CHỦ giảNG: Tiến sĩ Thái Lễ Húc Giảng ngày: 15/02 23/02/2005 ĐƯỜng đẾn hạnh phúC



tải về 2.88 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.88 Mb.
#35399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

(VCD 21)


Đề cập đến thời gian, các bậc thánh triết ngày xưa rất coi trọng thời gian. Câu nói quen thuộc nhất là: “Một tấc thời gian một tấc vàng, tấc vàng khó mua tấc thời gian”.

Nói là nói như vậy, nhưng quý vị có cảm giác này chăng? Có à!

Nhưng chúng ta thử hỏi xem đứa bé mười mấy tuổi, nó có cảm giác này hay không? Rất khó có.


1. Vì sao phải quý trọng thời gian?

Một người vì sao lại quý trọng thời gian như vậy? Chúng ta thấy rất nhiều người đọc sách ngày xưa lưu danh “thanh sử” (sử xanh) đối với thời gian đều vô cùng trân quý. Ví dụ:
Thứ nhất: Đời người ngắn ngủi

Một là: Tranh thủ cống hiến

1- Tư Mã Quang dùng 19 năm hoàn thành một bộ sách

Ví dụ: Tư Mã Quang dùng thời gian 19 năm hoàn thành một bộ sách vô cùng quan trọng, gọi là Tư Trị Thông Giám 1-i. Ông ta vì sợ mình ngủ quá nhiều, nên dùng gỗ làm một cái gối hình tròn. Gối hình tròn khi ngủ chỉ cần hơi nghiêng một chút, lập tức bị trượt xuống, ông liền tỉnh lại, chỉ cần nghỉ ngơi một chút liền lập tức tiếp tục làm việc. Vì có tinh thần thái độ như vậy, nên ông toàn tâm toàn ý hoàn thành tác phẩm lớn này.


  1. Động lực nào khiến ông ngủ ít, làm nhiều?

Vì quốc gia, vì tạo phước cho con cháu mai sau

Các bạn, động lực gì? Động lực vì quốc gia, động lực vì tạo phước cho con cháu mai sau. Bởi lịch sử như một tấm gương vậy, nên chỉ cần con cháu mai sau, chúng chịu đọc nhuần nhuyễn cuốn Tư Trị Thông Giám , tin rằng những sai lầm không cần thiết cuộc sống sẽ giảm đi rất nhiều. Vì sao? Người xưa có câu Kiến vãng năng tri lai” (Thấy việc xưa mà biết việc về sau), nên ông chính là vì có sứ mạng này, mới có thể thúc đẩy ông tích cực tinh tấn như vậy, để làm bộ sách này thật tốt.



2Một người biết hoàn thành bổn phận, sứ mạng của cuộc đời mình, thì dù không ai hối thúc họ, họ cũng bước nhanh về phía trước.

Hai là: Đời người ngắn ngủi

Có một bậc trí huệ từng nói:

- Một người từ khi sanh ra chỉ có một việc chưa hề dừng lại. Là việc nào? Chính là từ khi sanh ra không ngừng tiến bước hướng về con đường lớn về phần mộ của mình, xưa nay chưa hề dừng lại.


Thứ hai: Thời gian không đợi

Người thường lơ là với thời gian, chính là không đủ độ mẫn cảm đối với thời gian một đi không trở lại.

Chúng ta vừa đón xong năm mới, chứng tỏ thêm một năm mới nữa lại đến.

Một góc độ khác lại nói lên một năm cũ đã qua đi. Vậy mà chúng ta còn có bao nhiêu việc quan trọng nên làm, nhưng vẫn chưa làm?

Thời nhà Minh có một họa sĩ tên là Văn Gia, ông từng viết một bài thơ, cũng là hy vọng cảnh tnh chúng ta. Ông viết:

“Minh nhật phục minh nhật,

Minh nhật hà kỳ đa,

Ngã sanh đãi minh nhật,

Vạn sự thành sa đà”.

(Dịch nghĩa:

Ngày mai rồi lại ngày mai,

Ngày mai làm gì mà nhiều thế?

Đời ta đợi ngày mai,

Mọi chuyện thành hoài phí.)

Chúng ta thường nghĩ còn có ngày mai, còn có sang năm. Nhưng thời gian này có thể trôi qua mà chúng ta không hề hay biết, như vậy thì quả thật đáng tiếc.


Thứ ba: Lãng phí thời gian, cuối đời hối tiếc

Tôi đến Hải Khẩu làm hơn bốn tháng, đột nhiên có một cảm nhận rất sâu sắc: Đời người sẽ có một sự hối tiếc, chính là khi quý vị cảm thấy có rất nhiều việc quan trọng cần làm, nhất định phải đi làm, nhưng quý vị lại không có năng lực để làm. Lúc đó quý vị sẽ vô cùng hối tiếc, vô cùng đau khổ.
2. Làm thế nào để tranh thủ thời gian?
Thứ nhất: Phải lập chí

3Ông Vương Dương Minh từng đề cập đến, một người Chí bất lập, thiên hvô khả thành chi s (Chí không lập, Thiên hạ không thành tựu sự gì).

Một người không lập chí, trong đời này có thể làm việc tốt chăng? Không thể! Biết quý trọng thời gian, đầu tiên phải lập định chí hướng cuộc đời trước.

Đời người rất ngắn ngủi, nên chúng ta phải vận dụng sinh mạng ngắn ngủi này:


  • Phải không phụ công ơn dưỡng dục của cha mẹ;

  • Xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của anh chị em;

  • Xứng đáng với sự nhắc nhở của rất nhiều trưởng bối trong quá trình trưởng thành;

  • Xứng đáng với đất nước đã chiếu cố rất nhiều cho chúng ta.

Cho nên một người, mỗi niệm đều nhớ đến những ân đức này, họ sẽ tận tâm tận lực hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu huynh đệ; Tiến thêm một bước là cống hiến cho xã hội.

Vì thế một người nếu họ có thể quý trọng thời gian, phải bắt đầu từ việc cung kính người khác. Họ đối với cha mẹ, đối với người quan tâm mình đều cung kính. Cho nên họ sẽ không muốn hủy hoại bản thân để khiến những người quan tâm họ thương tâm đau lòng.
Thứ hai: Không làm những việc vô ích

Một là: Nói ít những lời không cần thiết

4Tiếp theo chúng ta cũng phải nói ít lại những lời không cần thiết. Quý vị xem, khi người ta đã mở lời nói chuyện thì không biết nói bao lâu? Một tiếng, hai tiếng, thời gian đó nó trôi qua rất nhanh.

Thế nên ngôn ngữ nói nhiều không bằng nói ít, vì có thể lấy thời gian đó mà cố gắng học tập. Nếu lời nói quá nhiều, những lời này lại truyền ra ngoài không biết có bao nhiêu chuyện thị phi, như vậy quý vị sẽ rất phiền phức.

Hai là: Nghĩ ít đến những điều phiền muộn

Có một kết quả nghiên cứu thí nghiệm, 50 % phiền não là phiền não vị lai; 40% phiền não là phiền não quá khứ, chỉ có 10% là dùng ngay hiện tại.

Họ làm một thí nghiệm, bảo tất cả mọi người đem việc phiền não hiện tại của họ viết ra, sau đó để dưới hộc bàn. Một tuần sau đi học họ nói:

- Bây giờ quý vị đem chuyện phiền não tuần trước ra.

Xem ra mới thấy 90% đều là phiền não không cần thiết. Họ nói:

- Được, quý vị để lại chỗ cũ.

Hai tuần sau nữa lại tiếp tục làm như vậy, tổng cộng ba tuần lấy ra lại. Nhìn thấy tất cả như thế nào? Đều là phiền não không cần thiết.

Cho nên người xưa có câu thành ngữ gọi là gì? Lo bò trắng răng, những phiền não này đã hao tổn rất nhiều thời gian và tiền bạc của chúng ta.

Ở đây là đề cập đến một vài quan niệm của chúng ta đối với việc quý trọng thời gian.

Thứ ba: Chỉ làm việc lợi ích đại chúng

Một là: Tăng trưởng trí huệ

Những điều nào cần phải nỗ lực? Đó là tăng trưởng trí huệ, để có những quyết định đúng đắn, cuộc đời mới không đi những đoạn đường oan uổng.

Hai là: Muốn trí tuệ tăng trưởng phải học tập

Thế nên thời gian tập trung vào học tập, tuyệt đối không được giảm ít, để khi chúng ta có cơ hội có thể thúc đẩy rộng lớn truyền thống văn hóa, có thể lợi ích đại chúng thì chúng ta phải nỗ lực tranh thủ thời gian.

Ba là: Có trí tuệ mới lợi ích được mọi người

Quay đầu nhìn lại cuộc đời về sau của mình, nếu không cố gắng tận dụng, lại không đủ năng lực, sẽ không giúp được gì. Lúc này sẽ như thế nào? Rất khó chịu. Giống như rõ ràng nhìn thấy một người sắp bị chết chìm, quý vị lại không biết bơi nên không cách nào cứu được họ.

Như khi chúng ta nhìn thấy con mình, cần phải cố gắng hướng dẫn chúng, nhưng chúng ta lại không có học vấn, không có trí huệ, đó là một sự tiếc nuối lớn lao trong cuộc đời. Chúng ta không nên để cuộc đời có sự tiếc nuối như vậy, phải mau tích cực nỗ lực nâng cao trí huệ của mình. Vì chỉ cần có trí huệ, vấn đề về cuộc sống tuyệt đối có thể giải quyết dễ dàng.



Thế nên, cuộc sống hiện tại, việc quan trọng nhất không phải là kiếm tiền mà là gì? Khai trí huệ, tăng trưởng trí huệ. Không có trí huệ, trong cuộc đời quý vị lựa chọn rất nhiều việc sai lầm. Quý vị chỉ thu dọn những chọn lựa sai lầm này, cũng có thể hao tổn hơn nửa đời người.

Vì vậy việc quan trọng nhất trong kế hoạch cuộc sống là phải học tập, phải trưởng thành, phải tăng trưởng trí huệ.



Bốn là: Học tập các bậc Thánh hiền suốt đời

Chúng ta thử xem một người sau khi tốt nghiệp đại học, siêng năng hơn thời học sinh hay là không siêng năng bằng? Rất nhiều người tốt nghiệp đại học là nói “Tạm biệt với sách vở”.

Thật ra cuộc đời quý vị có rất nhiều việc khi ra xã hội mới thật sự cần học tập. Nhưng thái độ của chúng ta lại dừng việc học tập, hèn chi cuộc đời càng đi càng trầm trọng, không biết tại sao rất nhiều việc không như ta tưởng tượng, sau đó lại không biết nên giải quyết như thế nào, mỗi ngày mượn rượu giải sầu, sầu càng sầu, khi tỉnh dậy cũng vẫn phải giải quyết.

Cuộc đời phải có sự chọn lọc, phải gấp rút dùng nhiều thời gian, cố gắng học tập các bậc Thánh hiền.

Cho nên trước tiên chúng ta phải có thái độ quý trọng thời gian; Tiến thêm bước nữa cũng, ngoài việc bản thân chúng ta phải quý trọng thời gian thì cũng phải hướng dẫn các em trân quý thời gian.

3. Dạy trẻ quý trọng thời gian
Thứ nhất: Dạy trẻ có quan niệm đúng đắn về thời gian

Có một vị phụ huynh, con cái ham chơi không thích đi học. Vị phụ huynh này hy vọng có thể hướng dẫn con coi trọng thời gian. Ông tìm một cây roi dài tám tấc, để làm gì? Tìm một cây roi dài tám tấc, rất nhiều bạn nhỏ nói:

- Để đánh con mình.

Đánh người mà dùng roi dài tám tấc, thật đáng sợ. Ba anh ta cầm cây roi dài tám tấc nói với anh ta:

- Cuộc đời cũng giống như một cây roi dài này, 8 tấc tượng trưng cho 80 tuổi. Khi con trước 20 tuổi chưa có năng lực giúp gia đình, giúp xã hội, con chỉ có thể tiếp nhận sự phục vụ và cống hiến của mọi người đối với mình. Giai đoạn này con không giúp được gì, nên phải chặt đứt nó. Liền cầm một cây búa đem 2 tấc chặt đứt.

Động tác này làm chấn động con anh ta. Ông nói tiếp:

- Con người sau 60 tuổi, tuổi già sức yếu, đối với gia đình và xã hội cống hiến không nhiều. Nên giai đoạn này chúng ta cũng xóa nó đi.

Liền chặt tiếp 2 tấc lần nữa. Giai đoạn tiếp theo này - ba anh ta đem cây roi này chia thành ba phần:

- Thời gian tiếp theo, nếu con chỉ ngủ không đã mất hết một phần ba, nên cũng phải chặt.

Anh ta bắt đầu có chút sợ hãi. Người cha nói tiếp:

- Mỗi ngày con phải ăn cơm, tắm rửa và rất nhiều việc làm cùng nghỉ ngơi trong cuộc sống đều không thể tiết kiệm thời gian, thời gian này cũng phải chặt bỏ.

Anh ta liền nói:

- Ba à! Ba đừng chặt nữa, con biết rồi.

Người cha nói:

- Con không biết, con người có rất nhiều thời gian là bệnh hoạn nằm trên giường, đoạn này cũng phải chặt.

Con trai ông liền kéo tay ông:

- Ba ơi! Sau này con không lãng phí thời gian nữa.

- Con trai à, con không hiểu, mỗi ngày con nói bao nhiêu lời không cần thiết.

Đích thực hướng dẫn con cái cần có quan niệm đúng đắn, những bậc làm cha mẹ cũng cần dùng nhiều phương tiện thiện xảo, vì hiện nay các em không thích nghe người lớn thuyết giáo. Cho nên những điểm thời gian này chúng ta cũng phải nắm bắt thật tốt.

Thứ hai: Nắm bắt thời cơ để dạy trẻ quý thời gian

Ngoài ra còn có một người mẹ, con của bà học lớp một, buổi sáng ngủ dậy là cứ chậm chạp. Bà mẹ thấy nó chắc chắn bị trễ, nhưng cũng không ngăn cấm nó. Bà làm vậy có tốt chăng?

Bà muốn trước phải để nó nhận lấy kết quả chậm chạp của mình, nên người mẹ không hề ngăn cản nó, xem nó kéo dài đến khi nào.

Trẻ em hiện nay đích thực đến cả kem đánh răng và bàn chải, trên đó đều có bông hoa rất đẹp đúng không? Khi đánh răng còn giỡn một chút. Kết quả đúng như bà dự định, con bà khi đến trường đã bị trễ, tất cả học sinh đều đi chào cờ. Bà mẹ này cùng đi với con đến trường, và tất nhiên là chứng kiến cảnh con mình không kịp chào cờ.

Buổi trưa chúng về nhà nghỉ ngơi, để đến chiều đi học lại, người mẹ thấy con trai trở về, vừa đi vừa nhảy và trên mặt cười tươi. Bà nghĩ “Nhất định là thầy cô giáo không phạt nó, nếu không sao trên mặt không có chút hổ thẹn nào”.

Nếu quý vị là mẹ thì nên như thế nào? Giáo dục, ba chữ Thận ư thủy” (Cẩn thận ngay từ đầu) này, phải thường nhớ đến. Cho nên sai lầm ban đầu của các em nếu không sửa đổi, đợi chúng đã tập thành thói quen, đến lúc đó quý vị phải kéo co với chúng, rất mệt.

Vì vậy người mẹ này chủ động gọi điện cho thầy chủ nhiệm, câu đầu tiên bà nói với thầy chủ nhiệm lớp:

- Thầy à, con tôi hôm nay đến trễ.

Thầy giáo đó nói:

- Tôi biết rồi, không sao! không sao!

Người mẹ này nói:

- Sao lại “Không sao”?

Thầy giáo chủ nhiệm nói tiếp:

- Tôi nói “Không sao” là muốn nói phải chăng cô lại muốn đến giải thích giùm con mình, lý do tại sao nó đến trễ.

Quý vị xem, từ phản ứng của thầy cô giáo có thể nhìn ra được, hiện nay các em phạm sai lầm ai che đậy giúp chúng? Là cha mẹ chúng, đây là hại chúng.

Cho nên bà mẹ này nói với thầy giáo:

- Thầy giáo à, điều này có quan hệ rất lớn. Chiều nay thầy nhất định phải giáo huấn phê bình nó thật gắt.

Ông thầy này liền cười lớn:

- Hiện nay còn có bà mẹ đến đòi phê bình giáo huấn con mình.

Cho nên con cái được cưng chiều trái lại sẽ như thế nào? Hại chúng. Vì vậy đứa bé này buổi chiều đi học về, sắc mặt như thế nào? Không dễ coi lắm.

vừa bước vào cửa liền đi lấy đồng hồ báo thức mà nó mua nhưng từ lâu chưa được dùng đến, và chiếc đồng hồ này rốt cuộc giờ đây sẽ bắt đầu được dùng đến. Nó rất lo lắng nên để chuông đồng hồ 6 giờ 30, làm xong trong lòng thấy yên hơn nên để bên đó. Bà mẹ thấy vậy cũng cười thầm và lập tức đến nói với nó:

- Nếu con để chuông 6 giờ 30, chút nữa ăn cơm nó sẽ reo đó.

Thực ra nó muốn để 6 giờ 30 sáng ngày mai để đánh thức nó dậy, nhưng nó không ngờ một ngày có 24 tiếng đồng hồ, có hai lần 6 giờ 30, nên bà mẹ mới nói như vậy. Nó mới hoát nhiên đại ngộ “Đúng, ăn cơm xong rồi mới lên đồng hồ”. Người mẹ này không hề mắng nó, chỉ nắm bắt cơ hội giáo dục. Đứa bé này từ đó về sau, bất luận nó đi đến đâu đều đem theo đồng hồ báo thức.

Vì thế đã tập thành thói quen tốt này, sẽ không bị trễ, cũng không ngủ nướng.

Cho nên giáo dục con cái, chúng ta cũng phải thường nắm bắt những thời cơ quan trọng.

4. Tóm tắt – Quý trọng thời gian phải làm gì?

Từ những câu chuyện mà chúng tôi vừa kể, chúng ta có thể nắm bắt được, một người phải nên quý trọng thời gian như thế nào?

  1. Trước phải lập chí

  2. Phải nỗ lực học tập, tăng trưởng trí tuệ

  3. Cần phải có quy hoạch để dạy tốt bọn trẻ phải biết quý trọng thời gian

Sự nghiệp của ta cũng có mục tiêu của đoản kỳ (ngắn hạn), trung kỳ (trung hạn) và trường kỳ (dài hạn). Như vậy quý vị mới biết, nên bước đi từng bước như thế nào, làm sao vận dụng.

Chúng ta xem tiếp câu sau:


12-3&4. “Thần tất quán, kiêm thấu khẩu; Tiện niệu hồi, tiếp tịnh thủ” (Sáng rửa mặt, phải đánh răng; Vệ sinh rồi, liền rửa tay)


Ở đây đề cập đến thói quen phải chỉnh tề sạch sẽ.
1. Sạch sẽ thân thể không bệnh là hiếu đạo

Tục ngữ nói chỉnh tề sạch sẽ là gốc căn bản của sức khỏe. Nếu quý vị thích sạch sẽ, thân thể mới không có một số độc bệnh, hoặc là thân thể sạch sẽ mới không có một số vi khuẩn tạo thành tổn thương cho thân thể.

Khi một người thật sự biết quý trọng thân thể thì thật ra cũng ở nơi việc thực hành hiếu đạo. Hiếu kinh có câu “Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu, bất cảm hy thương, hiếu chi thủy dã” (Thân thể tóc da là thứ nhận của cha mẹ, không dám làm tổn thương, đó là bắt đầu lòng hiếu thảo vậy).



Đệ Tử Quy cũng nói: Thân hữu thương, di thân ưu” (Thân bị thương, cha mẹ lo), thế nên trong chương Cẩn” (cẩn thận) xem kinh văn hình như đều là việc của mình, nhưng sự thật thì mình và người là liên quan lẫn nhau, cùng một nhịp thở. Cho nên khi thân thể mình không tốt, nhất định khiến những người chí thân này lo lắng cho chúng ta.

Trong Luận Ngữ, Khổng Phu Tử có giáo huấn nói: Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu”. Nghĩa là: Cha mẹ lo lắng nhất chính là con cái mắc bệnh tật. “Tật” ở đây chúng ta có thể coi như tật bệnh, cũng có thể xem là tập quán xấu, khuyết điểm không tốt.



Thế nên, để cha mẹ không lo lắng:

  • Chỉnh tề sạch sẽ thân thể mới không bị thương.

  • Sinh hoạt quy củ: Cũng là nhân tố quan trọng để thân thể được mạnh khỏe.

  • Cẩn thận: Hơn nữa khi quý vị làm việc cẩn thận, thì không phạm quá nhiều sai lầm, điều này cũng khiến cha mẹ yên tâm, không lo nghĩ.

Vì vậy chữ “tật” này chúng ta có thể giải thích theo nghĩa rộng. Nghĩa là khi thân thể mạnh khỏe, hay trong đối nhân xử thế, đều không nên phạm sai lầm. Những điều này đều khiến cha mẹ không yên lòng.
2. Tề chỉnh, sạch sẽ, là trọng mình, trọng người

Một người biết trân trọng thân thể, rất thích chỉnh tề thanh khiết, đây cũng là tôn trọng đối với người khác.

Có câu:


Ngô tự trọng nhi hậu, nhân trọng chi (Mình tự trọng mình, thì người mới trọng mình): Khi tự mình coi trọng chỉnh tề thanh khiết, mặc áo quần cũng mặc rất tề chỉnh, người ta sẽ kính quý vị ba phần.

“Ngô tự khinh nhi hậu, nhân khinh chi” (Mình tự coi thường mình thì người cũng khinh mình): Khi chúng ta toàn thân cu bẩn, thân thể lại rất dơ dáy, người ta còn chưa giao tiếp với quý vị, thì đã đối với quý vị có sự khinh thị, có sự khinh mạn. Cho nên khi người khác coi thường chúng ta, trước tiên chúng ta không nên trách cứ người khác, mà trước phải “Phản quang tự chiếu xem mình phải chăng trong một vài lễ tiết có sự khiếm khuyết.

“Thần tất quán, kiêm thấu khẩu” (Sáng rửa mặt, phải đánh răng). Đây là duy trì sự thanh khiết trong hơi thở của chúng ta, vì giữa người với người mỗi ngày dùng ngôn ngữ giao tiếp rất nhiều, nên điều này nhất định phải chú trọng.


Thứ nhất: Miệng hôi khiến lòng tự tin bị tổn thương

Nếu bọn trẻ không đánh răng, như vậy hôi miệng không tốt. Khi đến trường, quan hệ nhân tế (giao tiếp với người) của chúng sẽ ra sao? Ảnh hưởng rất lớn. Khi chúng từ nhỏ đã có quan hệ bạn bè không tốt, đối với lòng tự tin của chúng cũng là một cách tổn thương.

Chúng tôi từng dạy học sinh, thân thể đều rất dơ, các đồng học khác đều bài xích nó. Việc dưỡng thành thói quen xấu này, thật ra cũng chịu sự ảnh hưởng từ gia đình.

Chẳng riêng gì trẻ em, người lớn chúng ta nếu bị hôi miệng, cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp của chúng ta.

Nguyên nhân hôi miệng? Ăn khuya

Một người miệng hôi, chính là độc tố trong cơ thể quá nhiều, vì vậy nó đã trào ra. Vì sao độc tố trong con người lại nhiều như vậy? Liên quan đến việc ăn uống của họ, có câu “Bệnh tùng nhập khẩu” (Bệnh vào từ miệng), trong đó còn có liên quan đến một nhân tố nữa, chính là ăn khuya. Các bạn có thường ăn khuya chăng? Không thường à? Người ăn khuya miệng hôi tỷ lệ rất cao, vì sao vậy? Vì buổi tối, họ hơn mười, mười một giờ, thậm chí nửa đêm mới ăn. Có người thì ăn hải sản, có người ăn cá ăn thịt. Ăn xong một hai tiếng sau họ đi ngủ, khi nằm xuống, tất cả công năng của cơ thể chỉ có hai cơ quan còn đang hoạt động. Hai cơ quan nào? Tim mạch (tim mạch không đập thì rất phiền phức), và hô hấp. Còn các nội tạng khác đều sẽ nói với quý vị:

- Chủ nhân à! Tôi đóng cửa ngủ trước nha, ngày mai tiếp tục.

Vì vậy bao tử cũng ngừng tiêu hóa, nên những loại thực vật và thịt cá này ở trong bao tử như thế nào? Chúng ở đó phát mùi chua, mùi hôi. Vì trong cơ thể, ở trong bao tử là vị chua, nên thức ăn rất dễ hư, mà nhiệt độ là 37 độ. Vì vậy những thức ăn này bị mục nát rất nhanh, sau khi thối rữa những độc tố này sẽ tuần hoàn trong cơ thể chúng ta.

Thế nên ăn khuya quả thật không tốt đối với thân thể, điều này chúng ta cũng phải chú ý.


Thứ hai: Khi đi vệ sinh xong phải rửa tay

Lúc nào cũng phải chú ý sạch sẽ cho tay mình. Vì người khi ăn, thức ăn đều liên quan đến đôi tay. Nếu tay có vi khuẩn, rất dễ tạo thành tổn hại cho thân thể. Cho nên khi đi vệ sinh (đại tiểu tiện xong) nhất định phải rửa tay. Ngoài việc đi vệ sinh xong rửa tay, còn có những lúc nào cần chú ý đến rửa tay?
Thứ ba: Trước khi ăn phải rửa tay

Trước khi ăn cơm nhất định phải rửa tay. Các bạn, quý vị nên quan sát nhiều để nhắc nhở bọn trẻ, vì quý vị nói càng tỉ mỉ thì tánh cảnh giác của bọn trẻ càng cao. Quý vị không nên lơ là, mà phải nhắc từng chút một.

Thật ra trí nhớ các em rất tốt, chúng sẽ nhớ những gì quý vị nói. Tôi thường nhắc nhở các em một vài việc, chính tôi thì đã quên nhưng các em như thế nào? Trở lại nhắc tôi.


Thứ tư: Không tùy tiện cho tay vào miệng

Ngay bản thân người lớn cũng thường thấy rất nhiều người lớn đang tính tiền, tính tiền giấy, vừa đếm vừa như thế nào? Liếm trên đầu ngón tay, đây đều là việc làm không tốt, nên chú ý nhiều.

Những thói quen sinh hoạt này, phải chú ý chỉnh tề sạch sẽ, mới có thể khiến thân thể mạnh khỏe, cũng có thể làm gương tốt cho con cái. Chúng ta xem đoạn kinh văn tiếp theo, chúng ta cùng đọc qua một lượt:


CHÁNH VĂN 13:


Quán tất chánh, nữu tất kết,







Miệt dữ lý, câu khẩn thiết.




Trí quán phục, hữu định vị,




Vật loạn đốn, chí ô uế.

DỊCH NGHĨA:

Mũ phải ngay, cúc phải gài;







Tất và giày, mang chỉnh tề;




Mũ, quần áo, để cố định;




Chớ để bừa, tránh dơ bẩn.

13-1&2. “Quán tất chánh, nữu tất kết; Miệt dữ lý, câu khẩn thiết” (Mũ phải ngay, cúc phải gài; Tất và giày, mang chỉnh tề)


Đây là nói đến nghi dung người cần phải đoan trang.
1. Nghi dung cẩu thả gây phản cảm cho người khác

Ví dụ hôm nay tôi ở đây diễn giảng, nhưng ở trước có áo hai nút không cài, quý vị thấy vậy sẽ như thế nào? Có thể một số người đều bỏ đi, vì họ sẽ nghĩ “Đến mặc y phục cũng không biết thì giảng bài cái gì”.

Cho nên người xưa rất chú trọng nghi dung, họ lúc nào cũng nhắc nhở mình phải “tam chánh”:



  • Thứ nhất: Đội mũ phải ngay ngắn

  • Thứ hai: Mặc quần ngay ngắn

  • Thứ ba: Mang dép ngay ngắn

Vì vậy lúc nào cũng phải kiểm tra xem mũ đội có bị lệch không, quần đã cài chắc chưa, nếu không rơi xuống thì rất phiền. Giày cũng phải cột cẩn thật, không nên lỏng lẻo, nếu không khi bước đi phát ra âm thanh, người ta thấy vậy sẽ khinh mạn quý vị.

Có một lần tôi đi dạy, thời gian hơi cấp bách. Ở Hải Khẩu có một công cụ giao thông gọi là xe ôm, quý vị đã từng nghe chăng? Xe ôm có nghĩa là “Motorcycle”, nó cũng giống như xe tắc xi vậy, rất nhiều người lái xe ôm chở khách. Tôi liền gọi chiếc xe ôm đi nhanh đến hội trường để giảng bài. Khi đến nơi tôi liền vào dạy ngay để không bị trễ. Dạy xong tôi xuống đi vệ sinh, kết quả vừa nhìn vào gương thấy tóc của tôi dựng ngược lên, vì ngồi xe đi trên đường bị gió thổi. Tôi ở đó giảng bài hai tiếng đồng hồ, vậy mà không ai nói với tôi. Sau đó tôi nói với các thầy cô giáo ở Trung tâm:

- Sao quý vị không nhắc tôi một tiếng? Hại tôi rất khó coi suốt hai tiếng đồng hồ.

Vậy nên chúng ta phải thường cẩn thận nghi dung, mới không xuất hiện tình trạng khó coi.


2. Nghi dung đoan trang khiến người tôn kính
Triệu Tuyên Tử nghi dung oai nghi cứu được mạng

Vào thời đại Xuân Thu, có một vị đại thần gọi là Triệu Tuyên Tử, ông là đại thần nước Tấn. Lúc đó Tấn Linh Công tại vị, Tấn Linh Công tuổi không lớn, còn nhỏ, nhưng không nghe lời, không biết thương yêu nhân dân. Trong triều có vị quan là Triệu Tuyên Tử rất trung thành, thường dùng lời thẳng thắn khuyên lơn quân chủ. Tấn Linh Công đã không nghe còn khởi lên ý niệm xấu, phái sát thủ Trở Nghê, một người rất có sức mạnh, đến thích sát Triệu Tuyên Tử.

Thời đó “tảo triều” (sáng vào triều vua) đều là thời gian rất sớm, nên Trở Nghê nắm bắt thời gian trước khi thượng triều buổi sáng, liền đến nhà Triệu Tuyên Tử. Triệu Tuyên Tử dậy rất sớm, nên đã mặc lễ phục vào rất chỉnh tề và ngồi ngay thẳng, đang nhắm mắt dưỡng thần. Trở Nghê nhìn thấy Triệu Tuyên Tử nghi dung oai nghi như vậy, nghi dung oai nghi này của ông khiến Trở Nghê nhìn thấy vô cùng cảm động, liền nói:



- Triệu Tuyên Tử này, ở chỗ không ai nhìn thấy mà đã cung kính như vậy, huống gì khi có người. Con người này cũng nhất định rất nỗ lực xử lý việc nước, đối với người nhất định rất khiêm tốn, rất cung kính. Người như thế chắc chắn là rường cột của quốc gia, là chủ nhân của nhân dân, ta không thể giết ông ấy, vì nếu ta giết ông ấy là ta mắc ti bất trung; nhưng vì Tấn Linh Công vua giao phó công việc cho ta, nếu ta không làm thì ta mắc tội bất tín, không giữ chữ tín.

Vì vậy Trở Nghê đã đập đầu vào gốc cây tự vẫn tại chỗ.



Từ câu chuyện này chúng ta có thể lãnh hội được, khi một người dung nghi đoan chánh, có thể đạt được sự tôn kính của người khác đối với mình. Cũng do thái độ cung kính đó đã cứu được mạng sống của mình. Vì vậy những chi tiết trong cuộc sống nay, chúng ta cũng không thể không cẩn thận.

Tiết học hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây. Xin Cảm ơn mọi người.



***

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương