Các sở giáo dục và đào tạo


Điều 2. Phương thức thu phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh)



tải về 1.63 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.63 Mb.
#22656
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Điều 2. Phương thức thu phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh)

1. Đối với kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, nộp phí cùng với hồ sơ đăng ký dự thi cho đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi được quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia;

2. Đối với thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu và thí sinh đăng ký vào các trường tuyển sinh riêng bằng phương thức thi tuyển, nộp phí cùng với hồ sơ đăng ký dự thi cho cơ sở giáo dục nơi thí sinh đăng ký dự thi;

3. Đối với trường hợp xét tuyển, nộp phí cùng với hồ sơ đăng ký xét tuyển cho cơ sở giáo dục nơi thí sinh đăng ký xét tuyển;

4. Đối với sơ tuyển, nộp phí cùng với hồ sơ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển;

5. Đối với dự thi, dự tuyển thạc sỹ, tiến sỹ, nộp phí cùng với hồ sơ đăng ký cho cơ sở giáo dục nơi thí sinh đăng ký dự thi, dự tuyển;

6. Đối với dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, nộp phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi thí sinh đăng ký xét tuyển.

Điều 3. Mức thu phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh)

1. Thí sinh dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia với mục đích sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học:

- Dự thi: 35.000 đồng/môn thi;

- Dự tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.

2. Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nộp phí 30.000 đồng/hồ sơ.

3. Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu hoặc vào các trường tuyển sinh riêng:

a) Đăng ký vào trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.

b) Đăng ký vào trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển:

- Đối với các môn văn hóa chuyên ngành: 35.000 đồng/môn thi;

- Đối với các môn năng khiếu: 300.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn năng khiếu).

4. Thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các trường khối quốc phòng, an ninh, ngoài phí dự thi, dự tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ khi đăng ký sơ tuyển.

5. Thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ:

- Đăng ký dự thi: 60.000 đồng/thí sinh/hồ sơ;

- Dự thi thạc sỹ: 120.000 đồng/môn thi;

- Dự tuyển nghiên cứu sinh: 200.000/thí sinh/hồ sơ.

6. Thí sinh đăng ký dự tuyển đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nộp phí dự tuyển 200.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.



Điều 4. Phân phối, quản lý, sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh)

1. Phân phối tiền thu phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ như sau:

a) Toàn bộ số tiền phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do các Sở Giáo dục và Đào tạo và Cục nhà trường (Bộ Quốc phòng) thu được phân phối như sau:

- Trích nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và công tác khác liên quan đến công tác tuyển sinh của Bộ như sau:

+ 8.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học;

+ 4.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trung cấp.

- Trích để lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh ở địa phương và Cục như sau:

+ 8.000 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học;

+ 6.500 đồng/hồ sơ đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trung cấp.

- Số tiền phí dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thu được còn lại chuyển cho các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì cụm thi chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ.

b) Toàn bộ phí dự thi, dự tuyển đại học, cao đẳng và trung cấp (đối với trường tổ chức tuyển sinh riêng, các trường tuyển sinh năng khiếu bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển), tuyển sinh đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do các cơ sở giáo dục tổ chức tuyển sinh trực tiếp thu, được để lại để chi phí cho công tác tuyển sinh.

2. Sử dụng tiền phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp:

Các cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh được sử dụng số tiền phí dự thi, dự tuyển được trích theo quy định tại Thông tư này để chi phí cho công tác tuyển sinh theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi và phục vụ công tác chuẩn bị kỳ thi, gồm:

- Chi phí phục vụ công tác triển khai tuyển sinh từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục;

- Chi hội nghị, tập huấn cán bộ, kiểm tra, thanh tra;

- Chi giao nhận, xử lý hồ sơ đăng ký dự thi;

- Chi nhập và xử lý số liệu trên máy tính;

- Chi làm đề thi, in sao đề thi, bảo vệ an toàn cho đề thi;

- Chi thuê phòng thi, thuê phương tiện vận chuyển, đảm bảo y tế, nước uống, an ninh trật tự và văn phòng phẩm;

- Chi in giấy báo dự thi, danh sách phòng thi;

- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);

- Chi in, mua giấy nháp, giấy thi, biên lai thu lệ phí;

- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức tuyển sinh.

b) Phục vụ công tác thi tuyển, gồm:

- Chi công tác quản lý, điều hành cụm thi.

- Chi tổ chức coi thi, thanh tra, kiểm tra;

- Chi chấm thi, chấm kiểm tra và chấm thẩm định;

- Chi công tác sơ tuyển, xét tuyển, triệu tập trúng tuyển;

- Chi in số điểm, giấy chứng nhận kết quả thi;

- Chi công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả mạng Internet);

- Chi in, mua biên lai thu phí và chi phí văn phòng phẩm;

- Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, công tác thi tuyển ở các trường tổ chức tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển.

c) Phục vụ công tác xét tuyển

- Chi tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển;

- Chi công tác nhập dữ liệu xét tuyển, cập nhật thông tin xét tuyển vào hệ thống và trên trang thông tin điện tử của trường;

- Chi in và gửi giấy báo nhập học;

- Chi công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ đăng ký nhập học;

- Chi duyệt đề cương của nghiên cứu sinh, thực tập sinh;

- Chi khác liên quan đến công tác xét tuyển.

Định mức chi đối với nội dung chi tại Thông tư này do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

3. Quản lý tiền phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh):

Cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia công tác tuyển sinh có trách nhiệm:

a) Niêm yết công khai mức thu phí dự thi, dự tuyển tại nơi thu phí và thực hiện thu phí theo đúng mức thu quy định tại Điều 3 Thông tư này. Khi thu phí dự thi, dự tuyển phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. Biên lai nhận tại cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở (hoặc biên lai tự in sau khi đã thống nhất với Cục Thuế tỉnh, thành phố) và được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu phí do Bộ Tài chính quy định.

b) Định kỳ 10 (mười) ngày một lần cơ quan, đơn vị thu phải gửi toàn bộ tiền phí dự thi, dự tuyển thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

c) Thực hiện chế độ sổ, chứng từ kế toán theo dõi việc thu và quản lý sử dụng tiền phí dự thi, dự tuyển theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập) và Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập). Việc ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với phí dự thi, dự tuyển của các cơ sở giáo dục công lập thực hiện khi đơn vị được giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm về số thu, chi phí dự thi, dự tuyển.

d) Hàng năm phải lập dự toán thu - chi phí dự thi, dự tuyển đồng thời với dự toán tài chính. Việc lập và chấp hành dự toán, quản lý thu - chi tiền phí thu được phải thực hiện theo đúng chế độ tài chính hiện hành và tổng hợp vào báo cáo tài chính định kỳ của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tài chính công khai, dân chủ.

đ) Đối với các trường tuyển sinh riêng hoặc các trường tuyển sinh năng khiếu; tuyển sinh đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, tự cân đối nguồn thu theo quy định để chi phí cho công tác tổ chức tuyển sinh. Trường hợp thu không đủ chi thì các cơ sở giáo dục được sử dụng từ nguồn kinh phí hiện có của đơn vị để chi cho công tác tuyển sinh; đối với các cơ sở được giao nhiệm vụ tuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thì được ngân sách nhà nước cấp bù.



Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2015. Đối với các hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 01/4/2015 thì được áp dụng mức thu theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý sử dụng, công khai chế độ thu phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, hướng dẫn./.



KT. BỘ TRƯỞNG 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển


KT. BỘ TRƯỞNG 
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai











BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 



Số: 2584/BGDĐT-KHTC
V/v hướng dẫn định mức chi lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và kinh phí hỗ trợ từ NSNN cho kỳ thi THPT quốc gia

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Các cơ sở đào tạo được giao chủ trì cụm thi kỳ thi THPT quốc gia

Căn cứ Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2015 cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia; Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) (Thông tư số 40); Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính tại Công văn số 6882/BTC-HCSN ngày 26/05/2015 về nội dung và định mức chi kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn nội dung và định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại các cơ sở giáo dục được giao tổ chức cụm thi như sau:

1. Chi cho công tác tổ chức kỳ thi:

- Chi nhập xử lý dữ liệu kỳ thi ban đầu và xử lý kết quả thi: Mức chi tối đa 4.000 đồng/thí sinh.

- Chi công tác thư ký, văn phòng phẩm cho kỳ thi: Mức chi tối đa 25.000 đồng/thí sinh/đợt thi.

- Chi phí in sao đề thi (bao gồm cả ban in sao đề thi, công an bảo vệ việc sao in đề thi): Mức chi tối đa 25.000 đồng/thí sinh/đợt thi.

- Chi hỗ trợ điện nước, dọn dẹp phòng thi: Mức chi tối đa 250.000 đồng/phòng thi/đợt thi.

- Chi nước uống, thuốc y tế cho các thí sinh tham gia cho kỳ thi: Mức chi tối đa 3.000 đồng/thí sinh/đợt thi.

- Chi nước uống cho Hội đồng thi: Mức chi tối đa 5.000 đồng/người/ngày.

- Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ và phục vụ kỳ thi: Mức chi tối đa 50.000 đồng/người/ngày.

- Chi chấm bài thi: Bài thi tự luận, mức chi tối đa 18.000 đồng/bài; Bài thi trắc nghiệm, mức chi tối đa 4.000 đồng/bài (bao gồm cả máy móc, thiết bị chấm thi trắc nghiệm).

- Chi phụ cấp trách nhiệm đối với Ban coi thi, Ban chấm thi, Hội đồng chấm thi; Chi bồi dưỡng đối với cán bộ chấm thẩm định, chấm phúc khảo, thanh tra, kiểm tra bài thi: Đề nghị vận dụng mức chi theo định mức tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT/BTC-BGDĐT hướng dẫn nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực (Thông tư số 66).

2. Một số nội dung chi khác

- Chi phụ cấp trách nhiệm thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi thi: Mức chi vận dụng quy định tại Thông tư số 66.

- Chi hội nghị, hội thảo tập huấn liên quan đến tổ chức kỳ thi và thanh tra: Thực hiện theo quy định tại thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đối với các khoản chi khác liên quan đến công tác tổ chức thi, đơn vị được vận dụng mức chi quy định tại Thông tư số 66 để thực hiện.

3. Định mức chi hướng dẫn tại văn bản này là định mức chi tối đa, căn cứ khả năng ngân sách được nhà nước hỗ trợ và nguồn thu lệ phí tuyển sinh, đơn vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp, nhưng không được vượt mức chi tối đa hướng dẫn tại văn bản này. Trong trường hợp kinh phí thực tế để tổ chức kỳ thi vượt quá nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn thu từ lệ phí tuyển sinh đề nghị các đơn vị huy động từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị để thực hiện.

4. Căn cứ các quy định tại văn bản này, các cơ sở đào tạo chủ trì các cụm thi có trách nhiệm chi trả chế độ thù lao cho toàn bộ cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức kỳ thi tại cụm do đơn vị chủ trì (bao gồm cả chế độ công tác phí cho cán bộ ở xa nếu có).

Đề nghị các đại học, trường đại học, học viện chủ trì cụm thi và các cơ sở đào tạo khác nghiên cứu triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu, giải quyết./.

 



Nơi nhận:
- Như trên;
- Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)


Nguyễn Vinh Hiển




1 Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Công văn số 743/VPCP-KGVX ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và sử dụng kết quả để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo."

2 Điều 2 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016 quy định như sau:

"Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016."

3 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

4 Đoạn: "- Phó Chủ tịch: Lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi hoặc tham gia cụm thi, lãnh đạo sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm;" được sửa đổi bởi đoạn: "- Phó Chủ tịch: Lãnh đạo trường ĐH, CĐ chủ trì cụm thi hoặc tham gia cụm thi, lãnh đạo sở GDĐT. Trường hợp không đủ lãnh đạo trường ĐH, CĐ, lãnh đạo sở GDĐT để đảm nhiệm chức danh này thì Phó Chủ tịch có thể là lãnh đạo phòng, ban, khoa, trung tâm của trường ĐH chủ trì cụm thi; lãnh đạo phòng, ban của sở GDĐT;" theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

9 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

10 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

12 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

13 Đoạn: "- Giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CBCT, các thành viên khác làm việc tại điểm thi và việc làm bài của thí sinh;" được sửa đổi bởi đoạn: "- Giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của CBCT, các thành viên khác tại khu vực được phân công; giám sát thí sinh được CBCT cho phép ra ngoài phòng thi;" theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

14 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

15 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

16 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

17 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

18 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

19 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

20 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

21 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

22 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

23 Cụm từ: "THANH TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BẤT THƯỜNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM" được sửa đổi bởi cụm từ "THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BẤT THƯỜNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM" theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

24 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

25 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

26 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 02/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2016.

Trang


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương