd. ăn, uống, ngủ, đi, đứng, gánh, ôm, cầm, nắm, lo, buồn, yêu, ghét, ....). Thứ ba, trung tâm cấu tạo từ là ngôi nhà và những bộ phận cấu trúc thành ngôi nhà (nhà vua, nhà sang trọng...). Thứ tư, cấu tạo từ xuất phát từ vị trí mà con người hay ngôi nhà đối diện với những vật khác (vd. đi lại với đàn bà nghĩa là giao hợp xác thịt với đàn bà....). Thứ năm, những từ đã có từ lâu nhưng bị cho là vô nghĩa (vd. ăn năn, tang tóc, cám dỗ....). Thứ sáu, cấu tạo từ kết hợp một chủ từ và một trạng từ (vd. kẻ phạm tội, kẻ có tội, ....). Thứ bảy, sử dụng những câu nói như thành ngữ, tục ngữ (đen như mồ hóng, thân này trẻ đã qua già chưa đến...)

Thứ năm, báo chí có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của chữ quốc ngữ.

Nhiều ý kiến đều cho rằng tờ báo Gia Định sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương