CÁch mạng hiến pháP 2013: ĐƯỜng tiến vững chắC


ĐIỀU 4: NGHỊCH LÝ NGUYÊN TẮC



tải về 0.79 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.79 Mb.
#39255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

ĐIỀU 4: NGHỊCH LÝ NGUYÊN TẮC

& LOẠN QUYỀN THỰC TẾ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 06.02.13
Đọc kỹ LÁ THƯ góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Hiến Pháp, chúng tôi thấy nổi bật lên những điểm sau đây: (i) nghịch lý nguyên tắc; (ii) lọan quyền thực tế; (iii) thủ phạm của nghịch lý nguyên tắc và loạn quyền thực tế chính là Điều 4 Hiến Pháp.

Nhập đề cho LÁ THƯ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nói rất rõ về lý do để viết đưa ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp:

1) Chính Nhà nước CHXHCN đã muốn lấy ý kiến của nhân dân. Hội Đồng Giám Mục khen ngợi và tán thành nhã ý này của Nhà nước vì Nhà nước CHXHCN đã hiểu rất đúng rằng “Hiến Pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân “.

2) Vì thấy đồng một nhận thức như vậy, nên Hội Đồng Giám Mục VN, ở tư cách là công dân của một nước, ý thức trách nhiệm phải đóng góp xây dựng cho Hiến Pháp được hiểu là “của chính người dân “. Những ý kiến đóng góp xây dựng Hiến Pháp được gửi đến Uûy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, chứ không phải gửi lên Nhà nước hay đảng CSVN đang cầm quyền. Hội Đồng Giám Mục VN viết LÁ THƯ cũng không phải là ở quan điểm đấu tranh cho Tôn Giáo.



I. Quyền con người
Hội Đồng Giám Mục VN cũng nhìn nhận rằng “Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người.“

Nhưng đó chỉ là những liệt kê trên văn bản theo nguyên tắc. Những điều mà Hội Đồng Giám Mục muốn phân tích để từ đó góp ý kiến là trên thực tế những điều liệt kê ấy có được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật hay không?

Theo nguyên tắc, quyền bính Chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người. Nhưng trên thực tế, những quyền của con người chỉ được ban phát cách tùy tiện do quyền bính Chính trị. Lý do chính yếu của việc những quyền con người liệt kê trên văn bản không được hiểu đúng, không được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế là Hiến Pháp ngay từ đầu (Điều 4) đã dành quyền Chính trị cho độc đảng với độc tôn một Chủ nghĩa riêng của đảng này: “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (Điều 4)

Thực vậy:

=> Quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25) không thể được thực hiện hay chỉ được tùy tiện ban phát khi mà Điều 4 độc tôn Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn từ bản chất là vô thần.

=> Thực tế từ bao chục năm trường, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Đây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật.

Điều 4 trong cùng một văn bản Hiến Pháp tự nó, theo nguyên tắc, là trái nghịch với những Điều khoản về những quyền của con người được liệt kê ra trong cùng văn bản; và trên thực tế là cho đảng độc quyền Chính trị tùy hứng ban phát cho dân mà thôi.

Chính vì nhận định những nghịch lý trên nguyên tắc và những lạm quyền đối với những quyền căn bản của con người, nhất là những quyền chỉ được nhắc ra mà không khai triển cụ thể trên thực tế, mà Hội Đồng Giám Mục VN đề nghị:



l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.

2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.

3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.

4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.

5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
II. Quyền làm chủ của nhân dân
Nhà nước CHXHCN tuyên bố rằng quyền lực tối cao là từ người dân. Hội Đồng Giám Mục VN cũng nhận định quyền làm chủ của nhân dân như sau đây. Theo nguyên tắc, chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Đồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó. Tuy nhiên trong thực tế từ bao chục năm trường, Điều 4 Hiến Pháp khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo quyền bính Chính trị dành cho đảng CSVN, nghĩa là chính Điều 4 phủ nhận chủ thể quyền bính phải là từ dân.

Chính vì để có sự thuần nhất nhận định về chủ quyền của người dân trong Hiến Pháp cả về nguyên tắc và thực tế mà Hội Đồng Giám Mục VN đề nghị những điểm sau đây:



l . Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.

2. Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.

3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.

4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
III. Thi hành quyền bính chính trị
Theo nguyên tắc, quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, Điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Đang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.

Chính vì tính cách loạn quyền hành do Điều 4 sinh ra như trên đã trình bầy mà Hội Đồng Giám Mục VN đề nghị:



l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.

2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.

3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
Kết luận
Đọc kỹ những phân tích của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong những phần trên đây, chúng tôi thấy rằng thủ phạm gây nghịch lý nguyên tắc chính trong nội tại Hiến Pháp và tạo lọan quyền thực tế đối với người dân chính là Điều 4 của Hiến Pháp. Những đề nghị của Hội Đồng Giám Mục VN, dù không minh nhiên nhắc đến thủ phạm ấy, nhưng đều quy tụ vào một điểm là phải loại Điều 4 hiện hành ra khỏi Hiến Pháp.

Nếu đảng CSVN cố tình để Điều 4 trong Hiến Pháp thì đó là chỉ vì cố thủ dành lấy quyền hành độc đoán Chính trị trên Dân tộc mà thôi.

Như trong phần mở đầu LÁ THƯ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đứng về phía trách nhiệm người dân mà góp ý. Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP bất bạo động ngày nay đang mạnh dạn nổi dậy tại Quốc nội là việc đối chọi quy tụ vào Điều 4 của Hiến Pháp giữa Dân và đảng CSVN:

1) Một mặt, Dân chúng muốn xóa bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp như loại trừ thủ phạm gây nghịch lý nguyên tắc trong văn bản Hiến Pháp và tránh đi cái nguồn gốc gây lọan quyền thực tế, lộng hành quyền bính trong thực tế đối với dân.

2) Một mặt, đảng CSVN cố thủ giữ Điều 4 trong Hiến Pháp bất chấp những nghịch lý nguyên tắc do Điều 4 này cho thấy tỏ tường, đồng thời đảng cần Điều 4 để dễ lọan quyền thực tế, lộng hành quyền lực mà hà hiếp, bóc lột Dân.
Nếu xét về quyền lợi Dân tộc và Đất nước, thì Dân đứng về phía bảo vệ chính đáng, còn đảng CSVN đứng về phía tàn phá bất nhân !
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP

NHẤT THIẾT ĐÒI BỎ ĐIỀU 4

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 07.03.13
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng phải lo sợ và phát biểu ra những điều bất nhất và vô lý trước cao trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đang nổi dậy mạnh mẽ tại Quốc nội vì những lý do sau đây:
1) Một mặt,

Chính CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, nghĩa là CSVN đã cho phép và cổ võ cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đang bùng lên hiện nay. Trọng và Hùng thấy mình “há miệng mắc quai“ nên đã phải nói sảng nói khùng mà một số nhà báo chịu không được đã lên tiếng phản bác. Nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên “Gia đình và Xã hội”, đã mạnh mẽ chống lại những lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng khiến nhà báo này bị sa thải. Nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã có bài viết tựa đề “Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng bí thư!”. Trong bài này, ông Võ Văn Tạo viết :”Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị, thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất.”


2) Mặt khác,

CSVN không ngờ rằng, vì lời kêu gọi mỵ dân “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, mà cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đã nhanh chóng NỔI DẬY từ Bắc chí Nam. Số người ký tên vào Phong trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP cho đến ngày hôm nay 05.03.2013 đã lên tới 6611 mà người mang số 6611 là Hồ Hồng Sơn, một công nhân tại Sài Gòn. Trong danh sách, những thành phần ký tên gồm những người đã là cựu Bộ trưởng, những đảng viên CSVN, những Trí thức, Thanh niên, Sinh viên. Lực lượng có sức mạnh cụ thể, sẵn sàng hành động dù với BẠO ĐỘNG, đó là giới nội trợ, nông dân và công nhân. Điều mà CSVN còn ngại sợ hơn nữa là cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP còn có sự tham dự dứt khoát của Khối Công Giáo Việt Nam với những Vị Giám mục đã ký tên như: Giám mục NGÔ QUANG KIỆT, cự Tổng Giám Mục Hà Nội, Giám mục NGUYỄN CHÍ LINH, Giáo phân Thanh Hóa và là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN, Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP, Giáo phận Vinh và là Chủ tịch Uûy Ban Công Lý & Hòa Bình. Trong danh sách, người ta còn thấy ký tên nhiều Linh mục và các Nữ tu. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng chắc chắn phải hoảng sợ vì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính thức và dứt khoát tham dự cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP này. Đàng sau Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là Khối Công Giáo toàn quốc gồm các Giám mục, Linh mục, Nam Nữ Tu sĩ và Giáo dân trong đó hơn 1 triệu Giáo dân Miền Bắc và 500’000 Giáo dân Vinh đã từng đấu tranh gần đây trong sự đàn áp dã man của Công An. Những Giáo dân này sẽ không còn sợ hãi nữa trong cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP này mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chính thức và dứt khoát nhập cuộc. Đã 13 năm nay, chúng tôi theo rõi thái độ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dưới sự cai trị hà khắc của CSVN. Chúng tôi đã có lần công kích thái độ “trùm chăn“ của Hội Đồng Giám Mục VN, nhưng lần này, chúng tôi ngạc nhiên và hết lòng ca ngợi việc nhập cuộc cứng rắn và dứt khoát của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP để cứu nước.

Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đòi hỏi chính yếu và nhất thiết phải bỏ ĐIỀU 4 khỏi Hiến Pháp. Điều 4 mà CSVN muốn cố thủ giữ lại, khẳng định: “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng“

Cho dù Hiến Pháp 2013 được vẽ vời với những mỹ từ về NHÂN QUYỀN, về TỰ DO tư duy, lòng tin và ngôn luận, về tổ chức CÔNG QUYỀN, về QUỐC HỘI, về QUÂN ĐỘI, về KINH TẾ với Tư hữu, về ĐỘC LẬP tam quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp… cho đẹp Văn Bản Hiến Pháp như thế nào đi chăng nữa, mà nếu ĐIỀU 4 được giữ lại thì tất cả những vẽ vời vừa nói ra đây trong Văn Bản sẽ phải chịu quy chế “XIN-CHO” mà quyền lực tối thượng của đảng CSVN độc đoán muốn CHO thì cho, muốn KHÔNG CHO thì không cho. Đó là Điều khoản cho phép đảng CSVN trở thành “Hoàng Đế” sinh sát Dân, những quyền cá nhân của Dân và những Tổ chức xã hội mà Dân cần có để điều hợp cuộc sống chung. Điều 4 cho đảng CSVN một thứ siêu quyền lực đứng trên mọi thứ quyền khác của Dân và của Xã hội Việt Nam.

Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP này bản chất là BÁT BẠO ĐỘNG. Việc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP nhất thiết đòi hỏi phải bỏ ĐIỀU 4 là hoàn toàn hữu lý. Nếu đảng CSVN cố thủ giữ lại ĐIỀU 4, đó là sự điên rồ mà Khối Dân nổi lên làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP không thể nào nhượng bộ được. Lý do không thể nhượng bộ là Dân Tộc Việt Nam không thể tiếp tục sống trong tình trạng nô lệ dưới quyền tối thượng “Hoàng đế đảng CSVN“.

Nếu CSVN dùng bạo lực Công an để khoá miệng Dân, áp đặt ĐIỀU 4, thì Khối CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP cũng có sức mạnh quần chúng sẵn sàng hành động dù với BẠO ĐỘNG để tự vệ và tiếp tục đòi bỏ ĐIỀU 4 vì đây là việc giải thoát chính mình ra khỏi tình trạng nô lệ dước ách độc tài của đảng CSVN.


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.03.13

Web: http://VietTUDAN.net

Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
Bài 05:

ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂM

TRONG CUỘC CÁC MẠNG HIẾN PHÁP
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.03.13

Web: http://VietTUDAN.net
Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đã nổi dậy, những vị khởi xướng đã ngồi trên lưng ngựa và buộc phải tiến tới chứ không thể lùi. Những vị khởi xướng này đã trải qua những năm trường với những kinh nghiệm về tính ba đá, ngu xuẩn và điên cuồng của CSVN có thể dùng sức mạnh đàn áp để cố thủ giữ lấy quyền hành. Nhưng những vị ấy vẫn lấy quyết định leo lên lưng ngựa và đi trên con đường đấu tranh.

Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP được khởi xướng với 72 nhà Trí thức, với Bản Tuyên Bố Của Công Dân Tự Do bởi giới Truyền Thông Bloggers và với Lá thư Góp ý sửa đổi Hiến Pháp bởi chính Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cuộc CÁCH MẠNG được quần chúng hóa rất mau chóng. Số người Ký tên tham gia, trong một thời gian ngắn, tính đến ngày hôm nay 21.03.2013 lúc 06 giờ 30 phút, đã lên tới con số 33’149 người đã ký tên.

Tuy nhiên trên đường tiến tới của CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, chúng tôi nhận thấy có một số những ý kiến mà chúng tôi coi đó chỉ là những hiểu lầm hoặc những ý kiến chưa đi vào sâu xa về mục đích rõ rệt của cuộc đấu tranh. Bài viết hôm nay muốn đưa ra những ý kiến hiểu lầm hay chưa tìm tòi kỹ vào chiều sâu, trong mục đích đưa đến ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP này. Khi những quan điểm chưa được ĐỒNG NHẤT thì dễ tạo nguồn cho chia rẽ nhất là CSVN luôn luôn tìm mọi cách để chia rẽ chúng ta. Đứng ở phương diện tích cực, thì sự ĐỒNG NHẤT QUAN ĐIỂN làm cho cuộc CÁCH MẠNG càng ngày càng tăng sức mạnh.

Chúng tôi muốn chú thích về những điểm sau đây:

=> Kiến nghị mang ý nghĩa chấp nhận tà quyền CSVN ?

=> Bỏ Điều 4: tử huyệt làm tan đảng CSVN

=> Bỏ Điều 4: chính là làm CÁCH MẠNG theo đúng ý nghĩa

=> Không thể tin vào CSVN và việc Kiểm soát Quốc tế

=> Những chặng đường tiến của CÁCH MẠNG
Kiến nghị mang ý nghĩa chấp nhận tà quyền CSVN ?
Trong quá khứ, một số Kiến Nghị do Trí thức gửi lên Chủ tịch nước hay Thủ tướng đã bị phê bình rằng đó là việc chấp nhận tà quyền CSVN mà chúng ta luôn luôn phủ nhận. Chúng tôi thấy lời phê bình này có những lý do đúng. Chính vì vậy, năm vừa rồi, một Kiến Nghị được Trí thức Quốc nội và Hải ngoại cùng ký đã bị chỉ trích rất gắt gao. Để làm giảm căng thẳng của những lời phê bình, chúng tôi đã cắt nghĩa rằng đó có lẽ chỉ là do việc “Đề lầm Địa chỉ “ của Kiến Nghị mà thôi.

Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP lần này đưa ra những đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp được thực hiện rất đúng đắn và không thể được coi là chấp nhận tà quyền CSVN vì những lý do sau đây:

* Việc sửa đổi Hiến Pháp là do chính CSVN đưa ra

* Chính CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp”

* Nếu Dân cứ yên lặng không đứng lên đòi hỏi những Điều khoản phải sửa đổi, thì CSVN tự động tuyên bố là Dân đã chấp nhận Bản Hiến Pháp do chính CSVN rặn ra và tiếp tục kéo dài Cơ chế CSVN hiện hành trong những chục năm nữa.

* Việc góp ý đòi hỏi sửa đổi này được đề gửi cho Uûy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp thuộc Quốc Hội, chứ không phải “đưa lên “ cho quyền lực CSVN như đảng CSVN (Nguyễn Phú Trọng), như Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang), như Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng). Vì vậy việc góp ý đòi hỏi sửa đổi những Điều khoản trao cho Uûy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp của Quốc Hội không thể coi là việc chấp nhận tà quyền CSVN.


Bỏ Điều 4: tử huyệt làm tan đảng CSVN
Uy BAN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP của Quốc Hội không cần phải tốn công hao sức viết ra một Bản Dự Thảo Hiến Pháp để tiêu xài tiền thuế của Dân. Uûy Ban có thể sao chép lại bất cứ một Bản Hiến Pháp nào của một nước tự do như Pháp, Đức, Ý, Hoa kỳ… Chính Uûy Ban cũng phải công nhận rằng những Bản Hiến Pháp của các nước này là đúng đắn. Nhưng CSVN cố tình thêm vào Điều 4: (Điều 4) đã dành quyền Chính trị cho độc đảng với độc tôn một Chủ nghĩa riêng của đảng: “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Điều 4 này đã phá tan những Điều khoản khác vẽ voi vẽ vượn tốt đẹp cho Dân để Dân muốn đòi voi đòi vượn phải chịu phủ phục dưới chân đảng CSVN mà van lậy xin xỏ. Hiến Pháp trở thành một bản liệt kê những điều “XIN-CHO “ mà quyền cho hay không là đảng CSVN.

Vì vậy bỏ ĐIỀU 4 là đòi CSVN phải đi vào TỬ HUYỆT. Đảng CSVN không còn Lý tưởng, mà chỉ nhằm cướp bóc vật chất. Nếu bỏ Điều 4 không cho quyền cướp của cải nữa, thì không ai nhập cái đảng cướp “không còn quyền “ đó làm gì để mà bị phỉ nhổ.


Bỏ Điều 4: chính là làm CÁCH MẠNG theo đúng ý nghĩa
Chúng tôi gọi việc đòi hỏi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp là Quần chúng làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Thực vậy Bỏ Điều 4 là làm CÁCH MẠNG theo đúng nghĩa. CÁCH MẠNG khác với CẢI TỔ. Khi một hệ thống Tổ chức quyền hành vẫn còn có thể áp dụng, chỉ cần sửa đổi một số chi tiết để kiện toàn hệ thống Tổ chức, người ta gọi là CẢI TỔ hay CẢI CÁCH. Nhưng khi hệ thống Tổ chức sinh ra những điều quá ác nghiệt mà quuyền lực vẫn cố thủ nắm lấy để tiếp tục làm những điều ác nghiệt, khối người phải chịu đựng những ác nghiệt ấy NỔI DẬY đòi phải bỏ hẳn hệ thống Tổ chức để xây dựng một hệ thống mới, thì lúc đó gọi là CÁCH MẠNG. Những điều vẽ vời trong Hiến Pháp 1992 có những điều có thể áp dụng được, nhưng chính Điều 4 tàn phá những Điều khoản còn có thể áp dụng kia. Vì vậy việc đòi hỏi bỏ hẳn Điều 4 chính là CÁCH MẠNG theo đúng ý nghĩa vừa diễn tả. Phải bỏ hẳn Điều 4 để Dân giữ quyền làm chủ. Khi Dân lấy lại quyền làm chủ rồi, thì Dân mới có thể xây dựng những điều tốt đẹp hơn. Khi kêu gọi việc Ký tên tham gia CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, chúng tôi đã liệt kê ra một số hậu quả tàn nhẫn lên Dân chúng khi giữ Điều 4, thì Dân mới có thể đạt được những gì tốt đẹp, tỉ dụ:

BỎ ĐIỀU 4 để có Tự do, Dân chủ, nếu không, đảng giữ quyền độc tài sinh sát

BỎ ĐIỀU 4 để nhân quyền được tôn trọng, nếu không, đảng độc tài chà đạp dân

BỎ ĐIỀU 4 để có Công lý và Hòa bình, nếu không, đảng làm bất công và dân không yên

BỎ ĐIỀU 4 để có Tư hữu và Tự do Kinh doanh, nếu không, đảng độc quyền KT và biển thủ

BỎ ĐIỀU 4 để không bị cưỡng chiếm nhà đất, nếu không, dân oan lan tràn

BỎ ĐIỀU 4 để Công nhân có nghiệp đoàn độc lập, nếu không, đảng bán sức lao động

BỎ ĐIỀU 4 để phát triển Kinh tế do dân và cho dân, nếu không, Kinh tế thuộc đảng

BỎ ĐIỀU 4 để chính Dân diệt Tham nhũng, Lãng phí, nếu không Tham nhũng tiếp tục

BỎ ĐIỀU 4 để toàn Dân bảo toàn Đất Tổ, nếu không, đảng độc quyền bán nước


Không thể tin vào CSVN và việc Kiểm soát Quốc tế
Có những người hay Nhóm nêu lên việc tranh đấu đòi hỏi : “Đòi CSVN tổ chức cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế kiểm soát “. Nêu lên đòi hỏi này tức là những người hay Nhóm đã quá tin vào CSVN và Quốc tế. Đòi hỏi này với sự ngây thơ tin tưởng vào CSVN đứng tổ chức và Quốc tế đứng ra kiểm soát có thể rơi vào cái bẫy của CSVN để rồi sau đó mình ân hận về tính ngây thơ, thì đã quá muộn. Chúng tôi lo lắng rằng khi Lực lượng CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP lớn mạnh nhất định đòi BỎ ĐIỀU 4 cho bằng được, mà CSVN thấy mình ở thế phải nhượng bộ, thì CSVN có thể chấp nhận đề nghị dành cho họ đứng ra Tổ chức Trưng cầu Dân ý và mời Quốc tế đứng ra Kiểm soát. Khi họ chấp nhận đòi hỏi này, thì phần thắng là về phía CSVN.

Каталог: groups -> qoyyCPnuf9TiRUYv
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
qoyyCPnuf9TiRUYv -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương