CỤc phòng chống hiv/aids



tải về 1.54 Mb.
trang3/23
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích1.54 Mb.
#39107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC. 23

Bảng 2: Tình trạng hôn nhân và khoảng cách từ nhà đến PKNT. 23

Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV 24

Bảng 4 : Kiến thức về điều trị ARV 25

Bảng 5:Tỷ lệ kể tên được một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc (n = 74) 26

Bảng 6: Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97) 27

Bảng 7: Thái độ về tuân thủ điều trị ARV 28

Bảng 8: Thực hành tuân thủ điều trị ARV 29

Bảng 9: Lý do quên dùng thuốc và cách xữ trí khi quên thuốc (n=28) 29

Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị 30

Bảng 11: Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV 32

Bảng 12: Nội dung tập huấn (n = 95) 33

Bảng 13: Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV 33

Bảng 14: Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà 34

Bảng 15: Đánh giá chung về sự hỗ trợ của người thân 34

Bảng 16: Nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân AIDS 35

Bảng 17: Cân nặng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị bằng ARV 35

Bảng 18: So sánh tỷ lệ NTCH trước ĐT và sau ĐT 6 tháng 36

Bảng 19: Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị 36

Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng 37

Bảng 21: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về điều trị ARV 37

Bảng 22: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV 39

Bảng 23 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội 41

Bảng 24 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố khác 42

Bảng 25 : Mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với một số yếu tố xã hội 43

Bảng 26 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với một số yếu tố từ PKNT 44

Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành 45

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Giới tính và vùng miền của ĐTNC 22

Biểu đồ 2: Nguyên nhân lây nhiễm HIV của ĐTNC. 24

Biểu đồ 3: Kiến thức chung về điều trị ARV phân bố theo giới tính 27

Biểu đồ 4: Cách xữ trí khi gặp tác dụng phụ 31

Biểu đồ 5: Thực hành tuân thủ điều trị ARV theo nhóm tuổi 31

Biểu đồ 6: Kiến thức, thái độ, thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV 32

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Theo UNAIDS, tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu người nhiễm HIV/AIDS, xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003 [29]. Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, việc tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV. Hà Tĩnh, tính đến 31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 341 người chuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS. 12/12 huyện/thị và 147/262 xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Từ năm 2004, Hà Tĩnh đã triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV. Đến nay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn, tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị.

Nghiên cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” với mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị ARV; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV; (3) Đánh giá kết quả sau 6 tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV được 6 tháng trở lên tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang và hồi cứu bệnh án. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về điều trị ARV; 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ARV; 97,9% ĐTNC có thái độ tích cực với tuân thủ điều trị ARV; 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuân thủ điều trị ARV; 72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân; Kết quả sau 6 tháng điều trị có: 78,4% bệnh nhân tăng cân. Trung bình cân nặng của bệnh nhân tăng 3,7kg; 79,4% bệnh nhân đã hết nhiễm trùng cơ hội; 73,2% bênh nhân có tăng số lượng TCD4, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào; 51,5% bệnh nhân có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị. Các yếu tố tác động tích cực đế kiến thức, thái đô, thực hành tuân thủ điều trị và kết quả điều trị là: Sống ở vùng nông thôn; thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyên được tập huấn; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; sự hỗ trợ tích cực của người thân… NC cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhăm tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Hà Tĩnh.



ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là thách thức của nhân loại, theo báo cáo của UNAIDS tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu người nhiễm HIV/AIDS. Chỉ tính riêng năm 2008 đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới và 2 triệu người tử vong vì AIDS. Xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003 [29].

Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2010, cả nước có 176.436 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 41.239 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 47.466 người chết do AIDS. Công tác điều trị bệnh nhân AIDS tiếp tục được mở rộng, tính đến tháng 6/2010, toàn quốc có 315 cơ sở điều trị ARV, trong đó 287 phòng khám ngoại trú người lớn, gồm 3 cơ sở thuộc tuyến Trung ương, 129 cơ sở tuyến tỉnh, 155 cơ sở tuyến huyện. Đối với cơ sở điều trị nhi, có 117 cơ sở điều trị, trong đó 02 cơ sở thuộc Trung ương, 69 cơ sở tuyến tỉnh, 43 cơ sở tuyến huyện, phần lớn các cơ sở điều trị nhi được lồng ghép với các cơ sở điều trị HIV/AIDS người lớn. Tính đến tháng 4/2010 cả nước đã điều trị cho 42.081 bệnh nhân AIDS, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2009, mặt khác số trẻ em được điều trị ARV tăng đáng kể, tính đến tháng 4/2010 có 2.236 trẻ em đang được điều trị ARV, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2009 [6].

Hà Tĩnh, tính đến 31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 341 người chuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS. 12/12 huyện/thị và 147/262 xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS [15].

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số người nhiễm HIV và số người chuyển sang giai đoạn AIDS, công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày càng trở nên cấp thiết. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy chăm sóc, hỗ trợ và điều trị là biện pháp tốt nhất để chống kỳ thị, phân biệt đối xử, dự phòng lây nhiễm HIV và kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm gần đây, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ, từ đó họ sẽ có niềm tin vào cuộc sống và có ý thức phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng. Điều trị ARV đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối và là yếu tố đóng vai trò quyết định thành công của điều trị, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị. Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, do vậy việc điều trị ARV đặt ra một thách thức lớn, đó là tuân thủ điều trị (TTĐT).

Tuân thủ điều trị được định nghĩa một cách ngắn gọn là uống đủ liều thuốc được chỉ định và uống đúng giờ [1]. Tuân thủ điều trị tốt giúp duy trì nồng độ thuốc ARV trong máu người có HIV để kìm hãm sự nhân lên của virus, đủ thời gian cho phép hệ miễn dịch được phục hồi và từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội (NTCH), cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn. Nếu không tuân thủ (nghĩa là thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp, làm xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc và thất bại điều trị sớm muộn cũng sẽ xảy ra. Nghiên cứu (NC) của Paterson tại Mỹ cũng cho thấy có mối liên quan thuận giữa việc tuân thủ điều trị và việc hạn chế sự nhân lên của virus HIV (p<0,001) [25]. NC thuần tập của Mannheimer và cộng sự trên 1.095 BN với các mức độ tuân thủ là 100%, 80-99% và 0-79% có số TCD4 tăng lần lượt là 179, 159 và 53 TB/mm3 sau 12 tháng điều trị so với lúc trước khi điều trị (p<0,0001) [23]. Do đó, tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV.

Từ tháng 06/2004, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV, bắt đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến nay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn, tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người, trong đó 2 bệnh nhân là trẻ em <15 tuổi và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới [15]. Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị có ý nghĩa quan trọng để tìm ra các biện pháp thích hợp cải thiện tình trạng không tuân thủ. Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị như yếu tố cá nhân, phản ứng thuốc, hệ thống chăm sóc... đã được biết đến qua các nghiên cứu của Golin, Paterson và cộng sự [22], [25]. Tuy nhiên Hà Tĩnh là tỉnh có địa bàn khá rộng, điều trị ARV chỉ tập trung tại 2 phòng khám ngoại trú, điều này đã gây không ít khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại và tiếp cận cơ sở điều trị; tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” nhằm đánh giá kết quả việc tuân thủ điều trị và đưa ra các giải pháp tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.




Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương