CÁch mạng hiến pháP 2013: ĐƯỜng tiến vững chắC


đó là hành động can đảm của một Trí thức



tải về 0.79 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.79 Mb.
#39255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

đó là hành động can đảm của một Trí thức
Sau 600 năm không còn tiền lệ Giáo Hoàng Từ nhiệm, nhưng Đức BENEDICT XVI đã từ nhiệm không phải là vì tiền lệ, nhưng là từ suy tư tự do với tất cả những đắn đo. Đây là quyết định của một Trí thức can đảm, đã gặt ra ngoài những ảnh hưởng xã hội vây quanh, gạt ra một bên những ràng buộc tập tục, mà chỉ hành động hoàn toàn theo suy tư ĐỘC LẬP của đầu óc mình. Ngài đã lấy Lý trí và Lương tâm mình để thắng ngoại cảnh ràng buộc. Người ta gọi đây là sự CAN ĐẢM của một Trí thức.

Chính Đức Giáo Hoàng GIOAN-PHALÔ II, trong cuốn “Universi dominici gregis “, xuất bản tháng 2 năm 1996, đã viết:

S’il arrive que le Pontife Romain renonce à sa charge, il est requis pour la validité que la renonciation soit faite librement et qu’elle soit dument manifestée, mais non pas qu’elle soit acceptée par qui que ce soit.”

(Nếu xẩy ra việc một Giáo Hoàng La Mã từ nhiệm, thì việc đó có hiệu lực khi mà việc từ nhiệm phải được làm với TỰ DO và việc từ nhiệm phải công khai tuyên bố, chứ không phải buộc chấp nhận bởi bất cứ ai mặc lòng)
(iii) Tâm trí Ngài còn rất sáng suốt

nghĩ đến tương lai Giáo Hội
Việc từ nhiệm này không phải là quyết định của một người già đã lú lẫn. Tâm trí Giáo Hoàng còn minh mẫn. Ngài nghi đến tương lai Giáo Hội trước những sôi động mới của xã hội và Ngài chân nhận rằng sức khỏe của Ngài không cho phép đối chọi với toàn thể những sôi động ấy. Ngài không cố chấp khư khư giữ lấy vị trí của mình mà Giáo Hội phải thiệt thòi. Đây là sự sáng suốt của một nhà Trí thức và đồng thời cũng là sự khiêm nhường của một con người biết chân nhận khả năng thân xác của mình.

Pierre VEYA, nhà Bình Luận của nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 12.02.2013, viết ở trang nhất:

La renonciation de Benoit XVI est la réponse honnete d’un intellectuel dont le corps se dérobe. Il y a dans ce geste une grandeur et une lucidité qui forcent le respect. En cela, Benoit XVI est un homme fidèle à lui-même, modeste et sans grands calculs. (LE TEMPS Mardi 12 Février 2013, page 1)

(Việc từ nhiệm của Giáo Hoàng BENEDICT XVI là câu trả lời thành tâm của một Trí thức mà thân xác đã mệt lả không vững. Có trong cử chỉ này một sự cao thượng to lớn và một sự sáng suốt để bắt người ta phải kính trọng. Trong việc này, Giáo Hoàng BENEDICT XVI là một người trung thực với chính mình, khiêm nhường và không có những tính toán lớn lao.)
(iv) Ngài làm Cách Mạng trong Giáo quyền.
Điều mà các Báo, Đài nhắc ra nhiều nhất để ca tụng Đức Giáo Hoàng BENEDICT XVI, đó là việc TỪ NHIỆM này là một cuộc Cách Mạng trong truyền thống Giáo quyền của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường nói rằng “những quyết định của Giáo Hội chậm rì vì các Hồng Y già nua phải chống gậy rê từng bước, chứ không đi nhanh được “.

Hành động TỪ NHIỆM khi tuổi tác đã cao, thân thể yếu đi là hành động Cách Mạng trong Giáo quyền Công Giáo. Giáo Hoàng BENEDICT XVI muốn nói rằng trong Giáo quyền, một Tâm trí linh hoạt cần một thân thể khỏe mạnh. Tính cách Cách Mạng của việc TỪ NHIỆM từ nay làm gương để Giáo quyền nghĩ đến những khía cạnh sau đây:

- Khi Giáo Hoàng già nua có thể TỪ NHIỆM, thì những Hồng Y, những Giám Mục đã quá lớn tuổi cũng phải nghĩ đến việc VỀ HƯU nhường trách nhiệm lại cho những người còn sức khỏe lanh lợi.

- Sau 600 năm không có Giáo Hoàng nào TỪ NHIỆM vì truyền thống của 600 năm, thì nay chính Giáo Hoàng BENEDICT VI mở ra một tiền lệ mới ở thời đại tân tiến ngày nay. Đó là quyết định Cách Mạng trong Giáo quyền.

- Người ta phê bình đầu óc của Hồng Y Josef RATZINGER là bảo thủ, nhưng hành động TỪ NHIỆM cho thấy rằng Ngài là “Cấp tiến“, muốn phá đi tryuền thống đã kéo dài trong 600 năm. Cấp tiến không phải là theo những sôi động nhất thời. Bảo thủ không phải là cứ khư khư giữ lấy truyền thống. Nhà Thần Học Josef RATZINGER bảo vệ những giá trị Đức Tin ngàn đời không phải là bảo thủ. Cũng vậy Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER sẵn sàng theo những cái mới không phải vì hai chữ Cấp tiến mà chính vì Lý luận Trí thức của Ngài thấy việc làm đó là đúng.

Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE ngày thứ Ba, 12.02.2013, đã đăng đầu đề lớn ở trang nhất: LE RETRTAIT DU PAPE SONNE COMME UNE REVOLUTION (Việc rút lui của Giáo Hoàng reo lên tiếng chuông của một cuộc Cách Mạng) ! Mở đầu bình luận cho cả trang báo, tác giả viết:

La démission de Benoit XVI peut aussi ouvrir la porte à une modernisation de l’Eglise. REVOLUTION: En renoncant à son Pontificat pour des raisons de santé, Josef RATZINGER bouleverse l’Eglise catholique !”

(Việc từ nhiệm của Giáo Hoàng BENEDICT XVI cũng có thể mở cửa cho việc cải tiến Giáo Hội. CÁCH MẠNG: Khi từ bỏ triều đại Giáo Hoàng của mình vì lý do sức khỏe, Nhà Thần Học Josef RATZINGER khuấy động Giáo Hội Công giáo !)
Giaùo sö Tieán só NGUYEÃN PHUÙC LIEÂN, Kinh teá

Geneva, 13.02.2013

Web: http://VietTUDAN.net

Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
Bài 01:

QUẦN CHÚNG HÓA

NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ HIẾN PHÁP
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.02.13

Web: http://VietTUDAN.net
Sau khi CSVN tung ra tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, giới trí thức quốc nội đã đưa ra kiến nghị gồm những sửa đổi Hiến Pháp. Những trí thức chuyên môn về Hiến Pháp đã viết tỉ mỉ những chi tiết cần sửa đổi. Nhóm trí thức chủ trương lúc ban đầu đã kêu gọi một phong trào Ký Tên cho đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp. Cho đến ngày hôm nay 21.02.2013, đã có 4’843 người ký tên . Những người ký tên theo nhiều đợt. Từ đợt 1 đến một nửa đợt 13, phần lớn là giới trí thức và sinh viên với chừng 2’500 người. Nhưng từ nửa phần sau của đợt 13 cho đến hết đợt 14, những người ký phần lớn thuộc giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân thuộc các địa phương chính sau đây:

* Từ số 3’225: nội trơ, công nhân, nông dân Hà Nội

* Từ số 3’723: nông dân Văn Giang

* Từ số 3’820: nông dân Nghệ An

* Từ số 4’479: nông dân Hà Tĩnh

Như vậy, việc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, khởi đầu từ giới trí thức, đã được quần chúng hóa đến giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân.

Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT đã ký tên ở số 1’644.

Từ tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ mà CSVN tung ra, dân đã đưa ra những yêu cầu sửa đổi thực sự.

Từ trước đến nay, giới trí thức đã đưa ra nhiều kiến nghị mang tính cách đòi hỏi bằng lý luận, nhưng CSVN đã bỏ vào sọt rác những kiến nghị của trí thức. Lần này, việc đòi hỏi đã được quần chúng hóa, nghĩa là đi tới giới đấu tranh không phải chỉ bằng lý luận trên văn bản, mà là giới sẵn sàng dùng búa (công nhân) và liềm (nông dân) với bắp thịt gân guốc cứng rắn để đòi hỏi những điều đơn giản thiết thân nhất cho cuộc sống hàng ngày.

Nếu giới trí thức đi vào những tỉ mỉ chuyên môn của Hiến Pháp để đề nghị sửa đổi, thì quần chúng đòi hỏi cụ thể sau đây phải có trong Hiến Pháp: (i) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền; (ii) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất; (iii) Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn Độc lập để bảo vệ sức Lao động.

Khi đòi hỏi được 3 điều trên đây cho quần chúng, thì từ đó giới trí thức và những nhà chuyên môn về luật pháp tiến lên xây dựng những chi tiết tỉ mỉ cho Hiến Pháp hoàn chỉnh. Khi đặt trọng tâm cho 3 điều căn yếu này, việc đòi hỏi Hiến Pháp mới dễ dàng đi vào quảng đại quần chúng mà CSVN phải ngại sợ lực lượng sẵn sàng BẠO ĐỘNG của họ để đừng lếu láo khinh dân nhất là khinh giới trí thức như trước đây.

Chúng tôi xin cắt nghĩa thêm về 3 điểm căn yếu này mà quần chúng đòi hỏi.

(i) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền.

Nếu chúng ta cắt nghĩa cho quần chúng về việc đòi DÂN CHỦ, thì dân có thể chưa lãnh hội được ngay và hoàn toàn những gì hàm ngụ trong hai chữ Dân Chủ. Nhưng khi nói cho dân là không chấp nhận ĐỘC TÀI và ĐỘC ĐẢNG thì dân thấy rõ liền cái tai hại của độc tài và độc đảng trong sự bao che cướp bóc họ suốt bao chục năm trường. Thực vậy, cái quyền độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh, lan tràn và bao che THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ cướp bóc tư hữu cá nhân, tàn phá kinh tế, lấy của chung thành của riêng. Khi quần chúng không chấp nhận độc tài độc đảng, thì giới chuyên viên Hiến Pháp tất nhiên phải bỏ Điều 4 của Hiến Pháp hiện hành.



(ii) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất.

70% dân chúng Việt Nam sống về nông nghiệp. Một số đông khác sống về tiểu công nghệ hoặc là tiểu thương. Đầu tư vào nông nghiệp là đầu tư dài hạn, chứ không phải là đầu tư ngắn hạn ăn xổi ở thì. Khi nhà nước giữ quyền trưng dụng đất đai, nông dân không thể đầu tư dài hạn được. Phải cho tư hữu đất đai, thì mới tận tình đầu tư dài hạn.

Chính cái quyền TƯ HỮU đất đai và những phương tiện sản xuất hàm ngụ tự nó quyền Tự do Kinh doanh. Đó là nền Kinh tế tự do thị trường cho mỗi cá nhân và vì mỗi cá nhân. Đòi hỏi này tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan toàn quốc đã bị tước đoạt nhà đất, của khối Tiểu Công nghệ và Tiểu Thương.

(iii)) Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động.

Sức Lao động của mỗi cá nhân là TƯ HỮU TUYỆT ĐỐI, không thể để người khóc bóc lột như thời nô lệ. Ở thời nô lệ, người ta có thể mua một người làm nô lệ, nghĩa là mua đứt sức lao động của người đó, thậm chí có thể giết người đó vì đã là tư hữu. Nhưng ở thời nay, người công nhân chỉ có thể CHO THUÊ sức lao động, nhưng không thể BÁN ĐỨT sứ lao động của mình. Hiện nay, tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, Nhà Nước đã bán sức lao động của công nhân cho đám tài phiệt nước ngoài trong điều kiện là công nhân không được quyền lập Nghiệp Đoàn độc lập để bảo vệ sức lao động của mình cho thuê tương xứng với đồng lương. Điểm đòi hỏi Nghiệp Đoàn độc lập tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc này

Giới trí thức đang phát động việc đòi hỏi Hiến Pháp phải đi tới quần chúng hóa đòi hỏi của mình bằng 3 điểm cụ thể trên đây. Chính quần chúng sẵn sàng có sức mạnh BẠO ĐỘNG làm cho CSVN khỏi bỏ vào sọt rác những văn bản lý luận đòi hỏi Hiến Pháp từ giới trí thức vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.02.2013

Web: http://VietTUDAN.net


Phụ Bản 03:

CỘNG ĐỒNG MẠNG SÔI NỔI VỚI CHIẾN DỊCH

"LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÁC CÔNG DÂN TỰ DO"
TIN TỔNG HỢP (Đào Trường Phúc).- Kể từ sáng thứ Năm ngày 28/2/2013 (giờ Việt Nam), cộng đồng mạng ở trong nước và những người sinh hoạt internet ở khắp nơi trên thế giới đã và đang sôi sục với một chiến dịch chuyền tay nhau ký tên vào bản "Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do" để bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ đối với một nhà báo trẻ bị đuổi việc chỉ vì dám công khai phản đối kẻ đứng đầu đảng Cộng sản đồng thời kêu gọi đa nguyên đa đảng và thiết lập thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam.

Hai ngày trước đó, hôm 26/2, chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi anh Nguyễn Đắc Kiên, 30 tuổi, biên tập viên báo Gia đình và Xã hội, viết bài trên blog để phản biện luận điệu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phê phán những người đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, anh bị tờ báo này "ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc" và còn bị đe dọa truy tố. Ngay tức khắc, sự kiện đó trở thành đề tài của các bản tin thông tấn quốc tế AP và AFP ngày 27/2/2013, với tựa đề "Vietnam reporter fired for criticising ruling party chief" và "Vietnam journalist critical of party boss fired".

Phẫn uất trước hành động trả thù trắng trợn đối với một nhà báo, các bloggers và facebookers tại Việt Nam đã phổ biến "Lời Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do", lập lại nguyên văn những nguyện vọng dân chủ được trình bày trong bài viết phản biện nói trên, và kêu gọi mọi người cùng ký tên để bày tỏ thái độ "sát cánh" cùng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau đó, đã có trên 700 người ở khắp nơi gửi email ký tên. Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về sự kiện này, anh Nguyễn Đắc Kiên nói: "Hai hôm nay tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn. Tôi thật sự bất ngờ về chuyện đó. Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi..."

Trong số những người ký tên vào bản Tuyên Bố, người ta nhận thấy có hầu hết các bloggers và nhân sĩ đang sống ở Việt Nam mà từ lâu nay đã dấn thân trong phong trào đấu tranh dân chủ, bất chấp mọi đe dọa, sách nhiễu, kể cả tù tội. Họ đều ghi đầy đủ tên thật và địa phương họ đang cư trú. Có thể kể các bloggers như Nguyễn Hoàng Vi, Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Binh Nhì (Nguyễn Tiến Nam), Trịnh Kim Tiến, Paulo Thành Nguyễn (Nguyễn Hồ Nhật Thành), Huỳnh Công Thuận, Huỳnh Ngọc Chênh, Tô Hải, Lê Thiện Nhân, Nguyễn Chí Đức, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Thục Vy,..., nhà văn Phạm Thanh Nghiên, nhà thơ Bùi Chát, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Đinh Hữu Thoại, mục sư Nguyễn Trung Tôn, luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà báo Trương Minh Đức, kỹ sư Phạm Văn Trội, kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, các thành viên Khối 8406 như linh mục Nguyễn Hữu Giải, linh mục Phan Văn Lợi, kỹ sư Đỗ Nam Hải, cô Lư Thị Thu Trang, cô Lư Thị Thu Duyên v.v... Cũng trong danh sách, bên cạnh hàng trăm người ở trong nước là hàng trăm người Việt định cư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và các quốc gia Âu Châu.

Tính đến 1 giờ sáng thứ Sáu 01/3/2013 (giờ Hoa Thịnh Đốn), danh sách ký tên đã lên tới 853 người và vẫn đang được tiếp tục cập nhật.

TỪ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐẾN BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN ĐẮC KIÊN

Câu chuyện bắt đầu từ cuối năm ngoái, khi nhà nước CSVN phổ biến bản "dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992", nói là để "toàn dân đóng góp ý kiến kể từ ngày 02/01 đến ngày 31/03/2013" theo tinh thần nghị quyết 23/11/2012 (của Quốc hội bù nhìn).

Ủy ban soạn thảo cái gọi là "dự thảo sửa đổi Hiến pháp" gồm 30 thành viên, hầu hết là ủy viên trung ương đảng Cộng sản, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu. Bản "dự thảo" gồm 11 Chương và 124 Điều (thay vì 11 Chương và 147 Điều của Hiến pháp năm 1992). Hình thức có thay đổi nhưng chỉ như vậy, còn nội dung thì y như cũ, quan trọng nhất là Điều số 4 vẫn dành độc quyền cai trị đất nước cho đảng Cộng sản. Tất cả những điều khoản liên quan đến quyền của người dân đều kết thúc bằng câu "theo sự quy định của pháp luật", ngụ ý sẽ dùng luật hình sự để bỏ tù những ai chống đối. Quyền sở hữu đất đai vẫn được quy định mơ hồ là "sở hữu toàn dân", tức là vẫn để cho đảng và nhà nước mặc tình thao túng, chiếm đoạt.

Mỉa mai nhất là cùng lúc với việc "tổ chức lấy ý kiến nhân dân", tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại công bố "Chỉ thị 6 điểm" của Bộ Chính trị với những lời vừa rào đón vừa đe dọa như: "Các cấp lãnh đạo, tổ chức đơn vị phải đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở bộ, ngành, địa phương mình phụ trách tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến... Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta".

Mặc dù Nguyễn Phú Trọng răn đe như vậy nhưng người dân trong nước vẫn tương kế tựu kế, dựa vào lời kêu gọi "toàn dân đóng góp ý kiến" để tìm cách nói lên tiếng nói của mình. Ngày 19/1/2013, một bản "kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" được 72 nhân vật thuộc thành phần trí thức trong nước phổ biến trên blog Bauxite Việt Nam, gồm 7 điểm và kết thúc bằng câu: "Chúng tôi tha thiết mong mỏi đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản kiến nghị này bằng cách đăng ký tham gia ký tên" (qua email). Đi kèm với kiến nghị là một dự thảo hiến pháp gồm 9 Chương và 81 Điều do nhóm này tự soạn ra. So với "dự thảo sửa đổi hiến pháp" của nhà nước CSVN thì dự thảo này bỏ hẳn Điều 4, nghĩa là phủ nhận hoàn toàn quyền độc tôn lãnh đạo của đảng Cộng sản, và thay bằng Điều 9 ghi rằng: "Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng. Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị".

Kiến nghị chỉ sau một tuần lễ phát động đã được cả ngàn người ở khắp nơi ký tên, và danh sách không ngừng tăng lên. Tính đến ngày 26 tháng 2-2013, con số đã lên tới 5,659 người, qua 18 đợt ký tên được đăng và cập nhật trên blog Bauxite Việt Nam.

Đến lúc này thì kẻ cầm đầu đảng Cộng sản bắt đầu phản công bằng cách chụp mũ những người muốn góp ý sửa đổi Hiến pháp là "suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức". Qua chương trình phát thanh ngày 25/2/2013, Đài BBC cho biết:

"Truyền hình Việt Nam trong chương trình thời sự tối thứ Hai 25/2/2013 đã phát bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, khi ông làm việc tại tỉnh Phú Thọ vào cùng ngày. Nội dung buổi làm việc của ông tổng bí thư với Ban Thường vụ tỉnh ủy chủ yếu nghe báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Ðảng, kiểm điểm phê bình và tự phê bình. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ra chỉ đạo về quá trình thu thập ý kiến sửa đổi Hiến pháp 92. Ông nói về các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức..."

"Các ý kiến mà ông gọi là "suy thoái" đó bao gồm đóng góp về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội... Ông nói: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì đó là cái gì?”

Đài BBC tường trình tiếp: "Hiện Quốc hội Việt Nam đang tổ chức lấy ý kiến của người dân cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi, dự tính tới cuối tháng Ba sẽ khóa sổ. Quá trình đóng góp ý kiến bị chỉ trích là quá chóng vánh (ba tháng) và không thực chất.

"Huấn thị trước tỉnh ủy Phú Thọ, ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu giới chức Đảng địa phương tổ chức cho nhân dân góp ý vào dự thảo sửa đổi hiến pháp nhưng "không để một số cá nhân lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng, Nhà nước ta". Đây là lần đầu tiên ông Trọng có phát biểu "điểm mặt chỉ tên" những ý kiến mang tính trái chiều về sửa đổi hiến pháp mà thời gian gần đây đã được một số giới kiến nghị lên Quốc hội, cũng như mang ra thảo luận trên các diễn đàn.

"Việc người đứng ở vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản gọi các đóng góp sửa đổi hiến pháp trên là "suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức" dường như trái ngược với tuyên bố của đại diện Quốc hội trước khi bắt đầu thu thập ý kiến. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý, người cũng là Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi cuối tháng 12/2012 nói: "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp" (...) "Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả". Ông cũng hứa rằng mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu và giải trình".

NGUYỄN ĐẮC KIÊN, MỘT NHÀ BÁO DŨNG CẢM

Ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng lên tiếng cáo buộc những người đòi sửa hiến pháp là "suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức", trên blog Ba Sàm đã xuất hiện một loạt bài viết phản đối trò chụp mũ rẻ tiền đó. Một trong những bài viết gây sôi nổi nhất là của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình & Xã hội (một tờ báo thuộc "lề phải", do nhà nước quản lý).

Chưa đầy 1 ngày sau khi minh danh viết những lời phản biện nhắm thẳng vào kẻ cầm đầu đảng Cộng sản, nhà báo dũng cảm này đã bị "quyết định kỷ luật", buộc phải thôi việc, qua bản thông báo ngắn gọn như sau:

"26/2/2013 - Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội (Gia đình.net). Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên.

"Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên".

Sau đây là nguyên văn bài viết của Nguyễn Đắc Kiên, được phổ biến vào lúc 12 giờ đêm 25/2/2013:

"VÀI LỜI VỚI TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG"

"Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: "...Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa... Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn "đa nguyên đa đảng" không? Muốn "tam quyền phân lập" không? Hả? Muốn "phi chính trị hóa quân đội" không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

"Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của Việt Nam, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

"Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ "suy thoái" thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

"Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc Việt Nam? Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

"Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng... đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

"Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

"1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

"2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

"3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

"4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

"5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại". (Bài viết này được đăng vào ngày 26/02/2013 lúc 00:19 - anhbasam.wordpress.com)

TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI Á CHÂU TỰ DO

Tối 26/2/2013, anh Nguyễn Đức Kiên đã trả lời cuộc phỏng vấn của Đài RFA do phóng viên Chân Như thực hiện như sau

"Chân Như : Rất cảm ơn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã dành đặc biệt cho Đài Á Châu Tự Do cuộc trả lời ngày hôm nay. Thưa anh, anh có thể cho biết động lực nào đã thúc đẩy anh phản biện lại lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng?

"Nguyễn Đắc Kiên: Trước nhất, tôi có thể khẳng định với anh rằng đầu tiên là nhận thức của tôi về quyền công dân thì nó đã hình thành trong quá trình lâu dài chứ không phải đến ngày hôm qua hay hôm kia thì nó mới có cái điều đó. Còn cái động lực trực tiếp đầu tiên thì là khi mà tôi nghe lời phát biểu TBT Nguyễn Phú Trọng trên Đài VTV thì đấy là cái áp lực thúc đẩy tôi viết bài đó.

"Chân Như: Thưa anh, sống trong một đất nước mà quyền phát biểu ý kiến của người dân bị giới hạn thì phải chăng anh đã chuẩn bị tinh thần cho sự việc này từ khá lâu?

"Nguyễn Đắc Kiên: Nếu mà anh có theo dõi blog của tôi thì anh sẽ thấy cái việc chuẩn bị tinh thần của tôi, nhưng mà nói chuẩn bị thì có hơi to tát, mà thật ra thì tất cả những người muốn đấu tranh, tôi không thích dùng từ "đấu tranh" lắm, muốn thúc đẩy cho nền tự do dân chủ trong nước thì sẽ đối mặt với nhiều vấn đề tương tự như tôi thôi, không có gì là quá to tát cả.

"Chân Như: Anh có cảm thấy bất ngờ khi sự việc buộc thôi việc của anh xảy ra chỉ sau một ngày khi bài viết của anh được đăng tải?

"Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ về việc buộc thôi việc, và tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho quyết định của lãnh đạo báo. Và tôi cũng hy vọng qua Đài Á Châu Tự Do tôi mong mọi người thông cảm và không nên phê phán quá mạnh báo Gia đình & Xã hội, vì nếu tôi ở cương vị của họ thì tôi cũng có thể phải ra quyết định như thế. Về phần mình, tôi sẵn sàng đón nhận tất cà mọi thứ, nhưng tôi hy vọng rằng con người trên đất nước của chúng tôi, từ người dân cho đến người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để họ chấp những ý kiến khác biệt.

"Chân Như: Và thưa anh, tâm tư lớn nhất hiện tại của anh là gì và anh có điều gì muốn nhắn gửi đến mọi người hay không?

"Nguyễn Đắc Kiên: Về phần tôi thì tôi sẵn sàng đón nhận tất cà mọi thứ, nhưng mà tôi hy vọng rằng con người trên đất nước của chúng tôi, từ người dân cho đến người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để họ chấp những ý kiến khác biệt với cái suy nghĩ của họ, khác biệt với cái lợi ích của họ. Đấy là cái hy vọng của tôi, còn về bản thân tôi thì tôi không có băn khoăn hay suy nghĩ gì cả.

"Cái phần tôi lo nhất là cho gia đình tôi thôi, tôi xin chia sẻ như thế, cho gia đình vợ con tôi, bố mẹ tôi. Đấy là những cái tôi lo nhất, còn bản thân tôi thì tôi hiểu con đường tôi đã chọn cho nên tôi không có băn khoăn gì cả. Tôi chỉ muốn nhắn gửi với mọi người, kể cả ở các đài báo đưa tin của tôi, là mọi người cần giữ được sự bình tĩnh vì mọi người đều hiểu rằng việc dân chủ hóa là một quá trình lâu dài mà ta không thể nóng vội được.

"Mọi người rất nên bình tĩnh, và tôi cũng có chia sẻ trên Facebook của mình là tôi không muốn là thần tượng cá nhân gì cả. Tôi nghĩ chuyện tôi làm là hết sức bình thường trong một đất nước có dân chủ tự do thì mọi chuyện hết sức là bình thường. Tất nhiên là tôi chỉ hy vọng rằng làm sao chúng ta cũng nắm tay nhau để thúc đẩy một nền dân chủ tự do cho đất nước Việt Nam, và khi đó chúng ta sẽ có những chuyện phanh phui như thế này thì hết sức là bình thường, không có gì là to tát cả".

Chủ đề:

PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI


Каталог: groups -> qoyyCPnuf9TiRUYv
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
qoyyCPnuf9TiRUYv -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương