CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

(VCD 30)


Ở trong gia đình, nếu như chúng ta có thể xây dựng phong cách nói chuyện thật tốt, thì không khí trong gia đình chúng ta sẽ rất đầm ấm;
Thứ hai: Ở cơ quan

Một là: Lời nói nhã nhặn, cổ vũ, khẳng định nhau

Nếu chúng ta là một đoàn thể, hoặc là người lãnh đạo của một xí nghiệp, cũng phải luôn luôn ăn nói nhã nhặn, khiến cho tất cả các đồng nghiệp khi nghe chúng ta nói chuyện, họ như được tắm trong gió xuân.

Chúng ta phải cổ vũ cho nhau, khẳng định nhau. Chúng ta phải dẫn dắt họ bằng lời nói nhã nhặn như vậy.

Hai là: Không công kích, chửi rủa, moi móc, thị phi

Còn nếu là người lãnh đạo của một đoàn thể, là người lãnh đạo của chính phủ, mà khi nói đều dùng lời chửi rủa người khác, moi móc chuyện riêng tư của người khác, đều dùng những ngôn từ công kích sai lầm của người khác, thì tuy đạt được công việc nhanh chóng nhất thời, nhưng thói xấu đó sẽ ảnh hưởng không tốt cho tương lai của họ.

Thực sự rất khó tính ra cụ thể ảnh hưởng như thế nào, bởi lớp trẻ thường không có năng lực phán đoán tốt xấu, nên thấy người lãnh đạo nói được những lời như vậy, thì mình cũng nói được, cho nên hậu quả đằng sau rất khó lường.

Tục ngữ có câu: “Công môn hảo tu hành” (Cửa công là nơi tu hành tốt). Bởi vì phương diện ảnh hưởng ở công sở rất lớn, một lời nói có thể làm cho đất nước hưng thịnh, một lời nói có thể làm mất nước. Cho nên, chúng ta làm người lãnh đạo không thể không cẩn thận, không thể không suy nghĩ trong lời nói. Chỉ cần chúng ta có thái độ này, tin rằng trong lời nói của chúng ta có thể làm cho bầu không khí trong xã hội được tưới mát hơn.

2. Dạy trẻ luôn nói lời thành thật
Thứ nhất: Trẻ nói dối giỏi, thường thông minh

Gian xảo ngữ, uế ô từ” (Lời gian xảo, từ bẩn thỉu): Chữ “Gian” này nghĩa là lừa dối, “Xảo” là khéo léo. Vì sao phải dùng hai chữ “Gian” và “Xảo”? Vì “Xảo” (Khéo léo) mới che đậy được lời nói sai lầm của mình, che đậy lỗi không giữ chữ tín của mình.

Cho nên, nếu trẻ nhỏ dùng lời nói gian xảo thì có thể nó sẽ nói dối. Đứa nhỏ mà biết nói dối thì nó có thông minh không? Nếu không thông minh, thì nói dối không xong.

Có một em học sinh trung học, vì để đua đòi với bạn bè, nên nó thích mua những thứ đắt tiền, nhưng người mẹ không cho. Hôm nọ, nó muốn mua một mắt kính hàng hiệu, mẹ nó không bằng lòng, bà mẹ nói:

- Con vốn đã có một cái rồi mà, còn mua thêm làm gì nữa?

Người mẹ không cho nó mua, nên nó tự đi mua, một lát sau trở về, nó đã mua, rồi nó nói với mẹ:

- Mẹ đi trả tiền nghe.

Vậy đứa nhỏ này có thông minh không? Nó không cần dẫn theo ai, cũng chẳng cần mang theo tiền, mà có thể nói để đối phương tin tưởng rằng, mẹ nó nhất định sẽ đến trả tiền.

Thứ hai: Không khen ngợi sự “khôn vặt” của trẻ

Có rất nhiều phụ huynh, khi thấy con cái của họ phản ứng rất nhanh, họ liền nói:

- Ồ, con tôi rất thông minh.

Tôi thì rất sợ nghe đến những đứa nhỏ “Rất thông minh” này. Đứa trẻ cần phải thật thà, cần phải trung hậu. Vì các em bây giờ thông minh đều dùng ở chỗ nào? Dùng ở chỗ nói dối, dùng để đạt được mục đích của nó.

Ví dụ, có một bé gái cùng cha nó trên đường về nhà, có rất nhiều quán bán kem bên đường. Bé gái đến quán thứ nhất, nó bước từng bước nũng nịu nói với ba nó:

- Hôm nay trời sao mà nóng quá.

Không thấy ba nó có phản ứng gì. Đi đến quán thứ hai, bé gái nói:

- Giá như bây giờ có một cây kem ăn thì hay biết mấy.

Đi đến quán cuối cùng, bé gái nói:

- Đây là quán cuối cùng ba nhé.

Thông minh của nó dùng ở đâu? Nó không dùng trong lời dạy của Thánh hiền, mà dùng để đạt được mục đích của nó mà thôi.

Trọng lợi, Khinh nghĩa”, khi tư duy của những đứa trẻ là tự tư tự lợi (nghĩ cho mình, lợi cho mình), thì trong quá trình trưởng thành, đạo đức của nó sẽ từng chút, từng chút giảm xuống. Cho nên, thông minh của trẻ nhỏ là phải dùng để làm “Hiếu tử” (người con hiếu), dùng để làm học trò ngoan, để làm một công nhân tốt, đó mới là dùng đúng chỗ.

Rất nhiều đứa trẻ tỏ ra khôn vặt, mà người lớn còn cười ha ha, như vậy có đúng không? Không đúng. Cho nên, khi con cái nói dối, có mấy loại khả năng chúng ta phải tự quan sát. Khi nó phạm tội lần đầu, chúng ta bắt đầu cẩn thận, phải rất cẩn thận.


3. Những lý do khiến trẻ nói dối
Thứ nhất: Vì muốn đạt được lợi ích

Con cái rất có thể do muốn lợi ích mà nói dối. Có một đứa trẻ về nhà xin ba nó hai đồng. Ba nó thuận tay rút ra một tờ hai đồng đưa cho nó, nó nói:

- Ba! Con không muốn một tờ, con muốn hai tờ một đồng thôi.

Ba nó cảm thấy rất khó hiểu, đây chính là hai đồng, sao con lại muốn chia ra như vậy? Nó liền nói với ba nó:

- Ba! Chỉ cần một lần con mang tiền đến văn phòng nói là con nhặt được thì có thể được 10 điểm. Ba mà cho con một tờ hai đồng, con cũng chỉ được 10 điểm mà thôi. Ba cho con hai tờ một đồng, con có thể hai lần đến văn phòng nói với họ là con nhặt được, thì con có thể được 20 điểm.

Ba nó nghe xong cảm thấy như thế nào?

- Ồ, con trai ba thông minh quá!

Sau đó ông ta lại kể cho một viên chức giáo dục nghe, vị viên chức này toàn thân nổi da gà.

Người cha này không có tính nhạy bén trong giáo dục mới cảm thấy nó rất thông minh. Con cái ngang nhiên nói dối, rồi phụ huynh bây giờ còn cảm thấy con biết nói dối là có bản lĩnh, vậy thì lôi thôi rồi. Đây là một tình huống.


Thứ hai: Vì hư vinh

Ví dụ khác: Nhà trường bây giờ có mở hoạt động quyên góp, chúng ta phải hướng dẫn con cái có quan niệm đúng đắn. Có một lần, nhà trường triển khai cứu trợ cho người nghèo, có một bé trai muốn quyên tiền, mẹ nó hỏi:

- Con cần quyên bao nhiêu?

Bé trai nghĩ một lát rồi nói:

- 7 đồng 2 hào.

Chừng đó nhiều không? Không nhiều, nhưng đó là toàn bộ tiền để dành của nó, nó đem quyên góp hết, tự mình quyên. Còn các bạn khác, đều do ba mẹ nó quyên, là 300, là 500 đồng. Kết quả tâm của bé trai này như thế nào? Nó nghĩ tôi chỉ có 7 đồng 2 hào mà thôi.

Cũng chẳng ai thấy được tấm lòng chân thành của nó. Rốt cuộc những người quyên 500 đồng thì được đeo một đóa hoa hồng nhỏ, 1.000 đồng thì được thắp một cây nến. Cho nên, rất có thể chúng ta vốn là muốn làm việc thiện, nhưng trong quá trình làm này đã khiến cho con cái học được gì? Là thêm vào nó tâm hư vinh. Lại không phải lấy tiền của con, mà là lấy tiền của cha mẹ để củng cố điều gì? Không phải là sĩ diện của con cái, rất có thể là người nào cần sĩ diện? Là cha mẹ.

Trong đó có một phụ huynh, lập tức quyên mấy ngàn đồng, kết quả là nhà trường phát cho cô ta một đóa hồng nhỏ, nhưng cô ta không chịu đeo, cô nói:

- Thiện tâm đều là do tôi tự nguyện làm, không phải muốn được khen ngợi tán dương, muốn được trao giải thưởng.

Cho nên, người mẹ này cũng rất có tính nhạy cảm trong giáo dục. Nếu như cô ta gắn đóa hồng đó lên thì cô ta làm sao giáo dục con của cô ta.

Làm điều thiện không cần người khác biết, làm việc thiện là bổn phận của mỗi người chúng ta. Cho nên, muốn giáo dục có hiệu quả, làm bậc cha mẹ, bậc thầy cô, phải cân nhắc tường tận mới được, bằng không, bị nhiễm loại hư danh này sẽ không tốt.


Thứ ba: Vì vui

Trẻ con nói dối vì có thể nó cảm thấy rất vui. Bắt đầu nó nói dối quý vị, quý vị cười, nó cũng cười. Như vậy thì nó cảm thấy như thế nào? Nói dối rất có ý nghĩa.

Quý vị thấy rất nhiều tiết mục nghệ thuật trêu đùa người khác, mà mọi người lại cười ha ha. Cho nên, trẻ nhỏ cảm thấy lừa dối người khác là rất vui, đây là hướng dẫn sai lầm.

Chúng ta cũng rất quen thuộc một câu chuyện, đó là chuyện “Sói đến”. Câu chuyện này quý vị kể cho những đứa học mẫu giáo nghe thì rất có hiệu quả. Quý vị kể với nó, có một thằng bé giữ một bầy dê nhỏ, nó cảm thấy rất buồn tẻ liền la lớn:

- Sói đến, sói đến.

Người dân ở đó đều rất chất phác, lại rất muốn giúp đỡ người khác nên vội vã đến giúp nó đuổi sói đi. Nhưng không thấy có một con sói nào. Thằng bé thấy mọi người như vậy, liền đứng đó cười ha ha. Sau đó tất cả dân làng đi về hết.

Lần thứ hai nó lại nói đùa để lừa dối người khác, lần thứ hai này người đến để định giúp không nhiều, nhưng cũng không ít, lại thấy nó đùa giỡn mọi người, nên dân làng cũng kéo nhau đi về.

Lần thứ ba sói thật sự như thế nào? Sói thật sự đến, lúc đó nó la lớn:

- Sói đến, sói đến.

Có ai đến không? Không ai đến cả. Các bạn nhỏ! Không ai đến thì chuyện gì xảy ra? Bầy dê sẽ như thế nào? Thằng bé sẽ như thế nào? Không cần kể nó bị ăn thịt, để cho trẻ nhỏ tự mình nghĩ rằng chuyện quá khủng khiếp, nên nó ghi nhớ sâu sắc hơn.

Cho nên, nếu những đứa nhỏ vì vui mà nói dối, nhất định phải ngăn cản kịp thời, không được để nó phạm lần nữa.


Thứ tư: Vì muốn khoa trương, khoe tài

Trẻ nhỏ vì muốn thể hiện tài năng của mình mà nói dối. Suy cho cùng cũng là do ảnh hưởng bởi cha mẹ. Chúng ta phải quan sát kịp thời. Thể hiện khả năng, là bởi nó thích khoe tài nên nói khoa trương, quý vị lắng nghe nó nói. Có những đứa 8, 9 tuổi, 10 tuổi cũng biết so sánh hơn thua:

- Nhà tôi có máy tính nè, có máy chụp ảnh kỹ thuật số nè.

Càng nói càng khoa trương. Cho nên, chúng ta làm thầy giáo phải cẩn thận, phải kịp thời ngăn cản chúng nó.

Ở thời đại nhà Tống, có vị danh thần tên là Tư Mã Quang. Có một lần, ông ta cùng với chị gái thi nhau lột quả hạnh đào, hai người đều lột rất chậm. Người giúp việc liền nói với họ:

- Ông lấy nước nóng luộc qua một chút thì lột rất nhanh.

Tư Mã Quang đi lấy nước nóng đến luộc, đúng lúc chị gái ông rời khỏi chỗ đó, một lúc thì quay lại, thấy ông ta lột rất suông, liền nói:

- Em trai, em giỏi quá, ai bày cho em vậy?

Tư Mã Quang nói:

- Là tự em học được.

Vừa lúc cha của ông đi đến. Nếu như quý vị là cha thì quý vị sẽ xử lý như thế nào? Đôi khi có thể do chúng ta không lưu tâm nên quên đi chuyện đó. Bây giờ có thể bắt đầu nói láo, thì sau này như thế nào? Có một lần thì có hai lần, bởi nó thể hiện khả năng mà không bị phát hiện, nó còn thấy rằng mình rất giỏi, vậy thì rắc rối rồi. Nên lúc đó cha của ông nói với ông:

- Có khả năng chừng nào thì nói chừng đó, không phải tự mình lột thì tuyệt đối không được khoe khoang.

Do ông phạm lỗi lần đầu, cha của ông liền trách mắng rất nghiêm khắc. Đây là cách dạy dỗ chín chắn. Sau đó suốt đời Tư Mã Quang sống rất thẳng thắn. Đây là kết quả, chúng ta cũng phải thấy được nguyên nhân là gì? Cha mẹ dạy dỗ chín chắn, kịp thời. Khẳng định đây không phải là ngẫu nhiên, mà là tình huống muốn thể hiện khả năng con người.


Thứ năm: Vì che đậy lỗi lầm của mình

Có rất nhiều đứa trẻ mới phạm sai lầm, nó có chút sợ sệt, sợ bị người lớn phát hiện.

Lần nọ, có một học trò làm hư cái giá mắc áo. Thật ra cái giá đó hư rồi thì có dễ sửa không? Sửa sơ sơ là được rồi, nhưng nó không biết nên rất lo lắng sợ bị phạt. Cho nên nó nói với đứa bạn bên cạnh:

- Đừng đem chuyện này thưa với cô giáo.

Vừa lúc cô giáo đứng ở bên cạnh, liền đi đến, nó giật thót cả người. Đứa trẻ còn nhỏ, chỉ cần quý vị dạy bảo nó đúng lúc, nó sẽ lập tức chuyển quan niệm lại. Cô giáo liền nói với nó:

- “Vô tâm phi, danh vi thác; Hữu tâm phi, danh vi ác” (Lỗi vô ý, gọi là sai; Lỗi cố ý, gọi là ác). Cho nên, em làm hư cái giá mắc áo không nghiêm trọng, nhưng không thưa với cô giáo mới là nghiêm trọng, vì sau này em không giành được tín nhiệm của cô giáo đối với em, nên đã làm sai thì phải thừa nhận, “Quá năng cải, quy ư vô” (Biết sửa lỗi, lỗi không còn).

Cô giáo nói tiếp:

- Em phạm sai lầm thì sửa đổi lại thì lỗi cũng không còn, lại còn học được phải làm như thế nào để đem đồ vật bị hỏng sửa lại cho tốt nữa chứ.

Cô giáo này cũng rất kiên nhẫn, cùng với nó sửa lại cái giá áo.

Cơ hội này nhắc cho chúng ta hiểu được, trẻ nhỏ cũng có thể từ đó mà kiến lập thái độ đúng đắn. Cho nên, khi trẻ nhỏ che giấu lỗi lầm, chúng ta cũng phải quan sát kỹ càng, không được để cho nó nuôi lớn những thói quen xấu.

Thứ sáu: Vì ảnh hưởng cha mẹ hay nói dối

Có một bộ phim tên là “Thủ Cơ”, trong Thủ Cơ có thống kê một chữ số, nói rằng một người đã trưởng thành mỗi ngày họ nói dối bao nhiêu lần? Là có 25 lần, 25 lần nói dối.

Cho nên, trong một ngày người lớn nói dối nhiều lần như vậy, vậy thì trẻ con cũng ngấm ngầm bị nhiễm theo.

Ví dụ nói, người mẹ đang tiếp điện thoại, đứa con trai và ba nó cũng có mặt ở đó, cô ta nhấc điện thoại lên nói:

- Chồng tôi không có nhà.

Đứa nhỏ nói:

- Ba có ở nhà mà sao mẹ lại nói không có nhà?

Đứa trẻ nghe mẹ nói dối thì cũng trở nên mơ hồ rồi, vì rõ ràng cha có nhà mà mẹ lại nói không có.

Cho nên ở chỗ có trẻ con, thì tuyệt đối không được nói dối; Ngay cả ở chỗ không có trẻ con cũng không được nói dối.

Trước đây chúng ta cũng có nói đến một quan niệm, là phải học được cách từ chối. Nếu quý vị không học được cách từ chối, thì mọi người không hiểu được cách đối nhân xử thế đúng mực của quý vị, nguyên tắc sống của quý vị. Chỉ cần cái đáng từ chối, quý vị nên từ chối thì dần dần bạn của quý vị cũng hiểu, sẽ thuận theo nguyên tắc của quý vị, giao tiếp với quý vị, cần gì ở đó che che giấu giấu, nói dối “Chồng tôi không có nhà”? Bản thân mệt chết, sau đó người chồng này còn bị người ta hiểu lầm nói: “Tại sao anh không giữ chữ tín?” Hoặc là “Tại sao anh lại trốn tôi”.

Đó là chúng ta đem sự việc vốn là rất đơn thuần, làm thành rất phức tạp. Đây là “Gian xảo ngữ” (Lời gian xảo). Chúng ta phải chú ý những tình huống nói dối của con cái.

Trong ngôn ngữ, hành vi của chúng ta nếu có thể giữ được chữ tín, là đã cho con cái về sau có sự phát triển rất tốt trong xã hội.

Câu 2: “Thị tỉnh khí, thiết giới chi” (Tập khí xấu, phải trừ bỏ)

1. Nghiêm khắc với tập khí xấu của trẻ từ nhỏ

Tôi có một người bạn, lúc nhỏ nhìn người khác ăn kem, không nhịn được sự lôi cuốn đó, nên đi trộm của ba một ít tiền, chạy đi mua kem ăn.

Cặp mắt của ba anh ta cũng rất lợi hại, đã nhìn thấy, liền đi theo anh ta xem kết quả ra sao. Kết quả là anh ta mua rồi, đang chuẩn bị ăn cho thỏa thích, ngẩng đầu lên thì thấy ai? Thấy ba của mình, anh ta run rẩy.

Ba anh ta không nói lời nào, dẫn anh ta về nhà trói lại, nghiêm khắc dạy dỗ một trận. Chú ý nghe từ “Một trận”, sau này còn có vậy không? Không có. Lần thứ nhất này anh ta nhớ suốt đời không quên vì bị đánh đến nỗi khi anh ta đi qua chỗ để tiền, thì run rẩy, không dám hành động thiếu suy nghĩ nữa.

2. Trừ bỏ tập khí xấu cho trẻ, tiền đồ xán lạn

Sau này lớn lên, anh ta đến công tác ở những địa phương khác, cũng cách xa gia đình một đoạn đường, luôn ở nhà trọ trong nhà ông chủ.

Khi đó anh ta ở trong nhà trọ, sáng sớm ngủ dậy cũng giúp chủ nhà quét dọn, trong quá trình quét dọn, bỗng nhiên phát hiện dưới đất có 100 đồng, 200 đồng, anh ta nhặt lên rồi đưa cho bà chủ. Một lúc sau, kỳ lạ sao biến thành 300 đồng, 500 đồng? Anh ta lại nhặt lên rồi đưa cho bà chủ. Anh ta nói anh ta đã từng nhặt được nhiều nhất là hơn 1000 đồng.

Sau đó anh ta làm việc ở công ty này. Bằng cấp của anh ta không cao, nhưng ông chủ đều tạo cơ hội cho anh đường lối tiến tu, dù rằng anh là trường hợp ngoại lệ vẫn để anh ta tham gia vì phần lớn đều là học trò đại học mới có thể vào đó được, nhưng ông chủ cũng cho anh ta tham gia. Phục vụ ở công ty này rất nhiều năm, phẩm hạnh cũng biểu hiện rất tốt.

Sau đó, anh ta muốn ra ngoài mở tiệm riêng, anh ta đến chào tạm biệt ông chủ. Ông chủ liền mời anh ta ăn cơm, đãi tiệc đưa tiễn anh ta. Ăn xong, anh ta nói với ông chủ:

- Tôi có một việc muốn thỉnh giáo ông, tại sao lúc ở nhà ông tôi luôn luôn nhặt được tiền?

Ông chủ cười nói:

- Anh là người ngoài đến ở trong nhà tôi, làm sao tôi biết được phẩm hạnh của anh như thế nào? Số tiền đó là do tôi cố ý đánh rơi đấy.

Nếu một người đức hạnh không tốt, thì ở trong một hoàn cảnh nào đó, rất có thể làm mất đi một cơ hội tốt, nên chữ tín quan trọng như sanh mạng của một người vậy. Cho nên “Gian xảo ngữ, uế ô từ, thị tỉnh khí, thiết giới chi” (Lời gian trá, từ bẩn thỉu; Tập khí xấu, phải trừ bỏ).



Chúng ta xem câu tiếp theo. Chúng ta cùng nhau đọc một lần nhé:

CHÁNH VĂN 19:


Kiến vị chân, vật khinh ngôn;







Tri vị đích, vật khinh truyền.




Sự phi nghi, vật khinh nặc,




Cẩu khinh nặc, tiến thoái thác.




Phàm đạo tự, trọng thả thư,




Vật cấp tật, vật mơ hồ.




Bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản,




Bất quán kỷ, mạc nhàn quản.


DỊCH NGHĨA:

Tự không thấy, chớ nên nói;







Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền.




Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời,




Vội nhận lời, làm hoặc không, cũng đều sai.




Phàm nói chuyện, nói trọng điểm,




Không gấp gáp, không mơ hồ.




Kẻ nói dài, người nói ngắn,




Không liên quan, chớ xen vào.

19-1. “Kiến vị chân, vật khinh ngôn” (Tự không thấy, chớ nên nói)


Khi chúng ta chưa thấy được chân tướng sự thật, chỉ là nghe lời một chiều của người khác, thì tuyệt đối không được truyền lại những lời này.

Đây là một thái độ rất quan trọng. Nếu quý vị chưa xác định được nó có thể là lời đồn đại, mà quý vị lại truyền đi như vậy, thì chính mình biến thành đồng lõa rồi.

Đặc biệt là sống trong đoàn thể phải lấy “Hòa làm quý”62, tuyệt đối không được gây chuyện. Ý thức chung này rất quan trọng, vì trong đoàn thể cần sự bao dung, chứ không phải là đả kích, không phải là chửi rủa.

1. Cẩn thận với những lời gièm pha

Ngày xưa người ta rất cẩn thận ở ngôn ngữ, bởi vì ngôn ngữ luôn sản sinh loạn động. Ngôn ngữ giống như nấc thang vậy, mỗi câu gièm pha dần dần tạo ra loạn động. Cho nên có câu nói:

Quân thính thần đương châu”: Vua một nước nếu như nghe lời gièm pha, thì bề tôi sẽ chịu tai ương;

Phụ thính tử đương quyết”: Cha nghe lời gièm pha của mẹ kế, nghe lời gièm pha của người khác, con của họ có thể chịu đánh dập, cô đơn, cốt nhục tình thâm có thể bị rạn nứt.

Phu thê thính chi ly”: Vợ chồng nghe lời gièm pha, có thể đi tới phân ly;

Bằng hữu thính chi sơ”: Bạn bè nghe lời gièm pha, dần dần sẽ cách xa, thân hóa sơ.

Cho nên, chúng ta phải cẩn thận với những lời gièm pha.


2. Cẩn thận với người thị phi

Phải chú ý, cẩn thận với người đến nói chuyện thị phi. Nếu một người có tu dưỡng, họ có nói chuyện thị phi không? Không! Vì họ hy vọng là mọi người sống với nhau thuận hòa vui vẻ. Ví dụ: Rất có thể quý vị cùng một người nào đó có những chuyện bất hòa. Nếu một người có tu dưỡng, họ có thể sẽ đến nói với quý vị:

- Thật ra thì lần trước người đó cũng rất khen ngợi anh.

Để cho sự giận dữ của quý vị giảm đi một chút. “Lùi một bước thì biển rộng trời cao”. Kỳ thật, nhẫn nại trước sự giận dữ, thì sự giận dữ đó đều là không. Chỉ cần điều hòa, nhường nhịn nhau một chút, thông cảm nhau một chút thì êm hết. Sợ nhất chính là thêm dầu lại thêm giấm thì rắc rối to rồi. Người xưa có một bài thơ, ý nói là phải cẩn thận với những lời gièm pha:

Đường đường thất xích khu,



Mạc thính tam thốn thiệt,

Thiệt thượng hữu Long Tuyền,

Sát nhân bất kiến huyết”63.

Cho nên, chúng ta là một phần tử trong đó, nhất định phải biết phân biệt lời gièm pha thì một gia đình, một đoàn thể, thậm chí một quốc gia có thể sống tốt với nhau.


Thứ nhất: Xem xét với lời thị phi, nếu có thì sửa

Kiến vị chân, vật khinh ngôn” (Tự không thấy, chớ nên nói) này, nếu có người nói thị phi về một người bạn của quý vị, mà quý vị với người bạn này cũng rất có tình nghĩa. Lúc này đương nhiên quý vị không thể truyền những lời này đi. Vậy chúng ta nên làm cách nào? Vì rốt cuộc quý vị cũng đã nghe rồi, nên không thể coi như không nghe thấy.

Quý vị có thể đến nói với người bạn này của quý vị:

- Bây giờ bên ngoài là tiếng đồn về bạn như vậy…

Chúng ta dùng tâm chân thành để nói với họ:

Nếu như họ không có sự việc này thì chúng ta an ủi họ. Cho nên, chỉ cần quý vị không làm việc xấu, thì sớm muộn gì cũng thấy được lòng người.

Nếu lời đồn này xác thực có đúng mấy phần, thì chúng ta cũng phải nhanh chóng thích đáng khuyên nhủ họ rằng:

- Danh dự của con người trong đoàn thể là đặc biệt quan trọng, nên phải nhanh chóng lấy lại được danh dự. Không nên làm những việc như vậy nữa.

Cho nên, bất luận là lời gièm pha, hay là nói xấu người khác, đến đây chúng ta cũng dừng lại đúng lúc.

Tôi có một một người bạn, anh ta cũng là nghe người khác nói rất nhiều về tình hình một người bạn của anh ta, đều là nói bạn của anh ta không tốt. Nhưng anh ta đương nhiên không truyền những lời này đi, mà trực tiếp hỏi người bạn này, đem những tình hình người ta nói bên ngoài nói cho bạn nghe, sau đó hỏi bạn chuyện này có thật như thế không?

Trực tiếp để cho người đương sự giải thích một chút, tình cảnh lúc đó rốt cuộc là như thế nào? Người bạn này làm như vậy là rất có lý trí, không phải người ta nói sao nghe vậy.

Cho nên, khi con người dùng lý trí để đối phó, thì những lời đồn đại này không có cơ hội tung ra ngoài nữa.

Thứ hai: Giữ nguyên tắc “ẩn ác dương thiện”

Người đọc sách hiểu lý, mặc dù điều nghe được là sự thật, nhưng sự thật này liên quan đến sự hài hòa của đoàn thể, liên quan đến danh tiết của một người, họ cũng sẽ im lặng không nói gì, đó gọi là “Ẩn ác dương thiện”.

Khi quý vị “Dương thiện”, thì đối phương thích được quý vị khen ngợi họ; Còn những điều không tốt của đối phương quý vị không nói là “Ẩn ác”, nhưng trong oai nghi của quý vị, họ cũng biết là quý vị biết. Cho nên, ngay lúc đó họ cũng cảm nhận được, mình làm tốt một chút, thì người ta khen ngợi mình, mình làm không tốt người ta cũng không chỉ trích mình, dần dần họ cũng sẽ hướng theo chiều hướng tốt này mà tiến lên. Đó chỉ là một chút tình người nhỏ nhoi. Đây là “Kiến vị chân, vật khinh ngôn” (Tự không thấy, chớ nên nói):


19-2. “Tri vị đích, vật khinh truyền” (Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền)

1. Không để bị lợi dụng đem tâm tốt làm việc xấu

Chúng ta cũng phải luôn luôn nâng cao năng lực phán đoán sự lý của mình. Bởi vì, nếu quý vị phán đoán không đúng, thì có thể quý vị đã đem tâm tốt làm việc xấu.

Bởi vì hiện nay rất nhiều đoàn thể mang danh hiệu lương thiện, mang danh hiệu ích lợi chung, để lừa tiền. Nếu như quý vị không hiểu được đoàn thể này tốt hay không, quý vị thấy chưa chính xác, lập tức dẫn một đoàn người đến giúp đỡ, đến quyên tiền, cuối cùng là bị người ta lừa, vậy thì chúng ta rất khó khai báo với những người giúp đỡ này. Cho nên, tốt nhất là phải cẩn thận, trước phải quan sát rõ ràng.

Như chúng ta đang đẩy mạnh văn hóa xưa, rất nhiều người cũng sẽ nói, “Tôi đang đẩy mạnh văn hóa xưa”, nhưng trên thực tế là “treo đầu dê, nhưng có thể bán thịt chó”, không phải vì đẩy mạnh văn hóa xưa mà là vì kiếm tiền cho họ. Nếu trong 1-2 tiếng đồng hồ nói chuyện, cho dù có nhắc đến “Văn hóa xưa rất hay …”, nhưng tiếp theo là nói lời của họ nhằm kiếm tiền cho họ. Người ngồi dưới như chúng ta nghe xong sẽ cảm thấy họ nói rất hay, thì sẽ như thế nào? Bắt đầu truyền những lời này. Bởi vì tâm tư của quần chúng, rất dễ bị lôi kéo, quý vị khen người đó nói rất hay, làm cho tất cả mọi người lầm tưởng họ thật sự nói rất hay, nên mua rất nhiều thứ cho họ. Vậy là đạt được mục đích của họ rồi. Kỳ thật chúng ta phải phán đoán, nếu như họ thật sự hoằng dương văn hóa xưa, thì họ nhất định sẽ nắm được cốt lõi văn hóa xưa nằm ở đâu? Thực hiện từ đâu? Từ Nhập Tắc Hiếu, vì “Phù hiếu, đức chi bổn dã” (Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức). Nếu nói hai tiếng đồng hồ mà ngay cả chữ “Hiếu” cũng không nhắc đến, ngay cả “Đức hạnh” cũng không nhắc đến, quý vị lại còn ở đó mà khen “Ồ nói hay quá”. Quý vị truyền đi như vậy thì có thể dẫn những người khác đi sai đường rồi.

Vì vậy, chúng ta phải dùng lý trí phán đoán, như vậy mới không lấy tâm thiện làm việc ác, mới không để những người không có thiện tâm thừa cơ hội lợi dụng.

Cho nên, bây giờ chúng ta cũng phải suy nghĩ, một đoàn thể trước phải phán đoán rõ ràng, rồi mới đàm luận với họ, như vậy mới là không phát sinh tình huống tồi tệ. Đây gọi là “Tri vị đích, vật khinh truyền” (Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền).

2. Nhiều quan niệm tưởng đúng lại sai

64Trong thời đại này, quá nhiều quan niệm hình như đúng mà lại là sai, cho nên chúng ta cần phải có năng lực phán đoán. Ví dụ có câu “Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt” (Người không vì mình thì trời chu, đất diệt). Câu này là của ai? Tìm không thấy. Xin hỏi quý vị vì sao người đó nói câu này? Vì họ quá tự tư, rất có thể là tự mình tìm lối thoát cho mình, thái độ như vậy là không tốt. Cũng như bài trước chúng ta cũng đưa ra câu “Vô gian bất thành thương” (Kẻ làm ăn buôn bán mà không gian trá, xảo quyệt thì làm sao kiếm lời).

Cho nên chúng ta phải nghĩ rằng một lời nói có thể dẫn mọi người đi đến quan niệm sai lầm, nên chúng ta nhất định phải thận trọng từ lời nói đến việc làm. Khi chúng ta chưa xác định lời nói của mình là đúng, thì tuyệt đối không được truyền bậy, “Tri vị đích, vật khinh truyền” (Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền).


3. Muốn nói chính xác, phải dựa vào kinh điển

65Rất nhiều đạo lý chúng ta chưa hiểu thấu triệt được, đối với một số sự thật chưa rõ ràng, không được tùy tiện đi nói cho người khác nghe, sợ họ bảo thủ cho rằng điều đó là đúng, chúng ta nói sai thì cũng dẫn người khác đi đến con đường sai lầm, như thế thì rất tệ. Ví dụ nói, bây giờ chúng ta có đọc kinh điển, lúc này có người hỏi quý vị:

- Đọc kinh nên bắt đầu đọc từ quyển nào?

Ở thời đại hiện nay, 10 người có 10 kiến giải khác nhau, cho nên làm sao xác định được kiến giải của ai là đúng?

Cho nên chúng ta phải từ trong kinh điển tìm đáp án thì chắc chắn đúng.

Vì sao gọi là kinh? Chúng ta thấy địa cầu có kinh tuyến, có vĩ tuyến, vì trọng điểm của kinh, vĩ là ở chỗ có thể làm tiêu chuẩn không bị thay đổi. Kinh điển chính là chân lý không bao giờ thay đổi, chỉ cần quý vị tìm trong kinh điển, thì quý vị sẽ có tín tâm để xác thật sự việc đúng là như vậy.

Ở thời đại hiện nay chúng ta phải tuân thủ “Y pháp bất y nhân” (Dựa vào pháp không dựa vào người), nên quý vị phải từ trong kinh điển để tìm đáp án đúng, bằng không quý vị sẽ nghe lung tung.

Ví dụ: Khi chúng ta chiếu theo lời dạy trong Tam Tự Kinh, thì có thể loại bỏ được rất nhiều quan niệm tưởng như là đúng mà không phải đúng, vậy thì lập tức loại bỏ đi. Ví dụ trong Tam Tự Kinh có nói: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện; Tánh tương cận, tập tánh viễn; Cẩu bất giáo, tánh nãi thiên; Giáo chi đạo, quí dĩ chuyên”66. Con người sinh ra tánh vốn thiện, nhưng do không tiếp nhận được sự giáo dục tốt thì rất dễ trưởng dưỡng thói quen xấu. Nhưng những điều này lại không nằm trong triết học, triết học chỉ ở đó mà bàn luận tánh thiện tánh ác, bàn hết nửa ngày không xong. Trong khi đã có tiêu chuẩn giáo dục tánh thiện ác“Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” (Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng)67 này rồi.

Trong Tam Tự Kinh nói: “Vi học giả, tất hữu sơ” (Làm kẻ học, tất có ban đầu): Trước phải học gì? Học “Tự Tiểu-học, Chí Tứ thơ” (Từ sách Tiểu-học, rồi mới đến bốn bộ sách). Cho nên, quý vị có thể y theo Tam Tự Kinh này mà tin tưởng vỗ ngực nói bắt đầu học từ quyển nào? Từ “Tiểu Học”, mà bây giờ tinh túy nhất của Tiểu Học là Đệ Tử Quy vì đây là y cứ cương lĩnh biên soạn Tiểu Học, thì quý vị cũng không lo gì mình nói sai lời. Cho nên, phải học hết Tiểu Học, học Hiếu Kinh, học Tứ Thư.

Cho nên dựa vào kinh điển, quý vị có thể tin tưởng mà trả lời:

- Đọc kinh nên bắt đầu từ Đệ Tử Quy.

Vả lại, khi con cái đã cắm sâu gốc rễ Đệ Tử Quy rồi, nó học tiếp Hiếu Kinh, học Tứ Thư, hứng thú giống nhau không? Không giống nhau.

Giả dụ khi quý vị hỏi một người nào đó:

- Căn bản của đạo đức là gì?

Nếu đáp án của họ không phải là chữ “Hiếu”, thì quý vị phán đoán họ nói đúng không? Không đúng, là sai. Vì sao? Vì dựa vào kinh điển làm căn cứ.

Khi quý vị đọc đến “Hiếu, Đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bổn dữ” (Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy). Những đứa nhỏ đọc đến “Hiếu, Đễ dã giả”, chữ “hiếu” và chữ “đễ” đó không phải là một chữ. Là gì? Một em đưa tay lên:

- Thưa thầy, chữ hiếu này có phải là chỉ cho “Nhập tắc hiếu” không?

Chữ “Hiếu” của họ chẳng phải là không, hiếu của họ là kết hợp với cuộc sống, họ biết rằng học vấn nhất định phải “Học đi đôi với hành”, nhất định phải nỗ lực thực hành cộng học văn, thái độ này nếu chính xác thì phương hướng không bị lệch lạc.

Quý vị thấy đó, thời bây giờ người ta một lúc học 4 loại, 5 loại, như vậy họ học được sao? Người bây giờ, không nghe kinh điển, không nghe Thánh hiền. Vậy họ nghe ai? Họ nghe lời lừa dối chứ không nghe lời khuyên nhủ, biết giả không biết thật.

Thật sự tôi rất có “Sở cảm” (điều thấy trong lòng). Ví dụ, có một phụ huynh đến thảo luận với tôi:

- Làm cách nào để dạy con cho tốt?

Khi anh ta nói tình hình con anh ta xong, nhất định tôi nói với anh ta:

- “Băng đông tam xích, phi nhất nhật chi hàn” (Băng đóng ba thước, không phải do lạnh một ngày). Như con của anh ắt phải cần dùng lòng kiên nhẫn, dùng lòng yêu thương của anh hợp tác với thầy cô giáo, trong vòng 6 tháng đến 1 năm thì dần dần nó có thể theo nề nếp cũ.

Thường thường thì phụ huynh nghe đến 6 tháng, 1 năm, chân mày của họ như thế nào?

- Ôi lâu quá.

Khi ra về họ nói:

- Cảm ơn thầy Thái nhé! Có cơ hội tôi sẽ đến thỉnh giáo thầy.

Nhưng khi anh ta đi rồi thì từ đó như thế nào? Không bao giờ trở lại. Trong khi nếu trên báo đăng “Khóa trình 3 ngày, bảo đảm quý vị dạy ra được một thiên tài”, thì cho dù học phí cũng rất đắt, thì anh ta cũng lập tức đến báo danh tham gia, mọi người cũng đua nhau kéo đến.

Cho nên, từ chỗ này chúng ta thấy được, nếu đem chân lý nói với họ, họ có tin không? Không tin. Người bây giờ chỉ ham danh lợi, đều rất muốn nhanh chóng đưa họ một bước lên trời, chạy theo hướng ngược lại với học vấn của mình, muốn mau thì không đạt. Cho nên phải biết phán đoán mới được.

Cho nên “Kiến vị chân, vật khinh ngôn” (Tự không thấy, chớ nên nói). Còn chúng ta muốn hiểu chính xác, tất nhiên phải từ kinh điển để hiểu được, phải từ lời dạy của Thánh hiền để tích tụ lực phán đoán của chúng ta.

19-3&4. “Sự phi nghi, vật khinh nặc, Cẩu khinh nặc, tiến thoái thác” (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời; Vội nhận lời, làm hoặc không, cũng đều sai)

Câu 1: “Sự phi nghi, vật khinh nặc” (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời)

1. Cha mẹ không nên nhận lời bừa

Bây giờ hiện tượng “Khinh nặc” (nhận lời bừa) có nhiều không?
Thứ nhất: Nhận lời bừa do đang trong trạng thái vui trẻ

Khi một người đang rất vui thì đừng tùy tiện hứa khả cho người khác đồ vật. Vì đến lúc không làm được, thì thất tín với người ta.

Cho nên, người lớn thường hay phạm là khi tâm trạng vui vẻ, con cái lập tức quan sát sắc mặt rồi đòi quý vị thứ nó thích, quý vị đồng ý ngay, đến lúc đó rồi hối hận.

Quý vị thấy người lớn lúc nào thì dễ dàng đồng ý với con cái nhất? Là lúc con cái thi cử làm bài tốt à, đáp án này rất đúng, rất chân thật. Khi nó thi cử làm bài tốt, nó thường đòi các thứ. Cho nên con cái đi học mục đích là ở đâu? Trong vô hình, khi chúng ta hứa với con cái cho nó thứ gì, là đã đang nuôi lớn tâm hư vinh của nó, đã đang khiến cho mục đích học hành của nó bị lệch lạc. Bây giờ nó học tiểu học thi làm bài rất tốt, thì sao? Được ăn kem. Lên học cấp hai thi tốt, thì sao? Được mua xe đạp. Lên cấp ba thi tốt thì sao? Chúng ta thương lượng với nó, cho nó chọn lựa “Con cần MP3, hay cần gì?” Tất cả động lực học của nó đều ở những thứ này.

Thứ hai: Nhận lời bừa do quá cưng chiều trẻ

Có rất nhiều cha mẹ bị con cái đuổi ra khỏi nhà? Vì đáp ứng mọi yêu cầu cho con từ nhỏ. Bởi vì nó cảm thấy những thứ nó muốn, quý vị đã làm hài lòng nó rồi.

68Đối với sự đòi hỏi của con cái, nếu thấy hợp lý chúng ta mới đáp ứng, nếu thấy không hợp lý, quý vị nhất định phải kiên trì. Bằng không nếu nó muốn thứ gì cho thứ đó, thì sẽ giúp lớn thêm lòng tham trong nó, giúp lớn thêm tác phong xa xỉ, xa hoa của nó.

69Khi hình thành thói quen muốn thứ này, thứ nọ rồi, thì dục vọng của nó tăng lên mỗi ngày. “Dục là vực sâu”, từ nhỏ dục vọng con cái đã khai mở, thì có thu hồi được không? “Từ cần kiệm đến xa xỉ dễ, từ xa xỉ trở về cần kiệm khó”. Khi con cái thành thói quen muốn gì được đó rồi, nếu một ngày nào đó quý vị không đáp ứng được, thì nó sẽ như thế nào? Chúng ta cũng nghe có rất nhiều đứa con, mới học cấp hai đã đưa tay đánh mẹ rồi, không cho tiền thì nó đánh.

Đến lúc đó thì cha mẹ “Gọi trời thì trời không ứng, gọi đất thì đất không linh”. Cho nên “Khinh nặc” (vội nhận lời) này là do quá cưng chiều.

Có một vụ án hình sự của một thanh niên. Lúc còn nhỏ cha anh ta cho anh ta rất nhiều tiền, nên anh ta đã quen tiêu tiền như nước, một tháng anh ta có thể tiêu hết mấy vạn. Một, hai vạn nhân dân tệ, tiêu tiền rất dữ dội. Hôm nọ cha của anh ta chịu không nổi, ông ta nói:

- Cha không cho con tiền nữa.

Rồi ông sắp xếp cho anh ta đi bộ đội. Đi bộ đội được hai năm, sau hai năm trở về thói quen đó có thay đổi hay không? Rất khó! Xác thực, loại ái mộ hư vinh đó, khi đã bị nhiễm thói quen xa xỉ, chỉ cần anh ta bước vào trong tình cảnh đó, thì anh ta không chịu nổi sự cám dỗ, nên phải mạo xưng là trang hảo hán. Cho nên, sau khi đi bộ đội về anh ta cũng không thay đổi gì, vẫn y như ngày trước. Cha của anh ta vạch rõ giới hạn:

- Cha không cho con tiền nữa.

Kết quả đứa con này mướn sát thủ giết cha của mình. Ở trước cổng nhà mình ra, anh ta nói với tên sát thủ:

- Một tý nữa có một người dáng rất cao đi ra.

Nói chung là nói tình tiết rõ ràng cho tên sát thủ. Tên sát thủ này liền hỏi anh ta:

- Người anh muốn giết là ai?

Anh ta nói:

- Đó là cha tôi.

Cha của anh ta bị giết là như vậy. Vì chìa khóa tủ tiền đang nằm trong tay mẹ anh ta, nên anh ta cũng bảo giết luôn cả người mẹ.

Việc giết cha, giết mẹ bây giờ không phải là hiếm nữa. Nguyên nhân ở đâu? Là do trọng lợi khinh nghĩa, họ không ngừng nâng cao cái “lợi” này, rồi biến thành dục vọng, rồi biến thành ma thủ chủ tể hành vi của họ, khiến cho họ muốn thoát ra cũng không thoát được. Cho nên chúng ta phải cẩn thận “Sự phi nghi, vật khinh nặc” (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời) không được trưởng dưỡng thói xa hoa cho con cái.

Có một đứa nhỏ, nó thấy mẹ nấu những món nó không thích thì nó không vui, phát cáu không chịu ăn. Thông thường thì người mẹ sẽ làm gì? Đến dỗ dành nó, cũng có thể nói:

- Con ăn đi, đến thứ 7 mẹ dẫn con đi ăn thức ăn nhanh nhé.

Nghe mẹ nói như vậy, đứa nhỏ vốn là không ăn một miếng nào, lập tức ăn rất nhiều. Bởi vì khi chúng ta không có nguyên tắc, con cái rất hiểu nội tâm của chúng ta, nó biết rằng chỉ cần nó dùng tâm tư như thế nào, người lớn sẽ bị chi phối theo, nên đáp ứng nhu cầu của nó, tình huống này thật rắc rồi đấy.

Cho nên, khi đứa nhỏ này không chịu ăn cơm, cha nó cũng không nói tiếng nào, vẫn ngồi ăn tỉnh bơ, người vợ thì đến dỗ con trai. Người chồng rất có tính nhạy cảm trong giáo dục, nên lập tức dùng mắt ra hiệu cho vợ “Em lui đi, để anh đến”. Đương nhiên anh ta không nói bằng lời, cặp vợ chồng này hiểu ý nhau.

Nguyên tắc giáo dục con cái phải như thế nào? Là vợ chồng phải nhất trí, bằng không thì con cái chắc chắn sẽ trốn sau lưng người cha hoặc người mẹ không có nguyên tắc. Cho nên, cả nhà ăn cơm xong rồi, mà nó vẫn không chịu ăn, người cha nói:

- Thôi thu dọn hết đi, thu dọn tất cả.

Có thể đứa con trai đứng đó mà chu miệng tức tối, cứ để cho nó tức tối. Kết quả đêm hôm đó, do không ăn cơm tối nên nửa đêm nó đói đến mức không ngủ được. Nó dậy, dậy làm gì? Mở tủ lạnh kiếm thức ăn, ăn thức ăn lạnh cũng được. Như vậy lần sau có dám uy hiếp cha mẹ nữa không? Có dám dòi hỏi nữa không? Chắc chắn là không dám rồi.

Giáo dục đặc biệt chú ý lúc ban đầu

Trong môn học này mấy ngày trước, quý vị có thể hội sâu sắc giáo dục phải chú trọng lúc ban đầu, đặc biệt quan trọng. Không chỉ quan trọng đối với con cái, mà những người lớn sống với nhau, quý vị cũng phải cho họ bước đầu hiểu được nguyên tắc “công” và “tư” là gì? Gọi là “Giáo phụ sơ lai, giáo nhi anh hài” (Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở ban sơ mới về). Cùng đạo lý này, khi con dâu mới cưới về, không được nghênh ngang khắp nơi, cô ta cũng phải hiểu hết những tình huống trong gia đình, như vậy mọi người mới phối hợp với nhau được.

Thứ ba: Nhận lời bừa do đang mải bận việc khác

“Vật khinh nặc” (chớ xem thường, mà nhận lời), một là do quá cưng chiều, hai là do không có nguyên tắc. Cha mẹ hứa cho thứ gì cũng phải dựa vào tốt xấu của nó. Đừng để khi đã hứa rồi, lại đổi ý, không cho nó nữa. Làm như vậy là đứa nhỏ không có tín nhiệm quý vị.

Ví dụ, quý vị ở đó chơi đánh bài, rồi nói với con:

- Được rồi, con đừng ồn nữa, để ba mua cho con.

Thế nên, sau này nó cần thứ gì, nó sẽ chọn vào lúc nào? Khi mình đang chơi đánh bài, hoặc là khi quý vị đang bận, nó biết được lúc này, nó cần thứ gì thì chắc đạt được, vậy thì rất rắc rối. Cho nên, cha mẹ cũng phải “Vật khinh nặc” (chớ xem thường, mà nhận lời).


Thứ tư: Nhận lời bừa do khi có người cầu xin gấp

70Khi chúng ta đã trưởng thành cũng quyết không được hứa bừa. Khi người khác có cầu xin quý vị điều gì, ví dụ họ có chuyện gấp, có những tình huống khẩn cấp cần quý vị giúp đỡ, quý vị cũng phải ổn định tâm lại, để nghe rõ ràng sự việc của họ. Có khi đối phương rất khẩn cấp, sự khẩn cấp của họ đã làm cho tâm của quý vị rối loạn, rất có thể khi quý vị hứa khả rồi, đến lúc sự việc đó không giống như quý vị tưởng tượng thì phải làm sao?

Ví dụ, lời nói của họ chỉ là lời nói phiến diện, quý vị lại không bình tĩnh được, rất có thể việc mà quý vị hứa khả, đến lúc tình hình không phải như quý vị dự đoán, thì quý vị rất khó xử lý. Cho nên việc gấp cũng cần làm chậm.

Kể cả khi đối phương muốn tìm quý vị giúp đỡ, thậm chí là muốn quý vị cùng đi làm việc này. Quý vị cũng phải cân nhắc rằng:


  • Thứ nhất là họ có đủ năng lực không.

  • Thứ hai là mình có đủ năng lực không.

Phải nhìn xem các phương diện nhân duyên của sự việc này có thành thục không. Nếu không thành thục mà quý vị tùy tiện hứa khả, đến khi quý vị làm cũng sai, không làm cũng sai, thì sẽ rất khó xử, cũng sẽ sản sanh một số hiểu lầm. Ban đầu quý vị vốn là tâm tốt, rốt cuộc rất khó thoát ra.

Cho nên mặc dầu chúng ta có tâm tốt, nhưng cũng phải dùng lý trí phán đoán mới được.

Đây là “Sự phi nghi, vật khinh nặc, cẩu khinh nặc, tiến thoái thác” (Việc không hợp, chớ xem thường, mà nhận lời; Vội nhận lời, làm hoặc không, cũng đều sai)

2. Dạy con không được nhận lời bừa

“Vật khinh nặc”, thêm bước nữa là cũng phải dạy con cái “Vật khinh nặc”.

Có một bé trai tặng cho bạn học một cây bút chì, đứa bạn đó rất vui, lấy bút rồi đem gọt để viết. Ngày hôm sau, vừa đến lớp nó liền hỏi đứa bạn mà hôm qua nó cho cây bút chì:

- Hôm nay bạn có chơi với mình không?

Đứa bạn này cũng rất thật thà:

- Hôm nay mình không chơi với bạn.

- Vậy thì bạn trả cây bút chì đó lại cho mình đi.

Đứa bạn đó cũng rất thật thà, liền lấy cây bút chì đó trả lại cho bạn. Nó lại nói:

- Tôi cần cây bút chì chưa gọt cơ.

Đứa bạn đó lại lấy cây bút chì chưa gọt đưa cho nó. Nó lại nói:

- Không phải cây bút này, mình muốn cây bút mà hôm qua mình đưa cho bạn cơ.

Thầy giáo quan sát thấy như vậy, liền đi đến nhân cơ hội này giáo dục nó, thầy nói:

- “Phàm xuất ngôn, tín vi tiên” (Phàm nói ra, tín trước tiên). Em đã cho người khác rồi thì đồ vật đó không thuộc về em nữa, em không có tư cách đòi lại những thứ em đã cho người ta. Trước khi muốn tặng bạn vật gì, thì em phải cân nhắc em có vui lòng tặng cho bạn hay không? Hoặc là hôm nay em tặng vật gì cho người ta, khi đã hứa cho người khác, trước phải nghĩ đến năng lực của em có thể làm được việc này hay không? Nếu như năng lực của em không đủ mà lại hứa với người, đến lúc đó chắc chắn sẽ bị thất tín.

Vả lại khi hứa với người:


  1. Ngoài việc suy nghĩ năng lực của mình ra;

  2. Còn phải nghĩ đến điều mà em hứa cho bạn bè, có phù hợp quy định của trường không? Có thể nhà trường quy định không được phép làm điều này, vậy mà em hứa với bạn bè, như vậy là không đúng. Cho nên, sự hứa khả đó phải phù hợp với quy định của trường,

  3. Phải phù hợp với pháp luật của quốc gia.

Phải nghĩ kỹ những điều này, nếu điều hứa này là hành vi đúng đắn rồi, thì phải xem chúng ta đủ năng lực thực hiện, mới hứa khả với bạn bè. Cho nên thái độ “Vật khinh ngôn” (Chớ xem thường lời nói) cũng là điều nên chỉ dạy cho học sinh.

Tiết học này hôm nay chúng ta học đến đây. Cảm ơn tất cả quý vị!



HẾT TẬP III

(TỪ VCD 21- 30)





Chú thích

1 Tư Trị Thông Giám : Là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này  Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống.

2 Đoạn này cắt từ dưới lên

3 Tiếp theo của VCD 21

4 Đoạn cắt chuyển

5Ngôn hành đồng nhất”

6 “Hà bất ư cường kiện thời, nỗ lực tu thiện, dục hà đãi hồ” (Phật thuyết đại thừa Vô lượng thọ, Trang nghiêm, Thanh tịnh, Bình đẳng giác Kinh – Phẩm thứ 33: Khuyến dụ sách tấn)

7 Có thể thầy nói ở đây là ¼ tổng số người bị bệnh

8Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”: Làm không được thì phải quay lại xét mình.

9Mạnh Khương Nữ hay Nàng Mạnh Khương (孟姜女) là một nhân vật trong truyện cổ tích dân gian Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành của Trung Quốc. Câu chuyện kể rằng:

Vào thời Tần Thủy Hoàng, ngay trong đêm tân hôn của Mạnh Khương Nữ với tân lang là một thư sinh Giang Nam tên Phạm Hỷ Lương, chồng Mạnh Khương Nữ bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đến mùa Đông, Mạnh Khương Nữ đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo. Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng mình bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng Mạnh Khương đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước mắt hòa lẫn máu. Tiếng khóc của Mạnh Khương vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan thuộc địa cấp thị Tần Hoàng Đảo của tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ.

10 Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi. Nhân thập năng chi, kỷ thiên chi, quả năng thử đạo hỹ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường”: Người phấn đấu một phần, mình phấn đấu trăm phần; Người ta phấn đấu một phần, mình phấn đấu nghìn phần. Nếu ai đó học tập theo đường lối trên đây, dù dốt nát mấy cũng trở nên thông sáng, dù yếu đuối mấy cũng trở nên hùng mạnh; Dù là kẻ tiểu nhân ti tiện cũng trở nên hiền thánh.

11Hiếu”: Hết lòng phụng dưỡng cha me: “Đễ”: Kính nhường người lớn hơn mình, nhường người nhỏ; “Trung”: Trung thành, làm hết bổn phận; “Tín”: Giữ tín nhiệm, uy tín với mọi người, thành thật; “Lễ”: Là phép tắc trong phép cư xử phải cung kính, kính trọng với người xung quanh; “Nghĩa”: Là phải làm theo điều phải, vì mọi người tránh cái xấu xa, phát huy lòng hào hiệp, nghĩa khí; “Liêm”: Là sống trong sạch ngay thẳng, không tham của người, của mình cũng phải biết bỏ ra; “Sỉ”: Là biết xấu hổ, biết phẩm giá cho bản thân và quốc gia.

12 Xt: Mạnh tử viết: “Thuấn phát vu khuyển mẫu chi trung, truyền thuyết cử vu bản trúc chi gian, Giao Cách cử vu ngư diêm chi trung, Quản Di Ngô cử vu sĩ, Tôn Thúc Ngạo cử vu hải, Bách Lý Hề cử vu thị. Cố thiên tương giáng đại nhiệm vu thị nhân dã, tất tiên khổ kỳ tâm chí; lao kỳ cân cốt, nga kỳ thể phu, không phạp kỳ thân, hành phất loạn kỳ sở vi, sở dĩ động tâm nhẫn tính, tằng ích kỳ sở bất năng”.

Tạm dịch:

Mạnh Tử nói: “Vua Đại Thuấn lớn lên từ đồng quê, theo truyền thuyết được tuyển chọn từ lũ thợ xây tường; Giao Cách được chọn từ bọn hàng cá, hàng muối; Quản Trọng được chọn từ bọn cai ngục; Tôn Thúc Ngao được chọn từ vùng ven biển hẻo lánh; Bách Lý Hề được chọn từ ngoài chợ. Cho nên, khi trời giao sứ mạng trọng đại cho những người ấy, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm trí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy.”



(Thuấn: Một vị vua hiền TQ cổ đại. Giao Cách: Đại thần triều vua Trụ nhà Thương. Quản Trọng (Quản Di Ngô): Nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của nước Tề thời Xuân Thu. Tôn Thúc Ngao: Quan Lệnh doãn nước Sở. Bách Lý Hề: Nhà chính trị, hiền thần thời vua Tần Mục Công).

13 Xt: “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan” (Dựa theo văn tự để hiểu nghĩa thì ba đời chư Phật bị oan), “Tam thế” là quá khứ, hiện tại, vị lai.

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương