CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH



tải về 0.53 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.53 Mb.
#13244
  1   2   3   4   5   6



HỘI THẢO KHOA HỌC "CHỮ QUỐC NGỮ TẠI BÌNH ĐỊNH" ­­­­­­­­­­­­­­­­­

MỤC LỤC


STT

TÁC GIẢ

ĐỀ TÀI

TRANG

1

Nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Hoàng Quốc Hải (HN)



CHỮ QUỐC NGỮ VỚI

NỀN VĂN HÓA NƯỚC NHÀ



7

2

TS. Nguyễn Thị Lệ Hà

Viện Sử học Việt nam


NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC CỔ VŨ, TUYÊN TRUYỀN VÀ

PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU THẾ KỶ XX



12

3

Nhà văn Đặng Vương Hưng





CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ QUA PHONG TRÀO “BÌNH DÂN HỌC VỤ”

21

4

TS. Nguyễn Minh San

Phó TBT Tạp chí Văn hiến VN Nam



CHỮ QUỐC NGỮ - MỘT THẮNG LỢI VĨ ĐẠI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH KHẲNG ĐỊNH QUỐC GIA ĐỘC LẬP

26

5

Nguyễn Trọng Tạo

SỨC MẠNH

VÀ VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ



32

6

Thanh Thảo

TỪ MỘT BÀI THƠ

CHỮ QUỐC NGỮ



35

7

Đặng Thị Phượng

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư


LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

VỀ SỰ RA ĐỜI

CỦA CHỮ QUỐC NGỮ


37

8

PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam


MỘT VÀI NHẬN XÉT

VỀ TỪ ĐIỂN ANNAM-LUSITAN-LATIN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA

TỪ ĐIỂN HỌC


45

9

PGS. TS Phạm Văn Hảo

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam


TİẾNG VİỆT Ở CÁC

ĐỊA PHƯƠNG VÀ TİẾNG THĂNG LONG DƯỚİ CON MẮT CỦA CÁC GİÁO SĨ SÁNG TẠO

CHỮ QUỐC NGỮ


52

10

PGS TS Phạm Văn Tình

FRANCISCO DE PINA

VỚI SỰ SÁNG TẠO

CHỮ QUỐC NGỮ


56

11

- PGS.TS Hà Quang Năng

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam

- ThS. Chu Thị Hoàng Giang

Trường Đại học Khoa học –

Đại học Thái Nguyên



XUNG QUANH VẤN ĐỀ CÁC TỪ NGỮ CÓ HƠN MỘT DẠNG CHÍNH TẢ ĐƯỢC THỪA NHẬN

62

12

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hảo

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam


ĐỊA DANH QUY NHƠN

TRONG HÀNH TRÌNH ĐỒ TRUYỀN GIÁO TỪ PHƯƠNG TÂY VÀO VIỆT NAM



76

13

PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật

CT. Hội đồng Khoa học Viện Sử học, Phó TTK. Hội Khoa học Lịch sử VN



CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMVỚI VẤN ĐỀ

CHỮ QUỐC NGỮ



81

14

Nhà báo

Mai An Nguyễn Anh Tuấn




NHỮNG BẢN TRUYỆN KIỀU QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC NƯỚC NHÀ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

87

15

Lộc Xuyên Đặng Quí Địch

QUỐC NGỮ

VÀ CHỮ QUỐC NGỮ



93

16

- Lê Tùng Lâm

Khoa SPKHXH

Trường Đại học Sài Gòn

- Đào Lê Thanh Hoàng



BẢN CHẤT SỰ RA ĐỜI

CỦA CHỮ QUỐC NGỮ



99

17

Th.s Trương Anh Thuận

Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm

Đại học Đà Nẵng


LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA

BÌNH ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN PHÔI THAI HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ ĐẦU THẾ KỈ XVII



105

18

- PGS.TS Trần Kim Phượng

- PGS.TS Lê Thị Lan Anh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


NHÌN LẠI “BÁO CÁO VẮN TẮT VỀ TIẾNG AN NAM HAY ĐÔNG KINH”CỦA ALEXANDRE DE RHODES VỀ VẤN ĐỀ CHỮ VÀ VẦN

117

19

Nguyễn Trọng Minh

BÁO CHÍ VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ VÀ HOÀN THIỆN CHỮ QUỐC NGỮ HỒI ĐẦU THẾ KỶ XX – TRƯỜNG HỢP

TỜ ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ



122

20

Đỗ Trường Giang

Viện nghiên cứu Đông Nam Á




BIỂN VỚI LỤC ĐỊA –

THƯƠNG CẢNG THI NẠI (CHAMPA)TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á

(THẾ KỶ X-XV)


127

21

ThS. NCS Đỗ Cao Phúc

Khoa Sư phạm Khoa học xã hội

Trường Đại học Sài Gòn


TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG TIẾN TRÌNH DU NHẬP

CHỮ QUỐC NGỮ



145

22

TS.Nguyễn Thị Thanh Hương

Trường Đại học Quy Nhơn



CẢNG THỊ NƯỚC MẶN

VÀ SỰ HÌNH THÀNH

CHỮ QUỐC NGỮ


153

23

Dương Hữu Biên

Đại học Đà Lạt



CHỮ QUỐC NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT

160

24

Ths. Nguyễn Thị Hải

Viện Sử học



VAI TRÒ CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CHỮ QUỐC NGỮ

Ở ĐÀNG TRONG



167

25

Nhà văn Trần Bảo Hưng

Uỷ viên Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn VN



CHỮ QUỐC NGỮ - LƯU GIỮ, CHUYỂN TẢI VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC

172

26

ThS. Nguyễn Thế Trường

Trường Dự bị Đại học TP.HCM



CHỮ QUỐC NGỮ GÓP PHẦN CHUYỂN HƯỚNG GIÁO DỤC

Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX



176

27

Châu Yến Loan

CHỮ QUỐC NGỮ NĂM 1906 Ở BÌNH ĐỊNH QUA TÁC PHẨM

ẤU HỌC CỦA PIERRE LỤC.



184

28

TS Đặng Ngọc Vân

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn

và Phát huy Văn hoá Dân tộc


CHỮ QUỐC NGỮ TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN VÀ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

189

29

PGS. TS Tạ Văn Thông

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam


CHỮ QUỐC NGỮ VÀ CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÌNH ĐỊNH

195

30

Petrus Paulus Thống

CHỮ QUỐC NGỮ VÀ

MÔI TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH



205

31

ThS. Nguyễn Văn Biểu

ĐẤT BÌNH ĐỊNH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

CHỮ QUỐC NGỮ

215

32

PGS.TS. Võ Xuân Hào

khoa Ngữ văn,

Trường Đại học Quy Nhơn


CHỮ QUỐC NGỮ VỚI BÌNH ĐỊNH NHƯ LÀ MỘT ĐỊNH MỆNH QUA BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ KHU TRUYỀN GIÁO ĐÀNG TRONG

222

33

Nguyễn Huy Bỉnh

GIÁ TRỊ CHỮ QUỐC NGỮ TRONG SÁNG TÁC NHÓM THƠ BÌNH ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XX

232

34

TS. Bạch Hồng Việt

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam


KHẢO SÁT MỤC TỪ KINH TẾ CỦA TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

239

35

Huỳnh Văn Mỹ

KHỞI NGUYÊN

CỦA CHỮ QUỐC NGỮ



246

36

Kiều Thanh Uyên

VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

257

37

Nhà văn Đỗ Kim Cuông

MẤY SUY NGHĨ VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI

CHỮ QUỐC NGỮ



263

38

TS. Tạ Thị Thanh Tâm

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHỮ QUỐC NGỮ GIAI ĐOẠN ĐẦU

(Qua khảo sát tác phẩm

Phép giảng Tám ngày)


266

39

Nguyễn Xuân Nhân


MỘT THỜI NƯỚC MẶN LÀ TRUNG TÂM KHỞI ĐẦU LA - TINH HÓA TIẾNG VIỆT

VÀ SÁNG CHẾ RA

CHỮ QUỐC NGỮ.


269

40

- Th.s. Nguyễn Ngọc Oanh

- PGS. TS.Nguyễn Công Đức



MỘT VÀI CHỈ DẤU CỦA PHƯƠNG NGỮ BÌNH ĐỊNH - NAM TRUNG BỘ TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA

CỦA ALEXANDRE DE RHODES



276

41

 PGS.TS. Hà Mạnh Khoa


NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TIÊU BIỂU GÓP PHẦN

TRUYỀN BÁ, PHÁT TRIỂN

CHỮ QUỐC NGỮ


289

42

TS. Phan Trọng Hải

LUẬN VỀ HAI ĐỘNG TỪ

“NHÁ ĐÒN” VÀ “TRỞ BỘ” TRONG VÕ BÌNH ĐỊNH



297

43

Phạm Như Thơm

QUÁ TRÌNH RA ĐỜI PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ VÀ

TRÁCH NHIỆM

CỦA CHÚNG TA HÔM NAY


301

44

Nguyễn Thanh Quang


CHỮ QUỐC NGỮ THỜI KỲ

PHÔI THAI Ở NƯỚC MẶN

CỦA CHRISTOPHORO BORRI TRONG TÁC PHẨM TƯỜNG TRÌNH VỀ KHU TRUYỀN GIÁO ĐÀNG TRONG


316

45

Nguyễn Thanh Quang

NƯỚC MẶN – NƠI PHÔI THAI

CHỮ QUỐC NGỮ



321

46

Nguyễn Thanh Quang

NHÀ IN LÀNG SÔNG – MỘT TRONG BA TRUNG TÂM TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VĂN HỌC QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

332

47

Nguyễn Thanh Quang

QUAN TRẤN THỦ QUI NHƠN – TRẦN ĐỨC HÒA

VỚI VIỆC HÌNH THÀNH

CHỮ QUỐC NGỮ


337

48

Nguyễn Thanh Quang


BÌNH ĐỊNH - NƠI CÓ PHONG TRÀO DẠY VÀ HỌC CHỮ “QUẤC NGỮ” MẠNH NHẤT “ĐÔNG ĐÀNG TRONG” TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX

344

49

Linh mục Gioan Võ Đình Đệ

VAI TRÒ CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN TRONG VIỆC SÁNG TẠO CHỮ QUỐC NGỮ

TẠI NƯỚC MẶN, BÌNH ĐỊNH



350

50

TS Nguyễn Hai Tính, SJ

SÁCH GIÁO LÝ CỦA LINH MỤC GIROLAMO MAIORICA

VÀ SÁNG KIẾN HỘI NHẬP

VĂN HOÁ


369

51

TS Trần Hồng Lưu

CHỮ QUỐC NGỮ TRONG TRIẾT LÝ HÀI HƯỚC CỦA DÂN GIAN NƯỚC TA

381

52

TS. Trần Văn Trọng

Viện Văn học



SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

387

53

TS. Đinh Văn Hạnh

THƯƠNG CẢNG NƯỚC MẶN

THẾ KỶ XVII



393

54

Nguyễn Hữu Hiếu

NHỮNG NGƯỜI VIỆT CÓ MẶT TRONG BUỔI ĐẦU HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ LATIN

402

55

Nhà giáo Trần Đình Trắc

QUI ƯỚC THÀNH LẬP CHỮ VIỆT BẰNG MẪU TỰ LA TINH ROMAN

411

56

Nhà nghiên cứu

Nguyễn Thế Khoa



THẤY GÌ TỪ HÀNH TRÌNH TIÊN PHONG SÁNG TẠO

CHỮ QUỐC NGỮ

CỦA FRANCISCO DE PINA


419

57

PGS.TS. Trịnh Sâm

BÀN VỀ CÁCH ĐỌC

CÁC YẾU TỐ VIẾT TẮT



426

58

GSTSKH Lý Toàn Thắng

TRỞ LẠI CÂU CHUYỆN

CHÍNH TẢ CHỮ QUỐC NGỮ



430

59

Võ Như Ngọc

Khoa Ngữ Văn –

Đại học Quy Nhơn


TRƯỜNG THƠ LOẠN BÌNH ĐỊNH VỚI SỰ LẠ HÓA

CHỮ QUỐC NGỮ



434

60

PGSTS Trương Sĩ Hùng

Viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam


VAI TRÒ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ

CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ



438

61

PGS.TS. Nguyễn Văn Nở

Khoa Sư phạm,

Trường Đại học Cần Thơ


VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI VĂN XUÔI TỰ SỰ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

448

62

- Lại Văn Hùng PGS TS,

Viện Từ điển học

và Bách khoa thư Việt Nam.

 - Lê Thanh Hà 



VỀ CÁC KHÁI NIỆM QUỐC NGỮ - QUỐC ÂM

456

63

- TS.Trần Quốc Tuấn ,

Trưởng khoa Lịch sử,

Trường Đại học Quy Nhơn

-  Ths.Nguyễn Công Thành, Giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn



VÙNG ĐẤT BÌNH ĐỊNH

VỚI CÔNG CUỘC LA TINH HÓA TIẾNG VIỆT Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII



466

64

GS Hoàng Chương

Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc



MẤY SUY NGHĨ VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VAI TRÒ CỦA BÌNH ĐỊNH

472

65

PGS.TS. Trần Đức Cường

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam



HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN TỐ –

HỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN

HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ

Ở VIỆT NAM



477

66

TS. Đinh Bá Hoà

Hội sử học Bình Định



PHILIPPHÊ BỈNH NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN GHI NHẬT KÝ VỀ VĂN HOÁ, LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ BẰNG CHỮ LA TINH

481

67

Đặng Thị Thanh Hòa

Khoa Ngữ văn, ĐH Quy Nhơn



CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VẤN ĐỀ

CHÍNH TẢ CỦA CHỮ I/Y



487

68

CN. Nguyễn Huỳnh Anh Đức,

Khoa Ngữ văn và Văn hóa học,

Trường ĐH Đà Lạt


VAI TRÒ CỦA BÁO CHI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

CHỮ QUỐC NGỮ

TRONG GIAI ĐOẠN 1865-1915.


489

69

TS. Nguyễn Thị Vân Anh

KHỞI ĐẦU CÔNG TRÌNH SÁNG CHẾ CHỮ QUỐC NGỮ TỪ BÌNH ĐỊNH ĐẾN QUẢNG NAM

496

70

T.S. Trần Quốc Anh

CÁC GIÁO SĨ DÒNG TÊN VÀ ÔNG CUỘC LA TINH HOÁ TIẾNG VIỆT

Ở THẾ KỶ 17-18



504

71

Lm.

Lm. Nguyễn Ngọc Sơn




VIỆC THỐNG NHẤT

CÁCH ĐẶT DẤU GIỌNG TRÊN VÀI VẦN CHO

PHÙ HỢP VỚI KHOA NGÔN NGỮ HỌC HIỆN ĐẠI


519

CHỮ QUỐC NGỮ VỚI NỀN VĂN HÓA NƯỚC NHÀ
Nhà văn Hoàng Quốc Hải (Hà Nội)
Tựa đề đặt ra như là một nghịch lý. Bởi nền văn hóa của một dân tộc phải gắn bó với ngôn ngữ và chữ viết của chính dân tộc ấy như một cơ thể sống. Ấy vậy mà lịch sử chữ viết của nước ta, đặc biệt là chữ Quốc ngữ lại xuất hiện khá muộn so với sự phát triển của tiếng Việt. Và gần hai ngàn năm ta phải đi mượn chữ.

Bài viết này không khảo sát về lịch sử ra đời của chữ Quốc ngữ mà chỉ nói lên tiện ích của nó và quá trình nó thực sự trở thành Quốc ngữ.

Tuy nhiên, để chữ Quốc ngữ có được vai trò như ngày nay, đã phải trải qua một quá trình vật lộn với biết bao đóng góp trí tuệ và công sức, kể cả tiền bạc của các bậc trí thức dấn thân nhằm phổ cập chữ Quốc ngữ.

Tôi không có ý định tìm hiểu xem ai là tác giả đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Cố Gaspard Amiral hay cố Antoine Barbore hoặc sớm hơn nữa là cố Francisco de Pina, tất cả đều là người Bồ Đào Nha, xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 17.

Nhưng dấu ấn làm ta lưu ý về chữ Quốc ngữ phải lấy mốc khi nó đã tương đối hoàn thiện vào năm 1651, khi cuốn “từ điển Annam-Latinh-Bồ Đào Nha” của cố Alexandre de Rhodes được công bố. Trong lời tựa cố Alexandre de Rhodes nói có dùng tài liệu ở cuốn “ Tự vị Annam Bồđàonha” của cố Gaspard Amiral và cuốn “Tự vị Bồđàonha Annam” của cố Antoine Barbore.

Thái độ trung thực ấy nói lên rằng, việc nghiên cứu để ra một thứ chữ cho người Việt Nam, hợp với tiếng nói của Việt Nam trải qua một thời gian khá dài, và qua nhiều người trong nhóm các cha cố người Bồ Đào Nha đi tiên phong chứ không thuộc về một cá nhân nào.

Sự thật thì những thừa sai của Chúa, chỉ muốn trong tay mình có một công cụ truyền giáo hữu hiệu nhất, nên họ lao vào tìm hiểu ngôn ngữ bản địa, chứ họ không có nhu cầu trở thành nhà ngôn ngữ học. Và cũng không riêng việc nghiên cứu chữ viết cho người Annam, trong đó có cả người Nhật Bản, người Cao Ly… Nhưng thành công nhất chỉ có chữ Quốc ngữ cho người Annam ở nước Việt Nam chúng ta ngày nay.

Bây giờ chúng ta muốn tìm xem ai là người đầu tiên, ai là tác giả, ai là người có công nhất đối với chữ Quốc ngữ để tri ân. Đó là công việc của các nhà nghiên cứu lịch sử, chứ các thừa sai của Chúa thực sự không quan tâm, cho dù các cụ có còn sống tới ngày nay cũng vậy thôi. Bởi công việc họ làm là bất vụ lợi.

Nhân đây cũng xin cải chính điều mà các lý luận gia, chính trị gia, sử gia nước ta từ sau 1954 cứ lớn tiếng lên án các cha cố Bồ Đào Nha, đặc biệt là cha Alexandre de Rhodes là người nhân danh truyền giáo để dẫn đường cho quân xâm lược Pháp đánh chiếm nước ta.

Nếu tính từ cuốn từ điển của cha Alexandre de Rhodes ra đời năm 1651 ( không kể từ trước đó rất lâu các đoàn truyền giáo đã có mặt ở hai xứ (Đàng trong và Đàng ngoài), tới khi thực dân Pháp ký Hòa ước Patenôtre năm 1884 ( Giáp thân ), thực chất là Hiệp ước đầu hàng của nhà Nguyễn.

Vậy là hai sự kiện cách nhau tới 233 năm mà các lý luận gia của ta cứ nhắm mắt phang một cách mù lòa, bất chấp cả sự thật và các dấu mốc lịch sử.

Chúng ta tổ chức hội thảo này nhằm đặt đúng vị trí của sự kiện, đồng thời cũng là lời tạ lỗi muộn mằn.

Trở lại vấn đề chữ Quốc ngữ. Nếu lấy dấu mốc năm 1651 là khi in cuốn “ Từ điển Annam Latinh Bồđàonha” của cố Alexandre de Rhodes tới khi tờ Gia Định Báo in bằng chữ Quốc ngữ ra số đầu, năm 1865 do một người Pháp tên Potteaux sáng lập và ông Trương Vĩnh Ký làm chủ bút, thì giới trí thức Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội tới hơn 200 năm. Nghĩa là trong hơn 200 năm đó, người Việt vẫn để cho thứ chữ viết của mình yên nghỉ trong các thư viện của giáo hội La Mã.

Trương Vĩnh Ký chắc là người Việt Nam đầu tiên ấp ủ đưa thứ chữ có nguồn gốc Latinh này trở thành chữ viết của nước nhà, nên ông trau chuốt kỹ năng không chỉ về âm vị mà còn về mẹo luật ( ngữ pháp ) nữa. Nếu ta so một số văn bản mà các giáo sĩ Bồ Đào Nha viết từ thế kỷ 17 đến các bài báo đầu tiên của học giả Trương Vĩnh Ký, thì thấy Trương Vĩnh Ký đã bỏ xa những người ngoại quốc sáng tạo chữ Quốc ngữ, và ông cập nhật với đời sống không khác ngôn ngữ ngày nay là bao (đương nhiên văn ý không được sáng sủa và văn chương không được mạch lạc như ngày nay). Trích một đoạn trong “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes in năm 1651:

Phép giảng tám ngày. Ngày thứ nhít. Ta câu cũ đức Chúa blời giúp Fức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là nhưặng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chảng có ai Fóu lâu; vì chưng kẻ đến bảy tám mươi tuổi chảng có nhẽo, vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được Fóu lâu…”

Chuyển sang cách viết ngày nay đoạn văn trên như sau: “ Phép giảng tám ngày. Ngày thứ nhất. Ta cầu cúng đức Chúa trời giúp sức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là nhường nào, vì vậy ta phải hay ở thế giới này chẳng có ai sống lâu; vì chưng kẻ đến bảy tám mươi tuổi chẳng có nhiều, vì vậy ta nên tìm đàng nào cho được sống lâu…” (1)

Và đây là đoạn văn viết vào cuối thế kỷ 19 của Trương Vĩnh Ký trong cuốn “Chuyến đi bắc Kỳ năm Ất hợi”( 1875 ) in năm 1881.

“… Coi rồi mới ra đi đến xem chùa Một Cột, là cái miếu cất lên trên đầu cây cột đá lớn trồng giữa ao hồ. Nguyên tích ai thiết lập ra thì người ta nói mờ ơ, không biết lấy đâu làm chắc mấy. Cứ sách Sử ký và ĐạiNam Nhứt Thống Chí thì chùa… Sử chép rằng: “Thuở xưa vua Lý Thái tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi tòa sen dắt vua lên đài. Tỉnh dậy họp với quần thần, sợ điềm có xấu có hệ chi chăng. Thì thày chùa thày sãi tâu xin lập ra cái chùa thế ấy, đặng cho các thày tụng kinh mà cầu diên thọ cho vua, thì vua cho và dạy lập ra”. ( 2 )

Vậy là nhóm trí thức miền Nam đã tiên phong trong việc dùng chữ Quốc ngữ. Nhưng từ khi nhóm các nhà trí thức miền Bắc vào cuộc thì phong trào phổ cập chữ Quốc ngữ mới thật sự rầm rộ. Trong phong trào mang tính cách mạng về chữ Quốc ngữ này, phải kể đến ông Nguyễn Văn Vĩnh là người lính xung kích. Từ 1907 ông đã cho ra tờ “Đại Nam đồng văn nhật báo” in bằng chữ Quốc ngữ, sau 793 số thì đổi tên là “Đăng cổ tùng báo”. Ngay số đầu tiên của “Đăng cổ tùng báo” ra ngày 28 tháng 3 năm 1907 đăng bài cổ vũ chữ Quốc ngữ trên trang đầu: “ Người Annam nên viết chữ Annam”.

Đăng cổ tùng báo” thực sự là một tờ báo có tính chất báo chí rõ rệt. Từ tin trong nước, tin thế giới, các chuyện bán buôn, chuyện gia đình, thơ phú và mọi ngóc ngách trong đời sống, không mặt nào là không được bàn trên mặt báo.

Sau đó nhiều trường và hội đoàn ra đời, chủ trương giảng dạy, cổ vũ cho mọi người học chữ Quốc ngữ. Tiêu biểu là trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các nhà nho yêu nước như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Phan Lang, Nguyễn Văn Vĩnh…

Hội Trí Tri ngoài diễn thuyết cổ vũ cho việc học chữ Quốc ngữ còn mở trường giảng sách mỗi tuần 3 buổi vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu…

Hội Trí Tri lại lập ra Hội dịch sách có tới 300 hội viên do ông Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu. Họ chọn dịch các sách hay đông tây kim cổ. Trong đó có nhiều cây bút nho học xuất sắc như các cụ Phan Kế Bính dịch Tam quốc diễn nghĩa, Gia sản một bức tranh, Mùi hương pha lẫn mùi dầu…

Cụ Nguyễn Đỗ Mục dịch Đông Chu liệt quốc, Song phượng kỳ duyên, Tái sinh duyên… Những bản dịch đó tới ngày nay vẫn là những bản dịch mẫu mực và hay nhất.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch: Thơ ngụ ngôn của La Fontaime, Ba người ngự lâm pháo thủ của A. Dumas, Những kẻ khốn nạn của V. Hugo, Miếng da lừa của H. Balzac v.v… Ông Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch Truyện Kiều của nguyễn Du sang tiếng Pháp…

Một thời gian sau trong dân chúng cả nước đã có nhiều người biết chữ Quốc ngữ. Hàng loạt các nhà in, nhà xuất bản, các báo hàng ngày, báo tuần xuất bản bằng chữ Quốc ngữ. Theo đó văn phái Tự lực văn đoàn và báo Phong Hóa, Ngày Nay cùng các trào lưu văn chương khác xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ 20, thời cuộc cách mạng chữ viết của nước ta coi như đã thành công mĩ mãn.

Thật ra có được thành công này, là do trí thức cả nước gồm cựu học và tân học, đều gây sức ép phải bãi bỏ lối thi cử chữ Hán quá lạc điệu so với văn minh thời cuộc.

Việc thành công của cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ cũng phải kể đến sự hậu thuẫn có hiệu quả của chính quyền thực dân. Đó là vào năm 1905 bãi bỏ việc thi chữ Hán ở Bắc kỳ, tiếp đó vào năm Khải Định thứ 3 (1918 ) là kỳ thi chữ Hán cuối cùng tại triều đình Huế ,thì hoàn toàn chấm dứt việc thi cử bằng chữ Hán trên cả nước. Chữ Hán chỉ còn được dạy trong trường phổ thông từ trung học đệ nhất cấp như một ngoại ngữ, và 1 tuần học sinh chỉ được học 1 giờ. Trong khi đó, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp học sinh được học như một thứ bản ngữ.

Thực ra chính quyền thực dân buộc phải làm như vậy, một phần do sức ép của công chúng Việt Nam, nhưng phần quan trọng là nó muốn chấm dứt ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhằm tẩy não giới trí thức nho sĩ người Việt Nam, và đưa văn hóa Pháp vào với lớp trí thức trẻ, họ nhạy bén và ưa cái mới.

Vì sao cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ của nước ta lại đạt thành tựu vĩ đại như vậy? Xét thấy có mấy lý do:

1/ Chữ Hán xưa học cho được thông thạo, đòi hỏi người học phải kiên nhẫn, trong thời gian tối thiểu từ 7 đến 10 năm mới tạm có trình độ tham gia khoa cử.Nhưng thứ chữ này khi đọc lên chỉ có những người có trình độ học vấn như nhau mới hiểu được nội dung, còn bà con đồng bào mình nghe mà chẳng hiểu cái chi mô. Và như vậy, trong dân chúng không phải ai cũng có hoàn cảnh theo học.

2/ Nhiều bậc học rộng và có tâm huyết đã sáng tạo ra một thữ chữ Nôm, để diễn tả tiếng nói của người mình. Nhưng muốn đọc được chữ Nôm lại phải thông thạo chữ Hán. Vả lại, nó không có một qui tắc ngữ pháp nào làm chuẩn mực. Và dường như nó trái qui luật, bởi phải dùng ngoại ngữ để học tiếng mẹ đẻ. Vì thế, hơn ngàn năm Bắc thuộc, chữ nho vẫn là một thứ ngoại ngữ mà giới thống trị và nho sĩ nước nhà tạm mượn, để dùng trong văn thư hành chính và ghi chép lại văn chương và văn hóa của nước mình.

3/ Chữ Quốc ngữ ghi lại được đúng âm chuẩn của người Việt, đọc lên từ người có học đến người mù chữ đều hiểu được nghĩa của nó.

4/ Chữ Quốc ngữ học rất dễ. Người thông minh chỉ sau vài giờ là biết cách đọc tiếng Việt. Và nếu học liên tục, có nhẽ chỉ sau 1 tuần lễ là thoát nạn mù chữ. Người có chỉ số thông minh trung bình, học liên tục 4 tuần lễ là đọc, viết thông thạo. Người chậm hiểu, phải học 12 tuần lễ mới đọc thông viết thạo.

Khó có một thứ ngôn ngữ văn tự nào trên thế giới lại dễ học đến như vậy.

Chữ Quốc ngữ cấu tạo theo hệ Latinh, cho dù người ngoại quốc chưa học, vẫn có thể theo qui tắc ngữ âm mà ghép vần thành từ ngữ được.

5/ Không chỉ các trí thức theo phái tân học dấy lên phong trào cả nước học chữ Quốc ngữ mà các bậc đại nho trong phái cựu học như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Trọng Thuật v.v… Người thì dịch sách Tầu, sách Tây ra tiếng Việt ( chữ Quốc ngữ), người thì sáng tác bằng chữ Quốc ngữ. Chính Nguyễn Trọng Thuật đã viết tiểu thuyết “Quả dưa đỏ” và được giải thưởng văn chương do Hội Khai Trí Tiến Đức trao năm 1925. Tới thập niên 30 của thế kỷ 20, với sự ra đời của văn phái Tự Lực văn đoàn cùng các văn phái khác, thì Quốc ngữ đã đẩy chữ nho xuống hàng thứ yếu và giành thế thượng phong trên mặt trận ngôn ngữ văn tự.

Lần đầu tiên trong lịch sử Bốn ngàn năm, nước ta có chữ- một thứ chữ mà bất cứ ai muốn học cũng có thể học. Và nó dễ học một cách lạ lùng. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, một trong những người tâm huyết nhất trong việc phổ cập chữ Quốc ngữ. Ông mở báo, lập nhà in, in sách báo, tài liệu học chữ Quốc ngữ phát không cho các thầy đồ để các thầy dạy trẻ bằng chữ Quốc ngữ. Chính ông Vĩnh đã say sưa thốt lên: “ Nước ta sau này hay hay dở là ở như chữ Quốc ngữ”.

Suốt hai ngàn năm ông cha ta đã nhiều lần tìm cách thoát Trung, tức là thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc. Cuộc thoát Trung đầu tiên là khởi nghĩa giành chính quyền năm 43 của Hai Bà Trưng. Tiếp đến thời kỳ độc lập tự chủ do Ngô Quyền mở ra từ nửa đầu thế kỷ thứ 10. Tiếp đến Đinh, Lê, Lý. Trần, Lê, Nguyễn vẫn kiên trì đường lối thoát Trung. Nhưng mới chỉ thoát khỏi sự chiếm đóng chứ chưa thoát được về văn hóa. Vẫn lệ thuộc vào văn tự của họ, đương nhiên từ văn tự nó sẽ lan tỏa qua tư tưởng và từ đó nó vẫn chi phối nhân sinh quan của người Việt.

Chỉ đến cuộc cách mạng chữ viết vào đầu thế kỷ 20 thắng lợi, mới giúp ta có cơ sở thoát Trung một cách cơ bản về văn hóa thật là ngoạn mục.

Tới đây có thể kết luận: thực dân phương Bắc với mưu toan dai dẳng suốt hai ngàn năm nhằm:


  • Đồng hóa nước ta về bờ cõi.

  • Đồng hóa dân tộc ta về phong tục.

  • Đồng hóa dân tộc ta về huyết thống.

  • Đồng hóa dân tộc ta về ngôn ngữ, văn tự.

Tất thẩy chúng đều thất bại.

Vẫn là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Và “Núi sông bờ cõi đã riêng, phong tục Bắc- Nam cũng khác”. Nếu coi đây là hai bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, thì tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là tuyên ngôn độc lập lần thứ ba.Thật là một quá trình dựng nước gian nan.

Tới nay, các đế quốc xâm chiếm nước ta, đều trở thành bè bạn với ta,trừ đế quốc phương Bắc chưa bao giờ nguôi khát vọng đối với đất đai sông núi, biển đảo và cả văn hóa đối với dân tộc ta.

Chữ Quốc ngữ đã trở thành một trong những vũ khí sắc bén nhất trong công cuộc giữ nước và xây dựng đất nước.

Chữ Quốc ngữ tới nay đã dùng thống nhất trên mọi miền đất nước, trên đủ mọi lĩnh vực từ luật pháp, văn chương, khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Điều đó tự nó nói lên nó là một thứ ngôn ngữ mạnh. Cùng với chữ viết thống nhất, ta lại có tiếng nói thống nhất suốt từ đầu nước đến cuối nước, cũng là một sức mạnh tiềm ẩn để giữ nước.

Hơn hết, lịch sử dân tộc Việt Nam trải Bốn ngàn năm, tất thẩy đều được ghi chép bằng chữ Quốc ngữ. Kho sách Hán Nôm đồ sộ lưu chép từ Lý _Trần tới gần đây gồm trên 5 vạn bản, đang lần lượt được dịch sang chữ Quốc ngữ.

Vậy đó, chữ Quốc ngữ đã trở thành một tài sản khổng lồ nằm trong hương hỏa của nền văn hóa dân tộc.

Nếu như các nhà ngôn ngữ Việt Nam lại xây dựng được một hệ ngữ pháp thật sự chuẩn mực và khoa học, chắc chắn sức lan tỏa của tiếng Việt không chỉ bó gọn trong biên giới quốc gia.

Bình Định không chỉ là một trong những cái nôi đầu tiên gieo mầm cho sự phát sinh và phát triển chữ Quốc ngữ, mà còn là một trong những địa danh văn hóa nổi tiếng của đất nước. Trên địa bàn này đã diễn ra không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử và biến cố lịch sử quan trọng trải hơn10 thế kỷ . Tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định thay mặt cả nước ( trước khi vấn đề này trở thành nhận thức mang tầm cỡ quốc gia) lập một ngôi đền khiêm tốn, trong đó có hình ảnh của tất cả các nhà truyền giáo đã có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Và ta nên chọn lấy một ngày để hằng năm làm lễ tưởng niệm những người đã khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.

Thiết tưởng, đó là sự tạ lỗi muộn mằn, sau nhiều thập niên ta đã vu buộc cho các nhà truyền giáo thế kỷ 17, những thứ tội mà không bao giờ thuộc về họ. Nếu không làm điều này, người Việt Nam ta sẽ mang tiếng vong ân bội nghĩa. Và mỗi chúng ta khi sử dụng chữ viết này, một khi đã biết rõ nguồn gốc nhưng lại giả vờ quên, cũng khiến lương tâm ta khó yên ổn.


Hà Nội ngày 20.12.2015

HQH
( 1,2 ): Trích trang 50,58 tác phẩm Chữ Quốc Ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20 của cố nhà văn Hoàng Tiến.(Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước- Ký hiệu kx 06-17) công bố năm 1994.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương