CÁc yêu cầu hưỚng dẫn làM ĐỒ Án môn họC 1, 2 giới hạN ĐỒ Án môn họC



tải về 83.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích83.38 Kb.
#32544
CÁC YÊU CẦU HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1, 2


  1. GIỚI HẠN ĐỒ ÁN MÔN HỌC:

  • Đồ án MH1: Điện tử cơ bản, Kỹ thuật số, có thể dùng vi điều khiển AT89xx để làm mạch ứng dụng

  • Có thể thiết kế hoặc khảo sát một mạch điện ứng dụng để vận dụng các kiến thức đã học.

  • Đồ án MH2: Kỹ thuật số, điện tử công suất, vi điều khiển PIC, MSP430, ARM, PLC, PLD, máy tính, …

  • Có thể thiết kế hoặc khảo sát một mạch điện ứng dụng để vận dụng các kiến thức đã học.




  1. CHỌN ĐỀ TÀI:

  • 1 người – 1 đề tài hoặc 2 người 1 đề tài do GVHD quy định.

  • Từng nhóm chọn đề tài, nhóm trưởng tổng hợp danh sách đánh máy gởi cho GVHD và chờ trả lời đồng ý hay không. Ghi lại số điện thoại và email của các thành viên trong nhóm để GV liên hệ.

  • Ưu tiên đề tài đăng kí trước – hạn chế trùng đề tài.

  • Các SV thuộc nhóm có nhiều lớp khác nhau thì tự liên hệ với nhóm trưởng hoặc gặp trực tiếp GVHD.




  1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Kế hoạch dự kiến:

  • Tuần 1 gặp GVHD để nghe phổ biến yêu cầu làm đồ án, thành lập nhóm nếu có, tiến hành chọn đồ án.

  • Tuần 2 nộp danh sách đồ án đã chọn cho GVHD và GVHD tiến hành xét duyệt.

  • Tuần 3, 4 sinh viên tiến hành viết tóm tắt yêu cầu của đề tài mà sinh viên đã chọn:

Cách viết: đề tài làm cái gì, hay khảo sát cái gì, nội dung khảo sát hay nội dung thiết kế, đề cương khảo sát hay thiết kế, các thông số giới hạn của đề tài.

SV đánh máy và in ra rồi đưa GVHD xem để góp ý vào tuần 4 – GVHD ký và có xác nhận.



  • Tuần 5, 6, 7 sinh viên tiến hành thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức năng các khối, thiết kế sơ đồ mạch, giải thích nguyên lý hoạt động của mạch.

Sơ đồ mạch vẽ bằng phần mềm Orcad hoặc Eagle hoặc phần mềm Altium.

Chú ý sơ đồ nguyên lý thì phần mềm Proteus không phù hợp vì tên của tín hiệu không có, khi copy sang file word thì rất mờ nên không cho SV dùng, chỉ dùng để mô phỏng.

Kết quả làm in ra và đưa cho GVHD xem để kiểm tra đúng sai, góp ý vào tuần 6 hoặc 7.


  • Tuần 8, 9 sinh viên tiến hành tính toán để lựa chọn linh kiện, vẽ PCB.

Lập 1 danh sách linh kiện theo mẫu như sau;


tt

Tên linh kiện

Thông số

Chủng loại

Kích thước

1













2












Kết quả làm in ra và đưa cho GVHD xem để kiểm tra đúng sai, góp ý vào tuần 9.




  • Tuần 10, 11, 12 sinh viên tiến hành thi công và viết báo những nội dung đã làm

Báo cáo mạch thi công như thế nào, chạy hay không, lỗi gì vào tuần 12.


  • Tuần 13, 14, 15 sinh viên hoàn thiện báo cáo và gởi cho GVHD để xem xét góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo. Cho GVHD xem báo cáo vào tuần 14 hoặc 15.


Các yêu cầu khi viết báo cáo:

Các hình sơ đồ nguyên lý, PCB phải tự vẽ, không được copy từ trên mạng có sẵn.

Hình ảnh phải đánh số theo chương, đánh số theo hình thì nằm dưới hình, chính giữa.

Đánh số theo bảng thì nền bên trái, trên bảng.

Công thức phải tự đánh vào có số thứ tự của công thức nằm bên phải.

Đề mục lớn thì kích thước font chữ lớn là 18 như I, II, III

Đề mục nhỏ thì kích thước font chữ lớn là 16 như 1, 2, 3

Đề mục nhỏ hơn thì kích thước font chữ lớn là 14 như a, b, c

Nội dung font chữ 13.

Canh lề đều, bố trí hợp lý. Hạn chế sai lỗi chính tả.

Trước khi in hoặc gởi file cho GVHD xem thì SV phải kiểm tra tất cả các yêu cầu, nhiều SV không làm, chỉ copy đồ án của bạn hoặc trên mạng về mà không chỉnh lại các lỗi thì GVHD ghi nhận lại và trừ điểm.

Chỉ trình bày những nội dung có liên quan, các nội dung khác không liên quan mà cũng trình bày thì sẽ bị trừ điểm. Những nội dung đơn giản như cách đọc các vòng màu của điện trở, …nên bỏ, không trình bày.


Làm slide để báo cáo, khoảng 10 đến 15 slide.
Chú ý: có thể kế hoạch trễ hơn 1đến 2 tuần thì các thầy lùi thời gian theo, ví dụ đến tuần thứ 3 mới có danh sách thì ta tiến hành từ tuần 3 đến tuần 18.



  1. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VÀ NƠI GẶP GỠ

GVHD cho SV biết chính xác nơi HD, thời gian gặp, nên cho gặp ít nhất 2 buổi để SV không lên được buổi này thì còn buổi khác, nên tránh trường hợp ép SV gặp buổi các thầy rãnh nhưng SV lại học và phải bỏ học để gặp làm ảnh hưởng đến việc học.

SV cố gắng thực hiện đúng, chuẩn bị rõ ràng các nội dung trao đổi, hoặc gởi trước nội dung qua email.
Có thể liên lạc bằng email, điện thoại.

Quy định khi liên lạc bằng email:

Nếu có gởi file thì file nên đặt tên: “DAMH2_MSSV_ HOVATEN.xxx” để GVHD biết và quản lý.
Nội dung cần có khi viết email để GVHD biết theo dõi.

“Họ và tên – mã số sinh viên – lớp”

“số điện thoại: mobile: ”

“Đồ án môn học: 1 hay 2”

“Các vấn đề cần trao đổi”


  1. CÁCH CHẤM ĐIỂM

Nếu sinh viên không tuân thủ theo các HD, không gặp GVHD theo kế hoạch thì GVHD có thể cho rớt.

Điểm cho đồ án: báo cáo 3 điểm, bảo vệ 4 điểm + Slide, sản phẩm thi công 3 điểm.

Cụ thể:

Báo cáo: (3 điểm)

SV phải thực hiện tốt các quy định về trình bày không phạm lỗi thì điểm tối đa là 3.

Nếu bị lỗi thì tuỳ theo lỗi nhẹ hay nặng mà trừ điểm.


  • Những lỗi trừ 0,5 điểm:

Các lỗi như hình không có số, không tên, bảng không số, không tên, sai chính tả, font chữ không đúng, canh lề không đúng, viết sai lưu đồ, không giải thích lưu đồ, hình mờ, không dùng đúng ký hiệu, …

  • Những lỗi trừ 1 điểm:

Nội dung sai, trình bày dư, trình bày thiếu.

Ví dụ như trình bày IC realtime mà không trình bày tổ chức bộ nhớ, thanh ghi có liên quan.


Bảo vệ: (4 điểm)

  • Nội dung slice trình bày có phù hợp hay không?

  • Biết cách trình bày hay không? Có logic hay không? Có đầy đủ hay không?

  • Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch? Hoặc chức năng của IC mà mạch sử dụng?

  • Giải thích 1 đoạn chương trình nếu có lập trình để đánh giá SV có làm hay nhờ người khác làm?

Mỗi mục 1 điểm, tuỳ theo mức độ mà GV chấm điểm.
Sản phẩm thi công: (3 điểm) nếu có thi công thì chấm nếu không hoặc không chạy thì mất hết điểm

Nên chọn đề tài có thi công để SV rèn luyện kỹ năng vẽ mạch, vẽ PCB, hàn, … có thực tế.



  • Kiểm tra mạch chạy có đúng các yêu cầu.

  • Kiểm tra ngày tháng năm, họ tên sv có in trên PCB hay không?

  • Linh kiện hàn đúng hay không? Linh kiện lớn, kích thước PCB lại nhỏ, ngược chân, chéo chân, bố trí không phù hợp, …

  • Chỉ vào linh kiện hỏi SV đó là loại gì, chức năng gì, tên gì để xem SV có biết hay không?

Các lỗi trên mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.


  • Có an toàn hay không? Một số SV dùng biến áp 220V AC hoặc điều khiển tải 220V AC nhưng không che lại hoặc quấn băng keo, vô cùng nguy hiểm thì trừ điểm an toàn là 1 điểm.


Trừ điểm trong quá trình HD
Trong quá trình HD mà sinh viên vẫn thực hiện sai quy định sau khi GVHD đã góp ý thì sẽ bị lưu vào hồ sơ và bị trừ điểm. Mỗi lỗi sau khi góp ý trừ 0,5 điểm.

Điểm sau khi bảo vệ xong trừ cho điểm trong quá trình HD là điểm cuối cùng.





  1. ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁCH BẢO VỆ

  • Địa điểm và thời gian bảo vệ do GVHD quyết định.

  • SV trình bày ngắn gọn đầy đủ trong vòng 5 đến 10 phút.

  • Chuẩn bị tốt nguồn, sản phẩm thi công gọn gàn, chắc chắn, …



  1. VIẾT BÁO CÁO: chỉ viết những nội dung có liên quan

  • Trang bìa đồ án theo mẫu quy định

  • Trang nhận xét + lời cảm ơn (1 trang)

  • Mục lục

  • Trang lịch trình thực hiện

  • Nội dung có thể chia ra làm 4 chương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Điện - Điện Tử Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bộ Môn Điện Tử Công Nghiệp

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng...... năm 2013

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC

(Bản lịch trình này được đóng vào đồ án)

Họ tên sinh viên 1:

Lớp: MSSV:

Họ tên sinh viên 2:

Lớp: MSSV:

Tên đề tài:




Tuần/ngày

Nội dung

Xác nhận GVHD

















































































































GV HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ và tên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO ĐỒ ÁN

Môn học:



Đề tài: THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ SỐ


GVHD :

HVTH :

MSSV :

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN 2


LỜI CAM ĐOAN


Đề tài này là do tôi tự thực hiện dựa vào một số tài liệu và không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Nếu có sao chép tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Chương 1:

GIỚI THIỆU YÊU CẦU – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI


    1. GIỚI THIỆU

Ví dụ với đề tài đồng hồ số

  • Chức năng của đồng hồ: dùng để xem thông tin về thời gian giờ phút giây, ngày tháng năm, dùng để quản lý về thời gian ví dụ như tính cước điện thoại: căn cứ vào thời gian để biết cuộc gọi vào thời điểm nào, dùng để điều khiển như báo chuông giờ học,

  • Có bao nhiêu loại đồng hồ: đồng hồ cơ, đồng hồ điện tử, ưu điểm, khuyết điểm …

  • Chọn đồng hồ điện tử để làm đề tài nghiên cứu hay muốn thiết kế để phục vụ cho mục đích nào đó.

  • Khi trình bày một vấn đề dựa vào 1 tài liệu nào đó như sách, giáo trình, bài báo, đồ án tốt nghiệp thì cần phải trích dẫn. Ví dụ như viết, đề tài sử dụng mạch đếm bất đồng bộ cho việc tính toán thiết kế đồng hồ số [2].

    1. GIỚI HẠN

  • Nêu các thông số cho đồng hồ ví dụ do điều kiện kinh tế tôi chỉ thiết kế đồng hồ hiển thị giờ phút giây trên 6 led 7 đoạn, sử nguồn pin hoặc điện từ lưới 220V, kích thước led để quyết định khoảng cách quan sát. Có mấy nút để chỉnh thời gian, khi mất điện thì đồng hồ có hoạt động không?


Chương 2:

THIẾT KẾ (HOẶC KHẢO SÁT SƠ ĐỒ KHỐI)


    1. GIỚI THIỆU (TÓM TẮT)

Tóm tắt lại các yêu cầu để dẫn dắt đến mục II.


    1. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ KHỐI (HOẶC KHẢO SÁT SƠ ĐỒ KHỐI)

Ví dụ: Theo yêu cầu của đề tài thì nhóm chúng tôi tiến hành thiết kế sơ đồ khối của mạch đếm sản phẩm như hình 2-1:



Hình 2.1. Sơ đồ khối mạch đếm sản phẩm.

Chức năng từng khối:



  • Khối nguồn: có chức năng cấp nguồn cho toàn bộ mạch để hoạt động.

  • Khối tạo xung khi phát hiện có sản phẩm: có chức năng tạo 1 xung khi có 1 sản phẩm đi qua.

  • Khối đếm: có chức năng đếm xung và phạm vi đếm từ 000 đến 999.

  • Khối giải mã: có chức năng giải mã số xung đếm được từ kối đếm sang mã 7 đoạn.

  • Khối hiển thị: có chức hiển thị kết quả đếm dạng số thập phân.

  • Khối cài đặt sô đếm bằng switch: có chức năng cài đặt giới hạn số sản phẩm đếm theo yêu cầu.

  • Khối so sánh: có chứa năng so sánh giá trị đếm với giá trị cài đặt để reset lại mạch đếm.

      1. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

  1. KHỐI HIỂN THỊ:

Led 7 đoạn có chức năng hiển thị số thập phân cho biết kết quả sau khi xử lý, trong mạch đếm sản phẩm sẽ cho biết kết quả đếm là số lượng sản phẩm.

Có 2 loại led 7 đoạn là anode chung và cathode chung.

Led 7 đoạn có kí hiệu, sơ đồ chân như hình sau:



Hình 2.2. Kí hiệu và hình ảnh led 7 đoạn.

Led 7 đoạn có cấu tạo là các led đơn được sắp xếp theo vị trí để khi sáng hoặc tắt tạo thành 1 số thập phân từ 0 đến 9.

Dòng cho mỗi đoạn từ 5 đếm 15 mA và điện áp cho các led nhỏ là 2V.

Nhóm tiến hành chọn led loại anode chung.



  1. KHỐI GIẢI MÃ

Do đã chọn led anode chung nên phần này chọn IC giải mã anode chung là vi mạch 74LS247.

Vi mạch 74LS247 có chức năng giải mã số BCD sang mã 7 đoạn để điều khiển led 7 đoạn sáng số thập phân, điều khiển led 7 đoạn loại anode chung, IC có sơ đồ chân như hình 2-3.





Hình 2.3. Sơ đồ chân IC giải mã số BCD sang 7 đoạn 74LS247.

Chức năng các tín hiệu của IC:



  • IC có 4 ngõ vào “DCBA” để nhận số BCD cần giải mã.

  • IC có 7 ngõ ra “f, g, e, d, c, b, a” dùng điều khiển led 7 anode chung.

  • IC còn có các tín hiệu điều khiển kiểm tra đèn “LAMP TEST - LT”, tín hiệu xóa số không vô nghĩa vào (RB) và ra (RBO).

Bảng 2.1. Bảng trạng thái hoạt động của IC74LS247

Giải thích hoạt động của IC giải mã 74LS247:

Trạng thái giải mã: từ trạng thái số 0 đến trạng thái thứ 15 là hoạt động giải mã bình thường cho 16 trạng thái.


  • 16 trạng thái này gồm có 10 trạng thái từ 0 đến 9 – gọi là giải mã số BCD, 10 trạng thái này led hiển thị đúng số thập phân từ 0 đến 9 – xem hình 6.

  • 6 trạng thái còn lại từ 10 đến 15 (từ 1010B đến 1111B) thì led cũng giải mã nhưng không đúng theo số hex – xem hình 6.

Trạng thái LT: nếu tín hiệu này ở mức ‘0’ và RBO ở mức ‘1’ thì led sẽ sáng số 8.

Trạng thái BI: nếu tín hiệu này ở mức ‘0’ thì led sẽ tắt.

Trạng thái RBI: nếu tín hiệu này ở mức ‘0’, 4 ngõ vào số BCD ở “0000”, LT ở mức ‘1’ thì led tắt – có chức năng xóa số 0 vô nghĩa.

Hình 2.4 là ảnh giải mã điều khiển led 7 đoạn sáng:





Hình 2.4. Hình ảnh điều khiển led 7 đoạn và hình ảnh led 7 đoạn.

  1. KHỐI ĐẾM



  2. KHỐI XỬ LÝ:

Chức năng

Lựa chọn:

Các thông tin lien quan đến vi xử lý


  1. KHỐI NGUỒN

Có bao nhiêu linh kiện dùng nguồn 5V, 12V, 9V.. quyết định thiết kế đúng nguồn như nêu.

Tính tổng dòng cho từng nguồn: …. Quyết định cho IC ổn áp 100mA, 500mA hay 1A hay 5A.




  1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CHO TOÀN MẠCH

Giải thích tóm gọn cho sơ đồ nguyên lý.




      1. LƯU ĐỒ VÀ CHƯƠNG TRÌNH (NẾU DÙNG VI ĐIỀU KHIỂN VÀ PHẢI VIẾT THEO ĐÚNG CHUẨN)

  1. GIỚI THIỆU YÊU CẦU ĐIỀU KHIỂN

  2. LƯU ĐỒ: CHO BIẾT TRÌNH TỰ ĐIỀU KHIỂN

  3. CHƯƠNG TRÌNH

  4. GIẢI THÍCH CÁC LỆNH SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH.


Chương 3:

THI CÔNG MẠCH



    1. VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Giới thiệu phần mềm vẽ, cách vẽ, cách kiểm tra lỗi, …

Lập danh sách linh kiện:




    1. VẼ PCB

Giới thiệu các yêu cầu về đường nguồn, đường tín hiệu, cách kiểm tra,

in mã số sinh viên, ngày tháng năm.


    1. GIA CÔNG MẠCH VÀ LẮP RÁP KIỂM TRA MẠCH

Danh sách linh kiện cho mạch, lắp ráp, kiểm tra

Các lỗi xảy ra, cách hiệu chỉnh, các thông cần đo, kiểm tra trong quá trình thi công.

Phương trình sử dụng để tính toán điện áp trên Led như sau:
(3.1)

Chương 4:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN


  • Kết luận mạch hoạt động như thế nào

  • Hướng phát triển: đề tài mạch đếm sản phẩm chỉ có chức năng đếm lên thì hướng phát triển có thể thêm 1 switch để có thể lựa chọn đếm lên hoặc đếm xuống, có thể cài đặt giới hạn giá trị đếm, ....



  • Tài liệu tham khảo, trang web tham khảo

Nội dung khoảng từ 15 đến 30 trang.

Header ghi “đồ án môn học 1 hoặc 2 – tên đồ án”

Footer ghi “họ và tên sinh viên”


TÀI LỆU THAM KHẢO

[1] Tên tác giả, “tên tài liệu”, tên của nhà xuất bản, năm



[2] Nguyen Dinh Phu, Nguyen Truong Duy, “Giáo Trình: Kỹ Thuật Số”, Xuất bản ĐH Quốc Gia, Tp.HCM, 2013.
PHỤ LỤC
P1. DATASHEET

Kèm theo những datasheet của IC hay những tài liệu phổ biến khác
Каталог: Resources -> Docs -> SubDomain
SubDomain -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
SubDomain -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
SubDomain -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
SubDomain -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
SubDomain -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SubDomain -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
SubDomain -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN    quy trình quản lý CÔng tác văn thư, LƯu trữ
SubDomain -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SubDomain -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
SubDomain -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký ngưỜi phụ thuộc giảm trừ gia cảNH

tải về 83.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương