CỤc phòng chống hiv/aids



tải về 1.54 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích1.54 Mb.
#39107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU





    1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị và tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011.

    2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011.

    3. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh sau 6 tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam


1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới

Theo công bố của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2008, trên toàn thế giới có khoảng 33,4 triệu (31,1 -35,8) người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống; trong đó 31,3 triệu người lớn, 15,7 triệu người là phụ nữ, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 2,1 triệu người; trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới (2.000 trẻ em và 12.000 người lớn), trong đó 95% trường hợp ở các nước đang phát triển và đến nay có trên 14 triệu trẻ em bị mồ côi do HIV/AIDS. Chỉ tính riêng năm 2008 đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới, trong đó có 430.000 trẻ em và 2 triệu người tử vong vì AIDS. HIV/AIDS xuất hiện ở khắp các khu vực, số người nhiễm mới được phát hiện đang tăng lên tại các khu vực: Tây Âu, Trung Á và các nơi khác ở châu Á, khu vực châu Phi vùng cận Sahara chiếm tới 71% tổng số người nhiễm mới trong năm 2008. Đặc biệt hình thái lây nhiễm qua quan hệ đồng tính ở nam giới ngày càng tăng lên tại các nước phát triển [29].

Nhìn chung xu hướng dịch thay đổi theo thời gian. Tại Đông Âu và Trung Á, trước đây cơ bản là lây nhiễm qua tiêm chích ma túy và hiện nay lây nhiễm qua quan hệ tình dục ngày càng gia tăng, nhiều nơi khác ở châu Á lây nhiễm qua đường tình dục vẫn tiếp tục tăng [29].

1.1.2. Tình hình HIV/AIDS tại Châu Á

Tính đến hết tháng 12 năm 2008, châu Á hiện có 4,7 triệu (3,8 - 5,5) người hiện nhiễm HIV. Riêng trong năm 2008 có 350.000 người nhiễm mới, trong đó 21.000 là trẻ em, 330.000 người tử vong do AIDS. Châu Á đứng thứ 2 chỉ sau khu vực Cận Sahara Châu Phi về số người nhiễm HIV/AIDS, trong đó Ấn Độ chiếm một nửa số người nhiễm tại Châu Á.[29]

Với những đáp ứng còn thấp, châu Á hiện nay không thể tránh khỏi tác động xấu của dịch HIV/AIDS, nếu không có những đáp ứng mạnh mẽ, dự đoán đến năm 2010 dịch HIV/AIDS sẽ kéo theo 6 triệu hộ nghèo đói tại châu Á.

Dịch HIV/AIDS tại châu Á vẫn đang trong giai đoạn tập trung, chủ yếu trong nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, khách hàng của họ và nhóm đồng tính nam. Tuy nhiên dịch tại nhiều nơi châu Á đang có xu hướng lan ra nhóm nguy cơ thấp qua quan hệ khác giới. Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV đã tăng từ 19% năm 2000 lên 35% năm 2008. Bởi vậy, đáp ứng về phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn tới cần quan tâm đến nhóm nguy cơ thấp có nhiều khả năng lây nhiễm qua bạn tình của họ có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. [29]



1.1.3. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam

Tính đến nay cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết do AIDS. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn quốc. Kế đến là Hà Nội với 15.528 người nhiễm HIV hiện còn sống, Hải Phòng 6.540 người, Sơn La 5.183 người, Thái Nguyên 5.122 người, Nghệ An 3.711 người, An Giang 3.667 người và Bà Rịa – Vũng Tàu 3.427 người.

Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong 9 tháng đầu năm 2009 toàn quốc ghi nhận thêm 02 huyện mới phát hiện có người nhiễm HIV tại hai tỉnh: Nghệ An (01 huyện) và Lai Châu (01 huyện). 82 xã, phường báo cáo mới ghi nhận có người nhiễm HIV, trong đó khu vực Miền núi phía Bắc: 19 xã, tiếp theo là khu vực Bắc Trung Bộ: 17 xã và cuối cùng là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: 16 xã. So với cùng kỳ năm 2008, số lượng huyện và xã báo cáo phát hiện nhiễm HIV giảm: số huyện giảm 01 huyện, số xã giảm 265 xã/phường (năm 2008 tăng 337 xã/phường).

Lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm hơn 50%, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39 tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tăng từ 30% năm 2008 lên đến 41% trong năm 2009. Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường máu (do tiêm chích ma túy không an toàn), tuy nhiên hình thái có sự khác biệt giữa các vùng miền. Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ yếu do tiêm chích ma túy nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam bộ chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục. Tại Trà Vinh số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%, Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng Trị 62,0%, An Giang 55,8%, Thừa Thiên Huế 50,8%.

Phân bố theo giới: đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là nam giới, toàn quốc chiếm 79%. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ đã có sự thay đổi qua các năm gần đây với tỷ lệ nữ giới bắt đầu tăng từ 15% năm 2005 lên tới 23% năm 2009, tuy nhiên, dự báo trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên. Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, phạm nhân và trẻ em. Điều này cũng phù hợp về hình thái lây truyền, khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề của đối tượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn. [6]

Cũng theo ước tính đến năm 2012, số người nhiễm HIV sẽ tăng khoảng 60.000 trường hợp đưa tổng số người nhiễm HIV vào năm 2012 sẽ vào khoảng 280.000 người (ước tính cao là 360.106 người, ước tính thấp là 200.119 người) (chiếm 0,31% dân số).Việc số người hiện nhiễm HIV tăng lên phản ánh tác động của chương trình điều trị trong việc kéo dài thời gian sống của người nhiễm HIV, cùng với các trường hợp nhiễm HIV mới tiếp tục xuất hiện. Số người nhiễm HIV tăng, tiếp tục xuất hiện các trường hợp nhiễm mới trong nhóm quần thể có nguy cơ cao và các bạn tình của họ, đòi hỏi việc duy trì, củng cố và tiếp tục mở rộng các chương trình chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm quần thể này. [7]


1.2. Thực trạng Chăm sóc, Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam


1.2.1. Trên thế giới

Phương pháp điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao (HAART) bắt đầu được áp dụng từ năm 1996 tại các nước phát triển và đến nay đã phát triển rộng ra nhiều nước trên thế giới như Braxin, Thái Lan, Ấn Độ. [2]

Một trong những yếu tố để bảo đảm sự thành công của phương pháp HAART là việc cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị. Chính vì vậy, Braxin và Thái Lan đã xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị HIV/AIDS.

Tại Braxin: Pháp luật Braxin quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễn phí. Chính phủ đã dành 300-330 triệu USD/năm cho chương trình HIV/AIDS, trong đó 250 - 270 triệu USD được dùng để mua thuốc kháng HIV. Để giảm chi phí điều trị, Braxin đã tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 40% tổng số thuốc cần cho chương trình điều trị. Bên cạnh đó, Chính phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc cung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin với mức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân AIDS. Đồng thời để giảm tải cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS, Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại nhà cho bệnh nhân AIDS. Nhờ các biện pháp trên, kể từ 1997 đến 2001, Braxin đã giảm được 358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD; giảm nhiễm trùng cơ hội (NTCH) từ 60% đến 80%; giảm tỷ lệ người chết do AIDS xuống còn 50%.

Tại Thái Lan: Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của bệnh nhân AIDS tại Thái Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Chính phủ đã đàm phán với các công ty thuốc đa quốc gia để giảm giá thuốc kháng HIV; cho phép sản xuất thuốc kháng HIV dưới dạng tên gốc. Nhờ vậy, chi phí điều trị bệnh nhân AIDS chỉ khoảng 365 USD/bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc. Kể từ khi áp dụng công thức điều trị phối hợp 3 thuốc kháng HIV kèm theo điều trị NTCH bằng thuốc sản xuất trong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan dùng cho chương trình phòng chống HIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi phí.

Đến nay, một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua Niu Ghinê) đã xây dựng chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội.



1.2.2. Tại Việt Nam

Hệ thống điều trị bệnh nhân AIDS đã thiết lập được 288 điểm điều trị bằng thuốc đặc hiệu kháng vi rút (ARV): 14 điểm tại tuyến Trung ương, 125 điểm tuyến tỉnh, thành phố và 149 điểm tại tuyến quận. Tính đến 30/9/2009, toàn quốc đã tiến hành điều trị thuốc ARV cho 35.126 bệnh nhân, trong đó có 33.116 bệnh nhân AIDS người lớn, 1.879 trẻ em. Hiện nay một số tỉnh, thành số bệnh nhân được tiếp cận điều trị còn thấp dưới 20 bệnh nhân như: Phú Yên, Lâm Đồng, Kom Tum, Hậu Giang, Đắc Nông. Nhưng một số tỉnh, thành phố công tác này làm tương đối tốt như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Nguyên. [6]


1.3. Một số nghiên cứu đã tiến hành


1.3.1. Trên thế giới

Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về liên quan giữa tuân thủ điều trị với hiệu quả điều trị ARV, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT, các rào cản TTĐT … và cũng đã đề xuất các biện pháp giúp tăng cường TTĐT.

Tsertsvadze T và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu bệnh Truyền nhiễm, AIDS và miễn dịch lâm sàng tại Geogia đã tiến hành nghiên cứu trên 594 BN cho kết quả: 55/594 trường hợp thất bại điều trị với 47 trường hợp thất bại về virus học, 7 trường hợp thất bại về miễn dịch và 1 trường hợp thất bại về lâm sàng, trong những trường hợp thất bại về virus học thì có 72% do kháng thuốc tự nhiên và 28% do không tuân thủ. [28]

Nghiên cứu về các rào cản tuân thủ, các tác giả Kalichman SC, Amaral CM, White D và cộng sự đã nghiên cứu về sự liên quan giữa tuân thủ điều trị và việc sử dụng rượu bia trên 145 BN được điều trị ARV cho kết quả: 40% có sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị, trong đó 25% đã ngừng sử dụng thuốc kháng virus ARV khi họ sử dụng rượu bia. Sử dụng rượu bia là một rào cản đối với tuân thủ điều trị vì mặc dù người bệnh biết việc sử dụng rượu bia với ARV có thể dẫn tới bị ngộc độc, nhưng họ không thể cai được rượu bia nên ngừng thuốc khi dùng rượu bia. Qua đó, các tác giả cũng khuyến cáo rằng, thầy thuốc cần phải giáo dục cho BN hiểu rằng, họ cần phải tiếp tục uống thuốc ARV ngay cả khi họ vẫn đang sử dụng rượu.[27]

Một nghiên cứu tại Ấn Độ do Cauldbeck MB và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng tới TTĐT như: khoảng cách từ nhà BN đến phòng khám phát thuốc, số người sống chung với BN trong cùng một gia đình, tuổi của BN, đã hoặc chưa được điều trị NTCH, giới, trình độ học vấn, phác đồ điều trị, tác dụng phụ của thuốc, thu nhập, … và đi tới kết luận rằng: các yếu tố làm tăng tuân thủ bao gồm: sống trong gia đình có nhiều người, bệnh nhân cao tuổi, nữ, đã được điều trị NTCH từ trước, phác đồ điều trị đơn giản, không có tác dụng phụ của thuốc; các yếu tố như: học vấn, thu nhập, khoảng cách tới phòng khám … không ảnh hưởng tới việc TTĐT.[26]

Trong một nghiên cứu về liên quan giữa sự kỳ thị và tuân thủ điều trị ARV trên 1457 BN tại 5 nước châu Phi, Dlamini PS và cộng sự đã đi đến kết luận rằng: người bệnh bị kỳ thị càng nhiều thì sự tuân thủ điều trị càng kém, vì vậy việc giảm kỳ thị với người nhiễm HIV là một biện pháp giúp làm tăng TTĐT với các thuốc ARV. [21]

Mellins CA, Havens JF, McDonnell C và cộng sự nghiên cứu trên 1138 người nhiễm HIV/AIDS có rối loạn tâm thần và rối loạn do thuốc gây nghiện cho kết quả 45% BN không sử dụng ARV trong vòng 3 ngày tính đến thời điểm trả lời phỏng vấn. Sử dụng rượu và các chất gây nghiện là bệnh nhân suy sụp tinh thần, ít chú ý đến các buổi hẹn của nhân viên y tế, không tuân thủ cả việc uống thuốc điều trị tâm thần và giảm khả năng tự báo cáo về tình trạng tâm thần của mình. Kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng vấn đề bệnh lý tâm thần và sử dụng chất gây nghiện cần phải được chứ ý giải quyết để làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân với thuốc ARV. [24]

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trong các bệnh nhân HIV/ADS ở vùng nông thôn Trung Quốc tại vùng Shenqiu tỉnh Hồ Nam và Fuyang tỉnh An Huy cho thấy có 89,5% bệnh nhân báo cáo xuất hiện tác dụng phụ, 66,3% bệnh nhân khẳng định “không tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus có thể dẫn tới thất bại điều trị. Có 81,8% bệnh nhân báo cáo uống ≥ 95% số thuốc được phát trong 3 ngày qua; 49,7% cho rằng họ chưa bỏ quên một liều thuốc trong toàn bộ thời gian họ tham gia điều trị. Việc tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với: kiến thức hiểu biết đúng về các phản ứng phụ; về việc không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến thất bại điều trị; đã xây dựng các công cụ nhắc nhở uống thuốc để giúp việc nhớ uống thuốc không quên và lòng tin của bệnh nhân đối với bác sỹ điều trị. [19]



1.3.2. Tại Việt Nam

Trong báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc ARV và thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc năm 2007 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân người lớn còn sống và tiếp tục điều trị tại thời điểm 6 tháng 12 tháng kể từ lúc bắt đầu là 85,2% và 81%. Đối với trẻ em, tỷ lệ còn sống và tiếp tục điều trị là 96% sau 6 tháng và 93,1% sau 12 tháng. Tỷ lệ BN người lớn duy trì phác đồ điều trị bậc 1 là 85,6% sau 6 tháng và 81,3% sau 12 tháng. Chỉ có 0,1% BN chuyển sang phác đồ bậc 2 sau 6 tháng và kết quả này sau 12 tháng là 0.5%.14,3% bệnh nhân bỏ trị, tử vong và chuyển đi sau 6 tháng và 18,2% bệnh nhân bỏ trị, tử vong và chuyển đi sau 12 tháng. Đối với trẻ em, sau 6 tháng có 94% và sau 12 tháng có 87.9% trẻ em vẫn duy trì điều trị phác đồ bậc 1. Tỷ lệ bệnh nhi chuyển sang phác đồ bậc 2 là 3% sau 6 tháng và 5.5% sau 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhi bỏ trị, tử vong và chuyển đi rất thấp, 3% sau 6 tháng và 6.6% sau 12 tháng. [8]

Nghiên cứu của Cục phòng chống HIV/AIDS thực hiện năm 2009 về tuân thủ và hiệu quả tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng retrovirus cho thấy: tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân đạt 96,7% tương ứng với thành công của điều trị về mặt lâm sàng và miễn dịch là 95,8%. 15,6% bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ: phát ban, ngộ độc gan, thiếu máu, ác mộng-chóng mặt … trong số đó có 80,7% phải thay đổi phác đồ. Các lý do chính bệnh nhân quên uống thuốc: bận (20,6%), đi xa nhà (19,4%), quên (17,0%), ngủ quên (11,1%);do sử dụng ma túy và uống rượu bia có tỷ lệ là 4,3% và 6,2%. [14]

Kết quả nghiên cứu trên 163 BN tại 8 quận Hà Nội năm 2007 cho thấy: tỷ lệ tập huấn, tư vấn trước điều trị: 98,2%. Phần lớn BN nắm được các nguyên tắc phối hợp thuốc và tác dụng phụ của thuốc. hầu hết BN biết nguyên tắc uống tuốc đúng giờ. Tác hại do không tuân thủ ddt: “gây chủng kháng thuốc: 62.6%, “Không ức chế sự tăng sinh virus”: 57,1%, Gần 98% BN biết cần phải uống thuốc 2 lần/ngày và khoảng cách giữa 2 lần uống là 12 tiếng. Trong vòng 6 tháng , tỷ lệ quên hoặc uống muộn: 58,3%, 3 tháng : 54%, 1 tháng là 46%. Nguyên nhân: bận 85,6%, khoảng 95% dùng biện pháp thích hợp để nhắc uống thuốc. NC tìm ra một số mối liên quan với TTĐT: Trình độ học vấn, tham gia tập huấn đầy đủ, kiến thức về điều trị và tuân thủ điều trị ARV, tam nghỉ thuốc do tác dụng phụ, phối hợp với CBYT. [12]

Nghiên cứu tại quận Tây Hồ cho thấy đa số BN nhiễm HIV qua con đường TCMT (66,1%). ĐTNC đạt hiệu quả điều trị sau 6 tháng; 89,3% có kiến thức về điều trị ARV đạt; 83% có kiến thức về tuân thủ điều trị đạt. 79,5% ĐTNC thực hành tuân thủ điều trị đạt. Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa hiệu quả điều trị ARV với đường lây nhiễm HIV, với người hỗ trợ điều trị, với kiến thức, thực hành về điều trị và tuân thủ điều trị ARV. [16]


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương