CỤc phòng chống hiv/aids


Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng



tải về 0.85 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.85 Mb.
#39097
1   2   3   4   5   6   7   8

3.1.2. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã được triển khai trên diện rộng với sự tham gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Dưới đây là kết quả các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong những năm qua.


3.1.2.1. Hoạt động truyền thông trực tiếp: Truyền thông trực tiếp trên các nhóm đối tượng có nguy cơ vẫn là hoạt động chính của truyền thông về can thiệp gảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Hoạt động truyền thông trực tiếp có thể được lồng ghép với các hoạt động can thiệp giảm tác hại do các cộng tác viên hoặc tuyên truyền viên đồng đẳng cho nhóm nguy cơ cao thực hiện qua hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su hoặc truyền thông trực tiếp lồng ghép vào các chiến dịch truyền thông trên địa bàn hoặc hoạt động truyền thông định kỳ thông qua các câu lạc bộ đồng đẳng, những người đồng cảm, ban ngành đoàn thể. Bên cạnh đó, hình thức truyền thông trực tiếp đến tận từng nhà dân kết hợp với cấp phát tài liệu truyền thông cũng được thực hiện, đặc biệt là đi thăm hộ gia đình có người nghiện chích ma túy hoặc người nhiễm HIV.

Bảng 5. Số lượt người được tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông

về can thiệp giảm hại qua các năm.

TT

Đối tượng truyền thông

Số lượt người được tiếp cận hằng năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Người NCMT

13778

14490

23513

73159

89007

200033

2

Phụ nữ mại dâm và tiếp viên nhà hàng

7989

37127

20169

41587

60591

76334

3

Người quan hệ tình dục đồng giới nam

71

343

1249

2023

2942

3986

4

Người nhiễm HIV

4051

7631

10772

18963

21653

27378

5


Thành viên gia đình người nhiễm HIV

4467

5083

10014

13781

18525

27377

6


Các đối tượng khác (nhóm di biến động, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ...)

166007

215604

275140

303638

471259

505568




Tổng

198370

282286

342866

455161

665988

842688

(Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được điều tra)
Số lượt người được truyền thông trực tiếp với các nhóm có hành vi nguy cơ cao tăng đều theo năm. Đặc biệt với những nhóm người được xem là ít và khó tiếp cận như nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam thì số lượt tiếp cận hàng năm cũng tăng một cách đáng kể.
Bảng 6. Phân phát tài liệu truyền thông

TT

Loại tài liệu

Số lượng tài liệu đã phân phát




Tổng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Tờ rơi

175087

218896


372623


422881


585122


804617


2585226



2

Áp phíc

16089

14611

15621

23439

18479

46919

490758

3

Sách

40714

22947

36685

58197

52930

420700

635003

4

Các tài liệu truyền thông khác

16622

25508

40538

94850

63854

43670

223042




Tổng

250519

283970

467476

601377

722396

1317918

3934029

(Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của các tỉnh được điều tra)
Số tài liệu truyền thông được sử dụng tăng đều theo năm. Đặc biệt số tờ rơi, sách mỏng được phân phát số lượng lớn, trong 5 năm qua đã phân phát được hơn 46 triệu tài liệu truyền thông.
3.1.2.2. Truyền thông trên hệ thống truyền thanh của xã/phường 

Theo kết quả đánh giá sơ bộ hoạt động truyền thông tuyến xã phườngthuộc 05 tỉnh được điều tra cho thấy: Số lượt truyền thông trên hệ thống truyền thanh của xã phường tăng từ 16.134 lượt năm 2007 lên 20.631 lượt năm 2008, trung bình tăng 5.400 lượt/năm với tổng số trong bốn năm là 250.863 lượt.


3.1.2.3 Truyền thông nhân sự kiện 

Truyền thông nhân sự kiện cũng là một thế mạnh các địa phương thường áp dụng trong phòng, chống HIV/AIDS. Các địa phương cũng đã tận dụng các ngày hội, ngày lễ hoặc các sự kiện lớn để tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, trong đó hầu hết các tỉnh được điều tra đều tập trung tổ chức truyền thông nhân ngày Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt từ năm 2008, đã tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hoạt động này đã thu hút được hàng triệu người tham gia.



Hoạt động truyền thông đặc biệt là truyền thông trực tiếp đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhóm đối tượng có nguy cơ cao về HIV/AIDS, cùng với chương trình can thiệp giảm tác hại, đã giúp họ thay đổi hành vi, thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV cho bản thân và cho cộng đồng, góp phần hạn chế sự lây nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương. Hoạt động thông tin giáo dục truyền thông đã có tác động không nhỏ đến sự thay đổi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm nguy cơ cao và trong các nhóm cộng đồng dân cư. Kết quả điều tra năm 2009 cho thấy 54,7% phụ nữ mại dâm, 47,6% nam tiêm chích và 53,6% nam quan hệ tình dục đồng giới có thể xác định đúng các cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục và có thể loại bỏ được các quan niệm sai lầm về lây truyền HIV.1

Bảng 7. Tỷ lệ người NCMT sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với PNMD



Bảng 8. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ bán dâm cho biết có sử dụng bao cao su với khách hàng

Tuy nhiên, qua điều tra tại 05 tỉnh cho thấy tỷ lệ hiểu biết pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của đối tượng có hành vi nguy cơ cao là khá thấp, cụ thể như sau:



Không có tỉnh nào có tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vượt qua 50%, mà cụ thể là hầu như các đối tượng là nghiện chích ma túy thì chỉ biết biện pháp can thiệp giảm hại là BKT và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chứ không coi việc sử dụng bao cao su như là một biện pháp can thiệp giảm tác hại. Tương tự như vậy đối với nhóm đối tượng là phụ nữ bán dâm và người có quan hệ tình dục giới cũng chỉ chủ yếu coi việc sử dụng bao cao su là biện pháp can thiệp giảm hại mà không xác định được việc sử dụng riêng BKT trong tiêm chích ma túy cũng là biện pháp can thiệp giảm hại.

Bảng 9. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp giảm tác hại.


Tương tự như kết quả khảo sát sự hiểu biết đầy đủ về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thì cũng không có tỉnh nào có tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vượt quá 20%, cụ thể là hầu như tất cả các nhóm đối tượng được phỏng vấn đề không xác định được quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là trở ngại lớn nhất của việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bởi khi đối tượng chưa ý thức được đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại thì việc thực hiện nó sẽ chưa thể đạt hiệu quả, ví dụ như người nghiện chích ma túy đã nhiễm HIV không xác định được được việc sử dụng BKT chung cũng thể bị coi là hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác nên chỉ coi việc này là nhằm hạn chế sự lây truyền HIV chứ không nghĩ rằng mình có thể bị khởi tố hình sự.


Bảng 10. Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật về CTGH

Qua đánh giá công tác truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vẫn còn những khó khăn, bất cập tập trung tại một số vấn đề sau:

- Pháp luật dù đã có quy định về đào tạo, đào tạo liên tục cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó bao gồm cả các cán bộ làm công tác truyền thông về can thiệp giảm hại nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là chưa xây dựng được khung chương trình đào tạo về thông tin, giáo dục truyền thông trong hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc chỉ định các cơ sở đào tạo về vấn đề này.

- Ngoại trừ một văn bản liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông là của Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT ngày 20/8/2010 hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS thì chưa có các văn bản hướng dẫn việc phối hợp liên ngành giữa cơ quan truyền thông, giáo dục sức khỏe của ngành y tế với ngành tư pháp, ngành thông tin truyền thông và ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong việc xây dựng các thông điệp truyền thông về pháp luật trong hoạt động can thiệp giảm tác hại nên chất lượng của hoạt động này chưa cao. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT cũng chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến tình trạng các buổi tọa đàm, phóng sự thường được phát vào thời điểm ít thu hút được người dân trong độ tuổi lao động quan tâm.

- Hạn chế về kinh phí triển khai thực hiện cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông ở tuyến xã, phường. Nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cấp cho xã phường chỉ đủ chi trả cho phụ cấp cho cán bộ chương trình, kinh phí còn lại chỉ đủ đáp ứng cho tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS chứ không đủ để chi cho việc thực hiện truyền thông theo định kỳ.

- Các hoạt động truyền thông mới chỉ đạt về độ bao phủ và số lượng thực hiện nhưng hình thức, phương pháp tổ chức chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của nhóm đối tượng này nên hiệu quả không cao.


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương