CỤc phòNG, chống hiv/aids



tải về 0.65 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.65 Mb.
#13609
1   2   3   4   5

Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt ở trình độ học vấn với P>0,05.

3.2.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân

Bảng 3.13. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân



Hôn nhân

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

Chưa lập gia đình

64

1

1,6

2= 1,76

P>0,05


Đang có vợ

91

3

3,3

Ly dị, ly thân, goá

45

0

0

Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân với P>0,05.

3.2.4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nghề nghiệp

Bảng 3.14. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nghề nghiệp



Hôn nhân

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

Công nhân

33

0

0

2= 4,28

P>0,05


Lao động tự do

95

1

1,1

Lái xe

41

1

2,4

Buôn bán

31

2

6,5




Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt theo nghề nghiệp với P>0,05.

3.2.5. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên

Bảng 3.15. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên



Tuổi QHTD lần đầu tiên

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

<20

66

2

3,0

2= 0,85

P>0,05


20-24

95

1

1,0

>=25

39

1

2,6

Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt theo tuổi QHTD lần đầu tiên với P>0,05.

3.2.6. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng BCS với bạn tình trong 1 tháng vừa qua

Bảng 3.16. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng BCS với bạn tình trong 1 tháng vừa qua



Sử dụng BCS

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P

Tất cả các lần

8

0

0

2= 3,12

P>0,05


Đa số các lần

111

2

1,8

Thỉnh thoảng

70

1

1,4

Không bao giờ

11

1

9,1




Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: không có sự khác biệt giữa nam STI nhiễm HIV theo sử dụng BCS với bạn tình trong 1 tháng vừa qua với P>0,05.

3.2.7. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng TCMT

Bảng 3.17. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng TCMT



Sử dụng TCMT

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P



3

0

0

2= 0,06

P>0,05


Không

197

4

2,0

Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt theo tình trạng có sử dụng TCMT với P>0,05.

3.2.8. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo kiến thức về HIV (trả lời đúng 5 câu hỏi)

Biểu 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV theo kiến thức về HIV

Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV không có sự khác biệt theo kiến thức về HIV với 2= 1,53, P>0,05.



3.2.9. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Bảng 3.18. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo



Hội chứng tiết dịch niệu đạo

N

Số HIV/AIDS (+)

Tỷ lệ %

P



84

4

4,8

2= 5,63

P<0,05


Không

116

0

0

Tổng cộng

200

4

2,0




Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

3.3. CÁC THUẬN TIỆN VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐIỀU TRA

3.3.1. Thuận tiện

- Các y bác sỹ tham gia điều tra là những cán bộ y tế có kinh nghiệm, dễ tiếp cận thân mật với bệnh nhân nam STI.

- Được sự hỗ trợ nguồn kinh phí điều tra, đã tạo điều kiện dễ dàng triển khai lồng ghép giám sát hành vi vào giám sát trọng điểm năm 2012.



3.3.2. Khó khăn

- Các câu hỏi mang tính riêng tư, nên thời gian khai thác thông tin ở bệnh nhân nam STI phải kéo dài, gây khó khăn cản trở trong công việc thăm khám các bệnh nhân khác.



Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. TỶ LỆ HIỆN NHIỄM HIV

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ở nam STI

4.1.1.1.Độ tuổi và nhóm tuổi

Bảng 3.1, tỷ lệ độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (57,0%); dưới 25 tuổi là 24,5% và từ 25-29 tuổi là 8,5%. Độ tuổi trung bình là 35.

Nghiên cứu chúng tôi khác Benzaken A, Sabidó M, Galban E và cộng sự (2012) khi nghiên cứu “HIV lây truyền qua đường tình dục tại các vùng biên giới: phân tích tình huống về sức khỏe tình dục ở Amazon của Brazil” có 598 người tham gia được tuyển chọn, 285 người đàn ông tuổi trung bình là 28 [17].



Shinde SSetia MS và cộng sự (2009) nghiên cứu “Mại dâm nam: chúng ta đang bỏ qua một nhóm có nguy cơ ở MumBai, Ấn Độ” cho thấy trong số 75 mại dâm nam (24 người là nam giới và 51 người chuyển giới) có độ tuổi trung bình là 23 [36].

Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton (2007) "Khác biệt giới tính trong nhận thức liên quan đến HIV, các hành vi rủi ro tình dục và lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số những người di cư Trung Quốc đến phòng khám công khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục", khi nghiên cứu 1033 khách hàng có 537 nam giới tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 28 và 95,7% độ tuổi từ 18-35 [18].



Talukdar A, Roy K, Saha I và cộng sự (2008),Hành vi nguy cơ của đàn ông vô gia cư ở Ấn Độ: Dân số tiềm năng gây lây nhiễm HIV”, nghiên cứu 493 nam vô gia cư tuổi từ 18-49, có 22,9% tuổi từ 18-24; 39,4% tuổi từ 25-29; 24,8% tuổi từ 30-34; 7,7% tuổi từ 35-39 và 5,3% tuổi từ 40-49. Tuổi trung bình của những người tham gia là 28,2 năm [37].

Đất nước phát triển, đời sống kinh tế được nâng cao, các nhu cầu hoạt động trong cuộc sống con người cũng thay đổi, điều đó dẫn đến nhu cầu hoạt động tình dục cũng phát triển, độ tuổi mà các thanh niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu cũng đang có xu hướng "trẻ hóa". Quan hệ tình dục sớm hơn nhưng lại chưa biết hay chưa sẵn sàng áp dụng các biện pháp an toàn dẫn đến nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS. Cần tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho quần chúng nhân dân ở độ tuổi 15-49.

4.1.1.2.Trình độ học vấn

Bảng 3.2, tỷ lệ trình độ học vấn cấp II trở lên chiếm tỷ lệ thấp (22,5%), cao nhất là trình độ học vấn cấp II (41,5%) và cấp I (36,0%).

Nghiên cứu của Thomas E. Guadamuz, Wipas Wimonsate và cộng sự (2011), khi nghiên cứu “Tỷ lệ HIV, hành vi nguy cơ, sử dụng hóc-môn và lịch sử phẩu thuật ở những người chuyển giới tại Thái Lan”, cho thấy trong số 474 người tham gia, hầu hết người tham gia đã hoàn thành giáo dục ít nhất là trung học hoặc dạy nghề (79,2%) [40].

Nghiên cứu chúng tôi khác Tan HH, Wong ML, Chan RK (2006), “Dịch tễ học và kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nam giới lớn tuổi”, nghiên cứu 104 nam giới từ 50 tuổi trở lên có 62,5% đã ở độ tuổi từ 50 đến 59 năm, 25,9% từ 60 đến 69 năm, và 11,5% từ 70 năm trở lên. Có trình độ học vấn: 85,6% số bệnh nhân đã nhận được mức độ tiểu học hay trung học cơ sở [39].

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Nhu cầu đó cũng cần thiết như những nhu cầu khác của con người như: ăn cơm, nước uống,… Tình dục là một phần làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi trẻ, vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nhưng hiểu biết và trình độ học vấn còn hạn chế, dẫn đến họ không biết giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục quá sớm, quá nhiều... là những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh sinh dục về sau. Do đó, cần nâng cao, tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và giáo dục về tình dục, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản tại các trường học. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến tình dục và sức khỏe tình dục… giúp cho mọi người nhận thức và hiểu biết rộng thêm về tình dục.

4.1.1.3. Tình trạng hôn nhân

Biểu đồ 3.1 cho thấy nam STI có tình trạng ly dị, ly thân, goá chiếm tỷ lệ 22,5%; chưa lập gia đình là 32,0% và đang có vợ là 45,5%.

Nghiên cứu Mercer A, Khanam R, Gurley E, Azim T (2007), “ Hành vi nguy cơ tình dục của những người đàn ông và phụ nữ đã lập gia đình ở Bangladesh liên quan đến những người chồng đi làm ăn xa”, khảo sát 703 người đàn ông đã lập gia đình tại 2 khu vực nông thôn của Bangladesh, cho thấy quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là 64,2% [31].



Shinde SSetia MSRow-Kavi AAnand VJerajani H. (2009), “Mại dâm nam: chúng ta đã bỏ qua một nhóm có nguy cơ ở Mumbai, Ấn Độ?”, khảo sát 75 đàn ông có 15% đã kết hôn hoặc sống với một đối tác lâu dài [36].

Nghiên cứu chúng tôi khác Talukdar A, Roy K, Saha I, Mitra J, Detels R (2008), “Hành vi nguy cơ của đàn ông vô gia cư ở Ấn Độ: Dân số tiềm năng gây lây nhiễm HIV”, nghiên cứu 493 nam vô gia cư tuổi từ 18-49 chỉ có 43% đã kết hôn, trong đó 48,1% đã sống trên đường phố hoặc với bạn bè và 21,1% một mình, có 17,4% ​​sống với vợ của họ và 13,4% sống với người thân ở xa [38].

Thanh niên hiện nay tỏ ra có quan niệm cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nam thanh niên đã từng có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình (kể cả những người hiện đã kết hôn), những số liệu này đã củng cố thêm ý nghĩ về xu hướng trẻ hoá sinh hoạt tình dục ở giới trẻ. Cần mở thêm các lớp học về giới tính và tuyên truyền các hành vi nguy hiểm QHTD trước hôn nhân.

4.1.1.4. Nghề nghiệp

Bảng 3.3, nam STI làm nghề lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất (47,5%), lái xe (20,5%), công nhân (16,5%) và buôn bán (15,5%).

Nghiên cứu chúng tôi khác Shinde SSetia MSRow-Kavi AAnand VJerajani H. (2009), “Mại dâm nam: chúng ta đã bỏ qua một nhóm có nguy cơ ở Mumbai, Ấn Độ” , khảo sát 75 nam giới có 85% báo cáo công việc quan hệ tình dục như là một nguồn chính của thu nhập và 15% như là một nguồn thu nhập chính [36].

Trong quan hệ tình dục, nam giới thường giữ vai trò chủ động. Hơn nữa, người phụ nữ thường bị lệ thuộc về kinh tế vào người đàn ông nên trong gia đình, họ chỉ đóng vai trò thứ yếu, chính vì thế việc người phụ nữ chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV là rất khó. Khi quan hệ tình dục, nếu người nam từ chối dùng bao cao su thì thường người nữ phải chấp nhận, dù họ là vợ, người tình hay gái mại dâm. Mặt khác, người đàn ông tùy thuộc vào hoàn cảnh công việc, họ mong muốn công việc sau này được trôi chảy, “xả xui”,…đưa đến hành vi tình dục không an toàn. Do đó, tăng cường truyền thông, động viên nam giới bảo vệ người bạn tình và những đứa con của họ tránh khỏi HIV/AIDS bằng cách thực hành tình dục an toàn.

4.1.1.5. Độ tuổi QHTD lần đầu tiên

Bảng 3.4, nam STI lần đầu QHTD từ 20-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao (47,5%), dưới 20 tuổi là 33,0% và từ 25 tuổi trở lên là 19,5%.

Nghiên cứu chúng tôi khác Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton (2007) "Khác biệt giới tính trong nhận thức liên quan đến HIV, các hành vi rủi ro tình dục và lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số những người di cư Trung Quốc đến phòng khám công khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục", khi nghiên cứu 1033 khách hàng có 496 nữ gới và 537 nam giới trong đó có khoảng 87% những người tham gia báo cáo là quan hệ tình dục có kinh nghiệm, 78% quan hệ tình dục trước hôn nhân, và 19% đã có quan hệ tình dục của họ ở độ tuổi dưới 18 tuổi [19].

Nghiên cứu của Amoran O, Ladi-Akinyemi T (2012), “Lịch sử hành vi tình dục và sử dụng bao cao su trong số những người sống chung với HIV/AIDS ở Ogun State, Nigeria” trong 637 đã được phỏng vấn, độ tuổi trung bình quan hệ tình dục đầu tiên trong số những người tham gia nghiên cứu là 19 [16].

Nam giới khi tuổi trẻ, quan hệ tình dục là do khao khát, tìm hiểu khoái cảm, sự khác lạ, muốn thử “mùi đời”,... khi trưởng thành và khi bắt đầu có tuổi, việc quan hệ tình dục còn do nhiều lý do khác, như để giảm stress, nhưng cũng đừng vì những điều đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai cuộc đời mình.



4.1.2. Hành vi nguy cơ

4.1.2.1. Sử dụng bao cao su (BCS) khi QHTD gần nhất với bạn tình

Bảng 3.4, nam STI không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình chiếm tỷ lệ 70,5% và có sử dụng BCS là 29,5%.

Nghiên cứu Tan HH, Wong ML, Chan RK (2006), “Dịch tễ học và kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nam giới lớn tuổi”, nghiên cứu 104 nam giới từ 50 tuổi trở lên, có nhiều người đàn ông được khảo sát cảm thấy rằng sử dụng bao cao su làm giảm khoái cảm tình dục của họ, và 38,5% cảm thấy rằng bao cao su là bất tiện [39].

Trong 6 tháng đầu năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam phát hiện người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục nhiều hơn số người nhiễm HIV qua đường máu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp can thiệp thích hợp, tiếp tực, duy trì và vận động người dân sử dụng 100% bao cao su, sử dụng BCS khi QHTD tất cả các lần, mọi lúc, mọi nơi [2].

Bao cao su không phải là một giải pháp duy nhất cho vấn đề HIV và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục nhưng nó là phương pháp hiệu quả nhất để phòng, chống lây nhiễm HIV và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Do đó, tăng cường vận động thực hiện chương trình 100% BCS cho mọi người dân.

4.1.2.2. Sử dụng bao cao su khi QHTD với bạn tình trong 1 tháng qua

Bảng 3.5, nam STI sử dụng BCS đa số các lần khi QHTD với bạn tình chiếm tỷ lệ cao (55,5%), thỉnh thoảng sử dụng BCS là 35,0%, tất cả các lần là 4,0% và nguy cơ lây nhiễm mắc STI là không bao giờ sử dụng BCS là 5,5%.

Nghiên cứu chúng tôi He N, Detels R, Chen Z, Jiang Q, Zhu J, Dai Y, Wu M, Zhong X, Fu C, Gui D (2006), “Hành vi tình dục giữa nam giới di cư nông thôn làm chủ tại Thượng Hải, Trung Quốc”, trong số 986 người đàn ông tham gia có 78% nam giới không bao giờ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục [26].

Nghiên cứu Lagarde E, Auvert B, Chege J, Sukwa T và cộng sự (2001), “Sử dụng bao cao su và liên kết của nó với HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong cộng đồng đô thị của châu Phi cận Sahara”; có 2.116 người lớn từ 15-49 tuổi đã được phỏng vấn tại Cotonou (Benin), 2089 tại Yaoundé (Cameroon), 1889 tại Kisumu (Kenya) và 1730 trong Ndola (Zambia). tỷ lệ nam giới báo cáo sử dụng bao cao su thường xuyên với tất cả các đối tác không phải vợ chồng là 21-25% [29].

Nghiên cứu Shlay JC, McClung MW, Patnaik JL và cộng sự (2004), “ So sánh tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo báo cáo sử dụng bao cao su trong số các bệnh nhân khám tại phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thành phố”, trong số 126.220 bệnh nhân có 61% là nam giới có sử dụng bao cao su trong 4 tháng qua, có 38% báo cáo sử dụng BCS không phù hợp và 16% sử dụng BCS phù hợp khi QHTD [37].

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2012), “Mở rộng chương trình thí điểm lồng ghép một số câu hỏi hành vi vào chương trình giám sát trọng điểm HIV/STI trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2011”, cho thấy tỷ lệ PNMD báo cáo có sử dụng BCS trong lần QHTD lần gần đây nhất với khách hàng tương đối cao 89,7% (dao động từ 57,6% đến 96,7%). Tuy nhiên, tỷ lệ PNMD có sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với khách hàng trong điều tra năm 2011 tuy có tăng cao hơn so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức thấp (58.8%, dao động từ 24,5% đến 83,7%). Điều này cho thấy, nguy cơ lây nhiễm HIV từ PNMD cho khách hàng và ngược lại là rất cao [15].

Sử dụng bao cao su phù hợp với mọi loại tình dục. Bao cao su có thể dễ dàng sử dụng dễ dàng trong nhiều hình thức quan hệ tình dục bao gồm cả hình thức giao hợp bằng miệng và qua hậu môn. Ngoài ra, sử dụng bao cao su tất cả các lần khi QHTD, giúp cho bạn khỏi băng khoăn, lo lắng khi QHTD với các đối tác có nguy cơ, ngoài mong đợi, giúp phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV/AIDS.
4.1.2.3. Sử dụng tiêm chích ma tuý (TCMT)

Bảng 3.6, nam STI có sử dụng tiêm chích ma tuý chiếm tỷ lệ là 1,5%, không sử dụng TCMT là 98,5%.

Nghiên cứu chúng tôi khác Tan HH, Wong ML, Chan RK (2006), “Dịch tễ học và kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nam giới lớn tuổi”, nghiên cứu 104 nam giới từ 50 tuổi trở lên, có 29,8% nam giới báo cáo đã dùng ma túy như sildenafil (Viagra, Pfizer) hoặc các thuốc tương tự như vardenafil (Levitra, Bayer, Wuppertal), tadalafil (Cialis, Eli Lilly, Indianapolis) [39].

Tiêm chích ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma tuý không chỉ là nguyên nhân của các mối bất hoà trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Chính điều đó, sự kết phối hợp giữa các ban ngành, sự trợ giúp của gia đình người tiêm chích ma tuý và toàn xã hội không phải là công việc một sớm, một chiều, cần diễn ra liên tục, kéo dài cùng động viên giúp đỡ người TCMT quay trở lại hoà nhập cộng đồng, trở thành công dân tốt.



4.1.3. Tiếp cận với xét nghiệm HIV và các chương trình dự phòng, chăm sóc, điều trị.

4.1.3.1. Tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV theo thời gian

Bảng 3.7, nam STI tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV chiếm tỷ lệ 35,5%; trong đó trong 12 tháng vừa qua là 4,5% và trên 12 tháng là 31,0%, còn lại chưa bao giờ đi xét nghiệm HIV là 64,5%.

Nghiên cứu chúng tôi khác Matovu JK, Gray RH, Kiwanuka N và cộng sự (2007), “Lặp lại tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, hành vi tình dục nguy cơ tỷ lệ mắc HIV Rakai, Uganda”, trong 6.377 đối tượng ban đầu không nhiễm HIV tham gia cuộc điều tra để thử nghiệm phòng, chống HIV ở nông thôn huyện Rakai, phía tây nam Uganda, có 64% chấp nhận xét nghiệm HIV tự nguyện, trong số này có 62,2% là chấp nhận lần đầu tiên, trong khi 37,8% là chấp nhận lặp lại [30].

Theo CDC (2010), khi nghiên cứu “Dấu hiệu quan trọng: Xét nghiệm và chẩn đoán HIV trong số người lớn Mỹ” cho thấy trong năm 2008 44,6% người ở độ tuổi từ 18 - 64 tuổi cho biết đã từng được xét nghiệm HIV. Tỷ lệ phần trăm người đã từng xét nghiệm HIV ở độ tuổi 18-24 tuổi (33,9%) thấp hơn so với người ở độ tuổi từ 25-34 tuổi (57,8%) và 35-44 tuổi (56,7%), mặc dù tỷ lệ chẩn đoán HIV trong các nhóm tuổi tương tự (33,1, 37,6 và 38,0 trên 100.000, tương ứng). Hơn 1/4 (28,3%) của người thừa nhận có một yếu tố nguy cơ nhiễm HIV đã không được thử nghiệm. Xu hướng trong chương trình xét nghiệm HIV là tỷ lệ phần trăm người bao giờ xét nghiệm HIV vẫn ổn định ở mức khoảng 40% từ năm 2001-2006, tăng 45,0% trong năm 2009, đại diện cho 82.900.000 người [24].

Tiếp cận với xét nghiệm HIV và các chương trình dự phòng, chăm sóc, điều trị giúp nhiều người được xét nghiệm HIV sớm hơn, họ càng được phát hiện nhiễm HIV sớm thì càng được điều trị sớm và như vậy sẽ càng có lợi cho sức khỏe của họ về lâu dài. Đồng thời, được tư vấn, điều trị sớm, họ sẽ làm giảm nguy cơ lây lan HIV từ họ sang người khác đến 96%. Như vậy cần tuyền truyền các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện qua các đài truyền hình, truyền thông, rộng khắp và động viên, khuyến cáo mọi người dân từ 15-49 tuổi nên làm xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ít nhất 1 lần [2].

4.1.3.2. Biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng 12 tháng qua

Biểu đồ 3.2, nam STI xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ thấp (3,5%) và không biết là 96,5%.

Theo CDC (2009) khi nghiên cứu “Xét nghiệm HIV trong số học sinh phổ thông - Hoa Kỳ, 2007”; 14.103 học sinh từ 157 trường có 12,9% học sinh đã từng được xét nghiệm HIV (trừ các xét nghiệm để hiến máu). Nhìn chung, tỷ lệ xét nghiệm HIV là cao hơn trong số các sinh viên nữ (14,8%) so với sinh viên nam (11,1%; P<0.001) [23].

4.1.3.3. Từng được khám STI trong 3 tháng vừa qua

Bảng 3.8, nam STI từng được khám STI trong 3 tháng vừa qua chiếm tỷ lệ thấp (30,5%) và không đi khám STI là 69,5%.

Nghiên cứu chúng tôi khác Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton (2007) "Khác biệt giới tính trong nhận thức liên quan đến HIV, các hành vi rủi ro tình dục, và lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số những người di cư Trung Quốc đến phòng khám", khi nghiên cứu 1033 khách hàng có 496 nữ giới và 537 nam giới trong đó có 55% phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục so với 36% nam giới (P <0.001) [18].

Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể hiện dấu hiệu rõ ràng, họ không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Do đó, bạn nên thường xuyên tiếp cận đến các phòng khám STI và sử dụng BCS tất cả các lần với các bạn tình.



4.1.4. Kiến thức về HIV: trả lời 5 câu hỏi

Bảng 3.9, nam STI trả lời đúng 5 câu hỏi chiếm tỷ lệ thấp (44,5%) và không trả lời đúng là 55,5%.



Nghiên cứu chúng tôi khác với Bozicević I, Stulhofer A, Ajduković D, Kufrin K.(2006), “Mô hình của hành vi tình dục báo cáo các triệu chứng của STI / NTSD trong giới trẻ ở Croatia - tác động đối với kế hoạch can thiệp”, khi nghiên cứu 1.093 người ở độ tuổi 18-24. Hơn 80% thanh niên biết rằng việc sử dụng đúng bao cao su bảo vệ chống lại HIV và rằng HIV có thể được truyền bởi một người trông khỏe mạnh, có 59% nam thanh niên và 52,4% phụ nữ trẻ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đầu tiên, và 59,3% nam giới và 46,1% phụ nữ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với một đối tác bình thường [20].

Casey SE, Larsen MM và cộng sự (2006), “Thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS/STI giữa các thanh niên ở Portloko, Sierra Leone”, tiến hành một cuộc khảo sát cơ bản của thanh thiếu niên nữ 244 và 293 thanh niên nam giới về kiến ​​thức, thái độ và hành vi xung quanh HIV / AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Portloko. Năm 2003, sau 2 năm hoạt động phòng chống HIV, can thiệp so sánh một bài khảo sát của 250 nữ và 299 nam thanh niên đã được thực hiện. So sánh các kết quả ban đầu và sau can thiệp cho thấy rằng kiến ​​thức HIV/AIDS tăng lên đáng kể trong cả hai nhóm, tăng từ 4% đến 36% trong số thanh thiếu niên nữ, và 4% để 45% trong số thanh thiếu niên nam. Báo cáo sử dụng bao cao su quan hệ tình dục trước tăng trong giới trẻ nữ từ 16% đến 46% và trong nam thanh niên từ 16% đến 37% [22]. Nghiên cứu chúng tôi khác với Nguyễn Dung, Nguyễn Lê Tâm và cộng sự (2011), “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân 15-49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011”, có 40,7% trả lời đúng hoàn toàn 5 câu hỏi khi khảo sát 1410 người người dân từ độ tuổi 15-49. 8,9% đối tượng cho biết ăn chung với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm HIV, 41,1% muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV và 87,2% sử dụng bao cao su làm giảm được lây nhiễm HIV [8].

Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương (2009), “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009”, khi đánh giá kiến thức toàn diện về HIV/AIDS của người dân, tỷ lệ hiểu đúng là 51,84% ở thành phố và 50,28% ở nông thôn [10].



4.1.5. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV

Bảng 3.10 tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STI là 2,0%. Nghiên cứu chúng tôi khác với các tác giả khác, như sau: Shinde SSetia MS và cộng sự (2009), “Mại dâm nam: chúng ta đã bỏ qua một nhóm có nguy cơ ở Mumbai, Ấn Độ?”, trong 75 nam giới tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm HIV là 33% (17% ở nam giới so với chuyển giới là 41%, P=0,04) [36].



Benzaken A, Sabidó M và cộng sự (2012), “HIV lây truyền qua đường tình dục tại các vùng biên giới: phân tích tình huống về sức khỏe tình dục ở Amazon của Brazil”, 285 người đàn ông có tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là Neisseria gonorrhoeae (1,1%), Chlamydia trachomatis (1,4%), u nhú ở người có nguy cơ cao (14,4%), giang mai (3,2% ) , herpes simplex virus type-2 (51,1%), vi rút viêm gan B (7,5%), virus viêm gan C (0,7%) và HIV là (1,4%) [17].

Wang QQ, Chen XS và cộng sự (2011), “HIV / STD mô hình và các yếu tố nguy cơ liên quan của nó trong số những người tham gia phòng khám nam STD tại Trung Quốc: một tiêu điểm cho sự can thiệp HIV”, trong 2951 người đàn ông đã đồng ý tham gia thử nghiệm HIV và giang mai có tỷ lệ nhiễm HIV là 0,7% ; giang mai (10,7%) N. Gonorrhoeae (4,3%) C. Trachomatis (6,9%) [43].

Jewkes R, Dunkle K và cộng sự (2006), "Các yếu tố liên quan với HIV huyết thanh dương tính ở trẻ, những người đàn ông nông thôn Nam Phi", tổng số 1.277 nam giới tuổi từ 15-26 tuổi có 2% người đàn ông bị nhiễm HIV [31].

Pilcher CD, Price MA, Hoffman IF và cộng sự (2004),Thường xuyên phát hiện nhiễm trùng cấp tính HIV chủ yếu ở nam giới ở Malawi”,
trong số 1.361 bệnh nhân nam tham dự xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có 40,6% kháng thể HIV dương tính [33].

Xu Jun Jie; Wang Ning và cộng sự (2008), “HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở các công nhân và gái mại dâm tại các khu vực khai thác ở thành phố Gejiu, Trung Quốc”. Nghiên cứu 339 công nhân thợ mỏ, tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 1,8%, herpes simplex virus týp 2 là 14,9%, bệnh giang mai 2,4%, N. gonorrhoeae 2,1%, C. trachomatis 6,5% [41].

Nghiên cứu của Thomas E. Guadamuz, Wipas Wimonsate và cộng sự (2011), khi nghiên cứu “Tỷ lệ HIV, hành vi nguy cơ, sử dụng hóc-môn và lịch sử phẩu thuật ở những người chuyển giới tại Thái Lan”, cho thấy trong số 474 người tham gia, tổng tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 13,5% [40].

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI, NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV

4.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi

Bảng 3.11, tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nhóm tuổi từ 25-29 tuổi là 5,4%; dưới 25 tuổi là 2,0% và từ 30 tuổi trở lên là 0,9%; với P>0,05.

Nghiên cứu Jewkes R, Dunkle K, Nduna M, Levin J và cộng sự (2006),
“Các yếu tố liên quan đến HIV huyết thanh dương tính ở trẻ, những người đàn ông nông thôn Nam Phi”, tổng số 1.277 nam giới, độ tuổi từ 15-26, ở 70 làng nông thôn tỉnh Eastern Cape, Nam Phi có 2% những người đàn ông bị nhiễm HIV, cho thấy HIV dương tính có liên quan đến tuổi (OR 1,55, KTC 95%: 1,22-1,95) [27].

4.2.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo trình độ học vấn

Bảng 3.12, tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo trình độ học vấn trên cấp II là 4,4%; cấp II là 2,4% và cấp I chưa phát hiện nhiễm HIV; P>0,05.



Nghiên cứu chúng tôi khác Talukdar A, Roy K, Saha I, Mitra J, Detels R (2008), “Hành vi nguy cơ của đàn ông vô gia cư ở Ấn Độ: Dân số tiềm năng gây lây nhiễm HIV”, nghiên cứu 493 nam vô gia cư tuổi từ 18-49, nhóm người mù chữ có hành vi nguy cơ cao gấp 4,5 lần hơn (KTC 95%: 1,9-10,1) nhóm người tham gia được học giáo dục hơn 4 năm và thiếu nhận thức về nguy cơ HIV cũng gắn liền với hành vi nguy cao (AOR 3.9, KTC 95%; 1,6-9,6) [38].

Nghiên cứu của chúng tôi khác Kumarasamy N và cộng sự (2008), “Sự phổ biến tỷ lệ mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục giữa các miền Nam Ấn Độ có nguy cơ gia tăng nhiễm HIV”, có 480 người tham gia điều tra, cho thấy những người tham gia không bao giờ đi học 9 lần nhiều khả năng xét nghiệm HBsAg dương tính (RR: 8,95, KTC 95%: 1,80 - 44,5, P <0,05), gấp hai lần khả năng xét nghiệm dương tính cho bệnh giang mai (RR: 1.9, KTC 95%: 1,08-3,61, P = 0,03), 1,7 lần nhiều khả năng để kiểm tra dương tính với chlamydia (RR: 1.7, KTC 95%: 1,3-2,1, P = 0,001), và 1,6 lần nhiều khả năng để kiểm tra dương tính với HSV-2 (RR : 1.6, KTC 95%: 1,3-2,1, P <0,001) so với những người tham gia đã trải qua một số năm học chính thức [28].

Tình dục là một nghệ thuật. Tình dục cần phải phù hợp lứa tuổi, điều kiện sống, nhưng tại nhà trường, muốn học về tình dục cũng không có nhiều sách vở, do đó nam giới tìm hiểu về tình dục qua bạn bè và thông tin đại chúng, dẫn đến những sai lầm khi quan hệ tình dục gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai giống nòi. Cần phát triển và nâng cao chương trình giáo dục sức khoẻ tình dục tại các trường học.



4.2.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân

Bảng 3.13. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân

Nhận xét: Nam STI nhiễm HIV đang có vợ là 3,3%; chưa lập gia đình là 1,6% và ly dị, ly thân, góa chưa phát hiện nam STI nhiễm HIV, P>0,05.

Nghiên cứu của chúng tôi khác Kumarasamy N, Balakrishnan P và cộng sự (2008), “Sự phổ biến và tỷ lệ mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục giữa các miền Nam Ấn Độ có nguy cơ gia tăng nhiễm HIV”, có 480 người tham gia điều tra, cho thấy những người đã lập gia đình ít có khả năng bị nhiễm HSV-2 (RR: 0.7, KTC 95%: 0,61-0,95, P = 0,01) hơn so với người độc thân [28].



4.2.4. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nghề nghiệp

Bảng 3.14, tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo nghề nghiệp buôn bán là 6,5%; làm nghề lái xe là 2,4%; lao động tự do là 1,1% và chưa phát hiện nhiễm HIV ở nam STI làm công nhân, P>0,05.



Nghiên cứu của chúng tôi khác Kumarasamy N, Balakrishnan P và cộng sự (2008), “Sự phổ biến tỷ lệ mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục giữa các miền Nam Ấn Độ có nguy cơ gia tăng nhiễm HIV”, có 480 người tham gia điều tra, cho thấy những người thất nghiệp có 1,6 lần nguy cơ xét nghiệm dương tính với bệnh giang mai (RR: 1.6, KTC 95%: 1,3-2,03, P = 0.001) so với người tham gia có nghề nghiệp [28].

4.2.5. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên

Bảng 3.15. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên dưới 20 tuổi là 3,0%; từ 25 tuổi trở lên là 2,6% và từ 20-24 tuổi là 1,0%; P>0,05.



Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton (2007) “Khác biệt giới tính trong nhận thức liên quan đến HIV, các hành vi rủi ro tình dục, và lịch sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số những người di cư Trung Quốc đến phòng khám", khi nghiên cứu 537 nam giới báo cáo rằng QHTD lần đầu tiên xảy ra khi họ còn trẻ hơn 18 tuổi (P = 0,0007) [18].

Theo CDC (2009) khi nghiên cứu “Xét nghiệm HIV trong số học sinh phổ thông - Hoa Kỳ, 2007”; 14.103 học sinh từ 157 trường, trong số các sinh viên đã từng có quan hệ tình dục, tỷ lệ xét nghiệm HIV giảm theo độ tuổi quan hệ tình dục đầu tiên, từ 30,7% trong số sinh viên là người đầu tiên có quan hệ tình dục trước 13 tuổi đến 12,6% trong số học sinh là người đầu tiên có quan hệ tình dục ở tuổi 17 năm hoặc lớn hơn (P <0.001) [23].

Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, đường lây truyền qua đường sinh dục trong 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây qua đường tình dục, nhiều hơn lây qua đường máu. Cảnh báo này sẽ là có thể trở thành yếu tố chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khả năng khống chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với việc khống chế lây nhiễm HIVqua đường tiêm chích ma túy. Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã khuyến nghị, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp can thiệp dự phòng lay truyền HIV qua đường tình dục ở những nhóm người có hành vi nguy cơ cao sang nhóm người có nguy cơ thấp và cộng đồng. Do đó, nghiên cứu nam STI nhiễm HIV theo QHTD lần đầu tiên cũng cần được can thiệp và phòng, chống lây nhiễm HIV qua QHTD lần đầu tiên ở các nhóm tuổi trẻ [2].

4.2.6. Tỷ lệ nhiễm HIV theo sử dụng BCS khi QHTD trong 1 tháng vừa qua

Bảng 3.16, tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng BCS đa số các lần với bạn tình trong 1 tháng vừa qua là 1,8%; thỉnh thoảng là 1,4%; không bao giờ là 9,1% và tất cả các lần là 0%, P>0,05.

Nghiên cứu chúng tôi khác Bo Wang, Xiaoming L và cộng sự (2007), khi nghiên cứu “HIV liên quan đến hành vi nguy cơ và lịch sử của bệnh lây truyền giữa người nam di cư, người bảo trợ quan hệ tình dục thương mại tại Trung Quốc”, tổng cộng 1.304 người đàn ông di cư từ nông thôn ra đô thị và 465 bệnh nhân nam đến các phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục được đưa vào nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ người đàn ông di cư nhỏ hơn so với bệnh nhân nam, đồng ý rằng đàn ông không thích sử dụng bao cao su (22% so với 33,2%, P <0,05), sử dụng bao cao su sẽ làm giảm ý nghĩa khoái cảm tình dục (16,6% so với 31,6%, P <0,001), và nhận thấy rằng họ biết làm thế nào để sử dụng bao cao su (63,2% so với 77,9%, P <0.001) [18].

Nghiên cứu Shlay JC, McClung MW, Patnaik JL và cộng sự (2004), “So sánh tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo báo cáo sử dụng bao cao su trong số các bệnh nhân đến khám tại phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thành phố”, trong số 126.220 bệnh nhân có 61% là nam giới, sử dụng BCS trong 4 tháng qua đã được báo cáo có 38% sử dụng BCS không phù hợp khi QHTD và 16% sử dụng phù hợp. Sử dụng BCS trong 4 tháng qua khi QHTD ở người có dùng thuốc kích thích có nguy cơ lớn hơn so với người không dùng thuốc kích thích ( các đối tác tình dục mới: 63% so với 41%, P<0,001; có nhiều bạn tình: 60% so với 36%, P<0,001) [37].



Nghiên cứu chúng tôi khác Talukdar A, Roy K, Saha I, Mitra J, Detels R (2008), “Hành vi nguy cơ của đàn ông vô gia cư ở Ấn Độ: Dân số tiềm năng gây lây nhiễm HIV”, nghiên cứu 493 nam vô gia cư tuổi từ 18-49, có 67% đã không bao giờ sử dụng bao cao su với PNBD. Chỉ 3,3% người báo cáo sử dụng bao cao su phù hợp với mại dâm trong vòng ba tháng qua [35].

Uganda, do chủ quan, dịch HIV/AIDS đang gia tăng trở lại. Trong những năm gần đây, Uganda được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những “câu chuyện” phòng, chống HIV/AIDS thành công nhất thế giới. Bằng chứng là, với những nổ lực truyền thông giáo dục rộng lớn và các can thiệp thích hợp, đặc biệt là các chương trình 100% bao cao su, nước này đã làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong số người lớn từ 18% (vào những năm đỉnh cao, những năm 1990) xuống còn 6% hiện nay, do nhiều người dân được biết có thuốc thuốc điều trị kéo dài cuộc sống nên người ta không còn sợ bị nhiễm HIV nữa, thậm chí không ít người chủ quan, chi nhiều tiền hơn để được mua dâm không sử dụng BCS [1].

Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012, nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao là 45%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là lần đầu tiên các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây qua đường tình dục, nhiều hơn lây qua đường máu. Tránh những sai lầm đã xảy ra tại Uganda, chúng ta cần phát huy và mở rộng chương trình hoạt động 100% bao cao su tại các cơ sở dịch vụ giải trí và đáp ứng nhu cầu cho mọi tầng lớp khách hàng, không kể lứa tuổi.

4.2.6. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng TCMT

Bảng 3.17, nam STI nhiễm HIV có sử dụng TCMT chưa phát hiện nhiễm HIV, không sử dụng TCMT là 2,0%; P>0,05.

Nghiên cứu chúng tôi chưa phát hiện sự liên quan giữa lây nhiễm HIV qua sử dụng TCMT, khác Hoàng Huy Phương và cộng sự (2009), “Tỷ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của nhóm người nghiện chích ma tuý tỉnh Ninh Bình 2009”, khảo sát 250 người TCMT, những người có số lần TCMT >=2 lần/ngày sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 2,27 lần so với người có số lần TCMT <=1lần/ngày, P<0,05 [11].

Ma tuý vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng nặng đến gia đình và cộng đồng. Những người sử dụng ma túy thường nghĩ ma tuý giúp cho họ tăng cường hoạt động tình dục, nhưng khi sử dụng ma tuý lâu dài, nó làm cho khả năng tình dục của con người tàn lụi dần đi. Vì vậy, phát hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người tiêm chích ma tuý, tạo cơ hội để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, đồng thời góp phần thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại, tuyên truyền các kiến thức phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng.



4.2.7. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo kiến thức về HIV (trả lời đúng 5 câu hỏi)

Bảng 3.18, nam STI nhiễm HIV có kiến thức trả lời đúng 5 câu hỏi là 3,4%; không trả lời đúng 5 câu hỏi là 0,9%; P>0,05.

Nghiên cứu của chúng tôi khác Kumarasamy N, Balakrishnan P và cộng sự (2008), “Sự phổ biến và tỷ lệ mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục giữa các miền Nam Ấn Độ có nguy cơ gia tăng nhiễm HIV”, có 480 người tham gia điều tra, cho thấy những người tham gia nghiên cứu không có kiến thức mắc nhiễm bệnh giang mai gấp 4 lần (RR: 4,00, KTC 95%: 1,26-12,68, P = 0.03) so với những người tham gia có kiến thức [28].

Điều tra nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khoảng cách giữa kiến ​​thức và hành vi QHTD không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục là nguy hiểm và vẫn không được bảo vệ. Điều này chứng minh rằng, những thách thức giữa kiến thức và thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cần tiếp tục duy trì trong công tác phòng, chống HIV/AIDS để hạn chế tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường QHTD.


4.2.8. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Bảng 3.19, nam STI nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 4,8% cao hơn không mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 0%, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.



Nghiên cứu chúng tôi khác với O'Farrell N, Morison L và cộng sự (2007), “Hành vi tình dục nguy cơ cao ở nam giới tại một phòng khám bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Durban, Nam Phi”, 650 đàn ông tham dự33,3% QHTD kể từ khi bắt đầu các triệu chứng nhiễm STI và trong số 87 người đàn ông với vết loét sinh dục được xác nhận dương tính với herpes sinh dục, 34,4% QHTD kể từ khi bắt đầu các triệu chứng và 93.3% người QHTD không sử dụng BCS [32].

Chen L, Jha P, Stirling B và cộng sự (2007), nghiên cứu “Yếu tố nguy cơ tình dục nhiễm HIV sớm và nâng cao các bệnh dịch HIV ở châu Phi cận Sahara”, cho thấy 31% nam giới nhiễm HIV có trả tiền cho quan hệ tình dục so với 18% của nam giới không bị nhiễm bệnh với OR = 1,75 (KTC 95% : 1,30-2,36). Lây nhiễm herpes sinh dục týp 2 mang nguy cơ lớn nhất nhiễm HIV ở nam giới với OR = 6,97 (KTC 95%: 4,68-10,38) [25].

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (NTLQĐTD) không loét nguy cơ lây nhiễm HIV từ 2-5 lần, có loét từ 3-11 lần, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân mắc NTLQĐTD không loét lại thường gặp hơn có loét [13]. Mặt khác, có một số bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đã nhiễm bệnh được hàng tháng hoặc thậm trí hàng năm. Ví dụ như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không có triệu trứng hoặc người nhiễm vi rút viêm gan B, C hoặc nhiễm vi rút HIV, thường không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm. Do đó, nhiều người trong số này không đi khám, không chữa bệnh vì bệnh nhân không có triệu chứng, người bệnh thiếu kiến thức nên không biết sự nguy hại và trầm trọng của bệnh nếu không chữa, một số do xấu hổ, sợ lộ thiên cơ, nhiều suy nghĩ còn lạc hậu, mặc cảm ngại dư luận và gia đình chê bai nên đã không tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị đúng, kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính đó là lý do dẫn đến biến chứng, mầm bệnh không được dập tắt và quản lý, tầm kiểm soát bệnh thêm khó khăn. Nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh.

Chỉ có đi khám, đi tư vấn và làm xét nghiệm HIV mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không mà thôi!


Chương 5

KẾT LUẬN

Khảo sát hành vi lồng ghép giám sát trọng điểm ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012, chúng tôi nhận thấy:

5.1. Tỷ lệ độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ 57,0%; dưới 25 tuổi là 24,5% và từ 25-29 tuổi là 8,5%. Độ tuổi trung bình là 35.

5.2. Trình độ cấp II trở lên chiếm tỷ lệ 22,5%, cấp II là 41,5% và cấp I là 36,0%.

5.3. Tình trạng ly dị, ly thân, goá chiếm tỷ lệ 22,5%; chưa lập gia đình là 32,0% và đang có vợ là 45,5%.

5.4. QHTD lần đầu tiên từ 20-24 tuổi chiếm tỷ lệ 47,5%, dưới 20 tuổi là 33,0% và từ 25 tuổi trở lên là 19,5%.

5.5. Không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất chiếm tỷ lệ trên 70,0%.

5.6. Sử dụng BCS tất cả và đa số các lần khi QHTD với bạn tình chiếm tỷ lệ 59,5%; thỉnh thoảng là 35,0% và không bao giờ sử dụng BCS là 5,5%.

5.7. Sử dụng tiêm chích ma tuý chiếm tỷ lệ là 1,5%,

5.8. Tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV chiếm tỷ lệ 35,5%; còn lại chưa bao giờ đi xét nghiệm HIV là 64,5%.

5.9. Xét nghiệm HIV và biết kết quả trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ thấp (3,5%) và không biết là 96,5%.

5.10. Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD là 2,0%,

5.11. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo trình độ học trên cấp II là 4,4%; cấp II là 2,4% và cấp I chưa phát hiện nhiễm HIV; P>0,05.

5.12. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tình trạng có kết hôn là 3,3%; chưa lập gia đình là 1,6% và ly dị, ly thân, góa chưa phát hiện nam STI nhiễm HIV, P>0,05.

5.13. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên dưới 20 tuổi là 3,0%; từ 25 tuổi trở lên là 2,6% và từ 20-24 tuổi là 1,0%; P>0,05.

5.14. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo sử dụng BCS đa số các lần với bạn tình trong 1 tháng vừa qua là 1,8%; thỉnh thoảng là 1,4%; không bao giờ là 9,1% và tất cả các lần là 0%, P>0,05.

5.15. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 4,8% cao hơn không mắc là 0%, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường công tác quản lý và thống kê số liệu phụ nữ bán dâm trên nhiều địa bàn. Tuyên truyền vận động sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cho mọi lứa tuổi.

2. Vận động các chủ cơ sở vui chơi giải trí tham gia chương trình 100% BCS đảm bảo độ phủ của BCS “ mọi lúc, mọi nơi”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. AIDS và cộng đồng (2012), số 01 (158) 2012 năm thứ 14, tr. 29.

2. AIDS và cộng đồng (2012), số 09 (169) 2012 năm thứ 14, tr. 28-29.

3. Hoàng Anh, Hoàng Thái Sơn và cộng sự (2010), “Nghiên cứu hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý và phụ nữ mại dâm tại 5 huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 (742 +743), ISSN 1859 - 1663, Nxb Bộ Y tế, tr. 139-143.

4. Bộ Y tế (2002), “Quy định về Giám sát HIV/AIDS và STI”, Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, Hà Nội, tr.15-47, 62-63.

5. Bộ Y tế (2006), " Virus HIV, bệnh sinh, đáp ứng miễn dịch trong nhiễm HIV và ý nghĩa của chúng trong chẩn đoán, điều trị nhiễm HIV/AIDS; Các nguyên lý và phương pháp xét nghiệm HIV", Xét nghiệm HIV, Tiểu ban giám sát HIV/AIDS - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr. 3-5, 16-25, 110-113.

6. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục”, Hà Nội, tr.1-30.

7. Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2010), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2009, Hà Nội, tr. 1-3.

8. Nguyễn Dung, Nguyễn Lê Tâm và cộng sự (2011), “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân 15-49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Y tế Thừa Thiên Huế, sô 805-2012, Nxb Bộ Y tế, tr. 46-51.

9. Trần Hậu Khang, Lê Huyền My, Vũ Nguyệt Minh, Phạm Ngọc Toàn, Hoàng Thị Ái Liên (2010), “Nhiễm HIV/AIDS ở các bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ 2006-2010”, Tạp chí Y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 (742 +743), ISSN 1859 - 1663, Nxb Bộ Y tế, tr. 53-59.

10. Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương (2009), “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 (742 +743), ISSN 1859 - 1663, Nxb Bộ Y tế, tr. 124-127.

11. Hoàng Huy Phương và cộng sự (2009), “Tỷ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của nhóm người nghiện chích ma tuý tỉnh Ninh Bình 2009”, Tạp chí Y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 (742 +743), ISSN 1859 - 1663, Nxb Bộ Y tế, tr. 127-131.

12. Phạm Song (2006), “Virus HIV, lâm sàng HIV/AIDS, lâm sàng nhiễm trùng cơ hội”, HIV/AIDS: tổng hợp, cập nhật và hiện đại, NXB Y học, Hà Nội, tr. 7-11, 33-56, 57-86.

13. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo điều tra “Lồng ghép giám sát hành vi và giám sát trọng điểm ở phụ nữ bán dâm tại một số địa điểm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011”, Huế, tr. 9-43.

14. Trường Đại học Y Hải Phòng (2010), “Virus gây suy giảm miễn dịch ở người”, Bài giảng HIV/AIDS, ma tuý và rượu, NXB Y học, tr.9-14, 128.

15. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2012), “Mở rộng chương trình thí điểm lồng ghép một số câu hỏi hành vi vào chương trình giám sát trọng điểm HIV/STI trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2011”, Hà Nội, tr. 20-25.



TIẾNG ANH

16. Amoran O, Ladi-Akinyemi T (2012), “Sexual Risk History and Condom Use among People Living with HIV/AIDS in Ogun State, Nigeria”, J Sex Med. 2012 Jan 3. doi: 10.1111/j.1743-6109.2011.02602.x

17. Benzaken A, Sabidó M, Galban E, Rodrigues Dutra DL, Leturiondo AL, Mayaud P (2012), “HIV and sexually transmitted infections at the borderlands: situational analysis of sexual health in the Brazilian Amazon”, Sex Transm Infect. 2012 Feb 7, Fundação Alfredo da Matta, Manaus, Amazonas, Brazil.2012 Jun;88(4):294-300. Epub 2012 Feb 7

18. Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton, Xiaoyi Fang, Guojun Liang, Hui Liu, Danhua Lin and Hongmei Yang (2007), “Gender Differences in HIV-Related Perceptions, Sexual Risk Behaviors, and History of Sexually Transmitted Diseases Among Chinese Migrants Visiting Public Sexually Transmitted Disease Clinics”, AIDS Patient Care STDS. 2007 January; 21(1): 57–68. doi:  10.1089/apc.2007.06-0031.

19. Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton, Xiaoyi Fang, Danhua Lin, Rong Mao (2007), “ HIV-related risk behaviors and history of sexually transmitted diseases among male migrants who patronize commercial sex in China”, Sex Transm Dis 2007;34:18.


20. Bozicević I, Stulhofer A, Ajduković D, Kufrin K.(2006), Patterns of sexual behaviour and reported symptoms of STI/RTIs among young people in Croatia--implications for interventions' planning, Coll Antropol. 2006 Dec;30 Suppl 2:63-70.

21. Carpenter LM, Kamali A, Payne M, Kiwuuwa S, Kintu P, Nakiyingi J, Kinsman J, Nalweyiso N, Quigley MA, Kengeya-Kayondo JF, Whitworth JA. (2002), “Independent effects of reported sexually transmitted infections and sexual behavior on HIV-1 prevalence among adult women, men, and teenagers in rural Uganda” , J Acquir Immune Defic Syndr. 2002 Feb 1;29(2):174-80.

22. Casey SE, Larsen MM, McGinn T, Sartie M, Dauda M, Lahai P (2006), “Changes in HIV/AIDS/STI knowledge, attitudes, and behaviours among the youth in Port Loko, Sierra Leone”, Glob Public Health. 2006;1(3):249-63.


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương