CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

(VCD 28)


Chào các bạn! Buổi sáng tốt lành!

Hôm qua chúng ta bước vào đề Chương IV: “Tín”. Cũng nói đến:



  1. Tín ngôn: Là lời của người nói ra phải có chữ tín trước tiên: “Phàm xuất ngôn” (Phàm nói ra) phải lấy “Tín vi tiên” (Tín trước tiên).

  2. Tín nghĩa: Cũng hàm chứa một ý nghĩa sâu hơn, chính là tín nghĩa, là nghĩa vụ.

Đây là bổn phận của một con người, vì đã là bổn phận thì không cần phải nói, nhưng vẫn thường để ở trong lòng, thời khắc không dám quên.

Chúng ta hôm qua cũng nói đến quan hệ cha con, rất nhiều hiếu tử cho dù đã rời mẹ 50 năm, trong thời gian này, họ vẫn không ngừng hy vọng có thể tìm được mẹ, có thể chuyên tâm phụng dưỡng. Cho nên sau này, thực sự trời xanh không phụ người khổ tâm, Chu Thọ Xương thời nhà Tống cũng tìm được mẹ của ông. Không chỉ đón mẹ trở về phụng dưỡng, ngay cả em trai, em gái của mẹ sinh sau này cũng cùng chăm sóc. Đây đều là người đọc sách luôn luôn đem bổn phận để ở trong lòng.

Nhắc đến “tín” vì nó là nghĩa vụ, là bổn phận.

Hôm qua chúng ta nói đến đạo nghĩa, ân nghĩa trong quan hệ quân thần; Ở phương diện bề tôi, chúng ta hôm qua cũng nói đến không nên làm theo cảm tính, phải dùng lý trí đối với người lãnh đạo.

3) Phải hết lòng khuyên can khi lãnh đạo sai

Kỳ thực, giữa con người với con người vì sao có xung đột? Phần nhiều là vì khoảng cách xa vời, thiếu sự giao tiếp. Thiếu sự giao tiếp lâu ngày thì rất dễ đối lập, rất dễ mâu thuẫn, sau đó là xung đột.

Cho nên, làm người lãnh đạo, cũng nên mở cửa giao tiếp, khoan dung độ lượng tiếp thu lời khuyên của cấp dưới. Cấp dưới cũng phải có trách nhiệm khuyên can cấp trên.

Các bạn, quý vị có dám khuyên cấp trên của mình không?

Tôi nghe một số bạn nói với tôi:

- Thật không dám.

4) Nhiều lãnh đạo, theo ý kiến lãnh đạo nào?

Đã không dám khuyên lãnh đạo, thậm chí có người còn cho rằng:

- Nếu trong đơn vị cấp trên có hai, ba người, thì nên theo người nào để về sau có thể thăng quan tiến chức?

Nếu dùng tâm này để thay cấp trên làm việc, thì ngày tháng có dễ qua không? Mỗi ngày phải thăm dò sắc mặt lời nói, phải nịnh bợ a dua, vậy mệt chết được;

Hơn nữa nếu “theo” theo kiểu đặt cọc cho người đó, mà sau đó người này không được thăng chức thì phải làm sao? Chẳng phải đấm ngực giậm chân sao? Cái đó gọi là “Một sớm thiên tử, một sớm bề tôi”. Nếu chúng ta chỉ vì công danh của mình mà nịnh hót cấp trên thì thật là mệt chết.

Nếu quý vị chỉ là nịnh bợ a dua và vị trưởng quan này thực sự cũng được thăng chức tiếp, như vậy quý vị cùng họ đều được thăng chức, lẽ nào như vậy cuộc đời đã tốt rồi sao? Chưa hẳn. Vì sao?

Vị trưởng quan này phải nịnh bợ a dua, vậy họ có thể ở trong sự nghiệp của mình mà tiếp tục không ngừng nâng lên không? Không thể! Vì trưởng quan còn tiếp nhận nịnh bợ a dua thì trí tuệ của họ, kiến giải cuộc đời của họ vẫn chỉ là có hạn. Đến lúc đó nhất định sẽ xuất hiện một số trạng thái, họ sẽ bị đổi xuống dưới. Cho nên chúng ta thấy xã hội ngày nay rất nhiều người làm quan lớn, nhưng có thể chỉ hai tháng, năm tháng sau thì đã mất đi chức quan này. Đến lúc đó quý vị tuy lúc đầu “đặt cọc” đúng mà vẫn là mất hết không còn gì.

Phải theo ý kiến nào vì dân vì nước



Rốt cuộc chúng ta đem sự cố gắng, dụng tâm đặt ở đâu, đặc biệt là nhân viên công chức? Chúng ta thực sự nên theo là cái gì? Cái nên theo là bổn phận của chúng ta, nên theo nhu cầu của nhân dân.

Như vậy, quý vị có thể rất thẳng thắn để khuyên can cấp trên của mình.

Do quý vị làm tròn bổn phận, thay nhân dân phục vụ, năng lực của quý vị cũng sẽ ngày một cao thêm.

Khi quý vị có năng lực thực sự, chủ quản tốt vừa nhậm chức, họ nên dùng ai? Đương nhiên phải dùng người thực sự có thể làm việc, người có thể tín nhiệm. Đến lúc đó quý vị không cầu cơ hội, cơ hội tự nhiên mà đến bên mình.

Cuộc đời nếu như thuận theo đạo pháp tự nhiên, thì quý vị có thể nước chảy thành sông, quý vị cũng sẽ không phải sống trong lo được lo mất.

Cho nên, là bề tôi phải không mong cầu, làm hết bổn phận của mình, khuyên can cấp trên.

Hơn mười năm trước, xuất hiện kinh tế bão táp của Đông Nam Á. Rất nhiều quốc gia đều đứng trước thách thức rất lớn, hầu như rất nhiều vấn đề tài chính đều sụp đổ. Lúc đó ở Hàn Quốc xuất hiện một sự kiện, có một xí nghiệp chuẩn bị phá sản, đúng lúc đó công nhân của xí nghiệp này liền đem tiền của mình ra, nói với người lãnh đạo xí nghiệp rằng:

- Công ty của chúng ta không thể phá sản, số tiền này của chúng tôi ông lấy dùng trước đi.

Cho nên đây thực sự giữa quân thần, giữa lãnh đạo với nhân viên có đạo nghĩa, có tình nghĩa.

Hình ảnh đó ở người Trung Quốc chúng ta có thể thấy được không? Có thể không? Không có à? Phải có lòng tin chứ. Vì sao ở Hàn Quốc thấy được hiện tượng này? Xin hỏi người Hàn Quốc học của ai? Ngày nay Hàn Quốc học văn hóa xưa thật là vững chắc, từ tiểu học đến đại học đều xuyên suốt học tập giáo trình văn hóa xưa. Toàn thể người Hàn Quốc, họ có thể học tập văn hóa xưa, họ lấy làm quang vinh, làm tự hào. Vậy mà chúng ta thì lại không thấy được điều này. Cho nên, chúng ta thực sự phải thấy được báu vật này của lão tổ tông, nếu đây không phải bản lĩnh của lão tổ tông của đất nước chúng ta, thì láng giềng bên cạnh đã đem nó phát triển rộng rãi rồi. Như thế chúng ta làm con cháu sẽ không trọn bổn phận. Rất nhiều bạn bè cùng tôi thảo luận:

Bốn là: Học tập lời dạy của Thánh hiền thế nào?



Kỳ thực học giáo huấn của Thánh hiền, quan trọng nhất là phải học cái gì?

  • Phải học tâm ý của Thánh hiền

  • Phải học dụng tâm của Thánh hiền

Tâm ý của Thánh hiền nghĩa là luôn luôn đem “Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ”39, không lúc nào dám quên, luôn luôn nhắc đến để kết bạn với người. Khi đức hạnh được nâng lên, thì thói quen xấu tự nhiên sẽ không thấy nữa, đã tiêu mất rồi.

Chúng ta đọc thuộc Đệ Tử Quy, nghĩa là thường lấy tâm hạnh của Thánh hiền để tự mình quán chiếu, tự mình nhắc nhở. Tin rằng rộng làm mốc, “Khoan vi hạn, khẩn dụng công; Công phu đáo, trệ tắc thông” (Thời gian ít, cần dụng công; Công phu đủ, tắc được thông).

Khi một người thật sự dùng tâm ý và hành vi của Thánh hiền để làm việc, chắc chắn người đó mỗi ngày đều có pháp hỷ sung mãn.


Thứ ba: Quan hệ vợ chồng

Tiếp theo chúng ta thấy quan hệ vợ chồng trong ngũ luân, giữa vợ chồng đương nhiên cũng phải giữ lấy chữ tín. Nếu giữa vợ chồng không giữ chữ tín, sẽ diễn ra tình trạng gì? Có thể nghi kỵ lẫn nhau, trong lời nói sẽ có công kích, sẽ có cười nhạo, trong khi mỗi ngày còn phải sớm tối gặp nhau, như vậy thì quan hệ rất nguy hiểm, cho nên cũng phải giữ lấy chữ tín.

Một là: Tín ngôn

1- Vợ chồng không nên có bí mật riêng

Ngày nay giữa vợ chồng nghe nói đều có các bí mật riêng, đều có tiền riêng. Nếu chúng ta có bí mật, có tiền riêng, không để đối phương biết tình hình của mình là chúng ta đã dùng tâm hư vọng, tâm không chân thành này với đối phương. Đối phương có thể cảm nhận được chăng? Có thể không? Được! Con người thường làm những việc dối mình dối người, cho dù quý vị thực sự giữ một số tiền bên người, nhưng tâm của quý vị mỗi ngày nơm nớp lo sợ. Như vậy giữ được tiền, mỗi ngày lo chuyện này chuyện nọ, thì có thể thân thể đều như thế nào? Thân thể đều bị hư rồi.

Cho nên “Trị gia” (quản lý gia đình) nên duy trì thái độ không có bí mật, thẳng thắn vô tư, như vậy tốt nhất.

2- Tín nhiệm người khác thì được thư thái

Mẹ tôi, mỗi lần bà lĩnh lương đều đưa hết cho cha tôi, cho nên nhà chúng tôi cha là nắm giữ quyền kinh tế, mẹ tôi từ trước không hỏi việc tiền bạc. Mẹ tôi càng tín nhiệm cha tôi thì cha tôi như thế nào? Làm trâu làm ngựa cũng bằng lòng. Kỳ thực người thật lòng tín nhiệm người khác, họ luôn luôn được rất nhẹ nhàng, thư thái. Mẹ tôi không quản tiền, mẹ tôi cũng không biết đạp xe đạp, mỗi lần ra ngoài, bà sẽ nói với cha tôi:

- Cái gì em cũng không biết, ngốc quá!

Cha tôi sẽ phục vụ như thế nào? Rất vui mừng, rất có sự thành tựu. Sau này tôi biết lái xe thì tôi cũng trở thành phục vụ mẹ tôi.

Con người không cần “Quá thông minh”



Con người không cần quá thông minh, nếu như việc gì quý vị cũng muốn quản đến cùng, khiến người khác ở trước mặt quý vị cảm thấy thật không có năng lực. Đến sau cùng thì quý vị sẽ mệt đến gần chết, làm muốn chết còn bị người ta chê muốn chết.

Cho nên sự lanh lợi của một người phải ở bên trong, không nên lanh lợi đi khống chế người khác. Đây cũng là đạo Trung Dung.



Hai là: Tín nghĩa

3- Phải luôn cảm ơn ân đức của đối phương

Ngoài việc tín ngôn là trong lời nói phải giữ lấy chữ tín, thì giữa vợ chồng trong tâm của nhau, nhất định phải Cảm ơn ân đức của đối phương, cảm ơn đối phương cùng ta đi hết con đường của cuộc đời này.

Chúng ta là đàn ông nhất định phải luôn ghi nhớ, vợ của ta đã giúp chúng ta làm một việc trọng đại, sự việc nào? Nối dõi tông đường, gia tộc của chúng ta mới có thể kéo dài được. Chỉ ân đức này thôi chúng ta đã không thể báo đáp, vì chúng ta làm không được việc này, phải không?

Ân phải báo, oán phải quên”: Giữa vợ chồng thường phải nghĩ đến sự cống hiến của đối phương, ân đức của đối phương; Còn những xung đột đều phải buông xả. Trong tâm thường niệm ân thì khi thấy đối phương đều sanh tâm hoan hỷ, làm sao lại có thể sống không hợp? Khi vợ chồng sống hạnh phúc, thì mỗi ngày của quý vị đều hòa thuận vui vẻ.

4- Tống Hoằng tri ân vợ

Vào thời nhà Hán, vua Hán Quang Vũ có vị đại thần là Tống Hoằng. Con người người ông rất thanh liêm, làm việc rất có trách nhiệm. Lúc đó Tống Hoằng làm công việc “tư không”, nghĩa là quản lý công trình bằng gỗ, cũng là một chức vị rất quan trọng của quốc gia.

Chị của Hán Quang Vũ Đế là Hồ Dương công chúa, đúng lúc góa chồng, chồng đã mất rồi. Hán Quang Vũ Đế bàn với chị của ông, muốn giúp bà tìm một người chồng, hy vọng chọn được trong số đại thần.

Ông hỏi chị:

- Trong tất cả đại thần chị thích ai nhất?

Hồ Dương công chúa lập tức trả lời:

- Tống Hoằng phong thái phi phàm, rất có đức hạnh.

Hán Quang Vũ Đế vừa nghe thì đã biết. Một hôm Hán Quang Vũ cho gọi riêng Tống Hoằng đến bảo:

- Tục ngữ có câu “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”, khanh có cho vậy là chuyện thường tình chăng?

Hán Quang Vũ Đế là muốn thăm dò ý kiến của Tống Hoằng, xem ông có bằng lòng lấy chị của vua không?

Các bạn, nếu lấy chị của nhà vua, chính là cái gì? Hoàng thân quốc thích. Trong thời gian ngắn từ “thần tử” (bề tôi) trở thành gì? Trở thành quý tộc. Rất nhiều người mơ ước cơ hội này. Tống Hoằng biết được ý của nhà vua, liền nói với nhà vua hai câu:

- Thần nghĩ rằng, bạn bè từng chơi với mình lúc nghèo nàn thì khi mình giàu sang cũng chẳng nên quên; Còn người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ (Nguyên văn:“Bần tiện chi giao mạc khả vong; Tào khang chi thê bất khả hạ đường”40).

Ý nghĩa câu này là chúng ta lúc khó khăn, lúc bần cùng, trong quá trình nỗ lực cho nhân sinh, có rất nhiều bạn bè giúp đỡ. Lúc chúng ta thực sự có phát triển, những người bạn này tuyệt đối không được quên.

“Tào, khang” là chỉ hạt gạo rất thô (tấm, cám), nghĩa là người cùng chúng ta chai tay chai chân, người vợ chính thức này cùng ta gây tạo sự nghiệp, không thể quên họ được.

1) Cẩn trọng thứ tự lời nói khi khuyên can

Lời của Tống Hoằng rất có học vấn, giả như hoàng đế nói:

- Ngươi có đồng ý cưới chị ta không?

Nếu như ông lập tức trả lời:

- “Tào khang chi thê bất khả hạ đường” (Vợ chồng cưới khi còn ăn tấm mẳn chẳng nên bỏ ở nhà sau), ngài không biết sao?

Vậy thì Hoàng đế sẽ như thế nào? “Tại sao không nể mặt ta như vậy?” Cho nên Tống Hoằng nói lời êm tai, trước nói bạn lúc nghèo hèn chớ nên quên, sau đó còn phải ngừng một lúc. Nhà vua sẽ nghĩ: “Đúng, nhân sanh phải coi trọng tình nghĩa”. Tiếp theo ông lại nói: “Vợ cùng ăn bã cám với mình không để ở nhà sau”. Nhà vua sẽ như thế nào? Sẽ không làm khó ông.

Cho nên Hán Quang Vũ Đế và Hồ Dương công chúa nghe vậy thì bỏ ngay chủ ý của mình, và càng kính phục Tống Hoằng lên thêm.

Cho nên lời nói phải có nghệ thuật, thứ tự trước sau rất quan trọng. Giống như quý vị muốn khuyên một người bạn, quý vị có thể vừa thấy bạn liền nói ngay:

- Hôm nay tôi nói cho bạn một khuyết điểm.

Họ nhất định sẽ nghẹn họng. Cho nên trước tiên quý vị phải nói với họ rằng:

- Gần đây bạn có những điều rất tốt.

Nói một, hai việc tốt trước đã, rồi sau đó mới nói việc phải nên sửa đổi, như vậy chính là thứ tự của lời nói. Chúng ta cũng nên tùy thuận nhân tình, cái này gọi là “Nhân tình luyện đạt giai văn chương”.

2) Tín nghĩa Tống Hoằng làm gương cho đời

Tống Hoằng đã cự tuyệt Hoàng đế, đã cự tuyệt Hồ Dương công chúa. Tình nghĩa như vậy, khí tiết như vậy không chỉ ảnh hưởng đến gia đình của ông, còn ảnh hưởng đến văn võ trong triều, thậm chí còn ảnh hưởng đến người đọc sách của hơn ngàn năm sau. Người đọc sách có thể đang đọc sách nghĩ. Ví dụ nói: Gần đây ta càng ngày càng giàu có muốn đổi vợ. Bỗng nhiên thấy được đoạn này thì như thế nào? Thu hồi ý nghĩ lại. Cho nên vì chánh khí này, có thể đứng sững ở giữa trời đất. Tôi cũng tin rằng, Tống Hoằng sau cự tuyệt việc này, chắc có một thời gian dài văn võ trong triều tuyệt đối không dám bỏ vợ.

Cho nên người đọc sách, thái độ của họ là: “Cử động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ; Hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ; Nói năng có thể đời đời làm chuẩn tắc cho thiên hạ41; Luôn luôn là đang nghĩ: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (Học làm thầy người, hành vi làm mô phạm cho đời). Cho nên hành vi của Tống Hoằng mới có thể ảnh hưởng đến nếp sống xã hội.

Chúng ta cũng phải học tập tâm ý này của Tống Hoằng, lời nói, hành động, nhất cử nhất động của chúng ta, đều phải kỳ vọng làm tấm gương tốt cho mọi người, cho xã hội.

Đây là giữa vợ chồng tín nghĩa nên giữ, đạo nghĩa nên giữ.


Thứ tư: Quan hệ anh em

Thứ tư trong ngũ luân là anh nhường, em kính, giữa anh em cũng nên giữ chữ tín.

Một là: Tình nghĩa

Nếu anh em không giữ chữ tín, có thể không khí gia đình sẽ có vấn đề, thậm chí sẽ xảy ra xung đột. Anh em cũng có tình nghĩa, cũng có ân nghĩa, phải nên đoàn kết cùng nhau, như vậy mới có thể khiến cha mẹ an tâm, như Đệ Tử Quy có dạy: “Huynh đạo hữu, đệ đạo cung, huynh đệ mục, hiếu tại trung” (Anh thương em, em kính anh; Anh em hòa, là hiếu kính).

1- Cha mẹ làm gương anh thương em kính

Trong ấn tượng của tôi, cha tôi cũng không nói với chúng tôi rằng:

- Con phải thật sự thương yêu chị gái.

Tôi cũng không nghe cha tôi nói với chị gái:

- Con phải chăm sóc em trai.

Chưa từng nghe qua. Chủ yếu nhất là bản thân cha mẹ, đã có làm cho chúng tôi xem, diễn cho chúng tôi xem. Đấy chính là “Dĩ ngôn giáo giả tụng, dĩ thân giáo giả tùng” (Dùng lời nói để dạy sẽ bị tranh cãi; Dùng thân để dạy, người ta nghe theo).

Chính mình thực sự đã làm được, con của quý vị tự nhiên thấy được hoan hỷ thì làm theo. Còn nếu như không làm mà chỉ nói, chỉ thuyết giáo, có thể con cái nghe lúc đó, nhưng lâu rồi chúng sẽ không còn nghe; Cuối cùng sẽ cãi lại quý vị.

2- Anh em không kiện tụng nhau

Chúng ta xem xem, ngày nay có rất nhiều anh em đều đi đến tòa án, vì tài sản nên đã kiện cáo lẫn nhau.

Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có nhắc đến: “Ở nhà cấm tranh tụng”42. Một gia đình, một gia tộc, rất cấm kỵ điều gì? Tố tụng, người thân kiện nhau.

Chúng ta nói “Nhân tình, quốc pháp”43: “Nhân tình” cũng phải chú ý, vì mất đi nhân tình thì mất hòa, mất hòa rồi thì gia đình không có thể hưng thịnh. Cho nên ở nhà cấm tranh tụng. Khi gia đình vì tài sản mà khống cáo lẫn nhau, tiền này bảo đảm không giữ được. Lại nữa, giữa anh em xảy ra xung đột, làm như vậy là đã làm gì cho đời sau? Làm gương không tốt, gia tộc này đã lộ bày thất bại, cho nên mới nhắc nhở chúng ta: “Ở nhà cấm tranh tụng, tụng là điềm xấu”.

Hai là: Đạo nghĩa


  1. Chuyện cô gái họ Trần – Triều Minh

Vào triều nhà Minh có một cô gái, cô họ Trần. Cha mẹ cô qua đời tương đối sớm, lúc đó cô còn có hai người em trai, một đứa mới 6 tuổi, một đứa mới 5 tuổi. Cô đã đến tuổi đính hôn, trong nhà có một số tài sản, thế nên tất cả họ hàng người thân đều dòm ngó tài sản của nhà cô, vì họ nghĩ trước sau cô cũng đi lấy chồng mà hai em của cô thì con nhỏ.

Vậy phải làm thế nào? Nhân sinh luôn phải có sự lựa chọn, chọn lựa phải dựa vào trí tuệ. Nếu như cô cưới rồi, vậy ai đến chăm sóc hai em trai? Cho nên cô đã ra quyết tâm “Bây giờ nhất định toàn tâm toàn ý chăm sóc tốt hai em trai của cô”. Cô cũng biết những thân bằng quyến thuộc này, đều đang chú ý đến tài sản của nhà cô.

Một hôm cô mang rất nhiều đèn cầy ra thắp trong nhà, đèn cầy thắp sáng trưng, sau đó còn nấu rất nhiều thức ăn bày ở trên bàn. Vì cô biết những thân hữu này thường hay đi qua đi lại nhà của cô. Cô bày tửu yến xong rồi, ra bên ngoài gọi những người thân này đến:

- Mời! Mời! Mời vào nhà chúng tôi, vào nhà chúng tôi ăn chút đồ.

Vốn là đang muốn nhòm ngó, muốn xem xem có cách nào để có thể hạ thủ ý đồ của mình không, nhưng cô họ Trần này lại chủ động mời họ đến ăn cơm, nên họ cảm thấy rất ái ngại, sau đó viện cớ để nói với cô:

- Chúng tôi cũng là tình cờ đi ngang qua đây, không có đèn cầy, cho nên đến nhà cô mượn một ít.

Cô mời tất cả vào, cùng ăn cơm, nhưng mọi người đều thấy hổ thẹn, cũng không dám nhòm qua nhòm lại. Từ đó về sau, những thân thích này không còn đến nhòm ngó nhà cô nữa. Cô rất độ lượng, cô không trực tiếp xảy ra xung đột trong lời nói với những người thân thuộc này; Cũng do thái độ như vậy, đã thức tỉnh tâm hối cải của thân hữu; Thân hữu cũng cảm nhận được sâu sắc, cô đã quyết tâm, phải chăm sóc em trai của cô lớn lên. Sau này hai người em trai của cô, cũng đã có gia nghiệp, đã có sự nghiệp. Năm 45 tuổi cô mới xuất giá, suốt đời không có sanh con. Lúc tuổi già, hai người em trai của cô cũng rất tự nhiên đưa chị gái về nhà để phụng dưỡng đến già. Thời xưa, làm người anh, làm người chị đối với các em của mình đều ôm chặt tình nghĩa như vậy, đạo nghĩa như vậy. Cho nên, chúng ta làm người anh, làm người chị cũng nên làm theo vậy.

Người thường kỳ thực sẽ tính toán được mất, ví dụ nói “Tôi chăm sóc em trai, bản thân tôi có bị thiệt thòi không?” Khi con người thường hay tính toán này kia, thì cuộc đời sẽ không thiết thực, không thoải mái. Cho nên, khi anh em gặp phải khó khăn thì phải toàn tâm, toàn lực để giúp đỡ mới đúng.

2- Chuyện cô giáo ở Thâm Quyến

Ở Thâm Quyến có một cô giáo, em gái của chồng cô ấy đi làm ở Hạ Uy Di, ở Hạ Uy Di cuộc sống rất khó khăn. Chồng liền nói với vợ:

- Anh muốn mang số tiền tích lũy được trong hai, ba năm này gửi cho em gái, vì em ở bên đó rất khó khăn.

Nếu như chồng quý vị nói như vậy, quý vị phải trả lời như thế nào? Khi đó quý vị phải nghĩ đến “Lượng lớn, phước lớn”, phải nghĩ đến “Quân tử thành nhân chi mỹ”44 (Người quân tử giúp người làm việc tốt đẹp), quý vị phải thành tựu phần “Đễ” (Kính anh, nhường em) này của chồng, chính là phần tâm yêu thương em gái này của chồng; Mà cũng là thành tựu hiếu tâm của chồng, vì mẹ cha của chồng, thấy anh trai chăm sóc em gái như vậy, trong lòng của họ an tâm biết bao. Người vợ lập tức nói:

- Cách làm này của anh, em rất nể phục, cũng rất hoan hỷ, em sẽ giúp anh đi chuyển tiền.

Vợ chồng tương trợ lẫn nhau như vậy, tin rằng tình nghĩa của họ sẽ càng ngày càng sâu sắc. Tuy chúng ta phải bỏ số tiền ra, nhưng ngược lại được gia đình hòa lạc.

Tục ngữ lại nói: “Gia hòa vạn sự hưng”, đã vạn sự hưng rồi còn sợ sau này không có tiền sao?

Cho nên, cuộc đời phải làm hết nghĩa vụ, phải nhìn được xa, không thể nơi nơi đều tính toán. Đây là đạo nghĩa giữa anh em.

Chúng ta xem quan hệ thứ năm: bằng hữu hữu tín.

Thứ năm: Quan hệ bạn bè

Bạn bè không chỉ là lời nói phải có chữ tín, còn phải có tín nghĩa và nghĩa vụ của bạn bè.

Một là: Chuyện Trương Thiệu và Phạm Thức



  1. Tín ngôn

Vào thời nhà Hán, có hai người đọc sách tên là Trương Thiệu và Phạm Thức, hai người họ cùng học ở trong Thái Học, tình cảm rất tốt. Sau đó mỗi người đều trở về quê của mình, hẹn ngày này của hai năm sau, Phạm Thức sẽ đến thăm Trương Thiệu. Trải qua hai năm, Trương Thiệu nói với mẹ của ông:

- Bạn con hôm nay sẽ đến.

Mẹ của ông liền nói:

- Cuộc hẹn của hai năm trước, mẹ thấy có thể đều đã quên rồi mà nhà của hai người cách xa nghìn dặm.

Trương Thiệu liền nói:

- Người bạn này của con là người rất giữ chữ tín, anh ta nhất định sẽ đến.

Cho nên mẹ của ông cũng bắt đầu chuẩn bị một số thức ăn phong phú. Quả đúng vậy, Phạm Thức đúng hẹn đã đến nhà của Trương Thiệu. Đương nhiên “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”45.

2- Tín nghĩa

Tình nghĩa của họ cũng theo ngày tháng ngày càng sâu sắc. Sau đó Phạm Thức bị bệnh nguy kịch, Phạm Thức dặn dò vợ:

- Bà nhất định phải đi tìm Trương Thiệu, bảo với ông ấy tôi có thể không qua khỏi, mời ông ta đến tiễn tôi.

Bà vợ nhanh chóng đi báo cho Trương Thiệu. Vì thời gian quá cấp bách, Trương Thiệu vừa nghe được thông tin, lập tức đến cố hương của Phạm Thức. Nhưng đã sắp an táng rồi mà Trương Thiệu vẫn chưa đến. Đội đào huyệt tiến hành đào huyệt, đo góc độ, đo thế nào cũng không chuẩn, không cách nào mang quan tài đi hạ huyệt được. Đang loay hoay nên phải kéo dài thời gian, bỗng nhiên Trương Thiệu đến, vừa đo thì như thế nào? Thì đã chuẩn. Trương Thiệu tự thân hạ huyệt để an táng cho Phạm Thức.

Vì sao Phạm Thức muốn đi gọi Trương Thiệu đến giúp ông làm hậu sự? Vì đối với ông, Trương Thiệu có tín nhiệm không ai sánh được. Ông rất rõ, người này không chỉ sẽ làm tốt hậu sự của ông, nhất định cũng sẽ chăm sóc vợ con của ông.

Cho nên thời xưa tình nghĩa bằng hữu đó, chúng ta sau khi nghe xong cũng cảm động vô cùng.

Hai là: Chuyện Chu Huy và Trương Kham

Tín nghĩa - Giữ chữ tín ngay từ khi tâm khởi

Thời xưa có một người đọc sách khác tên là Chu Huy, học ở Thái Học, gặp được một người bạn là Trương Kham. Hai người cùng học tập, nhưng cũng không thường hay nói chuyện với nhau.

Trương Kham luôn quan sát xem con người của Chu Huy thế nào. Sau đó ông bị những đức hạnh của lời nói, việc làm của Chu Hy cảm động, cảm thấy Chu Huy là một người rất đáng để tín nhiệm. Một hôm Trương Kham nói với Chu Huy:

- Tôi muốn đưa vợ con của tôi phó thác nhờ bạn chăm sóc.

Ông nói ra lời này là đối với Chu Huy là ông rất tín nhiệm với Chu Huy. Nhưng Chu Huy không nói lời nào, vì bình thường cũng không có giao tiếp gì nhiều, nên không nói lời nào.

Sau đó có thể Trương Kham bản thân ông tự hiểu rõ, ngày tháng của ông không còn nhiều, qua không bao lâu thì đã qua đời. Chu Huy nghe được tin này, dẫn theo đứa con của ông đến nhà của Trương Kham tặng họ rất nhiều đồ ăn, rất nhiều đồ mặc. Con của ông rất khó hiểu, liền nói với cha:

- Cha à! Cha từ trước không có giao du với người này, tại sao sau khi ông ta chết rồi, đối với ông ta cha lại giúp đỡ lớn như vậy?

Con ông có hoài nghi như vậy. Chu Huy liền nói:

- Lúc đầu Trương Kham nói muốn đem vợ con phó thác cho ta, ông ấy nhờ ta như vậy, nói lên ông ấy rất tín nhiệm đối với ta, ông đã xem ta là tri kỷ. Cho nên ở trong tâm ta cũng đã xem ông ta là bằng hữu.

Người xưa không muốn làm trái tâm niệm đó của họ, nếu như làm trái tâm niệm của họ, thì lương tâm sẽ cắn rứt. Cho nên, mặc dù không có giao tiếp sâu sắc, chung quy cũng đã xem ông là bằng hữu thì nên làm hết nghĩa vụ của bằng hữu.

Ba là: Nghĩa vụ bạn bè gồm những gì?

Giữa bạn bè với bạn bè có những nghĩa vụ nào phải làm?



  1. Khuyên can lẫn nhau

  2. Quan tâm lẫn nhau

  3. Khen ngợi lẫn nhau

  4. Không nói việc xấu trong nhà bạn (“Bất ngôn xú gia”)

  5. Sau cùng phải có nghĩa của “thông tài” (“Thông tài chi nghĩa”)

1- Khuyên can lẫn nhau

Đệ Tử Quy nói: “Thiện tương khuyến, đức giai kiến, quá bất quy, đạo lưỡng khuy” (Cùng khuyến thiện, cùng lập đức; Thấy bạn lỗi, thì phải khuyên, nếu không khuyên, thì cả hai, đều sai lầm).

Nếu như bạn bè có lỗi lầm, chúng ta không khuyên, như vậy thì không làm hết chức trách của bạn bè. Cho nên nghĩa vụ thứ nhất là khuyên ngăn.

Trong bài học, đối với vấn đề khuyên ngăn này chúng tôi đã nói rất nhiều. Vì sao vậy?



Xã hội ngày nay tương đối phức tạp, mà con người chỉ có một đôi mắt, không thể mọi phương diện đều nhìn thấu được. Cho nên rất cần sự nhắc nhở của cha mẹ, của con cái, của cấp trên, của cấp dưới, của vợ, của anh em, bạn bè.

Con người có nhắc nhở đối với đạo lý mới có thêm sự hiểu biết:

  • Chúng ta có thể tiếp nhận khuyên ngăn của người khác;

  • Cũng phải hiểu được làm thế nào khuyên nhủ thân hữu.

Cho nên chủ đề này mới nói đến nhiều.

2- Quan tâm lẫn nhau

1) Quan tâm người khác mọi nơi, mọi lúc

Quan tâm người khác, trên thực tế chúng ta cũng phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Ta không thể dạy con cái rằng:

- Bạn bè của con và thân hữu mới cần quan tâm, còn người khác thì không cần.

Dạy như vậy có đúng không?

Tâm của con người chỉ có một, làm sao có thể một tâm chia thành hai bên được? Khi chúng đối với người lạ rất lạnh nhạt, thì chúng có niệm ân đối với thân hữu không? Rất khó.

Cho nên, khi chúng có thể quan tâm đối với tất cả mọi người, thì người thân như cha mẹ anh em của chúng, có lẽ nào chúng lại không quan tâm.



Ví dụ chúng ta thường hay nhắc nhở con cái:

- Khi con gặp phải người đi lại khó khăn, càng nên cung kính, vì tâm lý của họ, vì cuộc đời họ đã có một chút không trôi chảy. Nếu chúng ta dùng ánh mắt khác nhìn họ, sẽ khiến họ thấy không thoải mái.

Từ một điểm nhỏ nhặt này, trưởng dưỡng tâm nhân từ của con cái. Ví dụ khi chúng đang ngồi xe bus, chỉ cần có người già bệnh, thai phụ lên xe, chúng ta lập tức dẫn con mình nhường chỗ, như vậy sẽ trưởng dưỡng tâm quan tâm người khác của chúng.

2) Quan tâm đến cả người thân của bạn bè

Quan tâm bạn bè, không chỉ quan tâm bạn mà thôi, còn phải “Ái ốc cập ô” (Yêu ngôi nhà, yêu cả con quạ trên nóc nhà) nữa. Khi quý vị tôn kính cha của bạn, thì bạn vui mừng, thậm chí anh chị em của bạn cũng vui mừng, quý vị có thể quan hệ rất tốt với gia đình, gia tộc của bạn. Cho nên gọi là “Ái ốc cập ô”.

Ví dụ: Khi chúng ta gọi điện thoại cho bạn, cũng hai ba tháng rồi không liên lạc với bạn nên ở trong điện thoại, quý vị nói với bạn:

- Mẹ của bạn sức khỏe tốt không? (hoặc ba bạn gần đây sức khỏe tốt không?)

Tuy là một câu hỏi thăm nhẹ nhàng, cũng sẽ khiến tâm đối phương cảm thấy như thế nào? Rất ấm áp.

3) Quan tâm việc giáo dục con cái của bạn

Hơn nữa bây giờ chúng ta đã học Đệ Tử Quy, quý vị không chỉ quan tâm cha mẹ của bạn, quan trọng hơn là phải quan tâm đến giáo dục con cái của họ.

Ngày nay hầu như tất cả gia đình, phần nhiều đều vì giáo dục con cái mà đau đầu. Cho nên chúng tôi mở rộng quá trình giảng dạy. Hơn một năm trở lại đây, rất nhiều gia đình đều có được phương pháp, sự chuyển biến của gia đình đều rất lớn.

Có một bà vợ, lúc tôi ở Thâm Quyến giảng bài, đúng lúc giữa vợ chồng cô ấy có chút không vui, cả nhà cô, chồng, bốn người con đều đến. Con cái cũng đều đã mười mấy tuổi rồi, học cấp hai, cấp ba, cùng đến nghe giảng, rất thú vị. Sau tiết học đó, cô ấy nói với tôi:

- Vốn dĩ đều thấy đối phương sai, sau khi nghe giảng xong biết được trọng tâm của Nho giáo, gọi là “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Làm không được thì phải quay lại xét mình)46

Cho nên, tâm niệm này của cô ta, quay đầu nhìn lại cảm thấy tự mình còn làm không được tốt, không có tư cách để chê đối phương. Sau đó cô nói tiếp:

- Đối với con cái cũng như vậy, trước đây tôi vốn nơi nơi đều xem con cái chỗ này không tốt, chỗ kia chưa tốt. Bây giờ sẽ nghĩ, có phải tôi làm gương làm chưa đến nơi đến chốn không?

Tâm niệm khi đã chuyển, thì chướng ngại tự nhiên được tiêu trừ. Cho nên chúng ta quan tâm bạn bè, tiến đến quan tâm gia đình của họ, quan tâm cuộc sống của họ.

3- Khen ngợi lẫn nhau

Tiếp theo phải khen ngợi lẫn nhau, khẳng định lẫn nhau. Đệ Tử Quy dạy: “Đạo nhân thiện, tức thị thiện; Nhân tri chi, dũ tư miễn” (Khen làm lành, đó là thiện; Người khác biết, càng khích lệ). Vì chúng ta trên con đường của nhân sinh, tâm trạng thường lúc này lúc nọ nên những lúc như thế này rất cần sự ủng hộ, sự an ủi của bạn bè.

1) Không đố kỵ lẫn nhau

Lại có một câu nói: “Văn nhân tướng khinh”47. Vì sao “Văn nhân tướng khinh”? Dáng vẻ ngạo mạn, thậm chí vì có tâm đố kỵ. Chúng ta suy nghĩ một chút:



Làm người “Văn nhân” này, người đọc sách này, sanh khởi ngạo mạn đối với người khác, cảm thấy học vấn văn chương của mình rất tốt, còn của người thì rất kém. Lúc họ khởi tâm niệm này, kỳ thực họ đã đang đọa lạc, học vấn của họ cả đời này có thể thành tựu được chăng? Không thể.

Nhà Nho nói: “Học vấn thâm thời ý khí bình” (Lúc học vấn thâm sâu thì tâm ý bình lặng). Người thật có học vấn, nhìn tất con người đều rất hòa nhã, đều rất hoan hỷ, làm sao có thể khinh mạn.

Chúng ta đọc sách Thánh hiền, phải đối trị sát thủ của chính mình, chính là tâm đố kỵ. Mà tâm đố kỵ này phát ra, không chỉ mình bị hại, không chỉ đối phương bị ảnh hưởng, vấn đề lớn hơn là sẽ khiến con người trong xã hội bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Có một người đọc sách này rất có đức hạnh, rất nhiều người theo họ học tập. Nhưng quý vị lại đố kỵ họ, thậm chí dùng ngôn từ hủy báng họ, tạo thành một số đông người này đối với họ mất lòng tin, tội lỗi này thật quá lớn.

Cho nên một người nếu như nơi nơi đều đố kỵ người khác, họ nhất định sẽ càng ngày đầu óc càng không linh hoạt. Họ chướng ngại người khác cơ hội học tập thánh giáo, học tập trí tuệ thì sẽ bị kết quả ngu si. Vì bố thí pháp được thông minh trí tuệ, vậy nếu như chướng ngại người khác bố thí pháp, thì kết quả tất bị ngu si.


2) Phải khen ngợi lẫn nhau

Cho nên chúng ta phải mở rộng tấm lòng, để thưởng thức người khác, để thực hành “Đạo nhân thiện, tức thị thiện; Nhân tri chi, dũ tư miễn” (Khen làm lành, đó là thiện; Người khác biết, càng khích lệ). “Kiến nhân thiện, tức tư tề, tung khứ viễn, dĩ tiệm tê” (Thấy người thiện, ta học theo; Dù kém xa, dần cũng kịp).

Giữa bạn bè với bạn bè, đều có thể tùy hỷ lẫn nhau, khen ngợi lẫn nhau; Đoàn thể cũng vậy, hoặc giả là chúng ta học thuật giới cũng vậy, đều sẽ là một bầu không khí hòa nhã, đây là phải khen ngợi lẫn nhau.

4- Không nói việc xấu trong nhà ra ngoài

1) Không nói việc xấu nhà bạn ra ngoài

Không thể mang những việc không tốt trong nhà bạn nói ra ngoài, như vậy thì rất không có đạo nghĩa. Vì bạn bè tín nhiệm chúng ta, nên mới có thể sẽ mang số việc tương đối riêng tư của gia đình để cùng chúng ta thảo luận. Cho nên, những lời nói này chúng ta phải thật cẩn thận, không thể nói ra ngoài. Quý vị nói ra sẽ bị người không tốt đem đi tuyên truyền, gây ra những tin đồn nhảm, như vậy thì sẽ tổn thương đến nội tâm của bạn, hoặc giả gia đình của bạn.

Cho nên, nếu người khác đã thành thật với ta, chúng ta càng nên cẩn thận thận trong lời nói của mình.

2) Không nói việc xấu nhà mình ra ngoài

Đương nhiên, trong nhà mình cũng có rất nhiều chuyện riêng tư, cũng không cần phải đi nói với mọi người.

Ví dụ nói: Chồng của mình có những điểm nào không tốt, bạn đi nói với hàng xóm, nói với bạn bè, nói đến sau cùng có thể những lời này sẽ truyền đến tai của ai? Truyền đến tai chồng mình, anh ta nhất định sẽ nổi giận. Đến lúc đó quan hệ vợ chồng, chắc có ảnh hưởng không tốt. Không chỉ quan hệ vợ chồng không tốt, mà còn khiến cho người khác xem thường, xem nhẹ quý vị, thậm chí còn đối với chồng quý vị cũng không tôn trọng, như thế thì không tốt. Cho nên, đối với chồng phải “Xấu che tốt khoe”.

Nếu như một ngày nào đó anh ấy phát hiện, mình làm còn chưa được tốt, mà vợ mình ở bên ngoài khen ngợi, khẳng định mình, anh ta nhất định sẽ cảm thấy phải càng nỗ lực, không thể cô phụ sự kỳ vọng của vợ đối với anh ta. Điều này rất quan trọng. Cho nên, không nói việc xấu trong nhà ra ngoài.

5- “Thông tài chi nghĩa (Dùng tiền tài vào việc nghĩa)

“Tài” này không những chỉ tiền tài, vật phẩm, chúng ta còn có thể đem nó mở rộng ra thêm là nội tài và ngoại tài:


  • Nội tài: Chỉ lao lực, kinh nghiệm, trí tuệ.

  • Ngoại tài: Chỉ tiền bạc, vật phẩm

Vì cuộc đời khó tránh lên xuống, cho nên bạn bè thực sự có lúc gặp tình huống khẩn cấp.

1) Ân huệ không ở chỗ lớn nhỏ

Ví dụ nói: Cha mẹ của bạn vừa mới lâm trọng bệnh, tức thời họ không thể chuẩn bị được nhiều tiền như vậy. Cho nên chúng ta phải cứu người nguy cấp, nếu có năng lực, lập tức giúp đỡ họ. “Huệ bất tại đại” (Ân huệ không ở chỗ lớn nhỏ), mà ở lúc đang nguy, trong lúc nguy cấp đó, quý vị có thể quan tâm giúp đỡ cho họ như vậy, họ sẽ vô cùng cảm động. Đây là giữa bạn bè chúng ta có “Nghĩa của thông tài” (Dùng tiền tài vào việc nghĩa).

Tôi nhớ lúc nhỏ, khi khai giảng, có một số thân thích không có tiền đóng học cho con cái, cha tôi nhất định sẽ mang ra giúp đỡ. Hơn nữa, mang ra tiền này, tôi có thể cảm nhận được thái độ của cha là gì? Ngoài thành khẩn ra, còn có thái độ không muốn họ phải trả tiền, coi như là giữa thân nhân giúp đỡ lẫn nhau thôi. Cho nên, kỳ thực những hành động lời nói của cha mẹ làm, đối với con cái đều có ảnh hưởng một cách vô tri vô giác.

Bài này hôm nay chúng ta học đến đây, cảm ơn.

***


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương