CỤc phòng chống hiv/aids


Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV



tải về 1.54 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích1.54 Mb.
#39107
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

4.3. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV:


Hoạt động tư vấn là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV và cũng là một trong những tiêu chuẩn để lựa chọn bệnh nhân vào chương trình điều trị bằng thuốc ARV. Theo quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV thì 100% các bệnh nhân khi vào điều trị ARV phải được tập huấn ít nhất là 3 buổi và tư vấn từ 3 lần trở lên để sẵn sàng tuân thủ điều trị. Mục đích của việc tập huấn nhằm trang bị cho BN những kiến thức cơ bản về HIV, điều trị, tuân thủ điều trị và các biện pháp hỗ trợ. Trong nghiên cứu này, hầu hết BN (97,9%) được tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV, tuy nhiên vẫn còn 2,1% BN không tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV và có hơn 64% số người tham gia tập huấn, tư vấn trước điều trị ARV từ 3 buổi trở lên. Như vậy công tác tư vấn cho bệnh nhân HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, chưa đạt theo yêu cầu của Quy trình điều trị. Hà Tĩnh là tỉnh có địa bàn khá rộng nhưng chỉ có 2 PKNT, quảng đường BN đến các phòng khám vẫn rất xa (hơn 50% sống cách PKNT trên 21 km), người nhiễm HIV/AIDS đa số là người nghèo, nghề nghiệp và thu nhập không ổn định. Đây là những khó khăn làm hạn chế tiếp cận dịch vụ y tế của BN AIDS. Mặc khác số lượng cán bộ còn thiếu và năng lực chuyên môn còn hạn chế. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị cho BN.

Trong các nội dung tập huấn, nội dung cung cấp thông tin cơ bản về HIV/AIDS, điều trị ARV, điều trị dự phòng NTCH chiếm tỷ lệ cao nhất (92,6%), tiếp đó là nội dung các tác dụng phụ và cách xữ trí (78,9%), xác định người hỗ trợ tuân thủ điều trị (54,7%). Nội dung về phác đồ điều trị và lên kế hoạch tuân thủ điều trị được tập huấn ít nhất (27,4% và 37,9%). Nội dung được đề cập khá phù hợp với khả năng và nhu cầu của BN. Tuy nhiên công tác tư vấn cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến nội dung phác đồ điều trị, lý do không tuân thủ và đề ra các giải pháp, tầm quan trọng của người hỗ trợ tại nhà.

Tư vấn trong quá trình điều trị một mặt để củng cố những kiến thức đã cung cấp trong các buổi tập huấn trước điều trị, mặt khác CBYT có thể hỗ trợ BN, cùng BN bàn bạc, giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều trị. Trong NC này, tỷ lệ BN được tư vấn thường xuyên là 73,2%, Nội dung tư vấn trong quá trình điều trị được nhắc đến nhiều nhất là tầm quan trọng của TTĐT (91,6%), tiếp theo là các tác dụng phụ của thuốc và cách xử trí (82,1%). Đây là 2 vấn đề thường gặp nhất trong quá trình điều trị, cần phải nhắc nhở thường xuyên để BN kiên trì uống thuốc và tuân thủ điều trị tốt.

Nhận xét về hoạt động tư vấn, 100% BN tham gia tư vấn cho rằng nội dung tư vấn trong quá trình điều trị là rất hữu ích và cần thiết phải có. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nhờ có hoạt động này, BN mới hiểu tường tận lợi ích của điều trị, tầm quan trọng của TT ĐT và được động viên, chia sẻ để tiếp tục duy trì uống thuốc, cải thiện sức khỏe của mình. Có thể nói, hoạt động tư vấn trước và trong quá trình điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tuân thủ điều trị của BN. tư vấn là một vấn đề hết sức có ý nghĩa giúp cho bệnh nhân hiểu biết được một cách tường tận về lợi ích của việc điều trị, tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, những tai biến và tác dụng phụ của thuốc ARV, các phác đồ mà bệnh nhân phải điều trị. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.



Nhu cầu, mong muốn của bênh nhân AIDS

Mong muốn nhiều nhất của BN AIDS là được đối xử bình đẳng (90,7%), tiếp đến là an ủi, động viên thông cảm (84,5%). Chỉ có 18,6% BN muốn được tổ chức sinh hoạt nhóm, hơn 1/4 BN có nhu cầu và mong muốn được hỗ trợ về tiền, vật chất (26,8%) và việc làm (28,9%). Một số ít có mong muốn khác như là có đủ thuốc để được điều trị liên tục, có thuốc điều trị đặc hiệu để khỏi bệnh ..vv. những mong muốn của BN chứng tỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xữ, xa lánh của gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV vẫn còn rất phổ biến.


4.4. Hiệu quả điều trị ARV.


Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý xã hội cho nguời nhiễm HIV/AIDS. Điều trị ARV làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của vi rút, phục hồi chức năng miễn dịch, giảm tần suất mắc bệnh và tử vong do các bệnh có liên quan đến HIV để cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho người nhiễm HIV/AIDS.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ các chỉ số cận lâm sàng và lâm sàng để đánh giá hiệu quả hoặc thất bại điều trị. Hiệu quả điều trị trong nghiên cứu này được đánh giá bằng các chỉ số: cân nặng, nhiễm trùng cơ hội và chỉ số miễn dịch tế bào TCD4 .

Cân nặng: cân nặng của BN mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng đây cũng là một chỉ số có ý nghĩa để đánh giá hiệu quả điều trị về lâm sàng. Việc theo dõi chỉ số cân nặng này cũng có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh và là một tiêu chuẩn để chẩn đoán giai đoạn AIDS trên người nhiễm HIV ở những nơi không có điều kiện xét nghiệm tế bào TCD4 . Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau thời gian điều trị từ 6 tháng trở lên có 78,4% BN tăng cân, trung bình cân nặng của BN tăng 3,7kg khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (P<0,001). Kết quả này khá tương đồng với kết quả NC của Nguyễn Văn Kính (tăng 3,1 kg sau 24 tháng điều trị) nhưng cao hơn kết quả NC của Trần Thị Xuân Tuyết tại quận Tây Hồ, Hà Nội (tăng 2,5kg). Sự tăng cân này cho thấy bệnh nhân đã đáp ứng tốt về mặt lâm sàng với điều trị ARV.

Tình trạng nhiễm trùng cơ hội: Các bệnh NTCH là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong chính ở người nhiễm HIV/AIDS. Theo dõi tình trạng NTCH là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị. Trong NC này, trong số những BN mắc NTCH trước điều trị, có 79,4% đã hết NTCH sau 6 tháng điều trị. Tỷ lệ BN mắc NTCH sau 6 tháng điều trị giảm một cách có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ BN mắc NTCH trước điều trị (P<0,001). Kết quả này thể hiện rõ sự đáp ứng với điều trị ARV đã làm phục hồi miễn dịch cho BN, làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắc NTCH.

Số lượng TCD4 : 73,2% BN có tăng số lượng TCD4 sau thời gian điều trị từ 6 tháng trở lên, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Sự gia tăng số lượng TCD4 cũng phù hợp với diễn biến lâm sàng của BN tốt lên; tăng cân, giảm tỷ lệ mắc các bệnh NTCH. Kết quả này thấp hơn so với NC của Trần Thị Xuân Tuyết [17] (tăng 80TB/mm3), Nguyễn Văn Kính (tăng 107 TB/mm3 sau 24 tháng điều trị) [13]. Nhìn chung có 51,5% BN đã cho kết quả tốt sau 6 tháng điều trị (tăng cân, không có nhiễm trùng cơ hội và số lượng tế bào TCD4 tăng).


4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TTĐT ARV


Về kiến thức tuân thủ điều trị ARV: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giửa kiến thức tuân thủ điều trị ARV với một số yếu tố: vùng miền; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; thường xuyên được tập huấn trong quá trình điều trị. Kiến thức TTĐT của những người có thời gian nhiễm HIV trên 3 năm cao gấp gần 3 lần (2,88) so với những người có thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm, mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê (OR = 2,88; p<0,05); Những người có thời gian điều trị càng nhiều thì có kiến thức TTĐT tốt hơn những người có thời gian điều trị ít. Kiến thức TTĐT của những người có thời gian điều trị trên 3 năm cao gấp 2,67 lần những người có thời gian điều trị dưới 3 năm, mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê (OR = 2,67; p<0,05). Điều này có thể lý giải là những người bị nhiễm HIV lâu năm thường nhận được nhiều thông tin về HIV/AIDS, về thuốc điều trị ARV và hiệu quả của nó, do vậy kiến thức của họ cao hơn.

BN ở vùng nông thôn có kiến thức TTĐT cao gấp 2,38 lần so với BN ở vùng thành thị, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR =3,3; p<0,05). Những BN thường xuyên được tập huấn trong quá trình điều trị có kiến thức TTĐT cao hơn (gấp 24 lần) một cách khác biệt so với những BN không thường xuyên được tập huấn, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR =24,31; p<0,001). Như vậy, việc thường xuyên cung cấp thông tin cho bệnh nhân có vai trò rất quan trọng trong tuân thủ điều trị ARV.

Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy một số yếu tố có liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV của BN với một số khác như: độ tuổi; trình độ học vấn; thu nhập bình quân; khoảng cách từ nơi ở đến PKNT; tập huấn trước điều trị; số buổi được tập huấn… Tuy nhiên những mối liên quan này không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Thái độ tuân thủ điều trị ARV của BN: Trong NC này, không tìm thấy mối liên quan, hoặc có nhưng không rõ rệt, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV với các yếu tố xã hội (tuổi, giới tính, vùng miền, trình độ học vấn, thu nhập bình quân …) và cũng không thấy có mối liên quan giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV các yếu tố khác (khoảng cách từ tới PKNT; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; tập huấn trước ĐT; số buổi tập huấn; thường xuyên tập huấn trong quá trình ĐT; sự hỗ trợ của người thân …)

Về thực hành TTĐT: Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giửa thực hành tuân thủ điều trị ARV với một số yếu tố liên quan, tuy nhiên những sự khác biệt này không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê.

Những BN có thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm thực hành TTĐT ARV tốt hơn những BN có thời gian nhiễm HIV trên 3 năm; tương tự, những BN có thời gian ĐT ARV dưới 3 năm thực hành TTĐT ARV tốt hơn những BN có thời gian ĐT ARV trên 3 năm. Những mối liên quan này không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này có thể lý giải, giai đoạn đầu lúc mới phát hiện hay mới bắt đầu điều trị bệnh nhân thường chú trọng và tập trung hơn, giai đoạn sau hoặc sau một thời gian điều trị bênh nhân thường xem nhẹ và sao lãng việc tuân thủ điều trị. Do đó cần phải thường xuyên tập huấn và tư vấn nhắc lại để BN nhớ và chú trọng tuân thủ điều trị.

Những BN tham gia tập huấn trước điều trị từ 4 buổi trở lên thực hành TTĐT ARV tốt hơn những BN tham gia tập huấn trước điều trị từ 3 buổi trở xuống (P>0,05). Điều này lại một lần nữa cho thấy vai trò của tập huấn, tư vấn trong quá trình điều trị. Những người có kiến thức TTĐT tốt thì thực hành TTĐT tốt hơn những người thiếu kiến thức TTĐT (P>0,05). Như vậy, để tăng cường thực hành TTĐT ngoài việc phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, cần phải thường xuyên trao đổi, cung cấp kiến thức cho BN.

Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: Nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến kết quả điều trị của bệnh nhân, tuy nhiên những mối liên quan này chưa rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả điều trị ARV của BN nam tốt hơn của BN nữ; BN ở vùng nông thôn có kết quả điều trị ARV tốt hơn BN ở vùng thành thị; BN ở độ tuổi từ 30-39 có kết quả điều trị ARV tốt hơn BN ở các nhóm độ tuổi khác; những BN có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN có trình độ học vấn từu THCS trở xuống. Tuy nhiên, những khác biệt này không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Những BN sống cách PKNT từ 20 km trở xuống có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN sống cách PKNT trên 20 km; Thời gian nhiễm HIV ngắn ≤ 3 năm có kết quả điều trị ARV tốt hơn những người có thời gian nhiễm HIV dài trên 3 năm; Những BN có thời gian ĐTdưới 3 năm có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN có thời gian ĐT lâu trên 3 năm. Những liên quan này không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Những BN có tham gia tập huấn trước ĐT có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN không tham gia tập huấn; những BN tham gia tập huấn từ 4 buổi trở lên hoặc thường xuyên tham gia tập huấn có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN tham gia tập huấn từ 3 buổi trở xuống hoặc không thường xuyên tham gia tập huấn. Những khác biệt này không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05%).

Khi tìm hiểu về mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với kiến thức, thái độ và thực hành của BN AIDS cho thấy (P > 0,05%): Những người có kiến thức tốt về điều trị ARV cho kết quả điều trị tốt hơn so với những người có kiến thức chưa tốt; Những BN có kiến thức TTĐT tốt thì có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những BN có kiến thức TTĐT chưa tốt; Thái độ TTĐT càng cao thì kết quả điều trị càng tốt; Những người thực hành TTĐT tốt có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những người thực hành TTĐT không tốt. Như vậy kiến thức, thái độ và thực hành tuân thủ điều trị của bênh nhân có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết với kết quả điều trị của họ.



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương