Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học Nguyễn Văn Tuấn



tải về 180.23 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích180.23 Kb.
#29907
1   2   3

Nói cách khác, đề cương nghiên cứu của VN viết dài về bối cảnh và tổng quan tài liệu, nhưng rất ngắn về phương pháp. Ngược lại, ở nước ngoài (tiêu biểu là NIH của Mĩ), một đề cương nghiên cứu chủ yếu là phần phương pháp (rất dài) nhưng phần tổng quan tài liệu thì ngắn. Rất nhiều đề cương nghiên cứu từ VN mà tôi đọc qua, trong phần tổng quan tài liệu, tác giả viết dài nhưng chẳng liên quan gì đến chủ đề và mục tiêu nghiên cứu! Hầu như đề cương nghiên cứu y khoa nào cũng viết theo một công thức, trong đó có cả phác đồ điều trị, những định nghĩa rất căn bản về bệnh, những yếu tố nguy cơ (mà có lẽ ai trong ngành cũng biết). Có khi đề cương nghiên cứu tìm hiểu tỉ lệ mắc bệnh, nhưng tác giả phải điểm qua một cách khá dài dòng về phương pháp điều trị! Phần lớn những thông tin này thật ra là tác giả dịch từ sách giáo khoa, hoặc dịch từ những bài tổng quan trên các tập san ở nước ngoài (và không buồn sửa biểu đồ tiếng Anh hay ghi nguồn!) chứ tác giả cũng chưa hẳn am hiểu.

Một điểm khác biệt đáng chú ý là đề cương nghiên cứu ở nước ngoài phải có phần “Kết quả sơ khởi”, còn ở Việt Nam thì không có hoặc không yêu cầu. Ở Úc và Mĩ, một đề cương mà không có kết quả sơ khởi (hay những nghiên cứu trước đây cùng chủ đề mà nhà khoa học đã làm) thì không bao giờ được qua vòng đầu xét duyệt, rất rất khó có khả năng được tài trợ. Trong các phần sau đây, tôi sẽ trình bày cách viết 4 phần quan trọng nhất: mục tiêu, bối cảnh, nghiên cứu sơ khởi, và phương pháp nghiên cứu. Tôi sẽ cố gắng đưa vài ví dụ cụ thể từ những đề cương trước đây của tôi và của các đồng nghiệp khác. Vì bài này cũng nhắm đến các bạn nghiên cứu sinh đang hay sắp đi học nước ngoài, nên tôi cũng trình bày vài ví dụ bằng tiếng Anh để các bạn có thể tham khảo.

4.1 Phần mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là phần quan trọng của một đề cương nghiên cứu, vì đó là “bộ mặt” mà người đọc sẽ nhìn qua. Khi người đọc thấy mục tiêu nghiên cứu có cái gì mới hay thú vị thì họ sẽ đọc tiếp; nếu không, họ có thể xếp lại đề cương và thế là tác giả đã thất bại. Do đó, có thể xem phần mục tiêu nghiên cứu như là một cái test cho người đọc. Chỉ khi nào cái test này được qua thì tác giả mới thành công một phần trong việc thuyết phục người đọc.

Phần mục tiêu nghiên cứu nên được cấu trúc 3 phần như sau:


  • Một đoạn văn tổng quát về vấn đề chung;

  • Phát biểu về mục tiêu chung (tiếng Anh gọi là goal);

  • Phát biểu về mục tiêu chuyên biệt (specific aims), và mỗi mục tiêu nên kèm theo một giả thuyết.

Đoạn văn tổng quát phải nói được vấn đề lớn mà nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là một đoạn văn mang tính holistic,hay bối cảnh nghiên cứu mà đề cương này sẽ đóng góp một phần tri thức.

Mục tiêu chung hay mục tiêu tổng quát là mục tiêu lâu dài mà nhà nghiên cứu muốn đạt được. Có thể nghiên cứu hiện nay chưa đạt được, nhưng sẽ đóng góp một phần trong định hướng giải quyết vấn đề về lâu về dài. Trong bóng đá, mục tiêu tối hậu và tổng quát là phá lưới; tương tự, trong nghiên cứu khoa học, mục tiêu tổng quát là nhắm đến giải quyết một vấn đề chung cho chuyên ngành.

Mục tiêu chuyên biệt là những tâm điểm cụ thể. Cụ thể hiểu theo nghĩa có thế đo lường được, có thể kiểm định được. Người viết đề cương kinh nghiệm thường viết mỗi mục tiêu chuyên biệt kèm theo một giả thuyết. Thỉnh thoảng, nếu có “đất”, nhà nghiên cứu nên kèm theo những kết quả dự kiến cho từng mục tiêu. Thông thường chỉ cần 2-3 mục tiêu chuyên biệt là đủ. Nhiều mục tiêu quá sẽ khó thực hiện; ít quá sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn của một dự án nghiên cứu khoa học.

Trong thực tế, tôi đã từng thấy nhiều đề cương thất bại (kể cả của chính tôi) vì cách phát biểu mục tiêu chưa đạt. Những sai lầm phổ biến trong cách viết mục tiêu chuyên biệt bao gồm:



  • Mục tiêu phi thực tế, tức thiếu tính khả thi;

  • Mục tiêu không có lí do chính đáng (giống như từ “trên trời rơi xuống”);

  • Mục tiêu mang tính quá mô tả (như tìm hiểu bao nhiêu nam và nữ có hội chứng chuyển hoá);

  • Mục tiêu quá phức tạp, mà đọc lên người ta không hiểu tác giả muốn làm gì;

  • Mục tiêu quá phụ thuộc lẫn nhau (sẽ bàn dưới đây).

 

Ví dụ 1: Đây là trích dẫn đề cương nghiên cứu về loãng xương của một đồng nghiệp và có sự đồng ý của tác giả.

[Đoạn văn tổng quát để “dìu dắt” độc giả rằng đây là vấn đề quan trọng]: Loãng xương là một bệnh mà lực của xương bị suy giảm, chất lượng xương xuống cấp, và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. Hệ quả của loãng xương là gãy xương. Chẩn đoán loãng xương dựa vào đo lường mật độ xương. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có giá trị tham chiếu cho việc chẩn đoán loãng xương.

[Mục tiêu tổng quát đáp ứng vấn đề chung]: Mục tiêu lâu dài của nghiên cứu này là phát triển tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương cho người Việt (nam và nữ) và xây dựng mô hình tiên lượng gãy xương. Hoàn thành mục tiêu này sẽ giúp cho việc chẩn đoán loãng xương chính xác hơn, và nhận dạng những cá nhân có nguy cơ gãy xương cao để can thiệp sớm và giảm qui mô loãng xương trong cộng đồng.

[Mục tiêu chuyên biệt] Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đề nghị theo đuổi các mục tiêu cụ thể như sau:



  • Mục tiêu 1: Xây dựng giá trị tham chiếu mật độ xương đùi và xương cột sống ở nam và nữ; và qua đó, xác định chỉ số T cho chẩn đoán loãng xương ở người Việt.

  • Giả thuyết 1: Mật độ xương ở người Việt thấp hơn mật độ xương ở người Âu Mĩ; do đó, chỉ số T của người Việt cũng khác với chỉ số T của Tổ chức Y tế Thế giới.

  • Kết quả kì vọng: Giá trị tham chiếu về mật độ xương (trung bình, độ lệch chuẩn, chỉ số T) có thể sử dụng cho việc chẩn đoán loãng xương ở nam và nữ Việt Nam.

  • Mục tiêu 2: Xác định tỉ lệ lưu hành loãng xương và gãy xương ở nam và nữ;

  • Giả thuyết 2: Nữ giới có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn nam giới, nhưng độ khác biệt sẽ giảm dần trong độ tuổi trên 70.

  • Kết quả kì vọng: Kết quả là tần số loãng xương và gãy xương theo giới và độ tuổi. Những kết quả này sẽ cung cấp chứng cứ về qui mô loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi và sau mãn kinh (nữ).

  • Mục tiêu 3: Xác định yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương và gãy xương, kể cả các markers chu chuyển xương, và qua đó phát triển mô hình tiên lượng loãng xương và gãy xương.

  • Giả thuyết 3: Marker chu chuyển xương tăng theo độ tuổi, và chu chuyển xương cao tương quan với sự suy giảm mật độ xương ở nam và nữ.

  • Kết quả kì vọng: Giá trị tham chiếu về marker chu chuyển xương, và mô hình tiên lượng gãy xương cho người Việt. Với mô hình này, các bác sĩ có thể ước tính nguy cơ gãy xương ngay cả trong điều kiện không có máy DXA.

Ví dụ 2: Trong ví dụ này, tác giả viết phần mục tiêu rất “bài bản”.

[Mở đầu là vấn đề chung]. Exposure to pathogenic microbial lipids, like lipopolysaccharide (LPS), triggers a complex and coordinated protective response by the immune system. A growing body of evidence indicates that triglyceride-rich lipoproteins and apolipoprotein E (apoE) play an integral role in host defense against bacterial infection. Yet, how these non- traditional elements of the immune system contribute to host immunocompetence is unclear. Published data indicate that apoE is protective against bacterial infection and injury. Accordingly, infusion of apoE has been shown to decrease LPS-induced morbidity and mortality in rodents. [2, 3] Also, apoE-deficient mice have an increased susceptibility to lethal infection when injected with live bacteria. [4, 5] But, unexpectedly, our laboratory has recently discovered that infusion of apoE increased rather than decreased mortality after cecal ligation and puncture, an in vivo model of polymicrobial sepsis. [1] We believe that this discordant observation highlights a novel activity for apoE in regulating the host response to pathogenic microbial lipid antigens through activation of thymus-derived lymphocytes (T cells). Consequently, uncovering the role that triglyceride-rich lipoproteins, apoE and T cells play in the mammalian response to infection simultaneously assigns important new biological functions to plasma lipoproteins, further blurs the boundary separating innate and adaptive immunity, and provides unique insights into the host response to infection that could yield innovative therapies for sepsis. [dùng gạch dòng để nhấn mạnh mục tiêu chungThis proposal will investigate how apoE and natural killer T (NKT) cells, a sub-population of T lymphocytes, contribute to the host response to severe sepsis following cecal ligation and puncture in mice. Furthermore, we will test the hypothesis that modifying the expression or activity of apoE can protect against sepsis.

[Phát biểu giả thuyết chung] Our working hypothesis that triglyceride-rich lipoproteins are integral components of the immune system is supported by the following observations. First, the synthesis and secretion of triglyceride-rich lipoproteins is dramatically increased during clinically significant infections, an observation termed “lipemia of sepsis.” Second, triglyceride-rich lipoproteins bind various microbial lipids and thus protect against shock and death in rodent models of sepsis. [6-9] Third, triglyceride-rich lipoproteins clear LPS from the circulation and deliver it to the liver [7, 10], where lipoprotein-LPS complexes subsequently modulate the hepatic immune response to infection. [11-14] And, fourth, apoE has recently been shown to bind and deliver microbial lipids to antigen-presenting cells, a critical step in activating NKT cells and the immune system.

[Phát biểu giả thuyết chuyên biệtThe specific hypothesis driving the proposed research is that apoE, a key constituent of triglyceride- rich lipoproteins, regulates the host response to severe infection through its effects on NKT cell activation and cytokine production. By examining the effect of apoE on an in vivo model of polymicrobial sepsis in mice, we aim to uncover the regulatory impact of apoE on the immune response to infection.Our long term goal is to identify how plasma lipoproteins contribute to host immunocompetence and apply this knowledge to the development of novel and effective treatments for severe bacterial infections.

[Mục tiêu chuyên biệt, dùng tô đậm để nhấn mạnh và gây chú ý. Trong mỗi mục tiêu, tác giả chỉ ra họ sẽ có kết quả gì] The specific aims of the proposal are therefore:

1. To demonstrate that serum apolipoprotein E (apoE) concentrations correlate with morbidity and mortality in a murine model of polymicrobial sepsis.

A. show that apoE increases mortality following cecal ligation and puncture (CLP) sepsis in mice in a dose-dependent manner;

B. show that apoE increases CLP-induced morbidity via changes in Th1 cytokine secretion, liver injury and bacterial clearance;

2. To demonstrate that apoE promotes the activation of natural killer T (NKT) cells during CLP-induced sepsis.

A. delineate the effect of apoE on NKT cell frequency, proliferation, cytokine expression and cytotoxic effector functions in the liver, spleen and thymus following CLP in mice;

B. show that apoE-mediated immune regulation during sepsis is dependent on NKT cell activation using

immunodeficient mice;



3. To test the hypothesis that inhibition of apoE activity protects against the morbidity and mortality of sepsis.

A. show that the biochemical, immunologic or genetic inhibition of apoE activity protects against sepsis;

B. examine the effect of modifying apoE activity during the early versus late phase of sepsis.

Ví dụ 3: Đây là một đề cương nghiên cứu lâm sàng ở Mĩ. Tác giả có cách viết cô đọng hơn. Mở đầu, tác giả mô tả một cách ngắn gọn về nội dung của nghiên cứu. Sau đó, tác giả phát biểu mục tiêu chính (primary aim) và mục tiêu phụ (secondary aim).

[Mở đầu, mô tả ngắn gọn về công trình IRIS và giả thuyết] The Insulin Resistance Intervention after Stroke Trial (IRIS) is a randomized, double-blind, placebo-controlled trial that will test the hypothesis that reducing insulin resistance and its sequelae with thiazolidinedione therapy will prevent stroke and myocardial infarctionamong patients with a recent ischemic stroke. Eligible subjects are men and women over 44 years of age without diabetes mellitis who have insulin resistance and a non- disabling ischemic stroke. During 3 years of recruitment, 3136 patients will be randomly assigned to pioglitazone, a thiazolidinectone, or placebo.

[Mục tiêu chuyên biệt] The specific aims are as follows. 1. Primary Aim. To determine if pioglitazone, compared to placebo, will reduce the overall risk for fatal or non-fatal stroke or fatal or non-fatal MI among non-diabetic men and women over age 44 years with insulin resistance and a recent ischemic stroke.

Among diabetics with insulin resistance, we hypothesize that pioglitazone will reduce the occurrence of any primary endpoint (fatal or non-fatal stroke or MI) within four years from 27% to 22%. The basis of this hypothesis is research showing... (details about studies associating insulin resistance with increased risk for stroke, MI, etc.)...Bythese and other mechanisms, we hypothesize that pioglitazone will protect patients with ischemic stroke and insulin resistance against recurrent vascular events.

 Trong các ví dụ trên đây, dễ dàng thấy rằng các mục tiêu chuyên biệt tuy nhắm đến một mục tiêu tổng quát, nhưng không lệ thuộc vào nhau. Đây là một chiến lược trong việc soạn đề cương nghiên cứu. Nếu mục tiêu 2 tuỳ thuộc vào sự thành bại của mục tiêu 1, và mục tiêu 3 phụ thuộc vào kết quả của mục tiêu 2, thì đề án sẽ rất … nguy hiểm. Nguy hiểm là vì nếu mục tiêu trước thất bại, thì tất cả các mục tiêu khác đều không thể thành hiện thực, và do đó, công trình nghiên cứu sẽ không khả thi. Bài học ở đây là cần phải thiết kế nghiên cứu sau cho các mục tiêu chuyên biệt ít phụ thuộc vào nhau.

4.2 Phần bối cảnh và tầm quan trọng

Phần bối cảnh và tầm quan trọng, như tên gọi, có chức năng “dàn dựng sân khấu” cho công trình nghiên cứu. Không chỉ dàn dựng, mà còn phải nói lên được tầm quan trọng của công trình nghiên cứu. Không ai muốn đầu tư vào những công trình nghiên cứu không gây ảnh hưởng hay tác động tích cực. Có 2 phần chính là bối cảnh (background) và tầm quan trọng (significance):

Trong phần bối cảnh, tác giả cần phải viết theo phong cách kể chuyện. Nhưng kể chuyện một cách khoa học, sao cho đồng nghiệp không cùng chuyên ngành vẫn có thể hiểu được vấn đề. Mỗi một mục tiêu chuyên biệt trong phần đầu cần phải được lí giải trong phần bối cảnh. Phải viết và thuyết phục người đọc sẽ đọc tiếp, và muốn đạt mục đích đó, tác giả cần phải viết theo công thức chung:

Cái gì đã biết --> cái gì chưa biết --> câu hỏi

Known --> unknown --> question

Nói cách khác, tác giả phải điểm qua những nghiên cứu trước (đã biết), và chỉ ra cho được khoảng trống tri thức (chưa biết), để đặt thành câu hỏi cho nghiên cứu. Ví dụ chúng ta đã biết tình trạng thiếu vitamin D ở các tỉnh miền Nam, nhưng vì miền Bắc có thời tiết khí hậu khác và chưa ai biết tần số thiếu vitamin D ngoài Bắc, nên câu hỏi là tỉ lệ thiếu hụt vitamin D ở cư dân phía Bắc là bao nhiêu.

Về cách viết, không chỉ đơn giản liệt kê những nghiên cứu trước, mà phải dùng “phương pháp 4C”. Phương pháp này viết tắt từ 4 động từ:


  • Compare – so sánh: tác giả cần phải so sánh những thông tin từ những nghiên cứu trước;

  • Contrast – đối chiếu: sau đó đối chiếu và giải thích tại sao có sự khác biệt;

  • Cite – trích dẫn: điều bắt buộc là nếu dùng dữ liệu của đồng nghiệp thì phải trích dẫn; và

  • Critique – phê bình: “Phê bình” ở đây có nghĩa là phê bình một cách kính trọng, chứ không mang tính đánh đổ đồng nghiệp. Cách viết hay nhất là thay vì phê phán, tác giả có thể trình bày một cách hiểu, cách diễn giải khác để xem như là một cách đóng góp vào y văn.

 

Trong phần tầm quan trọng (significance), tác giả cần phải “giải trình” rằng công trình nghiên cứu sẽ có tác động đến:



  • Chuyên ngành;

  • Chính sách y tế hay thực hành lâm sàng;

  • Phương pháp mới; và

  • Tri thức sẽ rút ra được từ công trình nghiên cứu.

Phần tầm quan trọng có khi phải dùng đến kĩ thuật “pitch” (lên giọng). Nói cách khác, cần viết sao cho người khác có thể trích dẫn một câu từ đề cương. Chẳng hạn như nếu là nghiên cứu về di truyền, tôi có thể viết

The studies in this proposal will provide a basis for understanding allelic heterogeneity influencing clinical endpoints, ultimately impacting on disease development” (những nghiên cứu mô tả trong đề cương này sẽ cung cấp nền tảng để hiểu biết về sự đa dạng alen có ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng, và sau cùng là tác động đến sự tiến triển của bệnh).

Một câu như thế đối với vài đồng nghiệp ở Việt Nam sẽ gọi là “nổ”, nhưng ở nước ngoài thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Vấn đề còn tuỳ thuộc vào vị trí của tác giả và uy tín trong chuyên ngành. Nghiên cứu sinh có lẽ không nên viết khiêm tốn hơn, nhưng với người đã có “tên tuổi” thì một câu pitch như thế hoàn toàn bình thường. Nên nhớ rằng viết đề cương là một cách bán ý tưởng, nên tác giả cần phải thuyết phục tầm quan trọng của nghiên cứu.

Ví dụ 4: Trong đề cương cứu dưới đây, tác giả muốn thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của công trình nghiên cứu:

Loãng xương và gãy xương là một vấn đề y tế cộng đồng lớn ở nước ta, vì hàng năm có khoảng 200.000 người gãy xương, dẫn đến giảm tuổi thọ và hạn chế lao động. Mật độ xương là một chỉ số lâm sàng quan trọng vì MĐX có thể tiên lượng nguy cơ gãy xương cho một cá nhân. Vì thế, MĐX còn được sử dụng để chẩn đoán loãng xương.

Công trình nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng giá trị tham chiếu MĐX cho phụ nữ và đàn ông Việt Nam. Với giá trị tham chiếu này, việc chẩn đoán loãng xương ở người Việt sẽ chính xác hơn và qua đó chúng ta có thể biết được qui mô loãng xương ở nước ta.

Do đó, công trình nghiên cứu mang tính cấp thiết, vì sự hiện diện của máy DXA nhiều ở nước ta nhưng chưa có giá trị tham chiếu cho người Việt. Vì thế, kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng ngay cho việc chẩn đoán loãng xương. Ý nghĩa lý luận của công trình nghiên cứu là cung cấp những thông tin khoa học cho việc hoạch định các chiến lược phòng chống bệnh loãng xương ở qui mô cộng đồng.



Ví dụ 5: Trong đề cương dưới đây, tác giả viết ngắn gọn về bối cảnh và tầm quan trọng nghiên cứu, bằng cách dùng các tiêu đề nhỏ để nhấn mạnh từng điểm:

Why Study Square Cell Disease in the Kidney?

Renal dysfunction commonly complicates square cell disease and is a major cause of morbidity and mortality. Acute Renal Syndrome is the leading cause of death in square cell disease and commonly leads to acute renal failure (58), while chronic uremia, filtration insufficiency, and renal vascular disease occur in 20-60% of adults with square cell disease (46, 54). Despite its clinical importance, the kidney has rarely been the focus of basic research in square cell disease. Current understanding of square cell pathophysiology derives from studies performed in other organs or in vitro. Because mechanisms of vaso-occlusion and inflammation in the kidney are likely to be different from those in other organs, there is a critical need for basic research on square cell disease that focuses on the kidney.



Physiological Determinants of Vaso-occlusion in the Kidney

Research on renal vaso-occlusion is limited to two studies that suggest severe medullary hypertonia causes sequestration of SQ RBCs in the kidney (3, 17). These studies did not adequately assess effects of modest tubular hypertonia and no study has evaluated the importance of mixed arterial hypertonia or inflammation to renal vaso-occlusion. InSpecific Aim 1, we adapt the isolated rat kidney model used in these original studies (3, 17) to determine effects of tubular hypertonia, and mixed arteriolar hypertonia and renal inflammation on kidney micro vaso-occlusion...etc.



Summary and Clinical Significance

Studies performed in vitro and in other organs have given important insights into the pathophysiology of square cell disease, but have not yet defined the important pathophysiology in the kidney. The studies we propose will attack the problem directly using sensitive and specific techniques. These studies will lay the experimental foundation for understanding square cell disease crises in the kidney. The importance of these studies to the affected population cannot be exaggerated.



4.3 Phần nghiên cứu sơ khởi

Đề cương nghiên cứu ở Việt Nam thường không có phần này! Nhưng đối với các cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học nước ngoài thì đây là phần không thể thiếu được. Tuy nói là “nghiên cứu sơ khởi”, nhưng trong thực tế thì những nghiên cứu như thế đã công bố trên các tập san quốc tế. Đây là những nghiên cứu làm nền tảng để tác giả làm cơ sở cho câu hỏi nghiên cứu và phát biểu giả thuyết.

Phần kết quả sơ khởi còn có mục đích quan trọng khác là thuyết phục người đọc rằng tác giả có kinh nghiệm. Qua phần nghiên cứu sơ khởi, người đọc có thể đánh giá tác giả hay nhóm nghiên cứu đã có sẵn kĩ thuật, phương pháp, hay công nghệ cần thiết để thực hiện công trình nghiên cứu. Có lẽ quan trọng hơn là cơ quan tài trợ cảm thấy thuyết phục rằng tác giả có thể thực hiện nghiên cứu (họ đã an tâm để “chọn mặt gửi vàng”!) Thông thường, phần này chiếm khoảng 6-8 trang giấy, và như nói trên, tác giả có thể đưa vào đó những công trình nghiên cứu liên quan đã công bố trước đây.

Ví dụ 5: Một cách trình bày hữu hiệu phần kết quả sơ khởi là trình bày theo từng mục tiêu chuyên biệt. Trong ví dụ dưới đây, tác giả trình bày

Preliminary Data

This proposal is a collaboration between the PI and Dr. Barry Hurlburt in the Department of Biochemistry and Molecular Biology. The collaboration takes advantage of the expertise of the PI in the molecular genetics of S. aureus and the biochemical expertise of Dr. Hurlburt in transcription factor structure and function (14,15). The overall goals are 1) correlation of the expression of the sarA, sarB and sarC transcripts with the production and activity of SarA, 2) characterization of the mechanism by which sar regulates expression of the S. aureus collagen adhesin gene (cna) and 3) identification and characterization of additional S. aureus genes under the direct regulatory control of SarA. We have assembled all of the experimental tools required to accomplish these objectives. Specifically, we have (i) purified SarA in a form capable of binding an appropriate DNA target, (ii) generated an affinity-purified antibody against purified SarA, (iii) constructed a xylE reporter plasmid that can be used to assess the functional activity of SarA (Specific Aim #1) and define the sequence characteristics required for the regulation of cna transcription (Specific Aim #2), (iv) cloned the regions encoding the sarA, sarB and sarC transcripts for use in complementation experiments, (v) demonstrated that SarA binds a DNA target upstream of cna and begun the process of localizing the SarA binding site and (vi) obtained or generated sar and agr mutants in both cna-positive and cna-negative S. aureus strains. The experiments done to accomplish each of these tasks are described in detail below. 



Preliminary data for Aim #1. Cloning and expression of sarA. The polymerase chain reaction (PCR) was used to amplify the sarA coding region from S. aureus strain RN6390. Utilizing NdeI and BamHI restriction sites incorporated into the oligonucleotide primers, the fragment containing the sarA coding region was cloned into the E. coli expression vector pET9A. Because the NdeI site (CATATG) in the vector overlaps an ATG start codon, cloning of the sarA coding region into the NdeI site places the sarA structural gene in perfect register with the vector-derived ribosome binding site. Recombinant proteins are therefore expressed as full-length, wild type proteins without fusions to exogenous peptide or protein tags. After cloning the sarA PCR fragment into pET9A and confirming the identity of the cloned fragment by DNA sequencing (data not shown), the recombinant plasmid (pETSarA) was used to transform E. coli strain BL21(DE3)pLysS. Transformants were grown to mid-log phase before inducing SarA expression by adding IPTG to a final concentration of 0.4 mM. After two hours, cells were harvested and lysed by sonication. The presence of SarA in the crude lysate was confirmed by SDS-PAGE followed by Coomassie Brilliant Blue staining (Fig. 7).


tải về 180.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương